Xác định lại chức năng của các cơ quan nhà nước trong quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo...54 3.3.2.. Tr ường đại học công lập và các
Trang 1MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
1.1 Trường đại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công lập 3
1.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập 4
1.2.1 Nguồn thu của trường đại học công lập 4
1.2.1.1 Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp 4
1.2.1.2 Nguồn thu từ học phí, các lệ phí 5
1.2.1.3 Các nguồn thu khác 6
1.2.2 Nội dung chi của trường đại học công lập 7
1.2.3 Lập và thực hiện sử dụng các quỹ đối với trường đại học công lập 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của trường đại học công lập 11
1.3.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo 11
1.3.2 Hình thức sở hữu và quy mô của trường đại học công lập 12
1.3.3 Trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của trường đại học công lập 12
1.3.4 Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội 13
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính của trường đạo học công lập 14
1.4.1 Cơ chế tài chính các trường đại học ở Mỹ 14
1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng cơ chế tài chính đại học của Anh Quốc-nghiên cứu đại học Leed (University of Leeds) 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD 19 2.1 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế Quốc dân 19
Trang 22.1.1 Lịch sử hình thành 19
2.1.2 Sơ đồ tổ chức 21
2.1.2.1 Ban Giám Hiệu 21
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 22
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu 22
2.1.4 Tình hình hoạt động 22
2.1.4.1 Công tác đào tạo 22
2.1.4.2 Công tác nghiên cứu khoa học 23
2.1.4.3 Xây dựng đội ngũ 23
2.1.4.4 Hệ thống cơ sở vật chất 23
2.1.5 Phòng Tài chính – Kế toán 23
2.1.5.1 Đặc điểm bộ máy kế toán 23
2.1.5.2 Nhân sự và phân công nhân sự 25
2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27 2.2.1 Quản lý nguồn thu của Trường Đại học KTQD 28
2.2.2 Quản lý nội dung chi của Trường Đại học KTQD 30
2.2.3 Lập và sử dụng quỹ 31
2.3 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của trường Đại học KTQD 38
2.3.1 Những kết quả đạt được 39
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 42 3.1 Quan điểm và định hướng hoàn thiện về cơ chế quản lý tài chính của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 42
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Trường ĐH KTQD 43
3.2.1 Giải pháp khai thác nguồn thu của Trường ĐH KTQD 44
3.2.2 Giải pháp quản lý chi tiêu của Trường ĐH KTQD 47
Trang 33.2.3 Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán 51
3.3 Một số kiến nghị 54
3.3.1 Xác định lại chức năng của các cơ quan nhà nước trong quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo 54 3.3.2 Giảm sự can thiệp của nhà nước vào cơ chế tài chính của các trường đại học 54 3.3.3 Xây dựng, phát triển và thực thi các chính sách hỗ trợ các trường đại học theo hướng đảm bảo cơ chế tự chủ tài chính của các trường và công bằng, bình đẳng giữa các loại hình trường 55 3.3.4 Xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo cơ chế tự kiểm tra tài chính của các trường đại học và cơ chế giám sát của các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà tài trợ và các tổ chức trong xã hội đối với chất lượng đào tạo và hiệu quả tài chính 56 3.3.5 Đổi mới cơ chế giám sát và kiểm tra của Nhà nước đối với tài chính các trương đại học 57
KẾT LUẬN 58
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức 22
Bảng 1.1: Cơ cấu một số nguồn thu chính của trường Đại học Leed năm học
2008 – 2009 16
Bảng 1.2: Cơ cấu chi của Đại học Leed năm học 2008-2009 17
Bảng 2.1: Chi khen thưởng tập thể cán bộ công chức 32
Bảng 2.2: Chi khen thưởng cá nhân cán bộ công chức 33
Bảng 2.3: Chi khen thưởng khối sinh viên 34
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục học thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt làgiáo dục Đại học, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Đổi mới giáodục đại học ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học của các nước có nền giáo dục pháttriển là Chính phủ tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường Đại học
Trong các cuộc thảo luận về giáo dục Đại học, vấn đề tài chính thườngnổi bật do những quan điểm khác nhau của nhiều bên liên quan Các nhàhoạch định chính sách đặt ra câu hỏi liệu ngân quỹ Nhà nước có thể tiếp tụcchi bao nhiêu cho phát triển giáo dục Đại học giữa những đòi hỏi cấp bách vàcạnh tranh của rất nhiều mục tiêu khác (giáo dục phổ thông, chăm sóc sứckhoẻ cộng đồng, phát triển giao thông công cộng….) Vậy, để tạo điều kiệncho giáo dục Đại học ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của côngcuộc đổi mới, vấn đề quan trọng là phải có sự đảm bảo đầy đủ, kịp thời và cóchất lượng các nguồn tài chính
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) là một trong bốntrường được Bộ GD&ĐT chọn làm thí điểm tiến hành tự chủ tài chính theo lộtrình 3 năm của Quyết định số 1248/QĐ-BGD&ĐT-KHTC ngày 25/3/2005,đến năm 2008 trường chính thức tự chủ tài chính Như vậy, hiện nay trườnghoàn toàn không được nhà nước cấp kinh phí thường xuyên và chỉ được cấpphần kinh phí nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản
Trong thời gian qua nhà trường không ngừng xây dựng, phát triển vàđổi mới về cơ chế tài chính, như khuyến khích các đơn vị có thu hợp tác, liênkết đào tạo, nghiên cứu, đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngoài chính quy,
mở các lớp ngoài ngân sách, mở các lớp chất lượng cao Tuy nhiên, nhàtrường hiện nay rất khó khăn trong quá trình tự chủ tài chính Theo cách tínhmức độ tự chủ tài chính của các trường ở thông tư 71, thì tổng thu sự nghiệpcủa trường so với tổng chi phí hoạt động thường xuyên năm 2008 mới chỉ đạt95% Như vậy trường chưa tự chủ hoàn toàn được kinh phí chi thường xuyên
Trang 6Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu, lựa chọn
đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc
dân” là rất cần thiết, hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu
hướng phát triển của nhà trường, của đất nước, từ đó nâng cao hơn nữa chấtlượng đào tạo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tếQuốc dân
Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợpvới những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề lýluận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học Công lập.Đồng thời vận dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng kết kinhnghiệm, tổng hợp và so sánh để phân tích thực tiễn công tác thực hiện cơ chếquản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề đề thực tập có ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của trường đại họcCông lập
Chương II: Thực trạng cơ chế quản lý tại trường Đại học Kinh tế Quốcdân
Chương III: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trườngĐại học Kinh tế Quốc dân
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Tr ường đại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ng đ i h c công l p và các đ c đi m c a tr ại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ọc công lập và các đặc điểm của trường đại học công ập và các đặc điểm của trường đại học công ặc điểm của trường đại học công ểm của trường đại học công ủa trường đại học công ường đại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ng đ i h c công ại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ọc công lập và các đặc điểm của trường đại học công
l p ập và các đặc điểm của trường đại học công
Trường Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng hoặc các khoản hiến tặng.
