TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA TOÁN KINH TẾ ¬CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG PHÂN TÍCH DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
¬CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG PHÂN TÍCH DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Hà Nội, 05-2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở NHTM 4
1.2 Phương pháp phân tích sự biến động tỷ giá ở NHTM 5
1.2.1 Tỷ giá và sự biến động tỷ giá trên TTHĐ 5
1.2.1.1 Thị trường hối đoái 5
1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái 6
1.2.1.3 Sự biến động tỷ giá trên TTHĐ 7
1.2.1.4 Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá 8
1.2.2 Phương pháp phân tích sự biến động tỷ giá ở NHTM 9
1.2.2.1 Phương pháp phân tích cơ bản 9
1.2.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật 10
1.2.2.3 Mô hình VaR 12
1.2.2.4 Phương pháp cảm nhận thị trường 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 14
2.1 Giới thiệu chung về hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng Techcombank 14
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro ở ngân hàng Techcombank 16
2.2.1 Các phương pháp phân tích biến động tỷ giá ở ngân hàng Techcombank 18
2.2.1.1 Phương pháp phân tích kỹ thuật 18
2.2.1.2 Phương pháp cảm nhận thị trường 19
2.2.1.3 Dự báo theo các thông tin kinh tế xã hội ảnh hưởng đến biến động tỷ giá 19
Trang 3CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ
BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 20
3.1 Diễn biến tỷ giá trên thị trường hối đoái từ năm 2008 đến 2011 20
3.2 Ứng dụng mô hình VAR trong phân tích dự báo tỷ giá USD/VND 29
3.2.1 Lý thuyết mô hình VAR 30
3.2.2 Lựa chọn các biến cho mô hình 33
3.2.3 Mô hình VECM phân tích tỷ giá 35
3.2.4 Đánh giá tác động của các biến đến biến D(EX_S) 49
3.2.5 Dự báo 51
3.2.6 Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng Techcombank 54
3.2.6.1 Giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá 54
3.2.6.2 Một số kiến nghị 55
KẾT LUẬN 59
PHỤ LỤC 60
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NH Ngân hàng
NHTW Ngân hàng Trung ương
NHTM Ngân hàng Thương mại
TTHĐ Thị trường hối đoái
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
Trang 5DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1: Bảng kí hiệu cho các biến 34
Bảng 2: tương quan giữa các biến EX, IB, GOLD, NEX 34
Bảng 3: đồ thị sự biến động của các biến EX, IB, GOLD, NEX theo thời gian 35
Bảng 4: kiểm định tính dừng của EX_S, IB, GOLD, NEX 36
Bảng 5: kiểm định số quan hệ đồng liên kết bằng kiểm định Trace 37
Bảng 6: kiểm định số quan hệ đồng liên kết bằng tỷ số hợp lý 38
Bảng 7: Xác định độ dài của trễ 40
Bảng 8: Kết quả ước lượng 41
Bảng 9: Kiểm định Portmanteau Autocorrelation 46
Bảng 10: Kiểm định Autocorrelation LM Test 46
Bảng 11: Kiểm định quan hệ nhân quả 47
Bảng 12: Bảng thống kê các hệ số của các biến 49
Bảng 13: Dự báo tỷ giá 3 tháng đầu năm 2012 50
Bảng 14: Dự báo GOLD, IB, NEX theo kịch bản trung bình 52
Bảng 15: dự báo tỷ giá quý 2 năm 2012 54
Hình 1 :Mô hình vai đầu vai và mô hình đồ thị song đỉnh: 11
Hình 2: mô hình đồ thị song đáy 11
Hình 3: Đường biểu diễn mô hình MACD 12
Hình 4: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2008 20
Hình 5: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2009 23
Hình 6: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2010 25
Hình 7: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2011 28
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề nhạy cảm đối với nền kinh tế TGHĐđược hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ Đây chính là giá cảcủa ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ.TTHĐ ngày nay đã phát triển tới trình độ rất cao trở thành một thị trường tài chínhhoàn hảo và sôi động nhất Sự phát triển của TTHĐ quốc tế đã mở ra cho cácNHTM những cơ hội trong hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệtại NHTM có cơ sở hoạt động là sự biến động tỷ giá trên TTHĐ Để tận dụng cơ hộikinh doanh cũng như kiếm lợi nhuận, khó khăn của các NHTM là phải dự báo được
sự biến động tỷ giá
Việc áp dụng các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐquốc tế nhằm mục đích đưa ra các kết luận dự báo có độ chính xác cao Đó là cơ sở chocác chuyên viên quản trị rủi ro đưa ra các chiến lược phòng ngừa rủi ro Vì vậy, tronghoạt động quản trị rủi ro thì dự báo tỷ giá có vai trò rất quan trọng Các NHTM ngàycàng hoàn thiện các phương pháp nhằm phân tích dự báo biến động tỷ giá thể hiện tínhchuyên nghiệp của mình trong hoạt động quản trị rủi ro biến động tỷ giá
Ở Việt Nam hiện nay, trong các giao dịch quốc tế thì giao dịch bằng USD làphổ biến hơn cả Nhận thấy rõ tầm quan trọng của sự biến động tỷ giá hối đoái đốivới nền kinh tế và sự phổ biến trong giao dịch bằng USD Vì vậy, em xin chọn đề
tài nghiên cứu là: “ứng dụng mô hình VAR trong phân tích dự báo biến động tỷ
giá USD/VND trên thị trường hối đoái”.
Kết cấu bài chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1:phân tích sự biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái tại ngân
Trang 7-Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện phương pháp phân tích và dựbáo.
Đối tượng nghiên cứu: phân tích sự biến động và dự báo tỷ giá trên thị trườnghối đoái
Phạm vi nghiên cứu: phân tích và dự báo sự biến động tỷ giá trên thị trườnghối đoái từ năm 2008 đến nay
Phương pháp nghiên cứu: vận dụng các quy luật của phương pháp duy vật lịch
sử, duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp so sánh, phương pháp phântích hệ thống và phương pháp xác suất thống kê
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Ngô VănThứ đã giúp em trong việc lựa chọn và hoàn thành chuyên đề này Và em xin gửi lờicảm ơn đến toàn thể các anh chị phòng Quản trị rủi ro Ngân hàng Techcombank đãgiúp đỡ em hiểu sâu thêm thực tế tình hình thị trường ngoại hối và rủi ro tỷ giá.Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể nâng caokiến thức và kĩ năng của mình cũng như hoàn thiện chuyên đề
Trang 8CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Khái niệm:
Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NHTM: ở Mỹ thìNHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạtđộng trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng định nghĩa: “ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trongcác nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Việt Nam, định nghĩa NHTM: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán”
Từ những định nghĩa trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm làm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch
vụ của xã hội
Các nghiệp vụ chủ yếu ở NHTM:
Thực hiện trao đổi ngoại tệ: lịch sử cho thấy rằng một trong những nghiệp
vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ NHTM đứng ra mua, bánmột loại tiền này chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác như EUR và hưởng phí dịchvụ
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: ngay ở thời kỳ đầu, các
NH đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địaphương, những người bán các khoản nợ của các khách hàng cho ngân hàng để lấytiền mặt
Trang 9Nhận tiền gửi: cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các NH đãtìm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quantrọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Cung cấp các tài khoản giao dịch: một tài khoản tiền gửi cho phép ngườigửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ Việc đưa ra loại tiềngửi này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghệngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm chocác giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn và an toàn hơn
Cho vay tiêu dùng: trong lịch sử, hầu hết các NH không tích cực cho vayđối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng nóichung có quy mô nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trởnên có mức sinh lời thấp Ngày nay, các NH bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi củakhách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn Sự cạnh tranh khốc liệttrong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tớingưởi tiêu dùng như một khách hàng trung thành tiềm năng
Quản lý tiền mặt: đây cũng là một nghiệp vụ mới của NHTM, trong đó NHđồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phầnthặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn chođến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán
Ngày nay, do xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ
về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thị trường hối đoái quốc tế đã phát triển đến trình độrất cao và mở ra cho các NHTM những hướng kinh doanh mới hấp dẫn Bên cạnhviệc tăng nhanh về doanh số giao dịch, thị trường ngoại hối quốc tế còn phát triểnmạnh khi tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ mới mẻ, phức tạp hơn, tinh vi hơn, hàmchứa lượng chất xám cao hơn và cũng trở nên rủi ro hơn Do đó hoạt động kinhdoanh ngoại tệ ngày càng trở thành một nghiệp vụ quan trọng của NHTM Để hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ mang lại hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra đối với các NH làphải dư báo được tỷ giá
1.1.2 Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở NHTM
Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà NH phải chịu khiTGHĐ thay đổi vượt qua thay đổi dự tính Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thườngxuyên dao động Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của NH tạo ra thu
Trang 10nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dựkiến dẫn đến tổn thất cho NH.
