nhất với mọi khách hàng, đem lại hiệu quả cao
Quy trình kiểm toán gồm các bước: thực hiện công việc trước kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, thực hiện kiểm toán, kết luận và lập báo cáo kiểm toán, thực hiện các công việc sau
kiểm toán được công quy định chi tiết từng bước theo nghiên cứu nhiều năm của những nhà quản lý cấp cao, những quy định này rất cụ thể và khoa học và được yêu cầu phải áp dụng với tất cả các khách hàng, bất kể quy mô. Chính sự thận trọng và tinh thần trách nhiệm này đã đem lại hiệu quả cao cho những cuộc kiểm toán của công ty DCPA.
3.1.1.2.2. Quá trình thực hiện công việc trước kiểm toán, lập kế hoạch tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc, kế hoạch được lập chi tiết, cụ thể trên cơ sở những hiểu biết rõ ràng về khách hàng
Công ty DCPA rất coi trọng việc thực hiện những công việc trước kiểm toán, lập kế hoạch tổng thể và lập kế hoạch chi tiết, coi đây là bước công việc quyết định đến chất lượng công việc kiểm toán, do đó, công việc này do chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp thực hiện. Đây là quan niệm rất đúng đắn trong kiểm toán, thể hiện những việc làm có kế hoạch cụ thể, có trách nhiệm của ban giám đốc công ty.
Nguồn thu thập thông tin để tìm hiểu về khách hàng của DCPA rất đa dạng, tất cả những kết luận trong giai đoạn này như chấp nhận cuộc kiểm toán , xác định rủi ro kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán đều được thực hiện trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về khách hàng, trên mọi phương diện, từ những nguồn thông tin đa dạng và đáng tin cậy.
Những bước công việc được kiểm toán viên thực hiện tuần tự, bổ sung, tạo điều kiện cho nhau. Những tìm hiểu ban đầu cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho bước lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cung cấp những thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán chi tiết được thiết kế rất khoa học, nêu rõ cụ thể từng công việc cần thiết trong bước thực hiện kiểm toán, phát huy được hiệu hiệu quả cao của kế hoạch kiểm toán, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc kiểm toán.
3.1.1.2.3. Bước thực hiện kiểm toán theo đúng kế hoạch đã lập nhưng vẫn phát huy tính chủ động, sáng tạo
Các thủ tục kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập với tính nghiêm túc cao. Tuy nhiên, để phát huy được tính chủ động của bước công việc này, kiểm toán viên vẫn được phép thay đổi kế hoạch kiểm toán khi có những phát hiện mới về khách hàng. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính thống nhất và quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, những thay đổi về kế hoạch kiểm toán đối với những khách hàng của DCPA đều phải được chủ nhiệm kiểm toán thông qua. Với những quy định hợp lý như vậy, những cuộc kiểm toán của DCPA có chất lượng tương đối cao.
3.1.1.2.4. Công ty có mối liên hệ rất tốt với các khách hàng sau khi cuộc kiểm toán được thực hiện
Sau mỗi cuộc kiểm toán, ban Giám đốc công ty vẫn thường xuyên giữ mối liên hệ với các khách hàng nhằm mục đích tìm hiểu về yêu cầu của khách hàng cũng như hiểu rõ hơn về khách hàng để có những đánh giá sát thực cho cuộc kiểm toán năm sau. Việc tìm hiểu này mang lại hiệu quả rất cao cho công ty.
3.1.1.2.5. Thực hiện việc đánh giá bắt buộc nhân viên sau mỗi cuộc kiểm toán
Sau mỗi cuộc kiểm toán, công ty thực hiện việc đánh giá những nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán theo nguyên tắc nhân viên kiểm toán cấp cao đánh giá những nhân viên kiểm toán cấp thấp hơn. Việc làm này là rất phù hợp, giúp nhân viên kiểm toán có được bài học hữu ích sau mỗi cuộc kiểm toán, giúp những kiểm toán viên cấp cao có đánh giá phù hợp về nhân viên của mình để đi đến những quyết định đào tạo, thay thế, bố trí nhân viên phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
3.1.1.2.6. Công ty xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng có hiệu quả
xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cụ thể, khoa học, áp dụng thống nhất và chặt chẽ, bao gồm cả những chính sách về kiểm soát chất lượng và những quy định nghiêm ngặt về hệ thống cấp bậc của các nhân viên và phạm vi trách nhiệm của mỗi cấp bậc. Việc làm này đã phát huy hiệu quả cao.
3.1.1.3 Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
3.1.1.3.1. Quá trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được thực hiện với mọi cuộc kiểm toán
Xác định được tầm quan trọng của việc đánh giá trọng yếu, rủi ro, công ty DCPA thực hiện việc này trong mọi cuộc kiểm toán, đối với mọi khách hàng, bất kể đó là những khách hàng quy mô nhỏ hay những khách hàng có đánh giá ban đầu rất tốt. Sự thận trọng là điều công ty luôn hướng tới.