Trường đại học công lập là cơ sở giáo dục đào tạo do Nhà nước thành lập, hoạt động chủ yếu bằng nguồn nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm cung cấp các nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước
có trên 311 trường đại học và cao đẳng Trên địa bàn thành phố Hà nội có trên 40 trường đại học công lập.
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 đã chỉ ra mục tiêu của chiến lược giai đoạn này là: “Đáp ứng nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tạo điều kiện để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hoá chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo Tăng cường thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác” Vì vậy mà quy mô đào tạo đại học công lập của nước ta ngày càng được mở rộng, bao gồm nhiều loại hình đào tạo khác nhau.
Trang 8Chế độ tài chính trong trường đại học công lập là một hệ thống các nguyên tắc, các quy định, quy chế, chế độ của Nhà nước mà hình thức biểu hiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định…; ngoài ra nó còn thể hiện qua các quy chế, quy định của trường đại học đối với các hoạt động tài chính của trường đại học Các quy định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tài chính của trường đại học Như vậy, tài chính trong trường đại học công lập là sự vận động của đồng tiền để thực hiên mục tiêu phát triển, mục tiêu đào tạo Bản chất của vấn đề đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển, cho
sự hoàn thiện nhân cách con người Quản lý tài chính trong trường đại học là quản lý việc thu chi một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính, sư phạm đã quy định và tạo ra được hiệu quả chất lượng giáo dục.
1.2 C ch qu n lý tài chính đ i ơ chế quản lý tài chính đối ế quản lý tài chính đối ản lý tài chính đối ối v i ới các tr ường đại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ng đ i h c công l p ại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ọc công lập và các đặc điểm của trường đại học công ập và các đặc điểm của trường đại học công
1.2.1 Nguồn thu của trường đại học công lập
1.2.1.1 Ngu n kinh phí do ngân sách Nhà n ồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp ước cấp ấp c c p
Chi cho giáo dục – đào tạo là một trong những nội dung quan trọngnhất của hoạt động chi ngân sách Nhà nước Luật Giáo dục ghi rõ: Nhà nướcdành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngânsách Nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sựnghiệp giáo dục Ngân sách nhà nước chi chi giáo dục phải được phân bổ theonguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô phát triển giáodục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền và thể hiện đượcchính sách ưu đãi của nhà nước đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn
Đầu tư cho giáo dục – đào tạo được lấy từ nguồn chi thường xuyên vànguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước đóng vaitrò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đào tạo Ngoài ra, Nhà nướccòn dành một phần kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưacán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và côngnghệ tiên tiến
Ngân sách Nhà nước cấp cho trường đại học bao gồm các khoản mục:
Trang 9- Một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của trường đại học đượcngân sách nhà nước bảo đảm.
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp
bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khácđược cấp thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho trường đại học theo chế
độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụhoạt động đào tạo và nghiên cứu theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đốiứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí đầu tư ban đầu,đầu tư khuyến khích của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập
Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hiện vẫn giữ vai trò chủ yếu
và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của trường đại học Tuynhiên quy trình cấp phát ngân sách cho giáo dục đại học vẫn theo lối mòn củacách cấp phát theo nhu cầu thường niên Trong các hạng mục dự chi hàngnăm (chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản, chi sửa chữa nhỏ, chi mua sắmtrang thiết bị, chi đầu tư mới, chi theo chương trình…), chi theo chương trìnhkhông đáng kể Tất cả các hạng mục chi trên đều được thực hiện theo chỉ tiêuđào tạo được giao hàng năm, dựa trên dự toán các trường đại học
Theo Luật giáo dục, học phí, lệ phí là khoản đóng góp của gia đìnhngười học hoặc người học để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục.Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất
cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bìnhquân, thực hiện miễn giảm cho các đối tượng được hưởng theo chính sách xãhội và người nghèo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tài chính căn cứ vào quy
Trang 10định của Chính phủ về học phí, hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phítuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.
Sau khi Nhà nước xoá bỏ bao cấp hoàn toàn trong giáo dục, học phí cómột vị trí rất quan trọng, chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng thu củatrường, thậm chí có trường nguồn thu từ học phí cao gấp hơn 2 lần so vớingân sách Nhà nước cấp
Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau Thứnhất, học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất để phát triểngiáo dục đại học trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nên kinh tế thịtrường Thứ hai, thông qua chính sách học phí, Nhà nước có thể thức hiệnđiều tiết quy mô và cơ cấu giáo dục đại học Thứ ba, thông qua học phí, Nhànước thực hiện chính sách xã hội và thực hiện công bằng xã hội
1.2.1.3 Các nguồn thu khác
Ngoài hai nguồn thu chính trên, các trường đại học còn có thể huy động
sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, các nguồn tài trợcủa nước ngoài, các nguồn thu do hoạt động nghiên cứu khoa học và lao độngsản xuất tạo ra, các khoản thu từ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục, nguồn vốn vay của các tổchức tín dụng,… Các nguồn thu này sẽ tạo điều kiện cho các trường nâng cấp
cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên nhằm nâng caochất lượng giảng dạy và học tập Nó cũng giúp khai thác tiềm năng của cácthành phần, tổ chức kinh tế đóng góp kinh phí ngân sách còn hạn hẹp, đồngthời phát huy tính năng động của các trường đại học trong việc huy độngnguồn tài chính cho giáo dục đào tạo Với xu hướng nâng cao tính tự chủ vềtài chính cho các trường đại học như hiện nay, việc tăng cường khai thác cácnguồn vốn này đang trở thành một trong những chiến lược đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường đại học
Công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn và dịch vụ trong các cơ sở đàotạo hiện chiếm khoảng 3% - 4% tổng số kinh phí nghiên cứu khoa học của cảnước Đây là một tỷ lệ rất thấp Các sản phẩm nghiên cứu lại không được tiếpthị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối với sản xuất nhưng không được ápdụng, không trao đổi, mua bán trên thị trường Cơ chế đầu tư cho nghiên cứukhoa học nói chung còn bị phân tán, hiệu quả thấp, chậm đổi mới Sự liên kết
Trang 11giữa cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong công tácgiảng dạy và nghiên cứu còn lỏng lẻo Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo vàdoanh nghiệp còn hạn chết Vì vậy việc khai triển ứng dụng các kết quảnghiên cứu rất hạn chế.