Tuy nhiên, rủi ro tỷ giá không phải bao giờ cũng sẽ xảy ra, nó là một hiệntượng tiềm ẩn Nhưng trong khá nhiều tình huống, do rủi ro có tính lặp lại nênngười ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó Và như vậy NH có thể tìm ranhững giải pháp nhằm quản lý và hạn chế khả năng rủi ro tỷ giá có thể xảy ra vàgiảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tỷ giá gây ra trong hoạt động kinh doanh ngoạihối của NHTM
Tóm lại, quản trị rủi ro tỷ giá là một trong những nội dung quản trị củaNHTM Quản trị rủi ro tỷ giá bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thựchiện các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro
tỷ giá xảy ra
1.2 Phương pháp phân tích sự biến động tỷ giá ở NHTM
1.2.1 Tỷ giá và sự biến động tỷ giá trên TTHĐ
1.2.1.1 Thị trường hối đoái
Khái niệm: Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch,mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác Đây cũng
là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thịtrường tài chính có trình độ phát triển cao
TTHĐ là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi Các đồng tiềnmạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật Bản,Mác Đức TTHĐ là phi tập trung, có quy mô giao dịch trong một ngày trên mộtnghìn tỷ đôla
Đặc điểm của TTHĐ:
của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại
Vai trò của TTHĐ:
Tạo điều kiện để kết nối các nhu các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nềnkinh tế
Trang 11Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định,góp phần ổn định thị trường tài chính.
Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chínhphủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối
Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế
1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái
Khái niệm: TGHĐ là số lượng mà một đơn vị tiền tệ này có thể được muabằng hoặc để bán lấy một số nhất định đơn vị tiền tệ khác, đó có thể coi là giá cảcủa một đồng tiền nước này tính bằng đồng tiền của nước khác
Tỷ giá cân bằng với quy luật cung cầu.
Tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền, giống như bất kỳ một hàng hóa nàokhác trên thị trường, giá cả của đồng tiền cũng được xác định theo quy luật cungcầu của đồng tiền đó Tại mỗi thời điểm, TGHĐ sẽ được xác định bằng việc tácđộng qua lại giữa cầu về ngoại tệ với cung tương ứng ngoại tệ đó Tỷ giá cân bằngđược xác định tại giao điểm hai đường cung cầu, tại nơi mà mức cung tiền tệ bằngmức cầu tiền tệ trên TTHĐ
Niêm yết tỷ giá trên TTHĐ
Trên TTHĐ, tỷ giá của tất cả các đồng tiền chuyển đổi đều có thể được niêmyết công khai để giao dịch mua bán Có hai cách yết TGHĐ: yết giá trực tiếp và yếtgiá gián tiếp
-Yết giá trực tiếp: phương pháp yết giá ngoại tệ bằng nội tệ sao cho giá củamột đơn vị ngoại tệ được yết trực tiếp thông qua nội tệ, nghĩa là giá của một đơn vịngoại tệ được bộc lộ ra bên ngoài Thí dụ: 1 USD = 20000 VNĐ
-Yết giá gián tiếp: phương pháp yết giá nội tệ bằng ngoại tệ sao cho giá củamột đơn vị ngoại tệ được yết gián tiếp thông qua nội tệ, nghĩa là giá của một đơn vịngoại tệ chưa được bộc lộ ra bên ngoài Thí dụ: 1000 VNĐ = 0.05 USD
Như vậy việc yết giá trực tiếp hay gián tiếp chỉ là sự đảo ngược vị trí, yết giánghịch đảo lẫn nhau mà thôi Tuy nhiên, theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay,trong các giao dịch trên TTHĐ sử dụng phổ biến ba phương thức yết giá đó là:
- Yết giá châu Âu (European quote): một số lượng đơn vị tiền tệ để đổi lấymột đơn vị USD
Trang 12-Yết giá theo đồng tiền Mỹ (American quote): một số lượng đơn vị USD đểđổi lấy một đơn vị tiền tệ khác.
-Yết giá chéo (Cross rate): đây là hình thức yết giá không thông qua đồngUSD Các NH ưa thích yết giá chéo hơn vì như thế sẽ thu được các khoản chênhlệch lớn hơn do thu gấp đôi chênh lệch giữa giá mua và bán
1.2.1.3 Sự biến động tỷ giá trên TTHĐ
Chúng ta có thể thấy, TGHĐ trên thị trường luôn thay đổi Có rất nhiều nhân
tố tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chếkhác nhau
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cán cân thương mại củamột nước là chênh lệch giưa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Mộtnền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tụccông việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóadịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng,làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhậpkhẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hànhđộng này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượngtrên là ngược chiều trong việc hình thành TGHĐ TGHĐ cuối cùng cũng sẽ tănghay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cáncân thương mại Nếu một nước không có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớnhơn cầu ngoại tệ TGHĐ sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mạiTGHĐ sẽ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá
Đầu tư ra nước ngoài có ảnh hưởng tới TGHĐ , cư dân trong nước dùng tiềnmua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp Những nhà đầu tưnày muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ Họ mua ngoại
tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, TGHĐ sẽ tăng Ngược lạimột nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làmcho cung ngoại tệ tăng, TGHĐ giảm Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn chảy đếnnơi nào có lợi nhất, tức là lợi suất sinh lời cao nhất Một nền kinh tế sẽ thu hút đượccác luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nềnchính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề,thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách, thuhút đầu tư nước ngoài
Trang 13Lạm phát ảnh hưởng đến TGHĐ Khi một nước có lạm phát, sức mua đồngnội tệ giảm, với TGHĐ không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thịtrường nước ngoài Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang tiêudùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giáhối đoái tăng Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩuhơn Hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, TGHĐ
