Tóm tắt đề tài: Trong chuyên đề này, em sử dụng mô hình Logistic gồm các chỉ tiêu tài chính để ước lượng xác suất vỡ nỡ của các doanh nghiệp từ đó xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đi v
Trang 1Tóm tắt đề tài:
Trong chuyên đề này, em sử dụng mô hình Logistic gồm các chỉ tiêu tài chính để ước lượng xác suất vỡ nỡ của các doanh nghiệp từ đó xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đi vay vốn Sau đó, em xem xét độ phù hợp của mô hình bằng cách so sánh xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp trước và sau khi loại bỏ các doanh nghiệp trong một ngành để so sánh phần trăm chênh lệch Sau đó, em lần lượt thêm các chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu ngành vào mô hình Logistic nhằm xem xét tác động của chúng tới hạng của các doanh nghiệp trên
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài: 1
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1Rủi ro tín dụng 8
1.1.1Khái niệm rủi ro tín dụng 8
1.1.2Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng 8
1.1.3Phân loại rủi ro tín dụng 12
1.1.4Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 14
1.1.4.1Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 14
1.1.4.2 Các loại nợ 15
1.1.4.3 Tình hình tài chính, phương án của người vay và môi trường hoạt động của người vay 16
1.1.4.4 Đảm bảo tiền vay 16
1.1.4.5 Một số ngân hàng sử dụng phương pháp xếp hạng tín nhiệm để phản ánh rủi ro tín dụng 16
1.1.4.6 Tính đa dạng hóa trong tài sản của ngân hàng 16
1.1.5Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng 16
Trang 21.2Hoạt động xếp hạng tín dụng (xếp hạng tín nhiệm) các doanh nghiệp của các
NHTM 17
1.2.1Thế nào là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 17
1.2.2Mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng 17
1.2.3Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp 18
1.2.4Các mô hình xếp hạng tín dụng 20
1.2.4.1 Các mô hình điểm số 20
1.2.4.2 Mô hình về đo lường xác suất rủi ro vỡ nợ logistic 25
Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TECHCOMBANK 27
2.1Lịch sử hình thành 27
2.2Sứ mệnh tầm nhìn 2010 28
2.2.1Tầm nhìn 28
2.2.2Sứ mệnh 28
2.2.3Giá trị cốt lõi 28
2.3 Cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng 29
2.3.1Sơ đồ tổ chức 29
2.3.2Chức năng nhiệm vụ của Trung Tâm Chiến Lược rủi ro 29
2.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Trung Tâm 30
2.3.3.1 Phòng Chính sách tín dụng 30
2.3.3.2 Phòng Quản trị Danh mục tín dụng 30
2.3.3.3 Chức năng nhiệm vụ của Phòng mô hình 30
2.4Quy trình xếp hạng tín dụng trên phần mềm T24 31
2.4.1Các chỉ tiêu định tính 33
2.4.2Các chỉ tiêu định lượng 35
2.5 Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 43
Chương III ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC VÀO XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP ĐI VAY TẠI TECHCOMBANK 46
3.1Mô hình Logistic trong xếp hạng doanh nghiệp 46
3.2Áp dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng 100 doanh nghiệp của ngân hàng Techcombank 47
Trang 33.2.1Mô hình ước lượng 47
3.2.1.1 Mô hình 47
3.2.1.2 Kết quả xếp hạng tín dụng 100 khách hàng doanh nghiệp của Techcombank 54
a) Kết quả 54
b) Độ phù hợp của mô hình 59
c) Ứng dụng mô hình Logistic vào xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp 59
3.2.2Ước lượng tác động của ngành tới xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp 62
3.2.3Ước lượng tác động của yếu tố phi tài chính tới xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp 64
3.3 Nhược điểm của mô hình 65
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của đất nước thì các hệ thống ngân hàng đã đóng vai tròquan trọng không nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế đất nước hiện nay Cùng với xuhướng đó, số lượng các ngân hàng đã không ngừng gia tăng và ngày càng cạnh tranhgay gắt thông qua việc tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, không ngừng phát triển vàhoàn thiện chất lượng các dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh và mở rộngthị trường Như đã biết, ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với nghiệp vụ cơbản nhất là huy động vốn và cho vay vốn Trong đó, hoạt động tín dụng cho vay chiếmvai trò quan trọng nhất vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu cho ngân hàng song nó cũngtiềm ẩn không ít những thiệt hại nghiêm trọng Do đó, việc quản trị rủi ro tín dụngnhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện sống còn của mỗingân hàng thương mại
Sự phát triển kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đã dẫn đến một lượngnhu cầu rất lớn các doanh nghiệp đi vay tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanhnhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đó là một điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Tuynhiên, việc chọn lọc được các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt cùng với mức lãisuất hợp lý là một bài toán luôn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro tín dụng Một lờigiải được đưa ra cho bài toán này là xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp thông quaviệc ứng dụng mô hình Logistic đã mang lại không ít lợi ích cho công tác quản trị rủi
ro tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank được thành lập vàotháng 9 năm 1993, hiện nay là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam vềqui mô tổng tài sản với mô hình dịch vụ dẫn đầu về huy động tiền gửi và cho vay cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Trong những năm qua, cùng với nhu cầu cho vay phát triểnkhông ngừng, ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng vớimột đội ngũ có trình độ cũng như năng lực tốt kết hợp với phần mềm hiện đại nhằmđáp ứng nhu cầu tín dụng của Techcombank Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro tíndụng thông qua việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đi vay vốn vẫn còn bộc lộnhiều vấn đề bất cập Chính vì yêu cầu như trên, nên nhu cầu hoàn thiện công tác quản
Trang 6trị rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Đó là lý do em thực
hiện đề tài tốt nghiệp : “Mở rộng ứng dụng mô hình Logistic trong việc xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại Techcombank”