Để tăng cường nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện
đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khíchhuy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệpgiáo dục, cần thiết phải tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi chogiáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các tổ chứcquốc tế và các nước Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn chocác tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục Nhờ
đó mà nguồn vốn ODA cho giáo dục đào tạo những năm qua đã tăng đáng kể.Việc ban hành nghị định 06/2000/NĐ-CP quy định về việc hợp tác đầu tư vớinước ngoài của bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong các lĩnh vựckhoa học, với nhiều điều khoản được ưu đãi như thuế, bảo đảm cân đối ngoạitệ…đã thu hút nhiều đầu tư cho giáo dục đào tạo Tuy nhiên, do còn thiếukinh nghiệm, vừa học vừa gây khó khăn cho các nhà đầu tư Việc triển khaicác dự án vốn vay ODA thường chậm trễ do nhiều nguyên nhân như: nộidung dự án do các nhà tại trợ giúp chưa sát với thực tế Việt Nam, thiếu cácvăn bản pháp quy hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA
1.2.2 Nội dung chi của trường đại học công lập
- Chi thường xuyên: gồm tất cả các khoản xảy ra thường xuyên và liêntục hàng năm và được sử dụng hết trong năm đó, không thể dùng lại trongnăm sau Chi thường xuyên gồm các khoản sau:
+ Chi tiền lương, tiền công…
+ Chi học bổng, trợ cấp xã hội+ Chi quản lý hành chính+ Chi nghiệp vụ chuyên môn+ Chi thuê chuyên gia, giảng viên+ Chi bồi dưỡng nghiệp vụ hè+ Chi cho công tác giáo dục, an ninh, quốc phòng
Trang 12+ Chi cho thi tốt nghiệp+ Chi đề tài nghiên cứu khoa học+ Chi sửa chữa thường xuyên+ Các khoản chi khác
- Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ vớingân sách Nhà nước
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ,ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra,quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao
- Chi đầu tư phát triển, gồm chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theoquy định của Nhà nước
+ Chi trả vốn vay, vốn góp+ Các khoản chi khác
Để đảm bảo các nội dung chi này, các trường đại học chủ yếu dựa vàonguồn cấp phát của ngân sách Nhà nước Hiện nay, nguồn đầu tư của ngânsách Nhà nước Hiện nay, nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước vẫn chiếm
ưu thế trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo do hệ thống trường côngcòn chiếm tỷ lệ lớn Mặt khác việc xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo cònchưa phổ biến nên chưa thu hút được các nguồn đầu tư khác cho hệ thốnggiáo dục Chỉ ngân sách Nhà nước cho giáo dục bao gồm 4 nhóm chi sau:
+ Nhóm 1: Chi cho con người Gồm lương, phụ cấp lương, phúc lợi,
bảo hiểm xã hội Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trìquá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên đại học, cán bộ công nhânviên của các đơn vị Khoản chi này theo kế hoạch chiếm khoảng 35% - 45%tổng chi của các trường và trong thực tế thì các trường cũng chỉ cao hơn kếhoạch, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được cuộc sống cho các giảng viên
+ Nhóm 2: Chi quản lý hành chính Gồm công tác phí, công vụ phí như
điện, nước, xăng xe, hội nghị…Đây là khoản chi mang tính gián tiếp đòi hỏi
Trang 13phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết kiệm và có hiệuquả Khoản chi này thường chiếm khoảng 20% tổng chi thường xuyên.
+ Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn Gồm các khoản chi mua giáo
trình, tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, vật liệu, phấn viết…tuỳ theonhu cầu thực tế của các trường Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiệnphục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cáchhiệu quả Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng đào tạo, chiếm khoảng 15% tổng chi Hiện nay trong thời đại côngnghệ phát triển như vũ bão, nhu cầu thay đổi công nghệ phục vụ giảng dạyđang đòi hỏi 1 nguồn vốn lớn Vì vậy, việc tăng tỷ trọng chi cho giảng dạy vàhọc tập là một trong những điều kiện để giúp nền giáo dục đại học nước nhàtránh tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới
+ Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa Gồm các khoản chi cho việc sửa
chữa, nâng cấp trường, lớp, bàn, ghế, trang thiết bị trong lớp học đảm bảođiều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập Hiện nay tình trạngxuống cấp cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập dẫn đến ảnh hưởng khôngtốt đến chất lượng đào tạo Vì vậy khoản chi này cũng cần được chú trọnghơn trong thời gian tới
1.2.3 Lập và thực hiện sử dụng các quỹ đối với trường đại học công lập
Hàng năm, khi lập kế hoạch hoạt động chuyên môn và kế hoạch tàichính, trình lên cơ quan chủ quản phê duyệt, các trường đại học công lập phảiphân tích, đánh giá tình hình kế hoạch năm trước, dự đoán hoạt động chuyênmôn, tài chính trong năm tới, phân tích các yếu tố tác động… để lập nên cácchỉ tiêu, kế hoạch phù hợp, khả thi
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, việc tự kiểm tra, giám sáttài chính được các trường thực hiện thường xuyên trong từng quy trình, thủtục kiểm soát nội bộ, theo các cơ chế tài chính nội bộ Các trường cũng phảicăn cứ theo kế hoạch tài chính đã được phê duyệt để tổ chức thực hiện cho sátvới kế hoạch tài chính, đảm bảo không bị bội chi
Việc kiểm tra sau khi thực hiện thông qua quá trình rà soát, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch trong năm và lập báo cáo tài chính năm Trongquá trình lập báo cáo tài chính này, nếu phát hiện còn có vấn đề sai sót về
Trang 14quản lý tài chính trong năm thì trường sẽ chủ động điều chỉnh, sửa chữa kịpthời để đảm bảo cho các báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tìnhhình tài chính.