sẽ tăng Như vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tănggiá ngoại tê, tác động cộng gộp làm cho TGHĐ tăng nhanh hơn Trên thị trườngtiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tàisản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy TGHĐ tăng Trong trường hợpcác quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào mức lạmphát tương đối giữa hai nước Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ củaquốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và TGHĐ tăng
Nhân tố tâm lý số đông là nhân tố quan trọng tác động đến TGHĐ Ngườidân, các nhà đầu cơ, các NH và các tổ chức kinh doanh ngoại tê là các tác nhân trựctiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầungoại tệ trên thị trường, các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tinđồn cũng như kỳ vọng vào tương lai Điều này giải thích tại sao giá ngoại tệ hiện tạilại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai Mặt khác, giá ngoại tệ rấtnhạy cảm với thông tin cũng như chính sách của chính phủ chẳng hạn có tin chínhphủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu thì mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ
và TGHĐ sẽ giảm nhanh chóng
Trong thực tế, TGHĐ bị chi phối đồng thời bởi các yếu tố với mức độ mạnhyếu khác nhau của từng nhân tố, tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhất định Việctách rời và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể Các nhân
tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhauđến TGHĐ làm cho TGHĐ luôn biến động không ngừng
1.2.1.4 Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá
TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đồng thời nó cũngtác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là tớihoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế
Trang 14Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngoại thươngthông qua kênh giá cả Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất khẩumột loại hàng hóa theo tiền tệ của một nước khác Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo
sự thay đổi giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu Chẳng hạn, khi TGHĐ tăng làmđồng nội tệ mất giá Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuấtkhẩu của hàng hóa và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nộiđịa Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nước
đó Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nộiđịa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định Chính vì vậy mà một số nước sử dụngchính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu
Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốnngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức là tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế.Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Đối với NHTM:sự biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinhdoanh ngoại tệ NHTM tham gia kinh doanh trên TTHĐ với tư cách kinh doanh chokhách hàng và cho chính ngân hàng Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệthường gặp phải tình trạng có thể bị tổn thất vốn do biến động tỷ giá Để hạn chế rủi
ro, NH thường đưa ra các giải pháp nghiệp vụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồngtương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng bảo đảm
1.2.2 Phương pháp phân tích sự biến động tỷ giá ở NHTM
1.2.2.1 Phương pháp phân tích cơ bản
Phương pháp này tập trung phân tích dự báo biến động tỷ giá dựa trên cơ sởcác số liệu các biến kinh tế đã thu thập được Phương pháp này sẽ dùng nhữngthông tin đã có để tính toán một tỷ giá cân bằng, từ đó dự báo xu hướng biến động
tỷ giá
Mô hình hay sử dụng nhất đó là mô hình hồi quy Dự báo sự biến động đượcdựa trên những giả định về hành vi trong tương lai của các biến số kinh tế Đứngtrên góc độ thống kê, việc dự báo có thể dựa trên những nhân tố tác động đến tỷ giámột cách định lượng Việc sử dụng mô hình hồi quy xem xét sự tác động dựa trênmối tương quan của một hoặc nhiều biến với TGHĐ Với càng nhiều biến số kinh
tế thì càng phản ánh được những tác động tổng hợp của các nhân tố lên tỷ giá, tuynhiên đòi hỏi bộ số liệu lớn và xử lý phức tạp
Trang 15Ưu điểm của phương pháp: đó là có thể thu thập được số liệu dễ dàng, nộidung phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng.
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là chỉ dự báo được trong một thời kỳ, bộ
số liệu lớn Việc mô hình quá nhiều biến có thể làm tăng sai số của mô hình do mỗibiến số kinh tế có một sai số riêng, các biến số kinh tế cũng không phải độc lậphoàn toàn với nhau, chúng có mối liên hệ nhất định nên dễ xảy ra hiện tượng trùnglặp tác động đến tỷ giá
1.2.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật
Phương pháp phân tích kỹ thuật được dùng để dự báo tỷ giá trên cơ sở phântích dữ liệu tỷ giá trong quá khứ Điểm đặc biệt của phương pháp này là chỉ dựa vàothông tin tỷ giá trong quá khứ để phân tích mà không sử dụng thêm bất cứ biến sốnào khác
Ưu điểm: phương pháp này sử dụng hiệu quả trong dự báo tỷ giá ngắn hạn
Do đặc điểm của phương pháp chỉ dựa vào thông tin trong quá khứ nên có thể phântích trực tiếp sự biến động tỷ giá trong quá khứ và hiện tại Và phương pháp nàychịu tác động nhiều của yếu tố tâm lý, có độ chính xác cao trong ngắn hạn
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm đó là:
Thứ nhất, cần phải phân tích đồng thời nhiều mô hình và lựa chọn mô hìnhtốt nhất cho từng thời kỳ do mỗi mô hình chỉ phù hợp và có khả năng dự báo trongtừng thời kỳ Thực tế cho thấy nếu mô hình dự báo kỹ thuật nào càng ưu thế thìcàng không phát huy được hiệu quả trong thời gian dài
Thứ hai, phương pháp này thường không phát huy được hiệu quả trong dàihạn do nó chỉ dựa vào thông tin tỷ giá trong quá khứ và không dựa vào bất kỳ thôngtin nào khác
Hiện nay, ngày càng nhiều các nhà đầu cơ tin tưởng vào các tín hiệu kinhdoanh thu được từ việc sử dụng phương pháp dự báo kỹ thuật và hành động theocác tín hiệu đó Việc này càng làm cho sự biến động tỷ giá trên thị trường chịu ảnhhưởng rất nhiều từ các dự báo kỹ thuật Thể hiện cụ thể nhiều khi các thông tin kỹthuật lấn át cả các thông tin kinh tế trong tác động đến biến động tỷ giá trên thịtrường hối đoái
Trang 16Có nhiều mô hình dự báo kỹ thuật nhưng có thể phân thành hai loại cơ bản:các đường xu hướng, các đường chỉ báo kỹ thuật.