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng mô hình Logistic đánh giá rủi ro tín dụng
- Đánh giá việc ứng dụng mô hình đó phù hợp với tình hình thực tế
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : 100 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Techcombank
- Phạm vi nghiên cứu : các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, mô hình Logistic và cácphầm mềm liên quan
Nguồn số liệu
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đi vay vốn tại ngân hàng Techcombank
Kết cấu đề tài
Chương I : Cơ sở lý thuyết
Chương II : Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Techcombank
Chương III : Đánh giá việc ứng dụng mô hình Logistic vào việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đi vay vốn tại Techcombank
Trang 7Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của ThS.Trần Chung Thủy cùng với sự hỗ trợ của các anh, chị tại Sở giao dịch Techcombank đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo quan điểm toán tài chính “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những kết cụccủa biến cố không như chúng ta kỳ vọng” Chúng ta kỳ vọng một kết cục nhưng thực tếkết quả của kết cục đó lại xảy ra không như mong đợi do đó chúng ta lựa chọn quyếtđịnh không đúng gây tổn thất cho chính bản thân và xã hội
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng nhànước Việt Nam “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khảnăng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Bản chất của rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất củangân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụthể, ngân hàng cố gắng phân tích những thông tin đầu vào cần thiết của người đi vaysao cho độ an toàn là cao nhất Tất nhiên, ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấyrằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Tuy nhiên, việc dự báo chính xác các vấn đề sẽdiễn ra là điều không thể: khả năng hoàn trả tiền của người đi vay còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố
Do vậy, rủi ro tín dụng là điều khách quan và không thể tránh khỏi
1.1.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau nhưng xin tóm lại hainguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Để quản lýrủi ro tín dụng tốt thì cần xác định những nguyên nhân cụ thể cũng như cách thức gây
ra rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế
•Nguyên nhân khách quan
Trang 9Khi nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn
đó để thực hiện mục đích kinh doanh như đã định trước như: mua dây chuyền sản xuất,nhập khẩu nguyên vật liệu v.v… Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽkhông tránh khỏi những rủi ro không mong muốn, nằm ngoài dự định của nhà đầu tư
Rủi ro do nền kinh tế không ổn định
- Sự phát triển quá nhanh không thể lường trước được của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như trong nước nói riêng
Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp Nhưng hiên nay cùng với sự
đi lên của đất nước cơ cấu kinh tế nước ta đang dần có sự thay đổi ưu tiên phát triểncông nghiệp, song công nghiệp vẫn chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu cho nôngnghiệp Mà những ngành này chủ yếu lại phụ thuộc thời tiết ( như nuôi trồng lúa, bôngv.v chế biến thực phẩm và nguyên liệu v.v…) : mưa nắng thất thường cũng như khíhậu khắc nghiệt đều làm ảnh hưởng đến năng suất
Nước ta có một đường bờ biển kéo dài, ưu thế đó đã mang lại cho chúng ta nguồnthủy hải sản phong phú, dồi dào với giá rẻ Tuy nhiên, chính điều đó lại tạo bất lợi cho
ta khi gặp phải sự kiện bán phá giá vừa qua Ngành xuất khẩu dệt may lại gặp hạn chế
về hạn ngạch gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi không tiêu thụ được số sản phẩm
đã sản xuất, do đó không thể thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng gặp không ít khókhăn Giá thép trong nước ảnh hưởng mạnh đến giá thép thế giới Việc giá phôi théptrên thế giới tăng làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanhnghiệp trong nước cần tìm một nguồn cung rẻ Hiện nay, trên thị trường lại xuất hiệnloại thép cuộn cán nguội dải hẹp 1,5mm x 1,6 mm nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻnhưng lại có đặc tính kỹ thuật thấp Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại rất lớn vềngười và của khi sản phẩm thép được đưa ra thị trường sử dụng
- Rủi ro tất yếu do quá trình hội nhập kinh tế
Việc tự do hóa hội nhập nền kinh tế có thể rất dễ tạo ra nợ xấu do các doanh nghiệpkhông thể cạnh tranh với các hãng nước ngoài có công nghệ và dây chuyền sản xuấthiện đại cho ra những sản phẩm tốt với giá thành rẻ Ngoài ra các tổ chức tín dụng ví
Trang 10dụ như các ngân hàng thương mại cũng bộc lộ những yếu kém trong khâu quản lý cũngnhư các chính sách khuyến khích cho vay so với các ngân hàng trên thế giới Chính vìvậy các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ bị thu hút bởi các ngân hàng nước ngoàihơn là các ngân hàng trong nước Do đó, các ngân hàng trong nước sẽ đối mặt với cácnguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn vì chỉ cho vay tín dụng với các doanh nghiệp nhỏ sẽthường có rủi ro trong kinh doanh cao.
- Rủi ro do sự tấn công của các hàng hóa nhập lậu
Với hàng trăm km biên giới đường bộ và đường biển cùng với địa hình phức tạp,
đã tạo thuận lợi cho hàng hóa nhập lậu từ biên giới tràn vào Nói đến hàng hóa nhậplậu thì ai cũng nghĩ ngay đến hàng hóa Trung Quốc Hàng hóa nhập lậu với giá thành
rẻ và đa phần có tính độc hại cao Lợi dụng sự nghèo đói, kinh tế kém phát triển ở các
hộ gia đình biên giới hàng hóa nhập lậu tràn vào và đến nay đã tràn vào các thành phốlớn, người tiêu dùng lại ham giá rẻ nên ít chú ý và khó có thể kiểm chứng được chấtlượng Tình trạng này đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước Mộtkhi đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra mà khó thu lại được sẽ dẫn đến việc mất dần khảnăng trả nợ Ngân hàng đứng trước nguy cơ khó có thể thu hồi các khoản nợ này Cácmặt hàng như mỹ phẩm, quần áo, đồ chơi trẻ em, hàng tiêu dung, đồ điện tử v.v… làcác mặt hàng tiêu biểu cho hàng hóa nhập lậu
Rủi ro do môi trường pháp lý còn chưa thuận lợi.
