- Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán, và rủi ro kiểm toán là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ cuộc kiểm toán nào. Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện khoanh vùng rủi ro kiểm toán nhằm hạn chế và kiểm soát mức rủi ro có thể xảy ra trong một mức độ cho phép. Việc khoanh vùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và trình độ của kiểm toán viên, điều này cũng cần căn cứ nhiều vào hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng, quy trình kế toán và đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
- Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm hai bước là quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ khách hàng. Thông thường đối với bất kỳ một khoản mục nào, kiểm toán viên cũng cần thực hiện xem xét qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra số liệu tổng hợp, thực hiên thủ tục phân tích soát xét, và cuối cùng là đi đến kiểm tra chi tiết trên chứng từ kế toán.
- Quy trình phân tích.
Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét các biến động bất thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ sai phạm.
Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sự phán đoán, kinh nghiệm của kiểm toán viên.
- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Trong kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên đi cụ thể từng khoản mục, thực hiện kiểm tra chi tiết trên các tài khoản, chứng từ kế toán và tài liệu khác có liên quan. Kiểm tra chi tiết đòi hỏi kiểm
toán viên phải xem xét từ số tổng hợp, theo dõi các nghiệp vụ bất thường hoặc phát sinh với số tiền lớn, hay không bình thường, và dựa trên phương pháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đi đến kiểm tra trên chứng từ.