Đường xu hướng:
Là một đường thẳng nối liền các điểm liên tục cao hay thấp, thông thườnglúc đầu là 2 điểm, và một điểm tiếp xúc thứ ba để xác định đường này là đường xuhướng có hiệu lực
Khi độ dốc đường xu hướng càng tăng thì tính chính xác của mức hỗ trợ vàkháng cự giảm
Xác định được xu hướng đang diễn ra có thể giúp ta có cái nhìn tốt hơn, rõràng hơn về diễn biến thị trường, đặc biệt trong ngắn hạn
Các dạng mẫu đồ thị: gồm 2 dạng là dạng mẫu đảo chiều và dạng mẫu liên tục.Dạng đảo chiều thường xảy ra khi thị trường đang ở đỉnh hoặc ở đáy Ví dụnhư mô hình vai đầu vai hay mô hình song đỉnh, mô hình vai đầu vai ngược hay môhình song đáy Dạng này thường có ý nghĩa lớn khi thị trường đang ở xu thế mạnh
Hình 1 :Mô hình vai đầu vai và mô hình đồ thị song đỉnh:
Các mô hình được các nhà đầu tư, chuyên gia sử dụng thường xuyên để dựbáo, và nó thường chỉ ra sự thay đổi xu hướng trong trung và dài hạn hơn là trongngắn hạn
Hình 2: mô hình đồ thị song đáy
Kháng cự
Hỗ trợ
Trang 17Các đường chỉ báo kỹ thuật:
Chỉ báo kỹ thuật là kết quả tính toán dựa trên giá và hoặc khối lượng giaodịch, và kết quả đó được sử dụng để dự báo những thay đổi về giá
Các chỉ báo kỹ thuật thường được sử dụng chủ yếu với các nhà giao dịchngắn hạn Lợi ích lớn nhất của nó đối với các nhà đầu tư dài hạn đó là nó giúp xácđịnh các điểm vào trạng thái và thoát trạng thái đối với thị trường chứng khoán khiphân tích xu thế dài hạn
Mô hình hay được sử dụng nhất đó là MACD dự báo xu hướng biến động tỷgiá dựa trên sự hội tụ hoặc rời xa của hai đường trung bình
Hình 3: Đường biểu diễn mô hình MACD
(Hình vẽ MACD theo phần mềm xử lý của Hãng Bloomberg)
1.2.2.3 Mô hình VaR
VaR (value at risk) được sử dụng như một phương pháp dự báo sự biến động
tỷ giá trong một ngày Đặc điểm riêng biệt của phương pháp này là tập trung dự báobiên độ dao động chứ không dự báo chiều hướng hay xu hướng thay đổi tỷ giá Vìvậy, phương pháp này được sử dụng nhiều hơn trong công tác quản trị và bảo hiểmrủi ro tỷ giá
Trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình biến động tỷ giá theo ngày, phươngpháp VaR sẽ dùng mô hình hồi quy để ước lượng độ lệch chuẩn của sự biến động tỷgiá Tỷ giá của mỗi đồng tiền sẽ ước lượng một độ lệch chuẩn có giá trị lớn nhỏkhác nhau Độ lệch chuẩn sẽ cho ta biết được tỷ giá đó có biến động mạnh hay
Trang 18không Từ đó, phương pháp VaR sẽ xử lý và cho ta kết luận dự báo gồm ba nộidung chính:
-Thời gian dự báo trong một ngày
-Với một xác suất nhất định
-Biên độ dao động lớn nhất của tỷ giá là bao nhiêu
Với tính chất định lượng của mình, các kết luận của dự báo VaR được sửdụng phổ biến trong quản trị rủi ro hối đoái tại NHTM Việc dự báo biên độ daođộng, đồng thời cho biết xác suất sự biến động tỷ giá cả phù hợp lẫn trái ngược vớitrạng thái ngoại tệ nắm giữ
1.2.2.4 Phương pháp cảm nhận thị trường
Cảm nhận thị trường là một yêu cầu cần có đối với mỗi cán bộ quản trị rủi rotrên thị trường Có thể coi đơn giảm đó là sự tích lũy kinh nghiệm trong theo dõihành vi thị trường của một chuyên viên quản trị rủi ro
Cảm nhận thị trường chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tâm lý, và dựa trênnhững dấu hiệu nhất định của thị trường Có thể nói cảm nhận thị trường chính làviệc phán đoán tương quan lực lượng cung – cầu trên thị trường Trên cơ sở đó cácchuyên viên quản trị rủi ro thị trường sẽ phán đoán mức cung hay cầu của đồng tiềnđang chiếm ưu thế, chẳng hạn nếu cảm nhận rằng lực lượng mua áp đảo lực lượngbán thì dự đoán đồng tiền đó sẽ lên giá và ngược lại
Trang 19CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
2.1 Giới thiệu chung về hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng Techcombank
Giới thiệu sơ lược về NH Techcombank
Được thành lập vào ngày 27 /9/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tiên của Việt Nam trụ sở chính ban đầu được đặt ở 24 Lý Thường Kiệt, HoànKiếm, Hà Nội Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, đến năm 2010 con số đã lên
Khách hàng của NH bao gồm nhiều loại, với hơn 10000 khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng, gần 10000 khách hàngdân cư chiếm khoảng 27% doanh số tín dụng, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước
và tư nhân quy mô hớn chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng ngoài ra còn có những
tổ chức tài chính và các công ty khác Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp, Techcombank đã và đang cung cấp cácdịch vụ trọn gói để hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nướcngoài như tài trợ xuất khẩu, đầu tư, tín dụng, thuê mua, bao thanh toán, cho vay ưuđãi,… Đối với khách hàng là cá nhân, Techcombank đưa ra chiến lược cung ứngtoàn bộ các sản phẩm của NH đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàngbao gồm các sản phẩm tài khoản, thẻ, bảo lãnh, tín dụng, tài trợ tiêu dùng, cho vaytrả góp với sự trợ giúp của phần mềm Globus đem lại sự tiện ích cho khách hàng
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngânhàng năng động trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính
Trang 20khác.Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn,chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiềukhách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịchlớn trên thế giới
Techcombank đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến : Với hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng trên nền tảng là sự hàihòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo tạo môitrường làm việc hài hòa nhưng không kém phần chuyên nghiệp của NH
Hoạt động quản trị rủi ro được NH Techcombank đặc biệt chú trọng, được tổchức ở nhiều cấp độ, quy trình quản trị rủi ro được kiểm soát nghiêm ngặt bao gồmnhiều hình thức tiên tiến như chính sách, sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theodõi, hệ thống chấm điểm khách hàng, hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu, hệthống theo dõi thanh khoản, biến động tỷ giá, lãi suất
Là NH đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hoá qua cácsàn giao dịch với mục đích đưa đến cho khách hàng những công cụ phòng ngừa rủi
ro, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiệnđại của các thị trường lớn trên thế giới Techcombank có bộ phận giao dịch trực24/24 đảm bảo việc cập nhật thông tin liên tục cũng như khả năng giao dịch tức thờivới các thị trường quốc tế các mặt hàng nông sản (cao su, cà phê, đậu nành, đường,ngô, bông, lúa mì, ca cao…), kim loại màu (đồng, nhôm, chì, kẽm…), nhiên liệu(dầu thô, khí đốt…)
-Có hệ thống điện tử nối mạng trực tiếp cùng các sàn giao dịch lớn trên thếgiới như LIFFE, TOCOM, NYMEX,…Techcombank có quan hệ cùng các brokerstại các sàn giao dịch Open Outcry như NYBOT, SICOM, LME,…
Hoạt động quản trị rủi ro ở NH Techcombank
Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thốngquản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế Khối quản trị rủi ro thực hiệnnhiệm vụ quản trị rủi ro: tín dụng, thị trường, kinh doanh, hoạt động
Ở mỗi khối kinh doanh đều có bộ phận phân tích và đánh giá mức độ rủi rođối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng, được triển khai theo hướngtập trung kết hợp và phân cấp nhiều tầng nhằm đánh giá đúng rủi ro để có thể xâydựng các chính sách phòng ngừa thích hợp Khối quản trị rủi ro đã phối hợp chặt
Trang 21chẽ với Ủy ban kiểm toán và rủi ro, ban điều hành để xem xét, điều chỉnh kịp thời,thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro.
Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, hoạt động tíndụng thì dễ phát sinh nợ xấu, hoạt động kinh doanh dễ bị thua lỗ, công tác quản trịrủi ro tiếp tục được hiện đại hóa theo hướng chuyên sâu và thích ứng với tình hìnhmới, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động NH an toàn vàhiệu quả Mục tiêu hướng tới của công tác quản trị rủi ro là tiếp tục hoàn thiện chínhsách quản trị rủi ro cho từng khối khách hàng, mô hình hóa và áp dụng khoa họccông nghệ vào quản lý rủi ro, xây dựng, hoàn thiện và phát triển các mô hình phântích rủi ro
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro ở ngân hàng Techcombank.
Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro
ban Quản lý tài sản Nợ - Có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểmtoán rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống NH
HĐQT
Uỷ ban Kiểm toán &
QLRR
UB Quản lý TS Nợ và CóBan TGĐ
Khối QTRR tín dụng
Khối QTRR Thị trường và Hoạt động
Giám sát tín dụng và quản lý khoản vay có vấn đề
Định giá và quản lý TS bảo đảm
RR hoạt động
Trang 22 Ban tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đảm bảo tínhhiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro đặt ra.