- Do thủ tục pháp lý còn rườm rà
Thủ tục pháp lý nước ta hiện nay còn nhiều bước, tồn đọng nhiều vấn đề bất cậpdẫn đến làm chậm hoặc lỡ mất cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Điều nàygây tổn thất rất lớn về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp đi vay vốn
- Do sự thanh tra, giám sát kiểm tra chưa hiệu quả tại ngân hàng Nhà nước
Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn cho hệ thống chưa có cải thiệncăn bản về năng lực Trình độ của các cán bộ thanh tra còn chưa bắt kịp được nhu cầuphát triển của tình hình kinh tế, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệmới mà thanh tra ngân hàng còn chưa nắm bắt kịp Ngoài ra thanh tra còn hoạt động
Trang 11một cách thụ động theo kiểu giả quyết vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng dự đoán đểngăn chặn, phòng ngừa rủi ro.
•Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro từ phía người đi vay
- Sử dụng vốn sai mục đích cam kết trước với ngân hàng hoặc có thái độ làm chậm hay không có ý muốn trả nợ vay
Trong thực tế các doanh nghiệp sau khi vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng vớimục đích cam kết lúc đầu Việc vi phạm sai mục đích đã cam kết rất ít xảy ra Tuynhiên, một khi đã xảy ra vi phạm thì hậu quả rất nặng nề, nó còn làm ảnh hưởng uy tíncủa ngân hàng và các doanh nghiệp khác Trong trường hợp khác, người đi vay vẫn cóthể làm ăn đạt lợi nhuận tốt song vẫn không trả được nợ có thể là do họ có xu hướngchây ì, trễ nại và mong muốn kéo dài thời gian giữ vốn
- Khả năng quản lý, tổ chức kinh doanh kém
Các doanh nghiệp vay vốn với mục đích chủ yếu là mở rộng quy mô kinh doanhbằng việc tập trung vốn vào cơ sở vật chất như mua giây chuyền sản xuất, nhập khẩucác nguyên liệu chứ rất ít khi các doanh nghiệp chịu bỏ vốn để nâng cao tính chuyênnghiệp trong phương thức quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát, tổ chức Quy mô kinhdoanh càng ngày càng phình ra còn khâu quản lý lại không bắt kịp với tốc độ đó, điều
đó rất dễ dẫn đến nguy cơ phá sản các phương án kinh doanh có thể đã rất khả thi
- Kê khai tài chính doanh nghiệp thiếu minh bạch, rõ ràng
Quy mô nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, điều này cản trở cho việc đi vay vốncủa các doanh nghiệp Do đó, các báo cáo tài chính để nộp cho các ngân hàng có thể sẽkhông mang tính xác thực cao, mang nặng về hình thức Do vậy, khi các cán bộ tíndụng phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính
là phân tích trên cơ sở thiếu thực tế Đây cũng là một trong các nguyên nhân mà cácngân hàng nước ta hiện nay luôn coi phần tài sản thế chấp là chỗ dựa cuối cùng để xemxét việc cho doanh nghiệp vay vốn
Rủi ro từ phía người cho vay
Trang 12- Do cán bộ thiếu đạo đức cũng như trình độ chuyên môn
Nhân viên tín dụng sẽ phải xem xét hồ sơ của rất nhiều doanh nghiệp với rất nhiềungành nghề, nhiều vùng và có thể là nhiều Quốc gia khác nhau Do đó, việc thiếu trình
độ chuyên môn cũng như độ am hiểu thực tế môi trường khách hàng đang sống cũngnhư môi trường kinh doanh có thể sẽ dẫn đến đánh giá sai tình hình tài chính của doanhnghiệp Từ đó có thể dẫn đến các rủi ro như các doanh nghiệp có tiềm năng thì khôngđược vay vốn, còn những doanh nghiệp kinh doanh mờ ám, thiếu tính minh bạch lạiđược cấp phát vốn để sử dụng
Hiện nay còn xảy ra hiện tượng nhiều nhân viên tín dụng phối hợp với người đi vaynhằm nâng cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiềnngân hàng
Việc trình độ của các cán bộ tín dụng còn thấp thì có thể đi học thêm để năng caonhưng khi cán bộ tín dụng đã có dấu hiệu suy thoái về đạo đức mà lại giỏi về mặtnghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm cho nguồn tài chính của ngân hàng
- Do thiếu trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện vốn vay
Việc xem xét kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi cấp phát vốn là điềuquan trọng hàng đầu Tuy nhiên, không thể bỏ qua được khâu giám sát tình hình sửdụng vốn sau khi vay của doanh nghiệp Nhiều ngân hàng hiện nay đã có thái độ lơ làvới việc giám sát này Điều này có thể do sự ngại gây phiền hà cho các doanh nghiệp,hoặc do hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mang lại còn trì trệ, chưa đápứng kịp thời các thông tin từ phía ngân hàng đưa ra
Nói chúng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có những nguyên nhânkhách quan và có cả nguyên nhân chủ quan do các bên tham gia tín dụng Tuy vậy,ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng những biện pháp thích hợp để kiểm soát đượcnhững nguyên nhân chủ quan để nâng cao chất lượng tín dụng
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
• Rủi ro mất vốn.