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải các khoản chiphí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định (thuế
và các khoản phải nộp khác), số chênh lệch thu lớn hơn chi do Thủ trưởngđơn vị quyết định trích lập các quỹ theo thứ tự sau:
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, mức trích vào quỹ này do thủ trưởngđơn vị quyết định, nhằm mục đích đảm bảo thu nhập tương đối ổn định chongười lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kếhoạch đề ra
- Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, không vượt quá 3 tháng lươngthực tế bình quân trong năm của đơn vị Quỹ này dùng để chi khen thưởngcho các tập thể và cá nhân người lao động, chi các hoạt động phúc lợi tập thể
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, sau khi đã trích lập 3 quỹ trên,quỹ này được sử dụng nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị,
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Trong phạm vinguồn của quỹ, Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng vào các mục đíchtrên theo quy định
Trường đại học không được trích lập các quỹ trên từ các nguồn kinhphí sau:
- Kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành
- Chương trình mục tiêu quốc gia
- Tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệphí được để lại đơn vị theo quy định
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tàisản cố định
- Vốn đối ứng các dự án, vốn viện trợ, vốn vay
- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện tinh giảm biên chế
- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
Trang 15- Kinh phí của các nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của trường đại học công lập
1.3.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo
Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chínhcủa trường đại học Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sựnghiệp có thu là một bố phần của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ
để các trường đại học xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng Vì vậy, nếu cơchế quản lý tài chính của Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tính chủđộng, sáng tạo của trường đại học thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quảtrong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trường
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước quản lýgần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục – đào tạo Khi đó,trường đại học được cấp toàn bộ nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước vàviệc sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định củaNhà nước Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội họctập, tuy nhiên do nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên Nhà nướckhông đáp ứng được nhu cấp học tập của toàn thể xã hội, cả về quy mô lẫn vềchất lượng giáo dục
Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo quy đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên nhưng bước pháttriển vượt bậc về kinh tế - văn hoá – xã hội Theo đó, lĩnh vực giáo dục cũng
có những thay đổi rõ rệ theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tào,giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước
Hiện nay, chính sách tài chính trong giáo dục đào tạo đối với cáctrường đại học công lập đổi mới theo hướng:
- Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp cóthu mà trước hết là Hiệu trưởng nhà trường
- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và đầu tư cho giáo dục –đào tạo
Trang 16- Đa dạng hoá các hoạt động huy động vống đầu tư cho giáo dục – đàotạo
- Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý
- Tăng thu nhập cho người lao động
1.3.2 Hình thức sở hữu và quy mô của trường đại học công lập
Thông qua cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sựnghiệp, các trường đại học công lập hay các trường đại học dân lập sẽ tuântheo các quy định khác nhau Trên cơ sở đó, tuỳ theo quy mô của mỗi trường
sẽ điều chỉnh các quan hệ tài chính khác nhau trong trường, như việc xác địnhcác hình thức huy động nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo hay việc phânphối chênh lệch thu chi hàng năn của trường thế nào Với các trường đại họcquy mô lớn, nguồn vốn lớn, vì vậy họ dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp và
sử dụng các thiết bị một cách tiết kiệm, nâng cao trình độ giáo viên, cải cáchtiền lương, có điều kiện sử dụng nguồn nhân lực hiếm hoi ở trình độ cao, kỹnăng giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, do quy mô lớn,
bộ máy quản lý cồng kềnh nên việc thay đổi cơ chế quản lý kém linh hoạt vàtốn kém Ngược lại, với quy mô nhỏ,các trường đại học sẽ dễ dàng thích ứngvới những thay đổi về chính sách hoặc nhu cầu của thị trường lao động,nhưng lại khó có thể trang bị nhưng trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độcủa giáo viên…do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
1.3.3 Trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của trường đại học công lập
Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý tài chính phảithay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ quản lýchung của trường đại học, giúp trường dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúngmục tiêu của cơ chế quản lý tài chính
Khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển, tính truyền thống
về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong trường đại học bịphá vỡ Để tăng tính hấp dẫn của mỗi khoá học và đảm bảo tính phù hợp củakhoá học với thực tế sản xuất và đời sống, nội dung, chương trình, phươngpháp giảng dạy và hoạt động của trường đại học phải có sự chủ động về họcthuật để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống
Trang 17Để khỏi bị lạc hậu, trường đại học thường xuyên phải gắn kết chặt chẽvới công nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy mang tínhtruyền thống, hoạt động nghiên cứu của trường đại học hiện nay còn phải đạtđược mục tiêu mở rộng nguồn thu nhằm tăng thu nhập của trường Muốn vậy,trường đại học thường xuyên phải chuyển các nguồn lực nghiên cứu vào các
đề tài và lĩnh vực mới Để đảm bảo thành công chính sách ưu tiên cho nghiêncứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường cạnh tranh, quytrình cấp vốn cho hoạt động, nghiên cứu phải hết sức năng động và linh hoạt
Hệ thống quản lý tài chính đại học cần phải được thay đổi cho phù hợp
1.3.4 Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội
Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêucông cho giáo dục đại học là các yếu tố đến quá trình đổi mới hệ thống tàichính giáo dục đại học Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục đại họcđại chúng, hệ quả là môi trường chính sách của giáo dục đại học đã từng bướcthay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc kinh tế - xã hội Những nhân
tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý trường đại học thì naykhông còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới Mục tiêu của
sự đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, sự thích ứng và tính công bằngtrong các trường đại học
Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng.Trong bối cảnh toàn cầu hoá và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tếtri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất.Thay vì đòi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo trong các trường dạynghề, trường trung học chuyên nghiệp, trung học kỹ thuật trước khi bước vàothị trường lao động như trước đây, ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngàycàng tăng về lực lượng lao động được qua đào tạo ở trình độ đại học và sauđại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao
Để đáp ứng yêu cầu học tạp của xã hội hệ thống giáo dục đai học ở hầuhết các nước đều phải mở rộng quy mô để tiếp nhận ngày càng nhiều sinhviên vào học Kết quả là, số lượng các cơ sở đào tạo đại học tăng, mạng lướicác trường đại học ngày càng đa dạng hơn
Trang 18Quy mô sinh viên tăng, số lượng trường đại học tăng nhưng chi phícông cũng như các nguồn lực cung cấp cho phát triển trường đại học khôngtăng tương ứng Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cựcđến chất lương trong các trường đại học Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảmchất lượng giáo dục đại học, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lýđại học đã được triển khai áp dụng Ngày nay nâng cao chất lượng trong cáctrường đại học không còn là việc riêng của từng hệ thống đại học đơn lẻ mà
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn cầu của mọi quốc gia
1.4 Kinh nghi m qu c t v c ch qu n lý tài chính c a tr ệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính của trường đạo học ối ế quản lý tài chính đối ề cơ chế quản lý tài chính của trường đạo học ơ chế quản lý tài chính đối ế quản lý tài chính đối ản lý tài chính đối ủa trường đại học công ường đại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ng đ o h c ại học công lập và các đặc điểm của trường đại học công ọc công lập và các đặc điểm của trường đại học công công l p ập và các đặc điểm của trường đại học công
1.4.1 C ch tài chính các tr ơ chế tài chính các trường đại học ở Mỹ ế_K49 ường đại học ở Mỹ ng đ i h c Mỹ ại học ở Mỹ ọc ở Mỹ ở Mỹ
Cơ chế tài chính các trường đại học ở Mỹ theo sát với chiến lược đàotạo và chiến lược nguồn lực của các trường Với mục tiêu trở thành cáctrường mang tính đẳng cấp thế giới, các trường đại học ở Mỹ theo đuổi chiếnlược đi đầu về chất lượng đào tạo Sự đi đầu này được thể hiện ở số lượnglớn các sinh viên ưu tú và một đội ngũ giảng viên xuất sắc Để thực hiệnchiến lược này các trường đại học ở Mỹ đã thực hiện các chính sách tuyểnchọn những sinh viên ưu tú nhất đến từ các quốc gia khác nhau Đồng thời,các trường đại học này cũng tuyển dụng một đội ngũ lớn các cán bộ giáo viên
là người nước ngoài có năng lực nhất Chính sách này luôn được hỗ trợ từmôi trường pháp lý của chính phủ liên bang và bang
Chiến lược đi đầu về chất lượng luôn đi liền với một cơ chế tài chínhlinh hoạt Sự dồi dào về nguồn lực luôn là yếu tố đặc trưng của các trường đạihọc ở Mỹ Những trường đại học này có 4 nguồn ngân sách chủ yếu: (1) ngânsách của chính phủ cho nghiên cứu và chi phí hoạt động; (2) hợp đồng nghiêncứu từ các tổ chức công và các công ty tư nhân; (3) các khoản lời tài chính tạo
ra từ các tài sản hiến tặng và quà tặng; và (4) học phí
Tài chính các trường đại học Mỹ rất vững chắc là kết quả của hai yếu
tố Trước tiên, các trường đại học này nhận được nhiều khoản đóng góp vàhiến tặng lớn giúp đảm bảo sự dồi dào và bền vững về tài chính cho sự tự chủ
về tài chính và đầu tư vào các mục tiêu ưu tiên của trường Ví dụ trường đạihọc đẳng cấp nhất là đại học Havard được nhận khoảng 28 triệu USD hàngnăm từ tài sản quyên góp Đại học Princeton hàng năm cũng được nhận
Trang 19khoảng 13 triệu USD từ nguồn này Vì vậy, đa số các trường đại học ở Mỹ đãthoát khỏi sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cho các khoản tài trợ ngắnhạn hay những ưu tiên phân bổ mang tính chính trị Thứ hai, các trường đạihọc ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất sắc của đội ngũ giảng viên trongquá trình cạnh tranh để giành được các quỹ nghiên cứu của chính phủ.Khoảng 2/3 tài trợ nghiên cứu của các trường đại học Mỹ được nhận từ nhữngnguồn công.
Sự sẵn có, dồi dào và bền vững về nguồn lực cho phép những trườngđại học này thu hút các giáo sự và các nhà nghiên cứu hàng đầu Tuy nhiên,tại Mỹ, khoảng cách lớn về thù lao giữa các trường công và các trường tư trởnên phổ biến Ở các trường đại học ở Mỹ, lương trung bình của các giáo sư cóbằng tiến sĩ ở các trường công được hưởng bằng 91 % so với các trường tư
Sự tự chủ vững chắc của các trường đại học ở Mỹ được hỗ trợ bởinhững đổi mới có tính đột phá mạnh mẽ trong quản lý tài chính đối với cáctrường đại học của chính phủ Mỹ, đặc biệt là những đổi mới trong cách thứcphân bổ ngân sách của liên bang và ngân sách của bang đã được đề cập trongphần A1 của báo cáo này
1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng cơ chế tài chính đại học của Anh nghiên cứu đại học Leed (University of Leeds)
Quốc Cơ cấu nguồn thu:
Số tiền mà Đại học Leed có được từ các hợp đồng và tài trợ nghiên cứucủa chính phủ, các tổ chức khác và số tiền có được từ thu học phí là gần nhutương đương Tổng hai nguồn thu này chiếm khoảng 48% nguồn thu củatrường Như vậy, thực ra chính phủ cung cấp tiền cho trường Leed thông quacác hợp đồng nghiên cứu và đào tạo cụ thể Điều này đã tạo động lực chotrường trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, và thông qua đó nâng caochất lượng giảng viên, chất lượng giảng dạy, chứ không chỉ tập trung vào thuđược học phí lớn dựa vào số lượng sinh viên theo học
Trang 20B ng 1.1: C c u m t s ngu n thu chính c a tr ản lý kinh tế_K49 ơ chế tài chính các trường đại học ở Mỹ ấn ột số nguồn thu chính của trường Đại học Leed năm ố nguồn thu chính của trường Đại học Leed năm ồn thu chính của trường Đại học Leed năm ủa trường Đại học Leed năm ường đại học ở Mỹ ng Đ i h c Leed năm ại học ở Mỹ ọc ở Mỹ
h c 2008 – ọc ở Mỹ 2009
2008-2009(triệu bảng) Phần trăm
- Các khoản học phí khác bao gồm hợp
- Hội đồng nghiên cứu, tổ chức xã hội và
- Tập đoàn công nghiệp, tổ chức quốc tế và
Nguồn: Báo cáo hàng năm – năm 2008-2009, Đại học Leed
- Cơ cấu chi
Cơ cấu chi của trường Đại học Leed tập trung chính cho trả lương(lương, bảo hiểm xã hội, lương hưu)- chiếm đến 64%, các khoản chi khác baogồm chi phí vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng và các khoản khác chỉ chiếm36%
Đặc biệt đối với chi lương, chi lương dành cho đội ngũ giáo sư, giảngviên làm công tác nghiên cứu, giảng dậy chiếm đến 74%, chi lương cho độingũ làm công tác hành chính chỉ chiếm 26% Cơ cấu chi như vậy, giúp cho
Trang 21trường Đại học Leed có thể trả lương cao cho đội ngũ giáo sư, giảng viên, từ
đó có được nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dậy có chất lượng tốt
Bảng 1.2: Cơ cấu chi của Đại học Leed năm học 2008-2009
nhân sự
Chi phí hoạt động khác Tổng chi
Nguồn: Báo cáo hàng năm, năm 2008-2009, Đại học Leed
- Về cơ chế ra quyết định tài chính
Trường đại học Leed có nhiều cấp quản lý khác nhau, tương ứng vớimỗi cấp sẽ được phân quyền ra quyết định tài chính cụ thể
Cấp quản lý cao nhất là hội đồng trường, có chức năng như một hộiđồng quản trị, chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược cấp tổ chức, các chínhsách, kế hoạch và ngân sách tổng thế Cơ chế quản trị của trường, việc giámsát và quản lý các kết quả chính của trường cũng được thực hiện bởi hội đồngtrường này Hội đồng trường sẽ chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các kếhoạch hoạt động và ngân sách
Hội đồng trường sẽ chịu trách nhiệm xem xét và phân bổ nguồn lựctrong đó bao gồm nguồn lực tài chính cho các khoa dựa trên các đề xuất màcác khoa gửi lên, cân đối nguồn tài chính của trường
Hàng năm, định kỳ, các khoa có trách nhiệm tổng kết các kết quả hoạtđộng trong năm, chuẩn bị các kế hoạch cho năm học tới, nguồn lực bao gồmtài chính để trình hội đồng trường phê duyệt Như vậy, quá trình phân bổ tài
Trang 22chính trong trường, giữa các khoa là quá trình trao đổi, ”đàm phán”, sửa đổiđến khi có được sự thống nhất giữa hội đồng trường và các khoa – mà ngườiđại diện là trưởng khoa.
Như vậy, để trở thành một trường đại học lớn, có uy tín và thương hiệu,
cơ chế tài chính của trường đại học Leed là tự chủ, tự chủ về việc nhận nguồntài chính từ bên ngoài (bao gồm chính phủ) thông qua hợp đồng nghiên cứu,
tự chủ về thu học phí, tự chủ về việc phân bổ và sử dụng nguồn tài chính củatrường Đối với cơ cấu chi, trường tập trung vào chi cho đội ngũ giáo sư,giảng viên làm công tác giảng dậy và nghiên cứu Chính những điều này đãlàm nên thành công của trường Đại học Leed
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD
Trang 232.1 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.1.1 L ch s hình thành ịch sử hình thành ử hình thành
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân được thành lập theo nghị định số678-TTg ngày 25/1/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính.Lúc đó, trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trựcthuộc Thủ tướng Chính phủ
Ngày 22/5/1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 252-TTg đổitên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo Dục
Tháng 1/1965, Trường lại một lần nữa đổi tên thành trường Đại họcKinh tế Kế hoạch
Ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp(nay là Bộ Giáo Dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1442/QĐ-KH đổi têntrường thành Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Trường đã được công nhận
là một trong sáu trường Đại học trọng điểm của nhà nước
Năm 1989, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân được Chính Phủ đặt vào vị trítrung tâm trong quá trình Đổi Mới với 3 nhiệm vụ chính là:
- Tư vấn cho Chính phủ về các chính sách kinh tế vĩ mô
- Đào tạo về kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học đạt tiêu chuẩn củacác trường đại học lớn của một số nước đang phát triển nhanh ở khu vựcChâu Á Thái Bình Dương
- Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nhànước, khu vực tư nhân và các nhà kinh doanh trẻ
Trường chính là cái nôi của các công trình nghiên cứu lớn về kinh tế vàkinh doanh ở Việt nam Trường được chính phủ trực tiếp giao rất nhiều đề tàinghiên cứu lớn và quan trọng Ngoài ra, Trường còn hợp tác nghiên cứu vớinhiều trường và tổ chức quốc tế
Trường có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức
ở trung ương, địa phương và các doanh nghiệp trên toàn Việt Nam
Trường có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiềutrường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các
Trang 24nước như SNG, Trung Quốc, Ba Lan, Séc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… Đặc biệt,trường còn nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổichức UNFDA, chính phủ Hà Lan, ODA, UNDP, Ngân hàng Thế giới… để tổchức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạoThạc sĩ tại trường về Quản trị kinh doanh, Kinh tế tài chính, Kinh tế pháttriển, các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường… Đồng thời, Trường có quan
hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp họcbổng cho sinh viên
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân hiện nay là trường trọng điểm, đầungành của khối trường Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thốngcác trường Đại học của cả nước; là trung tâm tư vấn, nghiên cứu khoa họckinh tế, tham gia hoạch định chiến lược và các chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước
Trường cũng đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao tặngnhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao độnghạng Ba trong giai đoạn 1961 – 1972, hạng Hai năm 1978, hạng Nhất năm
1983, huân chương Độc lập hạng Ba năm 1986, hạng Hai năm 1991 và hạngNhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000 và Huân chương
Trang 252.1.2.1 Ban Giám Hi u ệu
(Hiện nay, PGS.TS.Bùi Anh Tuấn đã chuyển công tác qua làm Cụctrưởng Cục khảo thí Bộ giáo dục và Đào tạo Nên cơ cấu Ban giám hiệutrường ĐH KTQD gồm 1 Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng)
2.1.2.2 C c u t ch c ơ cấu tổ chức ấp ổ chức ức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
Trang 26Đảng uỷ
Hội đồng
Hội đồng khoa học và đào tạo
Các Phó Hiệu Trưởng
Các Khoa và
các Bộ môn
trực thuộc
Các Khoa Quản lý