động: trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát rủi ro đối với từng nhóm rủi robao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động
Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng Techcombank:
Rủi ro thị trường là nguy cơ trong đó giá trị tài sản hay lợi nhuận của Ngânhàng bị ảnh hưởng xấu do những biến động thị trường Rủi ro thị trường gồm rủi rolãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá Rủi ro thị trường phát sinh do sự bất cânxứng giữ cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng
Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệthống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003 Các mô hình này tiếp tục được cải tiếntheo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và sử đổi các khoản mục chokhớp với các hoạt động của ngân hàng, tập trung vào các rủi ro trong mảng kinhdoanh như: mua bán ngoại tệ (FX), đầu tư tiền gửi có kì hạn trên thị trường liênngân hàng (MM), kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá (securities) và kinhdoanh trên thị trường hàng hóa tương lai (Ccommodities)
Thiết lập hạn mức về trạng thái ngoại hối cho tất cả các ngoại tệ, tiến hành kiểmsoát hạn mức hàng ngày, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và mục đíchquản lý rủi ro nội bộ được Hội đồng ALCO điều chỉnh theo từng thời kỳ
Đưa ra những cảnh báo về sự biến động của thị trường, hỗ trợ bộ phận kinh doanhnhận định xu hướng sắp tới của những ngoại tệ mạnh
Theo dõi và kiểm soát hoạt động môi giới kinh doanh vàng tài khoản
Thiết lập hạn mức, đề xuất về hạn mức vàng và tiến hành kiểm soát hạn mứchàng ngày
Thực hiện báo cáo về thực trạng giao dịch của hoạt động kinh doanh vàng vật chất.Thực hiện phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cho xu hướng giá vàng sắp tới
Trang 23 Các hoạt động kinh doanh chứng khoán
Kiểm soát giá và mua bán trái phiếu
Xây dựng các mô hình quản lý, đánh giá hiệu quả danh mục chứng khoán.Đóng góp ý kiến xây dựng các quy trình kinh doanh chứng khoán
Thực hiện kiểm soát toàn diện đối với hoạt động môi giới hàng hóa tươnglai Kiểm soát rủi ro lãi lỗ theo thời gian thực đến từng tài khoản của kháchhàng, kiểm soát và đanh giá lại hạn mức cho các khách hàng giao dịch hàng hóatheo từng quý
Nghiên cứu và triển khai phần mền giao dịch điện tử Jtrader với nhiều tiệních hữu dụng cho khách hàng và hệ thống kiểm soát giao dịch điện tử SARA củaTechcombank
Phát hiện và tư vấn chính sách quản trị rủi ro đối với sàn giao dịch cafeBCEC - ĐắcLắk của tỉnh ĐắcLắk
Nghiên cứu sản phẩm quyền chọn hàng hóa và phát triển sản phẩm phức hợpquyền chọn nói chung và cho khách hàng lớn như Vietnam Airlines…
Ủy ban ALCO của Ngân hàng thực hiện các cuộc họp định kỳ và bất thườngnhằm đánh giá rủi ro lãi suất Các quyết định điều chỉnh chính sách lãi suất củaTechcombank đều dực trên sự phân tích thấu đáo về môi trường kinh doanh, dựavào các công cụ kỹ thuật đo lường lãi suất…
Đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, Techcombank đã xây dựngcác công cụ theo dõi, giám sát và đảm bảo hàng ngày các tỷ lệ an toàn, bao gồm cả
tỷ lệ khả năng chi trả, mà các tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ theo quy định củaNgân hàng nhà nước cũng như chỉ tiêu thanh khoản nội bộ của Ngân hàng
2.2.1 Các phương pháp phân tích biến động tỷ giá ở ngân hàng Techcombank
2.2.1.1 Phương pháp phân tích kỹ thuật
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất bởi có sựtrợ giúp của máy tính và phần mềm xử lý thông tin được mua từ hang Bloomberg,nên cho kết quả nhanh và có độ chính xác cao
Tại NH Techcombank, sử dụng nhiều mô hình đồng thời để phân tích biếnđộng đồng thời đưa ra dự báo tỷ giá Đối với việc dự báo trong ngắn hạn thì môhình thường xuyên được đổi mới, trong cùng thời gian thường xuyên phải kết hợp
Trang 24nhiều mô hình với nhau để đưa ra kết luận có độ chính xác cao Mô hình thườngxuyên nhất mà NH hay sử dụng đó là mô hình MACD, MA, RSI Thông qua các
mô hình đó mà NH có thể xác định được các đường kháng cự, hỗ trợ các điểm quámua, quá bán để từ đó đi dự báo sự đổi chiều trong biến động tỷ giá
2.2.1.2 Phương pháp cảm nhận thị trường
Cảm nhận thị trường là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi cán bộ giao dịchtrên TTHĐ quốc tế Đó là sự tích lũy kinh nghiệm trong một thời gian dài khi trựctiếp theo dõi những diễn biến thị trường của mỗi chuyên viên rủi ro
Cho dù không phải thực sự dựa trên cơ sở khoa học, nhưng việc cảm nhận thịtrường cũng phải dựa trên những dấu hiệu nhất định của thị trường Các chuyênviên rủi ro hàng ngày theo dõi hành vi biến động tỷ giá để cảm nhận phản ứng củathị trường, từ đó đưa ra dự báo biến động tỷ giá Có thể nói việc cảm nhận thịtrường chính là sự phán đoán tương quan lực lượng cung cầu trên thị trường, nóđược sử dụng hàng ngày để dự báo biến động tỷ giá trong từng phiên giao dịch củathị trường hối đoái, phục vụ trực tiếp cho hoạt động đầu cơ tỷ giá trong ngày
2.2.1.3 Dự báo theo các thông tin kinh tế xã hội ảnh hưởng đến biến động tỷ giá
Cơ sở của phương pháp này đó là phải xem xét những tin tức tác động lênmột nền kinh tế là xấu hay tốt, nền kinh tế tăng trưởng có tốt hay không, có bềnvững hay không Khi có tin tức tốt thì tỷ giá đồng tiền nước đó có xu hướng tănglên bởi vì nó phản ánh giá trị đồng tiền nước đó, phản ánh sức mạnh kinh tế của mộtnước Khi đó tỷ giá thị trường sẽ tăng lên để phản ánh đúng hơn giá trị thực Ngượclại, khi có thông tin xấu thì tỷ giá đồng tiền nước đó sẽ có xu hướng giảm xuống, tỷgiá thị trường sẽ giảm xuống để phản ánh đúng hơn giá trị thực
Có hai loại tin tức cơ bản cần quan tâm đó là:
Thứ nhất, nhóm thông tin theo lịch, thông thường đó sẽ là những thông tintheo tháng, được cập nhật theo ngày giờ xác định
Thứ hai, nhóm thông tin mang tính đột xuất Đây là những thông tin tạo ra sựbiến động mạnh nhất trong biến động tỷ giá Vì vậy, yêu cầu đặt ra là khi có những thôngtin mang tính đột xuất thì cần phải nhanh chóng đối phó nếu có những diễn biến bất lợixảy ra để giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại mà NH phải gánh chịu
Trang 25CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO SỰ
BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
3.1 Diễn biến tỷ giá trên thị trường hối đoái từ năm 2008 đến 2011
Năm 2008
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá"với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô,cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá
đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử
Giai đoạn đầu (từ 1/1 đến 25/3/2008): tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn
Tỷ giá liên ngân hàng liên tục sụt giảm từ mức 16.112 đồng/USD xuống15.960 đồng/USD, mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD Trên thị trường tự do, USDdao động từ mức 15.700 đồng/USD đến 16.000 đồng/USD
Nguyên nhân:
Trang 26Thời điểm này đang gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển vềnước khá lớn.
Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệchlãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyểnqua VND Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tráiphiếu chính phủ Việt Nam (1.4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD đểphục vụ sản xuất kinh doanh Các ngân hàng thương mại lúc này cũng đẩy mạnhviệc bán USD
Trong khoảng thời gian này, chính phủ và NHNN cũng đẩy mạnh việc kiểmsoát lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8.25%/năm(tháng 12/2007) lên 8.75%/năm (tháng 2/2008) NHNN không thực hiện mua ngoại
tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá từ 0.75%/nămlên 1%/năm trong ngày 10/3/2008
Việc chính phủ tăng lãi suất cơ bản lên 8.75%/năm đã có tác động làm tỷ giátăng nhẹ đến đến ngày 3/3 thì tỷ giá bắt đầu giảm từ 15,805 đồng/USD xuống15,519 đồng/USD vào ngày 11/3 Đến ngày 10/3/2008 khi NHNN tăng biên độ tỷgiá thì tỷ giá bắt đầu tăng đến ngày 28/3/2008 thì tỷ giá bắt đầu giảm xuống và có
xu hướng ổn định trong khoảng gần 2 tháng, rồi tỷ giá bắt đầu đi lên
Giai đoạn 2 ( từ 26/3- 16/7/2008: tỷ giá tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn
sốt USD trên thị trường cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đểu và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng
6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/6, cách hơn 2,600 đồng/USD
so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng/USD, sau đó dịu lạikhi NHNN nới biên độ từ +/-1% lên =/-2% (27/6) và kiểm soát chặt các bản thu đổi
Nguyên nhân:
Do tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăngnhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ Nhu cầu ngoại tệ trả cáckhoản nợ của doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao, tăng nhập khẩu vàng dochênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế
Nhà ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu chínhphủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản trên thị trường thếgiới đầy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD)
Trang 27Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép vay ngoại tệ đối với cácdoanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phépvay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu)giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường.
Giai đoạn 3 (từ 17/7- 15/10/2008): tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào ổn định
Tỷ giá giảm mạnh từ 19,400 đồng/USD xuống 16,400 đồng/USD và giaodịch bình ổn quanh mức giá 16,600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8-11
Nguyên nhân:
Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng.Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử ,NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thịtrường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm
Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình
ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bánngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USDthông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuấtkhẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn
Sau khi NHNN nới biên độ vào ngày 27/6/2008, kết hợp với những chínhsách nhằm bình ổn tỷ giá thì tỷ giá có xu hướng ổn định và xu hướng ổn định kéodài cho tới cuối tháng 10
Giại đoạn 4 (từ 16/10- hết năm 2008): tỷ giá tăng trở lại.
Tỷ giá tăng đột ngột từ mức 16,600 đồng/USD lên mức cao nhất 16,998đồng/USD sau đó giảm nhẹ Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá Tuy nhiên cunghạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%trong ngày 17/11/2008, tăng tới mức 17,440 đồng/USD
Nguyên nhân:
Trong khoảng thời gian từ tháng 10-11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnhviệc bán chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD) cổ phiếu (100 triệuUSD) Nhu cầu mua ngoại tệ của khối đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảmbảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc Nhu cầu mua USD của các ngân hàngnước ngoài cũng tăng mạnh ( khoảng 40 triệu USD/ ngày)
Trang 28Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phépnhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu(do USD là đồng tiền thanh toán chính).
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một
Hình 5: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2009
Trang 29Giai đoạn 1 (từ 01/01-24/11/2009) : tỷ giá liên tục tăng.
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do
Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17,450 –17,700 đồng/USD, cách giá trần khoảng 0-200 đồng, còn TTTD cao hơn tỷ giá liênngân hàng khoảng 100 đồng Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường daođộng trong khoảng 18,180 đến 18,500 đồng/USD, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trầncủa ngân hàng nhà nước trong khoảng 10 ngày sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ3% lên 5%, tuy nhiên từ 9/4 tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ daođộng 200-600 điểm so với giá trần Từ tháng 10 đến 25/11/2009 tỷ giá biến động rất
dữ dội từ 18,545 – 19,300 đồng/USD có lúc đạt đỉnh, biến động tỷ giá rất dữ dội, cóngày tăng 200-300 điểm Chỉ đến khi NHNN cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thịtrường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1200-1500 điểm so với giá trần
Nguyên nhân:
Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá của người dân
Có hiện tượng doanh nghiệp vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ, nhưng muasẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng Chính lượng đặt mua nhiều của doanh nghiệpkhiến cầu ngoại tệ tăng Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và ngườidân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ
NHNN mở rộng biên độ dao động tỷ giá trong tháng 3 từ 3% lên 5%
Chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế khiến nhu cầu USDtăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng
Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng tiềnđồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theochủ trương của chính phủ nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng khôngmuốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng Đây là một tác động thiếu tích cựckhông mong muốn khi triển khai gói kích cầu
Ngoài ra, còn có 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mạilớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn,…
Giai đoạn 2 (25/11 đến hết năm 2009)
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức giá 18,500 đồng/USD, về sát mức giá trầnNguyên nhân: do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có
sự giúp sức của các NHTM đã làm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động
Trang 30Năm 2010
Hình 6: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2010
Giai đoạn 1 (quý 1 năm 2010): giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn
tỷ giá chính thức
Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hốicuối năm 2009, tỷ giá trên TTTD đã dần hạ nhiệt, tuy nhiên sự chênh lệch tỷ giátrên TTTD và chính thức vẫn khá cao, khoảng 1000 đồng/USD giao dịch cho đếnnhững ngày đầu tháng 2 Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ17,941 lên 18,554 đồng Động thái này của NHNN vào những ngày giáp tết, thờiđiểm cung ngoại tệ thường dồi dào đã giúp cho giá USD trên thị trường tự do tiếptục giảm xuống sát với tỷ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý 1 năm 2010
Nguyên nhân:
Mặc dù nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này được cho là khá dồi dào,nhưng tỷ giá tăng nhanh trong tháng 3, gần như sát tiệm cận với tỷ giá bán ( trần ởmức 19,100 đồng/USD) Diễn biến này được cho là bắt nguồn từ việc các doanhnghiệp có nguồn thu từ xuất khẩu có xu hướng găm giữ USD để sử dụng khi cầnthiết, gửi vào ngân hàng lãi suất rất thấp (lúc đó là 1% cho các tổ chức kinh tế),trong khi lo lắng có thể khó tiếp cận USD hoặc rủi ro tỷ giá khi có nhu cầu trongtương lai
Trang 31Do lãi suất cho vay bằng VND khá cao (14-18%) trong khi lãi suất cho vaybằng USD lại ở mức thấp (6-7,5%), nên đã dẫn đến một hiện tượng đó là các doanhnghiệp thay vì vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn
và kỳ vọng tỷ giá ổn định Nó đã gây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trườngngoại hối trong các quý còn lại của năm 2010 khi các doanh nghiệp đến hạn phải trảtín dụng ngoại tệ cho ngân hàng
Giai đoạn 2 (quý 2 năm 2010): tỷ giá giảm và rời mốc trần tỷ giá theo quy
định của NHNN
Thị trường ngoại hối của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong 4tháng sau một thời gian dài căng thẳng Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đếnnay, các NHTM đã bắt đầu tự cân đối được cung cầu ngoại tệ và thậm chí bán ngoại
tệ cho NHNN Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu muangoại tệ được đáp ứng đủ Vì vậy giá USD liên tục giảm ngay từ đầu tháng 4, sau
đó tiếp tục ổn định ở mức dưới 19000 đồng cho đến gần hết tháng 6
Nguyên nhân được cho là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầuUSD không biến động nhiều
Cung USD: tăng mạnh do chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá cao,cộng thêm tỷ giá tại NHTM tương đối ổn định dẫn đến một thực tế là các doanhnghiệp đi vay bằng USD rồi chuyển sang VND Tiếp đó là các biện pháp hànhchính liên quan đến quản lý thị trường ngoại tệ của NHNN như kết hối ngoại tệ,giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vayngoại tệ…) Bên cạnh đó, luồng vốn giải ngân FDI, luồng vốn đầu tư gián tiếp, vàODA giải ngân trong quý 1 năm 2010 tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước cũnglàm cung ngoại hối tăng lên
Cầu USD không có nhiều biến động Diễn biến này xuất phát sau khi NHNNcho phép thực hiện vay ngắn hạn theo lãi suất thỏa thuận, lãi suất VND có xu hướngtăng cao dao động quanh mức 10-14,49% thậm chí lên tới 11,5-11,99% khiến ngườidân có xu hướng gửi tiết kiệm VND, đầu cơ vào vàng và USD xu hướng giảm, giávàng trong nước có xu hướng giảm góp phần làm giảm sức ép cầu USD
Giai đoạn 3( quý 3-4 năm 2010): USD tự do biến động mạnh vượt giá USD
trên thị trường chính thức
Trang 32NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% vào ngày18/8/2010 Sau một thời gian ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnhbắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục tăng trong tháng 8 khi đạtmức 19,300 đồng/USD vào ngày 17/8- một ngày trước khi NHNN bất ngờ điềuchỉnh tỷ giá liên ngân hàng Như vậy trong vòng chưa đầy 1 năm NHNN đã 3 lầnđiều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng và VND mất khoảng 10,5%.