3.1.1.3.2. Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được công ty quy định rất chặt chẽ
Công ty có hướng dẫn cụ thể về từng bước công việc đánh giá trọng yếu, rủi ro, rất chặt chẽ, đảm bảo đạt hiệu quả cao
3.1.1.3.3. Việc đánh giá trọng yếu, rủi ro không chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà còn được thực hiện cả trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Việc làm này là hết sức cần thiết vì trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, những hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng sẽ cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều, nó có thể khác rất nhiều so với nhận định ban đầu của kiểm toán viên. Sự thay đổi về đánh giá trọng yếu, rủi ro sẽ dẫn đến thay đổi chương trình kiểm toán, do đó, đóng vai trò hết sức quan trọng.
3.1.2. Nhược điểm
3.1.2.1 Hoạt động kinh doanh và công tác quản lý tại DCPA
3.1.2.1.1. Khối hành chính chỉ được tổ chức cho trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên không có khối hành chính riêng biệt
Do quy mô của công ty nhỏ nên việc tổ chức khối hành chính riêng biệt so với khối chuyên môn chỉ được thực hiện đối với trụ sở chính tại Hà Nội. Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên, những công việc hành chính được giao cho một số nhân viên thực hiện công tác chuyên môn. Việc làm này là thiếu hợp lý, dẫn đến khó khăn cho nhân viên, gây cản trở công tác quản lý.
3.1.2.1.2. Công ty không tổ chức được riêng biệt từng bộ phận cho từng loại hình dịch vụ cung cấp
Công ty DCPA cung cấp 3 loại hình dịch vụ chính: kiểm toán, kế toán, tư vấn (gồm tư vấn thuế và tư vấn quản lý). Tuy nhiên, trong khối chuyên môn, công ty chỉ tổ chức được hai bộ phận: bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn. Dịch vụ kế toán do bộ phận tư vấn thực hiện. Việc làm này là gây cản trở cho công ty trong nỗ lực mở rộng dịch vụ kế toán và tư vấn, gây khó khăn cho việc chuyên môn hoá.
3.1.2.1.3. Sự gọn nhẹ trong bộ máy kế toán gây chồng chéo trong phân công công việc
Mặc dù một bộ máy kế toán gọn nhẹ là phù hợp với quy mô của công ty DCPA nhưng chính sự gọn nhẹ đó đã dẫn đến sự dẫn đến sự chồng chéo trong phân công công việc, vi phạm nguyên tắc phân công phân nhiệm trong tổ chức bộ máy kế toán. Chẳng hạn, thủ quỹ của công ty kiêm phần việc của kế toán tiền lương. Tuy nhiên, việc khắc phục nhược điểm này là đặc biệt khó khăn với một công ty quy mô nhỏ như DCPA.
3.1.2.1.3. Công ty không tổ chức việc hạch toán riêng cho từng chi nhánh
Đối với một công ty có chi nhánh ở xa như DCPA, việc chuyển toàn bộ chứng từ của các chi nhánh đến trụ sở chính để hạch toán là không hiệu quả. Hơn nữa, việc này gây khó khăn cho công ty trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh để có phương án quản lý phù hợp
3.1.2.2 Quy trình kiểm toán
3.1.2.2.1. Báo cáo kiểm toán không được soát xét ở nhiều cấp trước khi phát hành
Do sự thiều hụt về nhân sự, báo cáo kiểm toán của công ty DCPA chỉ được soát xét một lần trước khi phát hành. Mặc dù báo cáo kiểm toán được lập và soát xét bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm nhưng chỉ soát xét một lần trước khi phát hành có thể làm giảm uy tín của công ty.
3.1.2.2.2. Chính sách kiểm soát chất lượng được thiết lập khoa học nhưng việc thực hiện chưa đạt như mong muốn
Chính sách kiểm soát chất lượng được công ty DCPA thiết kế rất khoa học và cụ thể nhưng do những hạn chế của một công ty quy mô nhỏ, đôi khi những chính sách đó chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Chẳng hạn, việc đào tạo nhân viên không được thực hiện thường xuyên, nhiều nhân viên mới chỉ được đào tạo sau khi đã tham gia vào một số cuộc kiểm toán.
3.1.2.2.3. Công ty không có đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để tham khảo ý kiến khi cần thiết
Cũng xuất phát từ hạn chế của một công ty quy mô nhỏ, công ty DCPA không xây dựng được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực kinh doanh để tham khảo ý kiến trong những trường hợp cần thiêt. Khi cần, công ty chủ yếu tham khảo ý kiến của chuyên gia bên ngoài và chuyên gia trong công ty khách hàng, điều này khiến những bằng chứng thu được giảm độ tin cậy và tính độc lập.
3.1.2.3 Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
3.1.2.3.1. Mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức, làm giảm hiệu quả đánh giá
Có thể thấy mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức: thấp, trung bình, cao. Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với những công ty có tính chất kinh doanh phức tạp, cách đánh giá mức rủi ro như vậy là không
thoả đáng, cần được đánh giá chi tiết hơn.
3.1.2.3.2. Công ty áp dụng cùng một quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro với mọi khách hàng
Với tất cả các khách hàng, công ty DCPA đều áp dụng quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu như nhau. Quy trình kiểm toán dù hoàn hảo đến đâu cũng không thể phù hợp với mọi khách hàng.