Các Viện và Trung tâm trực thuộc
Các Phòng và các đơn vị khác
2.1.3 Ch c năng và nhi m v ch y u ức ệm vụ chủ yếu ụ chủ yếu ủa trường Đại học Leed năm ế_K49
- Tư vấn cho Chính phủ về các chính sách kinh tế vĩ mô
- Đào tạo về kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học đạt tiêu chuẩn củacác trường đại học lớn của một số nước đang phát triển nhanh ở khu vựcChâu Á Thái Bình Dương
- Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nhànước, khu vực tư nhân và các nhà kinh doanh trẻ
2.1.4 Tình hình ho t đ ng ại học ở Mỹ ột số nguồn thu chính của trường Đại học Leed năm
2.1.4.1 Công tác đào t o ạo
Qua gần 55 năm xây dựng và trưởng thành, Đại Học Kinh Tế QuốcDân là một trung tâm đào tạo lớn có truyền thống, có uy tín trong và ngoàinước, hàng năm cung cấp cho các ngành của nền kinh tế quốc dân hàng ngàncán bộ về kinh tế và quản trị kinh doanh Nhiều cán bộ được đào tạo ở trường
đã sớm phát huy được kiến thứ, kinh nghiệm, đã khẳng định được vị trí củamình, được xã hội thừa nhận và đang giữ những trọng trách cao trong các cơquan của Đảng, Nhà nước và Xã hội
2.1.4.2 Công tác nghiên c u khoa h c ức ọc
Trang 27Hoạt động nghiên cứu khoa học hướng vào 4 mục tiêu cơ bản: nghiêncứu tư vấn hoạch định chủ trương đổi mới nền kinh tế của Đảng, Nhà nước;nghiên cứu phục vụ đào tạo; nghiên cứu khoa học ứng dụng giúp các ngành,các địa phương và các doanh nghiệp; tổ chức triển khai có hiệu quả công tácnghiên cứu khoa học trong sinh viên Từ năm 1996 đến 2001, trường đã thựchiện 2 chương trình và 20 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 127 đề tài cấp Bộ, 154
đề tài cơ sở và hàng trăm đề tài hợp đồng với các ngành, các địa phương vàdoanh nghiệp 82 sinh viên đã đoạt giải thưởng về thành tích NCKH 90%giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên tham gia NCKH
2.1.4.3 Xây d ng đ i ngũ ựng đội ngũ ội ngũ
Trường Đại học KTQD là nơi đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ quản
lý, giảng dạy, nghiên cứu và cho các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khốikinh tế trong cả nước Trường luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý có chất lượng cao, đội ngũ những người phục vụ nhiệt tình, cótrách nhiệm trên cả 3 mặt đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn;phương pháp giảng dạy và công tác Bên cạnh việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ
cũ trường luôn tích cực quan tâm bồi đưỡng đội ngũ kế cận, nhờ vậy trình độnăng lực chuyên môn đã khắc phục về cơ bản được những khiếm khuyết đápứng nhanh yêu cầu về năng lực của đội ngũ trong cơ chế mới
2.1.4.4 H th ng c s v t ch t ệu ống cơ sở vật chất ơ cấu tổ chức ở vật chất ật chất ấp
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với tổng diện tích khuôn viên trên140.000 m2, có cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ công tác học tập, nghiên cứu
và giảng dạy hiện đại, xứng đáng với tầm vóc của một trường đại học hàngđầu của đất nước
2.1.5.1 Đ c đi m b máy k toán ặc điểm bộ máy kế toán ểm bộ máy kế toán ội ngũ ế toán
Bộ máy kế toán của ĐHKTQD được tổ chức theo hình thức nửa tậptrung, nửa phân tán:
Hình thức tập trung thể hiện ở chỗ: công tác kế toán được tập trung ở
bộ phận kế toán tại Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng KH-TC có nhiệm vụ
tổ chức, thực hiện công tác kế toán của toàn Trường; hướng dẫn, kiểm tratoàn đơn vị, nhận chứng từ của các đơn vị hạch toán tập trung để tiến hành
Trang 28ghi sổ kế toán, đồng thời nhận báo cáo của các đơn vị hạch toán độc lập trongtrường để tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán cho toàn Trường.
Hình thức phân tán thể hiện ở chỗ: tại các đơn vị có thu, có tư cáchpháp nhân trong Trường như Nhà xuất bản, Viện quản trị kinh doanh… đều
có bộ phận kế toán riêng, có nhiệm vụ từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kếtoán đến lập báo cáo kế toán của đơn vị đó gửi về Phòng KH-TC
Xét về tổ chức bộ máy kế toán của ĐH KTQD ta có thể khái quát thôngqua sơ đồ sau đây Trong sơ đồ này, mỗi vị trí trong bộ máy kế toán sẽ đảmnhiệm một chức năng, vai trò cụ thể, thực hiện một hay một số những côngviệc cụ thể trong toàn bộ công tác kế toán của Trường:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán ĐH Kinh tế Quốc dân
2.1.5.2 Nhân s và phân công nhân s ựng đội ngũ ựng đội ngũ
1 Trưởng phòng, Kế toán trưởng: Đàm Văn Huệ
Phó tr ưởng phòng ng phòng KH-TC
Tr ưởng phòng ng phòng KH-TC (Kiêm K toán tr ế toán trưởng) ưởng phòng ng)
K toán t ng h p ế toán trưởng) ổng hợp ợp
K toán ế toán trưởng)
đ n v ơn vị ị
tr c ực thu c ộc
K toán ế toán trưởng) thanh toán ngu n ồn
Th ủ quỹ
Trang 29Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về các hoạtđộng của Phòng Trực tiếp phụ trách các công việc:
- Ký nháy các tài liệu (công văn, hợp đồng, tờ trình, kế hoạch…) trìnhBan Giám hiệu, ký các văn bản thuộc thẩm quyền phê duyệt của phòng;
- Tiếp nhận toàn bộ các thông tin, văn bản liên quan đến hoạt động củaphòng và chủ trì phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, chuyên viên trongphòng theo từng hoạt động Quản lý các hợp đồng
- Quản lý các đơn vị có thu trực thuộc trường
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức lập, trình phê duyệt kế hoạch.Công tác kiểm tra, thanh tra, quyết toán tài chính
- Công tác tài chính – Kế toán trong đầu tư mua sắm thiết bị và xâydựng cơ bản, sửa chữa lớn;
- Công tác đối ngoại
- Công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
về công tác thanh toán quyết toán các khoản thu chi ở các đơn vị
- Các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công
2 Phó Trưởng phòng, Chủ tịch công đoàn phòng: Bùi Văn Hảo
Giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng vàBan giám hiệu về những công việc được Trưởng phòng uỷ quyền và phâncông
Trực tiếp phụ trách các công việc:
- Công tác thu học phí các hệ đào tạo và lệ phí của trường;
- Quản lý máy chủ thu học phí;
- Quản lý các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc các phòng, khoa và trungtâm
- Thực hiện việc lập kế hoạch;
- Công tác thanh lý tài sản
- Thẩm định giá và dự toán (theo phân công của Trưởng phòng)
- Công tác kiểm tra, thanh tra, quyết toán tài chính (theo phân công củaTrưởng phòng)
- Công tác công đoàn và thi đua của phòng;
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
3 Chuyên viên: Nguyễn Thị Mùi
- Kiểm soát các khoản chi (tiền kiểm và hậu kiểm) theo yêu cầu vàphân công của Trưởng phòng
Trang 30- Công tác tài chính – kế toán đối với tài sản và công cụ, dụng cụ củatrường.