Nguyên nhân của những điều chỉnh:
Áp lực cầu ngoại tệ trên thị trường tăng trong tháng 7 và 8 do một sốnguyên nhân: có thể do thời điểm đáo hạn các khoản tín dụng ngoại tệ mà cácdoanh nghiệp đi vay trong những tháng đầu năm dẫn đến nhu cầu mua USD tăng,nhu cầu nhập khẩu cuối năm thường tăng cao nên doanh nghiệp có xu hướng thugom ngoại tệ đề phòng ngoại tệ khan hiếm, giữa tháng 6 NHNN đưa ra yêu cầukiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu nhữngmặt hàng thiết yếu mà trong nước đã sản xuất được Tiếp đó lãi suất USD có xuhướng tăng, trong khi lãi suất VND có xu hướng giảm Ngoài ra khi giá USD tăngcao thì người dân lại đổ xô đi mua USD do lo sợ USD lại tăng
Cầu USD tăng cao thì cung USD có sẵn trên thị trường lại không dồi dào.Mặc dù cán cân tổng thể là thặng dư do nguồn vốn FDI, kiều hối dồi dào nhưnglượng có sẵn trên thị trường hay tại NHTM lại hạn chế
Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng vào 18/8 giá USD trên thịtrường tự do dao động khá ổn định quanh mức 19,500 đồng/USD Tuy nhiên vàocuối tháng 9, USD trên thị trường tự do bắt đầu tăng giá và kéo dài cho đến tận cuốitháng 10 Và tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21000 trong tháng 11/2010 song songvới việc giá vàng trong nước và thế giới lập kỷ lục
Trang 33Năm 2011
Hình 7: diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức năm 2011
Sau một thời gian dài kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18.932đồng/USD, khiến chênh lệch thị trường chính thức và thị trường tự do bị đẩy lên tới2000-3000 VND/1 USD, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàngthêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch xuống ±1% từ ngày 11/2/2011
Việc điều chỉnh tỷ giá đã không tạo cú sốc quá lớn đến thị trường ngoại hối,bởi động thái này đơn giản chỉ là chính thức hóa và phản ánh lại diễn biến tỷ giá đã
bị kìm nén từ năm 2010, khi giá trị VND chịu quá nhiều sức ép giảm giá do thâmhụt thương mại dai dẳng, lạm phát trong nước ở mức cao, dự trữ ngoại hối mỏng và
kỳ vọng mất giá tiền đồng cao hơn
Với việc thu hẹp biên độ giao động còn +/-1% và thay đổi tỷ giá liên ngânhàng hàng ngày, việc điều hành tỷ giá của NHNN sẽ linh hoạt hơn, thay vì điềuhành “giật cục” (giữ nguyên tỷ giá trong thời gian dài và điều chỉnh đột ngột) dễdẫn đến tâm lý bất ổn trên thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối và tỷ giá biến động mạnh trong hơn 3 tháng đầu nămnhưng đã ổn định trở lại, những ngày đầu tháng 8 biến động tăng nhưng chủ yếu dotác động của giá vàng thế giới
Trang 34Tỷ giá trong quý 3 chịu nhiều áp lực từ tình hình tăng trưởng tín dụng ngoại
tệ đột biến trong các tháng đầu năm, từ diễn biến giá vàng và từ chủ trương hạ mứclãi suất đồng nội tệ của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao Tuynhiên, tính trong toàn quý, đồng nội tệ chỉ giảm giá chính thức 0,05% so với đồngUSD Việc giữ vững được tỷ giá trong các tháng gần đây được hỗ trợ bởi tình hìnhcán cân thanh toán tổng thể của đất nước luôn trong trạng thái thặng dư: mặc dù cáncân thương mại thâm hụt, nhưng cán cân vốn đạt thặng dư lớn Ngoài ra, kết hợpvới các động thái quản lý mạnh tay đối với thị trường ngoại hối tự do lẫn chính thức
để điều hướng dòng ngoại tệ trong nước, Chính phủ đã thành công trong thực hiệncông tác tuyên truyền
Có thể nói, việc quan tâm và tính toán đến những ảnh hưởng xuất phát từ yếu
tố kì vọng của người dân trong các quá trình diễn biến kinh tế-tài chính đang là mộtbước tiến mới trong việc thiết kế và thực thi chính sách của Chính phủ, bởi trênthực tiễn, vận hành nền kinh tế không chỉ có các biến số kinh tế vĩ mô mà còn cầnhòa hợp được tác động của các yếu tố kì vọng và hành vi cá nhân Nhờ đó, tỷ giámua-bán của các ngân hàng thương mại trong tháng 7 có nhiều thời điểm thấp hơn
tỷ giá bình quân liên ngân hàng Tính đến cuối ngày 30/09/2011, tỷ giá bình quânliên ngân hàng được công bố ở mức 20.628 VND/USD, trong khi tại Vietcombank
tỷ giá mua vào được niêm yết 20.830 VND/USD, tỷ giá bán ra 20.834 VND/USD.Trong những tuần đầu tháng 10 của quý 4, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục tiếnhành 5 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.678VND/USD,tăng 50 đồng so với mức 20.628VND/USD được duy trì trong hơn 1 tháng trước đó
Sự mất giá nhẹ 0,24% của đồng nội tệ được nhìn nhận mang nhiều ý nghĩa tích cực,trấn an dân chúng về khả năng ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, trong bốicảnh những sức ép của việc giảm lãi suất tiền đồng và diễn biến của giá vàng và giáUSD trên thị trường tự do vẫn còn cao Theo ước tính, dự trữ ngoại tệ của Việt Namhiện nay khoảng 15 tỷ USD Nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn ổn định,không có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản
3.2 Ứng dụng mô hình VAR trong phân tích dự báo tỷ giá USD/VND
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các biến số không chỉ đơn thuần chỉtheo một chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trongnhiều trường hợp nó còn ảnh hưởng ngược lại Do đó mà ta phải xét ảnh hưởng qua
Trang 35lại giữa các biến này cùng một lúc Chính vì thế mô hình kinh tế lượng phải xét đếnkhông phải là mô hình một phương trình mà là mô hình nhiều phương trình
Tuy nhiên, để ước lượng được các mô hình này ta phải đảm bảo rằng cácphương trình trong hệ được định dạng, một số biến được coi là nội sinh (biến màgiá trị được xác định bởi mô hình, là biến ngẫu nhiên) và một số biến khác được coi
là ngoại sinh hay đã xác định trước ( ngoại sinh cộng với nội sinh trễ) Việc địnhdạng này thường được thực hiện bằng cách giả thiết rằng một số biến được xác địnhtrước chỉ có mặt trong một số phương trình Quyết định này thường mang tính chủquan và đã bị Christopher Sims chỉ trích Theo Sims, nếu tồn tại có mối quan hệđồng thời giữa một số biến thì các biến này phải được xét có vai trò như nhau, tức làcác biến xét đến đều là biến nội sinh Dựa trên tinh thần đó mà Sims đã xây dựng