Trang 13Rủi ro mất vốn là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ Bản chất của tín dụngngân hàng là ứng trước tiền cho doanh nghiệp hay người đi vay, sau một chu kỳ sảnxuất hoặc một kỳ luân chuyển hàng hóa thì khách hàng mới có tiền lãi để trả nợ ngânhàng Khoản ứng trước của tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro của tín dụng càng lớn.ngân hàng cho vay tín chấp thì mức độ rủi ro cao hơn so vay có tài sản thế chấp Trongtài sản thế chấp thì tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá dễ chuyển đổi ra tiền ít rủi rohơn tài sản thế chấp bằng bất động sản Trong hoạt động sinh lãi của ngân hàng, rủi ronày thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản kinh doanh.
Vì hơn 2/3 tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay và đầu tư, do đó nếu các khoảnnày không được hoàn trả, ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi Nếu số tiền thiệt hại nàyvượt quá vốn tự có của ngân hàng sẽ khiến ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năngthanh toán dẫn đến phá sản
• Rủi ro do sai hẹn
Là khoản cho vay mà khi đến hạn khách hàng vẫn chưa thu hồi vốn để trả nợ chongân hàng Thông thường trong trường hợp này thì khách hàng sẽ xin gia hạn thêmthời hạn trả nợ Nếu lý do của khách hàng đưa ra không được ngân hàng chấp nhận, họ
sẽ phải chịu lãi suất phạt Khoản thu hồi trễ hạn này ít nhiều sẽ làm đảo lộn kế hoạchkinh doanh của ngân hàng và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn
• Rủi ro lãi suất
Quá trình chuyển hóa tài sản của ngân hàng bao gồm việc huy động vốn và sử dụngvốn Kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài sản nợ thường không cân xứng với kỳ hạn
và độ thanh khoản của các tài sản có làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có thì khi lãi suất thịtrường thay đổi ngân hàng có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản Chúng ta đã biết, giá trịthị trường của tài sản có hay tài sản nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền Do
đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì tương ứng với mức chiết khấu của giá trị tài sảncũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ sẽ giảm xuống vàngược lại Do đó nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không tương xứng với nhau, ví
dụ tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản
có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với giá trị tài sản nợ
Trang 141.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụngnhằm tối thiểu hóa các thiệt hại có thể xảy ra Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi rotín dụng ngân hàng cụ thể hóa những dấu hiệu phát sinh chính trong hoạt động tíndụng, phản ánh rủi ro tín dụng
1.1.4.1Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn là nợ mà khách hàng không thể trả khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trênhợp đồng tín dụng với Ngân hàn, hoặc ngân hàng phát hiện ra doanh nghiệp sử dụngvốn sai với mục đích cam kết, hoặc tài sản thế chấp bị giảm giá trị, hoặc doanh nghiệp
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn
- Nợ quá hạn thông thường ( nợ có khả năng thu hồi cao )
Trang 15- Tốc độ tăng giảm của tỷ lệ trên : tỷ lệ càng cao, tốc độ tăng cho thấy rủi ro cao và
có xu hướng tăng và ngược lại
- Các khoản nợ quá hạn < 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định của Khoản 3 và Khoản 4
Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn thuộc từ 90 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn < 90 ngày theo thời hạn đó cơcấu lại
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 vàKhoản 4
Trang 161.1.4.3 Tình hình tài chính, phương án của người vay và môi trường hoạt động của
1.1.4.4 Đảm bảo tiền vay.
Đối với các doanh nghiệp có uy tín thấp hoặc hoạt động rủi ro cao thì cần có tàisản thế chấp mới có được hợp đồng tín dụng Từ đó, có thể nhận thấy tài sản thế chấpcàng cao thì khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp có rủi ro càng cao Tuy nhiên, có thểthấy tài sản thế chấp là một hình thức làm giảm tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng Vìvậy khi xem xét yếu tố tài sản thế chấp phải chú ý từng trường hợp kinh doanh cụ thể
1.1.4.5 Một số ngân hàng sử dụng phương pháp xếp hạng tín nhiệm để phản ánh rủi
1.1.4.6 Tính đa dạng hóa trong tài sản của ngân hàng
Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo lườngrủi ro tín dụng khác, gắn liền chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng,trích lập quỹ dự phòng v.v…
1.1.5 Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng
Từ các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng có thể thấy, nếu không xét đến khả năng tàichính hiện tại của doanh nghiệp thì cũng có rất nhiều các yếu tố bên ngoài cũng nhưbên trong nội tại ảnh hưởng rất lớn đến xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp Có thể mộtdoanh nghiệp đang làm ăn tốt, đạt đúng doanh thu đề ra nhưng doanh nghiệp đó lạiđang kinh doanh trong môi trường không ổn định, chỉ có tính chất nhất thời là cũng có
Trang 17nguy cơ vỡ nợ cao Nhìn nhận chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiệnnay đều có nguồn vốn tài trợ từ đi vay tương đối lớn so với vốn tự có, điều đó sẽ dẫnđến việc sai sót thông tin cung cấp cho ngân hàng Tuy có thể các quy trình tín dụng ởngân hàng được thực hiện đúng và đầy đủ, nhưng với một nguồn tin không chính xácthì việc cấp sai tín dụng cho doanh nghiệp sẽ làm xác suất vỡ nợ của ngân hàng tăngcao Hoặc trong nội tại ngân hàng, việc kém đa dạng các hợp đồng tín dụng là cũngảnh hưởng rất lớn, thiếu hụt sự bù đắp khi có xảy ra vỡ nợ.
1.2 Hoạt động xếp hạng tín dụng (xếp hạng tín nhiệm) các doanh nghiệp của các NHTM
1.2.1 Thế nào là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
- Theo công ty Moody’s thì “xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng và sự sẵnsàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhấtđịnh trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”
- Theo từ điển thị trường chứng khoán thì “xếp hạng tín nhiệm là cách ước tínhchính thức tín nhiệm từ trước đến nay của cá nhân hay công ty về khả năng chi trả baogồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tíndụng của cá nhân và công ty kinh doanh”
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: “xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp làđánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trongtương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác định được mức độ rủi ro của việctrả hay không trả được nợ trong tương lai”
1.2.2 Mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng
- Mục đích
Thống nhất các bước trong việc xây dựng bảng xếp hạng tín dụng khách hàng làdoanh nghiệp trên phần mềm T24 tại các hội sở , chi nhánh của Techcombank Tạo cơ
sở để xem xét đánh giá cấp tín dụng và quản lý khách hàng trong hoạt động tín dụng
từ đó đề ra các chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho các hoạt động tíndụng của ngân hàng
Trang 181.2.3 Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp
Dịch vụ xếp hạng doanh nghiệp đang trở thành dịch vụ phổ biến trên thế giới vàngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh Khicuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra hay nền kinh tế gặp khó khăn thì vai trò của xếp hạngtrở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết Ở Mỹ khi xảy ra cuộc tràn dầu mỏ thìngay lập tức xếp hạng của công ty đó bị đánh tụt Do lo ngại đồng yên tăng mạnh vàchi phí nguyên liệu cao có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng lợi nhuận của Toyota, tổchức Moody’s hạ một bậc mức xếp hạng tín nhiệm của tập đoàn chế tạo ô tô ToyotaMotor và các chi nhánh của hãng này xuống Aa3
Ở Việt Nam, vấn đề này đang dần được tiếp cận, nhưng ngân hàng Nhà nước đãtiến hành được 8 năm Hoạt động xếp hạng tín dụng cũng đang được áp dụng cho thịtrường tài chính nhưng chưa phổ biến nên một số doanh nghiệp và tổ chức tài chínhcòn chưa thấy được vai trò của hoạt động này
Cụ thể, công việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính của các báo cáo tàichính của doanh nghiệp và chỉ tiêu phi tài chính như quản trị điều hành, cơ cấu tổ chứccủa doanh nghiệp để đánh giá xếp hạng
Vậy tại sao dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đang trở nên ngày càng quan trọng và cầnthiết cho từng quốc gia cũng như các doanh nghiệp?
Đối với doanh nghiệp
- Nhiều thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt một mức xếp hạng tín dụng nhấtđịnh mới được gia nhập thị trường chứng khoán Ví dụ trên thị trường trái phiếu
Trang 19Samurai của Nhật Bản yêu cầu nhà phát hành phải đạt mức xếp hạng tín nhiệm tốithiểu là BBB theo hệ thống S&P thì mới được phép phát hành trên thị trường này.
- Nhằm thu hút cán nhà đầu tư tiềm năng: việc xếp hạng tín dụng có tác dụng rấtlớn đến bảo vệ các nhà đầu tư thông qua việc xếp hạng khả năng thanh toán và hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp Do đó, khi doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư từ bênngoài vào mà có công bố xếp hạng tín nhiệm sẽ kích thích các nhà đầu tư tham gia
- Giảm chi phí vay: các doanh nghiệp được xếp hạng càng cao thì chi phí lãi vaycàng giảm Mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư là lợi nhuận song họ cũng quan tâmđến rủi ro, họ sẵn sàng chấp thuận công cụ có lợi nhuận thấp nhưng biết chắc chắn rui
ro ít hay có khả năng thu hồi vốn cao
- Cải tiến hoạt động: việc được xếp hạng tín dụng là các tổ chức tín dụng đã chocác doanh nghiệp biết vị trí của các doanh nghiệp đang ở đâu, triển vọng phát triển củacác doanh nghiệp trong tương lai là gì cũng như rủi ro có thể gặp phải Trên cơ sở đó
đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh
- Ưu thế về giao dịch: một doanh nghiệp có thể sử dụng xếp hạng tín dụng đểthiết lập một chỉ số tín nhiệm tốt để nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo nên lợithế trong các giao dịch kinh tế Với doanh nghiệp là các nhà phát hành ( gồm: doanhnghiệp đang cổ phần hóa cần định giá trái phiếu, doanh nghiệp niêm yết chứng khoán,các tổ chức cần huy động vốn, các trung gian tài chính v.v…) có cơ hội lựa chọn cơcấu thời hạn và tổng giá trị phát hành một cách thích hợp Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm
là cơ sở cho các doanh nghiệp so sánh vị thế cạnh tranh của mình với các doanh nghiệpkhác
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Hiện nay, khi nền kinh tế Nước ta đã gia nhập WTO thì quan hệ giao thương vớicác Quốc gia, biên giới ngày càng được mở rộng Các đối tác nước ngoài muốn đẩymạnh kinh doanh ra nước ngoài đều phải thông qua một tổ chức xếp hạng tín nhiệmnào đó để xác định mức độ tín nhiệm và uy tín của đối tác trong nước trước khi có
Trang 20quyết định kinh doanh Dựa trên kết quả xếp hạng mà các nhà đầu tư nước ngoài đểthẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư hợp lý
Đối với nhà đầu tư trong nước
Xếp hạng cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư về tình trạng củadoanh nghiệp để có quyết định đầu tư đúng đắn mang lại lợi nhuận tối đa cho các nhàđầu tư Đối với các ngân hàng thì đây là cơ sở để quyết định cho vay, đánh giá mức độrủi ro của khoản cho vay và xây dựng các chính sách khách hàng đối với từng hạngkhách hàng theo kết quả xếp hạng cho phù hợp
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Xếp hạng tín dụng giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có những thông tin đểđánh giá được đối tượng quản lý của mình từ đó có chính sách điều hành hiệu quả.Đồng thời giúp các cơ quan quản lý có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để thúcđẩy sự phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói riêng vàtoàn bộ nền kinh tế nói chung đảm bảo môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh
Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả củanền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường chính phủ
1.2.4 Các mô hình xếp hạng tín dụng
1.2.4.1 Các mô hình điểm số
Hệ số nguy cơ phá sản Zscore
Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I Altman, trường kinh doanhLeonard N Stern, thuộc trường Đại Học New York Ông đã nghiên cứu hệ số này dựatrên việc nghiên cứu rất nhiều số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ Việc áp dụng
hệ số này chỉ dung với doanh nghiệp chứ không dùng cho các ngân hàng hay các công
ty đầu tư tài chính Ở Hoa Kỳ, kết quả từ chỉ số Z score đã dự đoán được tương đốichính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần Có khoảng 95%doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước khi sập tiệm một năm, nhưng tỷ
lệ này đã giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm Chỉ số Z này
Trang 21không chỉ được phát minh và sử dụng tại Mỹ mà nó còn được sử dụng trên hầu hết cácnuớc với độ tin cậy khá cao
Công thức tình hệ số nguy cơ phá sản là:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5
Trong đó:
A1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT/Tổng tài sản
EBIT = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Làm thế nào để tăng chỉ số Z để làm giảm nguy cơ phá sản??
Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số Abên trên Quan sát 5 chỉ số A, chúng ta có thể nhận thấy Tổng tài sản là mẫu số của 4chỉ số A1, A2, A3, A5 Do đó nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản trongkhi vẫn giữ được quy mô và hiệu quả hoạt động thì chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt Vì thếdoanh nghiệp cần phải kiểm tra thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động hoặchoạt động kém hiệu quả, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếptạo ra doanh số Nếu bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số
X nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số Thật vậy :
- Đối với những tài sản không có nợ hay nợ rất ít, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu động – tử số của A1 sẽ tăng lên Bên cạnh đóchi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng khi đó tử số của A2, và A3 sẽ tăng theo
- Đối với những tài sản đang bị nợ khi ta bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽkhông tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ tức mẫu số A4 sẽ giảm khi đó chi phí lãisuất và khấu hao cũng giảm theo Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của A2, A3
Trang 22sẽ tăng lên Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt Tức là vốn lưu động sẽhay tử số A1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó
Rõ ràng, việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng rất tốt đến
sự tăng trưởng của các chỉ số A Tuy nhiên, không phải tài sản nào bán đi cũng có thểtăng chỉ số Z Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử sốcủa chỉ số A5 và ảnh hưởng gián tiếp đến các tử số của A2, A3 Do đó doanh nghiệprất phải cẩn thận trong việc xem xét các loại tài sản nào bán đi sẽ thu lợi, tài sản nàonên để lại Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tháo tài sản đi
Để tăng tử số A2, A3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinhdoanh chính của mình, hay đôi khi là từ những kinh doanh không thường xuyên Làmsao bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ với giá chấp nhận được, quay vòng vốnnhanh…đó là những việc làm có tính sống còn mà công ty phải thực hiện
Để tăng A3 - Lợi Nhuận giữ lại, doanh nghiệp có thể chia cổ tức ít đi thì LợiNhuận giữ lại sẽ tăng lên Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quáthấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ có phản ứng xấu, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, tất yếu sẽ làmlàm giảm tử số của X4 dẫn đến giảm chỉ số Z
Để tăng A4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu, bằng cáchtăng thị giá cổ phiếu (đối với công ty đại chúng), hoặc tăng giá trị tài sản ròng (đối vớicông ty dạng khác) Tuy nhiên đây không phải là công việc có thể dễ dàng thực hiện
Có thể thực hiện một các đơn giản hơn là giảm bớt nợ Doanh nghiệp có thể dùng tiềnmặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu sử dụng giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động
sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận Một giải pháp tốthơn và thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản không hoạt động như đã trìnhbày ở trên
Cuối cùng, để làm tăng doanh số - tử số của A5, doanh nghiệp cần phải có tăngcường năng lực hoạt động kinh doanh của mình Doanh nghiệp cần phải quan tâm giữaviệc cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận thu được Nếu chi phí để tăng doanh số quácao, thì tử số A1, A2, A3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số A5 sẽ là không có ý nghĩa vìkhông thể bù đắp cho sự giảm của các chỉ số A1, A2, A3
Trang 23Tóm lại, để tăng chỉ số Z hay giảm khả năng vỡ nợ , tùy theo các trường hợp xảy
ra, chúng ta sẽ ra quyết định thực hiện một trong những giải pháp trên hoặc thực hiệnkết hợp nhiều giải pháp Tuy vậy, bất cứ giải pháp nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng khókhăn, doanh nghiệp phải “chắt góp” trong một thời gian Hãy luôn quan tâm đến chỉ số
Z và hành động ngay để tăng chỉ số này khi nó bắt đầu “mấp mé” ở khu vực cảnh báo
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để
có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2*A1 + 1.4*A2 + 3.3*A3 + 0.64*A4 + 0.999*A5
• Nếu Z <1.8: Công ty thuộc vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
• Nếu 1.8 ≤ Z < 2.99 Công ty thuộc vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z ≥ 2.99 Công ty thuộc vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Đối với Công ty chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z’ = 0.717*A1 + 0.847*A2 + 3.107*A3 + 0.42*A4 + 0.998*A5
• Nếu Z’ <1.23: Công ty thuộc vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
• Nếu 1.23 ≤ Z’ < 2.9: Công ty thuộc vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z’ ≥ 2.9: Công ty thuộc vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Đối với các Công ty khác:
Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình Công
ty Vì sự khác nhau rất lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được loại bỏ ra khỏi môhình Do đó công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:
Z’’ = 6.56*A1 + 3.26*A2 + 6.72*A3 + 1.05*A4
• Nếu Z <1.2 Công ty thuộc vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
• Nếu 1.2≤ Z’’ < 2.6 Công ty thuộc vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z’’ ≥ 2.6 Công ty thuộc vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Trang 24 Chỉ số Zeta
Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với dữ liệutài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phásản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản
Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:
A1= EBIT/ tổng tài sản
Tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các biến số của Zeta
A2 = Mức ổn định thu nhập
• Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của X1 trong vòng 5 đến 10 năm Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt
• Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài biến số tương tự để đo lường những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty Những biến số này có
ý nghĩa nhưng nó không được đưa vào mô hình
A3 = EBIT / Lãi vay
• Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn
• Lãi vay bao gồm lãi phải trả cho các tài sản thuê ngoài
A4 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản
A5 = Tài sản lưu động / Tổng tài sản
Trang 25A7 = Quy mô (tổng tài sản)
• Biến số này được điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong báo cáo tài chính
• Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa phân phối của biến
• Mô hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng và phát triển thành các
mô hình khác để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ ron thần kinh, mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường
1.2.4.2 Mô hình về đo lường xác suất rủi ro vỡ nợ logistic
Mô hình Logistic theo phương pháp Berkson
Phương pháp này xác định pi = = bằng cách tuyến tính hóa
Trang 26Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi Giả sử rằng mẫu có Ni giátrị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm của pi là
= Chúng ta dùng để ước lượng mô hình
= Ln( ) =
Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi(1-pi)
Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩn N(0,1/(Nipi(1-pi))) Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước lượng
của phương sai này: = Từ đây ta rút ra các bước sau đây:
Bước 1: Với mỗi Xi ta tính = , = Ln( ), và = Ni (1- )
Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:
Li* = β1 + β2 Xi* + vi
Trang 27Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TECHCOMBANK
2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Techcombank thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn khởi điểm là 20
tỷ đồng Tính đến nay, ngân hàng đã trải qua hơn 18 năm hoạt động, Techcombank đãtrở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổngtài sản lớn hơn 180.874 tỷ đồng
Techcombank có mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh vàcác thành phố trong cả nước Ngân hàng dự kiến phát triển đến cuối 2012 sẽ tiếp tục
mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên 360 địa điểm Ngoài ra,Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danhhiệu là ngân hàng dẫn đầu về ứng dụng công nghệ Hiện nay, Techcombank có đội ngũnhân viên lớn hơn 7.800 người, ngân hàng luôn luôn sẵn sang thực hiện mọi yêu cầu vềdịch vụ đối với mọi khách hàng
Trang 28- Xây dựng cho các cán bộ nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tốt nhất với nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển, có cơ hội đóng góp và tạo dựng sự nghiệp thànhđạt.
- Mang lại thu nhập hấp dẫn, lâu dài cho các cổ đông thông qua việc triển khai mộtchiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh cùng với áp dụng các phương thức quảntrị doanh nghiệp chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế
Trang 292.3 Cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng
2.3.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Bảng sơ đồ tổ chức tín dụng của Techcombank
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Trung Tâm Chiến Lược rủi ro
- Xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng và các chính sách văn bản tín dụng của
Techcombank
- Đánh giá rủi ro của các sản phẩm tín dụng do các khối Kinh doanh xây dựng; thực hiện vai trò Thư ký Hội đồng sản phẩm
- Xây dựng, cập nhật hệ thống uỷ quyền phê duyệt tín dụng trên toàn hệ thống
- Xây dựng các kỹ thuật quản trị danh mục, đề xuất cấu trúc danh mục và đặt các hạn mức cho danh mục tín dụng
- Giám sát đánh giá chất lượng danh mục tín dụng và đề xuất chính sách quản lý
- Xây dựng hệ thống báo cáo tín dụng
- Xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau của Techcombank
- Xây dựng các mô hình QTRR tín dụng khác như mô hình tính toán LGD, EAD, Pricing Models/Facilities Profitability ( mô hình tính giá cho khách hàng);
- Phối hợp với IT thực hiện việc tái cấu trúc và hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về tín dụng của ngân hàng
Trang 302.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Trung Tâm
- Đầu mối giải đáp thắc mắc và tập hợp ý kiến, phản hồi của các đơn vị nội bộ Techcombank liên quan đến các chính sách, văn bản tín dụng hiện tại, đề xuất thay đổi khi cần thiết
- Đánh giá được rủi ro của các sản phẩm tín dụng trước khi các Khối Kinh doanhtrình cấp phê duyệt sản phẩm
- Thực hiện vai trò Thư Ký Hội đồng sản phẩm
2.3.3.2 Phòng Quản trị Danh mục tín dụng.
- Thực hiện các báo cáo tín dụng
- Giám sát đánh giá trạng thái danh mục tín dụng và có các đề xuất về chính sách
- Quản trị danh mục tín dụng, đánh giá chất lượng danh mục tín dụng và đề xuất cấu trúc danh mục tín dụng
- Xây dựng các kỹ thuật quản trị danh mục và đặt các hạn mức cho danh mục
- Đảm bảo việc tuân thủ các quy định về han mức/ giới hạn tín dụng cho danh mục theo quy định
- Tham gia nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống dữ liệu ngân hàng
2.3.3.3Chức năng nhiệm vụ của Phòng mô hình.
- Xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau của ngân hàng
- Thu nhập và lưu trữ các thông tin phục vụ công tác xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để định kỳ xem xét đánh giá lại tính chính xác và hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng
Trang 31- Xậy dựng và triển khai các mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại khác như như mô hình tính toán LGD, EAD, Pricing Models/Facilities Profitability ( mô hình tính giá cho khách hàng)
Trang 32Trưởng/phó phòng giao
dịch
Trưởng/phó phòng kinh
doanh
Ban Giám đốc Chi nhánh
Ban Kiểm soát & HTKD
Hình 2: Quy trình xếp hạng tín dụng trên phần mềm T24
Lưu hồ sơPhê duyệt
Y
Trang 332.4.1 Các chỉ tiêu định tính
Thông tin về cơ cấu ban đầu lao động và sở hữu của doanh nghiệp
1 Có công ty nào khác sở hữu cổ phần của công ty không?
A Không
B Có
2 Có bao nhiểu lần thay đổi về công ty/ cá nhân có số tiền (số cổ phiếu) đầu tư lớn
nhất vào công ty này trong vòng 3 năm qua
3 Trong những thành viên chủ chốt sau, thành viên nào đã rời công ty trong vòng 12
tháng trở lại đây? ( có thể đánh dấu nhiều hơn 1 lựa chọn )
A Tổng giám đốc / giám đốc
B Giám đốc kinh doanh / Trưởng phòng kinh doanh
C Giám đốc kỹ thuật ( người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ và chất lượng sản phẩm công ty
D Giám đốc tài chính / Kế toán trưởng người đứng đầu bộ phận kế toán)
E Không có ai cả
Thông tin về người điều hành chính của doanh nghiệp
4 Chủ doanh nghiệp có người thân (vợ, con, cha, mẹ và anh em ruột thịt ) nắm giữ cổ
phiếu và tham gia vào điều hành không?
A Có
B Không
Hoạt động và nghiệp vụ kế toán /tài chính của doanh nghiệp
5 Các bằng cấp kế toán tài chính đã đạt được của kế toán trưởng / giám đốc tài chính
( người đứng đầu kế toán/ tài chính của công ty )
A Kế toán thuê ngoài là cá nhân
B Chứng chỉ kế toán/ tài chính quốc tế : ACA, ACCA CPA, CFA
C Đại học hoặc trên đại học
D Cao đẳng
Trang 34F Không có bằng kế toán / tài chính
G Kế toán thuê ngoài là công ty cung cấp dịch vụ kế toán
6 Kế toán trưởng/ giám đốc tài chính ( người đứng đầu bộ phận kế toán/ tài chính của
công ty) đã làm ở vị trí tại của công ty bao lâu:
B Kế toán được thuê ngoài
7 Công ty có sử dụng phần mềm kế toán không?
A Có
B Không
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
8 Công ty có hệ thống quy định, quy định hướng dẫn thể hiện bằng văn bản cho
những hoạt động của công ty không?
A Có
B Không
9 Qua việc đến thăm nhà xưởng hoặc văn phòng cơ quan của khách hang, anh chị
nhận thấy kho hàng và vật liệu được quản lý thế nào?
A Ngăn nắp, hợp lý, đúng tiêu chuẩn và được quản lý chặt chẽ với những nguyên tắc được định nghĩa rõ ràng bằng văn bản
B Không có quy tắc quản lý rõ ràng bằng văn bản nhưng hàng hóa vật liệu được sắpxếp cẩn thận, ngăn nắp hợp lý và đúng tiêu chuẩn
C Hầu hết vật liệu chưa được sắp xếp gọn gang
D Không áp dụng, nghành nghề kinh doanh của công ty không cần đến và không sử dụng kho hàng
2 Qua việc đến thăm nhà xưởng hoặc văn phòng cơ quan của khách hàng, anh/chị
nhận thấy việc tổ chức của văn phòng/nhà xưởng ra sao?
A Bố trí sản xuất và vận hành phù hợp với các quy định văn bản của công ty
B Bố trí sản xuất và vận hành một cách có tổ chức mặc dù không có quy định bằng văn bản
Trang 35C Có văn bản nhưng việc bố trí văn phòng/nhà xưởng chưa phù hợp với quy định của văn bản.
D Không có văn bản quy định, và văn phòng/nhà xưởng chưa được bố trí gọn gàng.E
3 Nhà máy của công ty được đặt ở đâu?
A Khu công nghiệp/cụm khu công nghiệp/khu chế xuất
B Thành phố hoặc thị xã
C Nông thôn hoặc miền núi
D Không áp dụng, công ty không có nhà máy
4 Mức độ tập trung của tài khoản thu của công ty:
A Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm dưới 25% khoản phải thu của công ty
B Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm từ 25% đến 50% khoản phải thu của công ty
C Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm từ 50% đến 70% tổng phải thu của công ty
D Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm trên 70% tổng phải thu của công ty
5 Tỷ trọng hàng xuất khẩu/Tổng doanh thu của công ty: … %
6 Tỷ trọng hàng nhập khẩu/Tổng doanh thu cua công ty: … %
Quan hệ với tổ chức tín dụng
7 Tổng dư nợ của công ty với tất cả các tổ chức tín dụng đang có quan hệ tín dụng
với công ty là bao nhiêu? … Triệu VNĐ
Trang 36- Y tế
Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêuSTT A Khả năng thanh khoản
1 Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
B Khả năng vay trả
4 Tỷ số vốn chủ sở hữu/TTS
5 Tỷ số nợ/ vốn CSH
6 Tỷ số Lợi nhuận gộp/Nợ phải trả
C Khả năng sinh lời
7 Tỷ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
D Năng lực hoạt động
10 Tỷ số doanh thu/tổng tài sản
11 Số ngày phải thu
12 Vòng quay hàng tồn kho
13 Tổng TS (triệu VND)
A Khả năng thanh khoản
Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tàisản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Do đó,
nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Công thức tính
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn