Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công

Một phần của tài liệu Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Trang 57 - 58)

Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào đó để xác định mức trọng yếu cần thiết.

a). Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính

Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính đã được thực hiện, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính trên cơ sở tổng tài sản, cụ thể như sau:

Mức rủi ro phát hiện Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC

Thấp 0.25%*tổng tài sản

Trung bình 0,5%*tổng tài sản

Cao 1%* tổng tài sản

b) Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo taì chính

Mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính căn cứ vào mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó.

Tuỳ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro phát hiện cho từng khoản mục, các khoản mục được xếp vào 3 nhóm:

 Nhóm 1 tương ứng với hệ số 1 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện là thấp;

 Nhóm 2 tương ứng với hệ số 2 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện trung bình;

 Nhóm 3 tương ứng với hệ số 3 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện cao.

Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục được xác định theo công thức sau:

Mức trọng yếu phân bổ

cho khoản mục A

=

Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC Tổng số dư từng khoản mục đã nhân hệ số * Số dư khoản mục A * Hệ số của khoản mục A

Một phần của tài liệu Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Trang 57 - 58)