- Công tác lưu trữ của phòng;
- Thẩm định giá và dự toán (theo phân công của Trưởng phòng)
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
4 Chuyên viên: Nguyễn Bá Nhẫm
- Kế toán tổng hợp;
- Kế toán xây dựng cơ bản;
- Quản lý máy chủ thu học phí khi được phân công
- Thẩm định giá và dự toán (theo phân công của Trưởng phòng)
- Theo dõi và thanh toán các dự án liên kết đào tạo với nước ngoài
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
5 Chuyên viên: Dương Quỳnh Mai
- Kế toán giao dịch Ngân hàng, Kho Bạc
- Kế toán thanh toán và theo dõi các nguồn kinh phí:
+ Kinh phí chương trình tiên tiến
+ Kinh phí nghiên cứu khoa học
+ Kinh phí Lào – Campuchia
+ Kinh phí Sau đại học
+ Các nguồn kinh phí khác do ngân sách Nhà nước cấp…
+ Các giao dịch khác với Ngân hàng và Kho Bạc
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
6 Chuyên viên: Đỗ Thu Hà
- Kế toán thanh toán các nguồn kinh phí khác
+ KP Đào tạo đại học
+ KP Đào tạo Hệ tại chức, VB2, HCKT…
- Kế toán thuế TNCN, thuế cho các đơn vị có thu
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
Trang 317 Chuyên viên: Phạm Thị Xuân Hương
- Kế toán tiền lương
- Kế toán học bổng, chế độ chính sách
- Thanh quyết toán tiền vượt giờ giảng
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
8 Chuyên viên: Phạm Văn Hạp
- Kế toán thu học phí;
- Theo dõi và thanh toán làm thêm giờ;
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
9 Chuyên viên: Hoàng Thị Hoà
- Kế toán thu học phí
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
10 Chuyên viên: TrầnThị Thuý Hiền
- Thủ quỹ;
- Công tác văn thư của phòng;
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
11 Chuyên viên: Trần Thăng Luỹ
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế thu chi nội bộ của trường
và các đơn vị có thu;
- Công tác tổng hợp, hệ thống sổ sách kế toán (theo phân công củaTrưởng phòng);
- Các công việc khác do Trưởng phòng phân công
2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Là một trường trực thuộc Bộ giáo dục, trước đây, theo quyết định số1248/QĐ-BGD&ĐT-KHTC ngày 25 tháng 3 năm 2005, trường Đại học Kinh
tế Quốc dân là trường tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên Theo quyếtđịnh này, trường được cấp một phần kinh phí thường xuyên ổn định trongvòng 3 năm Hiện nay, theo quyết định số 1331/QĐ –BGĐT, trường ĐHKTQD là trường tự chủ tài chính - tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên.Hiện nay, trường hoàn toàn không được nhà nước cấp kinh phí thường xuyên
Trang 32và chỉ được cấp phần kinh phí nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản Dovậy, từ năm 2008 đến nay trường phải tự chủ hoàn toàn kinh phí thườngxuyên bao gồm chi cho con người (chi lương và các khoản có tính chất lương,học bổng), chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ.
2.2.1 Quản lý nguồn thu của Trường Đại học KTQD
Mục tiêu của cơ chế thu tài chính của trường là tập trung thống nhất vàtăng cường các nguồn thu, phát huy tính chủ động và trách nhiệm của các đơn
vị trong phát triển các nguồn thu, từ đó từng bước tăng thu nhập cho giáo viên
và góp phần tái đầu tư phát triển trường
* Cơ cấu các nguồn thu
Từ khi chuyển sang trường tự chủ tài chính, cơ cấu nguồn thu củatrường bao gồm:
- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:
Năm 2008, do chuyển sang giai đoạn tự chủ, trường không được cấpkinh phí chi thường xuyên Do vậy, kinh phí ngân sách nhà nước cấp chỉchiếm khoảng 28% tổng thu của nhà trường Trong đó, kinh phí ngân sáchcấp cho chi không thường xuyên chiếm khoảng 19%, kinh phí ngân sách cấpcho nghiên cứu khoa học chiếm khoảng 8,7% và cấp cho đầu tư xây dựng cơbản chiếm khoảng 67,5%
- Nguồn thu sự nghiệp của nhà trường là chủ yếu, số liệu năm 2009 làkhoảng 72% Trong đó nguồn thu từ học phí, các loại phí và lệ phí xấp xỉ64,7%; thu từ các hợp đồng đào tạo khoảng 15%; thu từ các đơn vị có thuchiếm khoảng 17%, thu khác chiếm khoảng 2,9%
Như vậy, nguồn thu sự nghiệp của trường hiện nay chiếm hơn 2/3 tổngthu của trường Tuy nhiên nguồn thu chính trong thu sự nghiệp vẫn là học phí.Hiện nay, một trong những nguồn thu đang phát triển của trường là thu từ cácđơn vị có thu trực thuộc trường và thu từ các hợp đồng đào tạo nghiên cứu.Nhà trường chưa tiếp cận được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, doanhnghiệp và cá nhân trong xã hội ngoài các nguồn thu truyền thống Nguyênnhân là do các doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư vào các trườngđại học khi mà hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt là đầu tư vào xây dựng cơ bảntrong điều kiện nhà nước không cho phép chuyển đổi mục đích đầu tư