Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 42)

Đại học KTQD

Mặc dù trường đã có sự đổi mới về cơ chế tài chính, như khuyến khích các đơn vị có thu hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu, đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngoài chính quy, mở các lớp ngoài ngân sách, mở các lớp có chất lượng cao. Tuy nhiên, nhà trường hiện nay rất khó khăn trong quá trình tự chủ tài chính. Theo cách tính mức độ tự chủ tài chính của các trường ở thông tư 71, thì tổng thu sự nghiệp của trường so với tổng chi phí hoạt động thường xuyên năm 2008 mới chỉ đạt 95%, năm 2009, 2010 xấp sỉ 97%. Như vậy trường chưa tự chủ hoàn toàn được kinh phí chi thường xuyên.

Từ khi nhà Trường tự chủ tài chính, toàn bộ khoản thu phí và học phí của nhà trường mới chỉ đảm bảo được khoảng 92% chi thường xuyên của trường. Riêng đối với hệ chính quy, mức thu học phí hiện nay là 290.000 đồng/sv/tháng thì mới chỉ đảm bảo được 40% cho chi thường xuyên của trường. Với mức học phí này, nhà trường vẫn chưa thể đảm bảo được chi thường xuyên cho các hoạt động đào tạo. Hiện trường có nhiều ngành đào tạo đang được người học có nhu cầu cao trong khi một số ngành học khác không được sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, khung học phí mới của Chính phủ chưa

quy định các mức học phí cho các ngành đào tạo khác nhau. Đây cũng là khó khăn chính của trường.

Hiện nay để tăng nguồn thu, trường KTQD đã tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng cao với mức học phí 6.200 USD một năm. Trong đó, 60% được chuyển cho đối tác liên kết đào tạo. Trong 40% để lại, nhà trường thu 20%, 80% để lại Khoa đào tạo quốc tế để trang trải kinh phí đào tạo. Để tăng nguồn thu, nhà trường muốn thực hiện cơ chế mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng lại bị bó buộc bởi chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ cấp cho trường để xây dựng giảng đường và đầu tư cơ sở vật chất khác. Việc tự chủ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và mục đích sử dụng các công trình đầu tư chưa được quan tâm xem xét.

Để đảm bảo được mức độ tự chủ như hiện nay, nhà trường cố gắng tiết kiệm chi phí thường xuyên đặc biệt là chi lương và các khoản có tính chất lương. Vì vậy, với điều kiện Bộ cắt hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên như hiện nay, trường sẽ khó nuôi nổi bộ máy. Với nguồn kinh phí hạn hẹp, chế độ cho giảng viên giảm sút so với trước kia. Nhiều giảng viên trẻ bỏ nghề vì họ không thể sống nổi bằng lương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w