3.1.2.3.3. Công ty chỉ sử dụng duy nhất một chỉ tiêu gốc để đánh giá mức trọng yếu
Trong mọi trường hợp, mức trọng yếu của công ty đều được đánh giá dựa trên tổng tài sản. Nhìn chung, tổng tài sản là chỉ tiêu quan trọng và phù hợp đối với nhiều khách hàng trong việc đánh giá trọng yếu, rủi ro nhưng không phù hợp với mọi khách hàng. Do đó, việc áp dụng một chỉ tiêu gốc duy nhất để đánh giá trọng yếu, rủi ro cho mọi khách hàng là không hợp lý.
3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YỂU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA
3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý trong công ty DCPA
Những nhược điểm của công ty trong công tác quản lý như không tổ chức khối hành chính riêng biệt, không tổ chức hạch toán riêng cho từng chi nhánh; không tổ chức bộ phận dịch vụ kế toán riêng biệt, sự chồng chéo trong phân công công việc kế toán cũng xuất phát từ hạn chế về quy mô của công ty DCPA. Việc khắc phục là rất khó khăn khi vừa phải đảm bảo hiệu quả quản lý, vừa phải đảm bảo mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, em xin đề xuất mô hình bộ máy quản lý để khắc phục những nhược điểm trên như sau:
Sơ đồ 3.1. Đề xuất mô hình bộ máy quản lý công ty DCPA
3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tại công ty DCPA
3.2.2.1. Nhiều cấp cần soát xét báo cáo kiểm toán trước khi phát hành
Mặc dù DCPA là một công ty nhỏ, số lượng nhân viên hạn chế nhưng vẫn có đầy đủ các cấp kiểm toán: trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên chính ( cấp 1, cấp 2, cấp 3), chủ nhiệm kiểm toán ( cấp 1, cấp 2, cấp 3) và giám đốc kiểm toán. Do đó, việc thực hiện soát xét báo cáo tài chính ở nhiều cấp là việc không khó khăn. Công ty nên làm như vậy để nâng cao uy tín, tăng độ tin cậy của người sử dụng thông tin tài chính.
Việc soát xét có thể được thực hiện như sau: Giám đốc Phó giám đốc phụ trách hành chính Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Trưởng chi nhánh tp HCM Trưởng chi nhánh Hưng Yên Bộ phận hành chính Bộ phận kế toán Bộ phận CNTT Bộ phận kiểm toán Bộ phận kế toán Bộ phận tư vấn Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ
Sơ đồ 3.2 Đề xuât các cấp soát xét báo cáo kiểm toán
3.2.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo nhân viên cụ thể và tiến hành chặt chẽ
Nguồn nhân lực là tài sản quý nhất đối với các công ty kiểm toán. Do vậy, công ty nên xây dựng lịch đào tạo nhân viên cố định hàng năm để đào tạo những nhân viên mới, bổ sung kiến thức cho những nhân viên khác. Những nhân viên có trình độ cao sẽ đem lại cho công ty những cuộc kiểm toán chất lượng cao với mức chi phí vừa phải.
3.2.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty DCPA
3.2.3.1. Xây dựng các mức rủi ro kiểm toán cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán.
Kiểm toán viên chính lập báo cáo kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1soát xét báo cáo kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 soát xét báo cáo kiểm toán
Giám đốc kiểm toán soát xét báo cáo kiểm toán lần cuối trước khi
phát hành
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2 soát xét báo cáo kiểm toán
Mức rủi ro sẽ được công ty DCPA sử dụng để xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán, do đó, công ty nên xác định mức rủi ro cụ thể hơn nhằm thể hiện chính xác hơn ý kiến của kiểm toán viên về mức rủi ro của cuộc kiểm toán. Công ty DCPA có thể xác định mức rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100% thay vì chỉ có đánh giá ở 3 mức thấp, trung bình, cao. Mặt khác, đánh giá rủi ro bằng tỷ lệ từ 0% đến 100% sẽ giúp kiểm toán viên sáng tạo hơn trong việc đánh giá, dễ dàng thích nghi với những khách hàng khác nhau.
3.2.3.2. Áp dụng quy trình kiểm toán khác nhau với những khách hàng khác nhau
Với những khách hàng có quy mô khác nhau, kiểm toán viên có thể áp dụng quy trình xác định rủi ro kiểm toán khác nhau để vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhưng tiết kiệm được chi phí.
3.2.3.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu được sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu nên là một chỉ tiêu ổn định qua các năm, chỉ tiêu tổng tài sản trong một số trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này. Công ty DCPA có thể xây dựng hệ thống ước lượng mức trọng yếu ban đầu như sau:
- 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế; - 0.5% đến 1% doanh thu thuần; - 2% đến 4% tài sản lưu động - 2% đến 4% nợ ngắn hạn; - 1% đến 2% tổng tài sản.
Việc lựa chọn chỉ tiêu cho từng khách hàng cụ thể căn cứ vào chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ và ổn định qua các năm.
KẾT LUẬN
Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng những thành quả mà DCPA đạt được trong những năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của công ty trong việc