mô hình vector tự hồi quy VAR
3.2.1 Lý thuyết mô hình VAR
Mô hình VAR (Vector autoregressive models) là mô hình vector các biến số
tự hồi quy Mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của biến số này vàgiá trị trễ của các biến số khác
Mô hình VAR dạng tổng quát:
t t t
mt
Y Y Y Y
t t t
mt
u u u u
Trang 36hình có k biến thì sẽ có '
t Y
phải ước lượng càng tăng
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mô hình VAR: không cần xác địnhbiến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh, hay ta có thể sử dụngphương pháp OLS cho từng phương trình riêng rẽ thì mô hình VAR còn vướng phảimột số hạn chế
-Do trọng tâm mô hình được đặt vào dự báo nên VAR ít phù hợp cho phântích chính sách
-Khi xét đến mô hình VAR ta còn phải xét đến tính dừng của các biến trong
mô hình Yêu cầu đặt ra khi ta ước lượng mô hình VAR là tất cả các biến phảidừng, nếu trong trường hợp các biến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để đảmbảo chuỗi dừng Càng khó khăn hơn nữa nếu một hỗn hợp chứa các biến có tínhdừng và các biến không dừng thì việc biến đổi dữ liệu không phải dễ dàng
-Khó khăn trong việc chọn khoảng trễ thích hợp Giả sử mô hình VAR bạnđang xét có ba biến và mỗi biến có 8 trễ đưa vào từng phương trình Như xem xét ởtrên thì số hệ số mà bạn phải ước lượng là 3 8 3 75 2 Và nếu ta tăng số biến và sốtrễ đưa vào mỗi phương trình thì số hệ số mà ta phải ước lượng sẽ khá lớn Ngoài ra,khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ còn được thể hiện ở chỗ nếu ta tăng độ dàicủa trễ sẽ làm cho bậc tự do giảm, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng
Phương pháp ước lượng mô hình VAR:
-Xét tính dừng của từng biến trong mô hình Nếu chưa dừng thì sử dụng kỹthuật lấy sai phân để đưa các chuỗi về dừng
-Lựa chọn khoảng trễ phù hợp
-Xem xét mức độ phù hợp của mô hình chạy ra (bằng việc kiểm định tínhdừng của chuỗi phần dư Nếu phần dư của mô hình dừng thì mô hình nhận đượcphù hợp với chuỗi thời gian và ngược lại)
-So sánh các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp nhất
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM
Trước khi đi vào mô hình vector hiệu chỉnh sai số, ta sẽ xem qua một số kháiniệm liên quan như hồi quy giả mạo, đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số
Trang 37Hồi quy giả mạo.
Khi hồi quy với các chuỗi thời gian, có thể kết quả hồi quy là giả mạo do cácchuỗi này có cùng xu thế Điều này thường xảy ra trong kinh tế Ước lượng các hệ
số hồi quy không phải chỉ chịu ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc màcòn bao hàm xu thế
nhiên khi kiểm định tính dừng của hai chuỗi dữ liệu này ta thấy cả hai đều khôngdừng Do vậy kết quả hồi quy là giả mạo Như vậy việc hồi quy các chuỗi khôngdừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo Để khắc phục hồi quy giả mạo, người ta đưthêm biến xu thế vào mô hình, tuy nhiên việc đưa biến xu thế vào mô hình chỉ chấpnhận được nếu biên này là phi ngẫu nhiên
Đồng tích hợp
Như trên đã đề cập, việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫnđến kết quả hồi quy giả mạo.Tuy nhiên, Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kếthợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và cácchuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng tích hợp Kết hợp tuyến tính dừngđược gọi là phương trình đồng tích hợp và có thể được giải thích như mối quan hệcân bằng dài hạn giữa các biến Nói cách khác, nếu phần dư trong mô hình hồi quygiữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy là thực
và thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình Và nếu như
mô hình là đồng tích hợp thì sẽ không xảy ra trường hợp hồi quy giả mạo, khi đócác kiểm định dựa trên tiêu chuẩn t và F vẫn có ý nghĩa Có nhiều phương phápkiểm định mối quan hệ đồng tích hợp: kiểm định Engle- Granger, kiểm địnhCRDW, VAR của Johasen,…
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM
Khi hồi quy mô hình với các biến là chuỗi thời gian thì yêu cầu đặt ra là cácchuỗi này phải dừng Trong trường hợp chuỗi chưa dừng thì ta phải lấy sai phân củachúng cho đến khi có được chuỗi dừng Tuy nhiên, khi mà ta hồi quy các giá trị saukhi đã lấy sai phân có thể bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ giữa cácbiến Chính vì thế khi hồi quy những mô hình đã lấy sai phân phải có thêm phần dư
e Ví dụ đối với mô hình hai biến Y1và Y2ta có:
t t t
Y1 1 2 2 3 1
Trang 38Số hạng 3e t1chính là phần mất cân bằng Mô hình ước lượng sự phụ thuộc
Mô hình trên được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số ECM
Mô hình VECM là một dạng của mô hình VAR tổng quát, được sử dụngtrong trường hợp chuỗi dữ liệu là không dừng và chứa đựng mối quan hệ đồng tíchhợp
Mô hình VECM dạng tổng quát:
Giả sử ta có mô hình VAR: Y t A Y1 t1 A Y1 t2 A Y1 t p s t u t
Ta có thể viết lại như sau:
1 ( 1 2 ) 1 ( 2 )( 1 2 ) ( 1 )
t p t p t
t t
và '
t Y
tham số hiệu chỉnh, r()=r
3.2.2 Lựa chọn các biến cho mô hình
Với bộ số liệu theo tháng từ 2008:1 đến 2011:12 được lấy từ nguồn số liệucủa ngân hàng Techcombank, trang web của tổng cục thống kê: www:gso.gov.vn
Với bộ số liệu tỷ giá USD/VND theo ngày, bằng phần mềm SPSS ta xâydựng được các bộ số liệu tỷ giá trung bình theo tháng
Giả thiết ban đầu ta lựa chọn các biến: tỷ giá, xuất nhập khẩu ròng, đầu tưnước ngoài, đầu tư ngân sách, cpi Mỹ, cpi Việt Nam, giá vàng, giá dầu
Trang 39Bảng 1: Bảng kí hiệu cho các biến
Ta thực hiện lọc các biến có tương quan với nhau, bằng lệnh correlate trongSPSS ta có kết quả 4 biến EX, IB, GOLD, NEX là tương quan với nhau Mức độtương quan giữa các biến được thể hiện ở bảng dưới
Bảng 2: tương quan giữa các biến EX, IB, GOLD, NEX