chủ động kế hoạch kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ hợp lý và trung thực của bảng khai tài chính trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.
Trước hết, cần đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ để quyết định việc sử dụng các trắc nghiệm kiểm toán.
Nếu kiểm toán viên khẳng định không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, công việc kiểm toán sẽ được triển khai với việc sử dụng một số lượng lớn các trắc nghiệm độ vững chãi.
Nếu kiểm toán viên khẳng định có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, có thể sử dụng kết hợp các trắc nghiệm đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vững chãi trên một số lượng ít hơn các nghiệp vụ.
Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi.
Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn.
Có thể thấy trắc nghiệm đạt yêu cầu chỉ được triển khai với mục đích thu thập bằng chứng đảm bảo về sự tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu, trong mọi trường hợp phải sử dụng trắc nghiệm độ vững chãi như trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm độ tin cậy.
Có thể xem xét khái quát các thủ tục kiểm toán như sau:
Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát được thực hiện trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ban đầu là hoạt động có hiệu lực nhằm chứng minh được thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán là thích hợp và hoạt động kiểm soát được triển khai theo đúng thiết kế.
soát bao gồm:
• Điều tra; • Phỏng vấn; • Thực hiện lại;
• Kiểm tra từ đầu đến cuối; • Kiểm tra ngược lại.
Thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích thường được thực hiện kết hợp với thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng và khi sắp kết thúc cuộc kiểm toán để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính.
Thủ tục phân tích thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau:
• Phát triển mô hình: xác định các biến tài chính và quan hệ giữa chúng; • Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: • Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;
• Phân tích nguyên nhân chênh lệch
• Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế, quan sát, soát xét lại chứng từ sổ sách.
Quá trình kiểm tra chi tiết bao gồm các bước cơ bản sau:
• Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: gồm các công việc: xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn các khoản mục trong tổng thể . • Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết.
• Lựa chọn khoản mục chính: Thường là những khoản mục mà theo đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản mục không phát
sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm. • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản
mục đã lựa chọn.
• Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết.
• Xử lý chênh lệch kiểm toán: chênh lệch kiểm toán nếu có cần được điều tra tính chất và nguyên nhân, thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, báo cáo cho ban giám đốc. Với chênh lệch kiểm toán không được sửa đổi, cần lập tóm tắt tính trọng yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính.