Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 33)

2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

2.2.1.3.1. Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Thông thường ở AASC sẽ có một chương trình kiểm toán chung cho một số loại hình doanh nghiệp nhất định có chung đặc thù về hoạt động kinh doanh. Khi đi đến kiểm toán tại các doanh nghiệp cụ thể, các kiểm toán viên sẽ phát triển mô hình cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh cụ thể của đơn vị được kiểm toán. Do chương trình kiểm toán là khá dài nên sau đây chỉ trình bày quy trình kiểm toán chung cho cả hai công t A&T và Vạn Xuân. Khi đi đến giai đoạn thực hiện kiểm toán cụ thể sẽ trình bày chi tiết hơn các bước kiểm toán.

* Mục tiêu kiểm toán:

- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác).

- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán.

- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu).

- So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.

- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường.

- Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) ... Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này.

- Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. Xác định rõ nguyên nhân của những biến động bất thường.

- So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- So sánh tỷ suất vòng quay hàng hóa(sản phẩm)/doanh thu qua các năm. Giải thích các biến động bất thường (nếu có).

* Kiểm tra chi tiết:

- Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, tờ khai VAT đầu ra.

- Thu thập thông tin và những sự thay đổi trong chính sách kế toán về nguyên tắc ghi nhận doanh thu.

- Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lý doanh thu như: hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chính sách bán hàng, đơn giá bán hàng, các hợp đồng vận chuyển hàng bán...

- Chọn mẫu... để kiểm tra chứng từ chi tiết (đề nghị ghi rõ phương thức lựa chọn mẫu):

+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, Nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hoá đơn... kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán.

+ Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hoá đơn bán hàng, kiểm tra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đối chiếu số liệu trên hoá đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu.

+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân biệt doanh thu bán chịu (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu), doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng….phân biệt doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sản phẩm khác nhau (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế GTGT đầu ra).

Lưu ý: Kiểm tra số dư chi tiết của các khoản công nợ để phát hiện các khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo công nợ.

- Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ ... ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hoá đơn, vận đơn với ngày tháng trên Nhật ký bán hàng và sổ chi tiết.

- Từ việc kiểm tra chi tiết nêu trên, đưa ra kết luận về nguyên tắc ghi nhận doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu từng loại tại đơn vị (nếu trái với quy định hiện hành phải giải thích nguyên nhân).

- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để đảm bảo rằng các khoản doanh thu đã được hạch toán đúng.

- Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:

- Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại:

Có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu tuỳ theo kết quả tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này của DN.

Lưu ý: + Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế riêng thì phải ghi rõ.

+ Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện hành không.

Kiểm tra doanh thu nội bộ:

- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị.

- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất báo cáo tài chính (nếu có).

Kiểm tra căn cứ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện và việc kết chuyển để đảm bảo tuân thủ với nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đúng kỳ:

- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ và hợp đồng xem các khoản tiền ghi nhận có phù hợp không?

- Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp với thời gian và khoản tiền nhận trước hay không?

- Phân tích số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng không có khoản nào cần phải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển.

Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC

2.2.1.3.2.Kiểm toỏn giá vốn hàng bán

* Mục tiêu:

- Tất cả các chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chính xác, trình bày trên BCTC (tính đầy đủ, tính chính xác, tính trình bày).

- Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp (tính đầy đủ, tính hiện hữu).

- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán.

* Thủ tục phân tích:

- So sánh tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán với doanh thu của kỳ này và kỳ trước.

- So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích các biến động bất thường; so sánh với các yếu tố chi phí theo kế hoạch.

- Xem xét sự biến động của chi phí qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước.

- Cần có những đối chiếu với các qui định hiện hành của Nhà nước và qui chế của đơn vị, nếu đơn vị có qui chế riêng cần lưu ý kiểm tra xem qui chế đó có tuân thủ các qui định hiện hành của Nhà nước không.

- Lập bảng quan hệ đối ứng của từng tài khoản chi phí trong mối quan hệ với các tài khoản khác và tìm các quan hệ đối ứng bất thường. Kiểm tra 100% các đối ứng bất thường.

- Kiểm tra các khoản chi phí phát sinh bằng ngoại tệ. Kiểm tra việc hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ khi thực hiện nghiệp vụ.

- Lập bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán theo tháng, so sánh sự biến động giữa các tháng và giải thích các nguyên nhân. Đối chiếu với kết quả hoạt động kinh doanh, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.

- Đối chiếu các khoản ghi giảm giá vốn và doanh thu ghi giảm tương ứng.

- Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu đế tiến hành kiiểm tra việc ghi nhận đầy đủ giá vốn bằng cách lấy giá thành SP bình quân nhân với số lượng bán trên báo cáo bán hàng và so sánh với giá vốn đã ghi nhận.

- Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo loại sản phẩm, dịch vụ với chi tiết doanh thu để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn được ghi nhận tương ứng.

- Đối chiếu chọn mẫu các khoản ghi nhận giá vốn .... với chứng từ gốc (phiếu xuất kho, biên bản thanh lý....)

2.2.1.3.3. Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

* Thủ tục phân tích:

- So sánh tỷ lệ giữa chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu của kỳ này và kỳ trước.

- So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích các biến động bất thường; so sánh với các yếu tố chi phí theo kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xem xét sự biến động của chi phí qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước.

* Kiểm tra chi tiết: Chi phí bán hàng:

- Việc kiểm tra khoản mục chi phí sản xuất chung có thể được kết hợp cùng với các phần hành khác như: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền...

- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộp theo lương, nguyên vật liệu trực tiếp, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn....

- Đối chiếu một số khoản chi hoa hồng, chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo... đã chi trong kỳ với chính sách bán hàng của đơn vị và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Kiểm tra, tính toán lại một số khoản chi phí thuê ngoài (nhân công, nhà kho, bến bãi, phương tiện vận tải, đóng gói...) giữa số thực chi với các chứng từ liên quan.

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có tuân thủ các nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc chia cắt niên độ không.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Việc kiểm tra khoản mục chi phí sản xuất chung có thể được kết hợp cùng với các phần hành khác như: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền...

- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộp theo lương, nguyên vật liệu trực tiếp, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn....

- Kiểm tra chọn mẫu một số khoản chi giao dịch, tiếp khách, lưu ý các khoản chi tài trợ, khen thưởng, ủng hộ, mua sắm công cụ, dụng cụ, chi công tác phí....

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có tuân thủ các nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc chia cắt niên độ không.

2.2.1.3.4. Kiểm toán doanh thu và chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác

* Mục tiêu :

- Tất cả các thu nhập khác được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác).

- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán.

- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu).

- Đánh giá tính chất đặc biệt của các yếu tố có liên quan, tính đến các chuẩn mực kế toán áp dụng cho công việc kiểm toán (tính trình bày).

- Tất cả các chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chính xác(tính đầy đủ, tính chính xác).

- Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp(tính đầy đủ, tính hiện hữu).

- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán.

- So sánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với kế hoạch (nếu có).

- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường hoặc có nội dung không rõ ràng.

- Phân loại doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh và loại thuế suất.

- Lập bảng ghi chép các khoản thu có tính chất định kỳ (tiền cho thuê tài sản, lãi thu từ các hoạt động đầu tư tài chính...).

- So sánh tương quan giữa chi phí tài chính, chi phí khác với doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác của từng hoạt động để tìm ra những chênh lệch và tìm lời giải thích.

* Kiểm tra chi tiết :

- Do bản chất của các hoạt động này liên quan đến các hoạt động khác nên khi kiểm toán phải chú ý tham chiếu riêng cho từng mục.

Lưu ý: - Kiểm tra tính đúng kỳ: kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ thu nhập và chi phí khác phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ để xem xét ngày tháng ghi trên chứng từ gốc với ngày tháng ghi trên sổ chi tiết xem có nghiệp vụ nào là của năm sau nhưng đơn vị lại tính vào của năm nay hoặc các nghiệp vụ của năm trước nhưng lại hạch toán vào năm nay.

- Kiểm tra các khoản giảm thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với doanh thu hoạt động tài chính:

- Đối với khoản thu nhập liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh cần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp hội đồng quản trị của công ty liên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác của công ty liên doanh.

- Đối với khoản thu lãi: Kiểm tra các phiếu, bảng tính lãi đối chiếu với các hợp đồng có liên quan, so sánh với các mức lãi suất quy định hiện hành của nhà nước (nếu có). Lưu ý nguyên tắc chia cắt niên độ trong hạch toán bằng cách kiểm tra phiếu và bảng tính lãi lần cuối trong kỳ, kiểm tra bút toán hạch toán.

- Đối với các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động đầu tư, mua, bán chứng khoán cần kiểm tra các tài liệu liên quan đến hoạt động mua và bán chứng khoán, kiểm tra bút toán hạch toán.

- Đối với các khoản thu nhập chênh lệch tỷ giá : phần này tận dụng kết quả của phần kiểm toán chênh lệch tỷ giá.

- Đối với các khoản DT tài chính khác cần kiểm tra các số liệu có liên quan.

- Kiểm tra các khoản doanh thu hoạt động tài chính đã được tính thuế thu nhập tại bên thứ 2 (bên góp vốn, bên nhận đầu tư).

- Kiểm tra tài liệu liên quan đến các khoản doanh thu tài chính khác. Đối với chi phí tài chính :

- Đối với khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh: cần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp Hội đồng quản trị của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 33)