Giảm sự can thiệp của nhà nước vào cơ chế tài chính của các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 58)

chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xác định lại chức năng chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm (1) xây dựng và phát triển các chính sách tài chính cho giáo dục và đào tạo; (2) xây dựng và phân phối ngân sách giáo dục và đào tạo hàng năm; (3) kiểm tra tính đúng đắn và minh bạch về tài chính của các cơ sở giáo dục; và (5) xây dựng và tổ chức thực thi các chế tài đảm bảo sự minh bạch và công khai về tài chính của các cơ sở đại học và đảm bảo quyền kiểm tra của các chủ thể đầu tư tài chính cho giáo dục.

- Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan chủ quản thống nhất quản lý tài chính đối với các trường đại học trên cả nước, hạn chế tình trạng quá nhiều đầu mối quản lý tài chính các trường hiện nay dẫn đến sự không thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước phân bổ cho các trường và quản lý tài chính đối với các trường nói chung.

- Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính có trách nhiệm về những cân đối tổng thể về ngân sách đầu tư, ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học.

- Kho bạc nhà nước kiểm soát tính hợp pháp của các khoản chi ngân sách nhà nước

3.3.2. Giảm sự can thiệp của nhà nước vào cơ chế tài chính của các trườngđại học đại học

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần thay đổi quan điểm về nguồn thu phí và học phí của các trường đại học. Thu học phí và phí không phải là nguồn thu ngân sách mà chỉ là nguồn thu để bù đắp chi phí và có tích luỹ của trường. Do vậy, nhà nước không nên giám sát chi các khoản học phí và lệ phí này mà chỉ nên kiểm toán vào cuối năm tài chính.

- Nhà nước cho phép các trường được tự quy định mức học phí nhằm đảm bảo chi thường xuyên và tiến đến là chi cho xây dựng cơ bản. Các trường sẽ tự xác định được mức học phí dựa trên đẳng cấp của trường, dựa trên vùng và địa phương mà trường hoạt động, dựa trên ngành nghề đào tạo và loại hình đào tạo.

- Cho phép các trường tự chủ trong việc liên kết hay thu hút các nguồn vốn từ các đối tác ngoài nhà nước vào các công trình đầu tư công mà nhà nước không đủ ngân sách cấp hoặc cấp nhỏ giọt. Đây thực sự là một trong những giải pháp cởi trói cho các trường hiện nay.

- Đối với các đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính, nhà nước không nên quản lý chi tiết từng khoản mục chi và định mức chi mà giao cho đơn vị tự chủ trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được giao và nên để thủ trưởng đơn vị chủ động phân bổ nguồn chi một cách hợp lý có hiệu quả đảm bảo được hoạt động thường xuyên của nhà trường, có tích luỹ và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên

- Cho phép các trường tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo, loại hình đào tạo và số lượng đào tạo tuỳ theo khả năng đào tạo của trường, phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 58)