1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng đối với các NHTM còn đượ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Tín dụng 7
1.1.1 Khái niệm tín dụng 7
1.1.2 Phân loại tín dụng 7
1.2 Rủi ro tín dụng 8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 8
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 9
1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng 9
1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 10
1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan 10
1.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan 10
1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại 11
1.3.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng 11
1.3.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng 12
1.3.3 Sự cần thiết xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 12
1.3.4 Nội dung xếp hạng tín dụng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 15
1.3.4.1 Nguyên lý chung về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp .15
1.3.4.2 Một số phương pháp cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 16
1.3.4.3 Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 19
1.3.4.4 Hệ thống thứ hạng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 22
Trang 21.3.4.5 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 23
Kiểm soát và điều chỉnh xếp hạng tín dụng 24
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại 24
1.3.5.1 Các nhân tố chủ quan 24
1.3.5.2 Các nhân tố khách quan 26
1.4 Một số nghiên cứu và bài học đối với về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 26
1.4.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng tín nhiệm của Moody’s và S&P 26
1.4.2 Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I Altman 26
1.4.3 Mô hình Logistic 28
1.4.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng tín nhiệm của CIC 31
1.4.5 Bài học đối với xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 33
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank 34
2.1.3 Cơ cấu tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank 36
2.2 Thực trạng về hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank 37
2.2.1 Mục đích 37
2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng 38
2.2.3 Mô hình đánh giá, cho điểm và phân hạng khách hàng 39
2.2.4 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 41
2.2.4.1 Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp mới 41
Trang 32.2.4.2.Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng là doanh
nghiệp siêu nhỏ 42
2.2.4.3 Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng suy giảm 42
2.3 Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay của Maritime Bank 43
2.3.1 Những ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank 43
2.3.2 Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank 43
2.3.2.1 Những điểm hạn chế của Maritime Bank trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng 43
2.3.2.2 Những hạn chế của Hệ thống xếp hạng tín dụng của Maritime Bank 44
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 47
3.1 Mô hình logictis 47
3.2 Mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam 47
3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu 47
3.2.1.1 Chỉ tiêu phi tài chính 48
3.2.1.2 Chỉ tiêu tài chính 48
3.2.1.3 Thu thập dữ liệu 50
3.2.1.4 Phân tích thông kê về khách hàng doanh nghiệp của Maritimebank 50
3.3 Ước lượng 53
KẾT LUẬN 65
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BIỂU:
Biểu 1.1: Bảng ví dụ về hệ thống xếp hạng nội bộ 14
Bảng 1.2: Hệ thống ký hiệu XH của một số tổ chức xếp hạng 22
Bảng 2.1: Những chỉ tiêu cơ bản hoạt động kinh doanh của Maritime Bank 34
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank 2008 – 2010 35
Bảng 2.3: Danh mục tín dụng theo ngành 36
Bảng 2.4: Thang thứ hạng theo MSBRatings V2 40
HÌNH: Hình 1: Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp của Maritimebank theo ngành nghề 51 Hình 2: Tỷ trọng về quy mô doanh nghiệp 52
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tếViệt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao Đểđạt được những thành tựu đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng.Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có nhữngchính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối đa cácnguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất Việc tạo lập nguồnvốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh màcòn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọidoanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung Cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, Ngân hàng TMCP HàngHải (Maritimebank) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huyđộng vốn để cho vay Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vàảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế Trong đó, tín dụng làmột hoạt động kinh doanh quan trọng,mang lại nguồn lợi chính cho ngân hàng.Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạtđộng của ngân hàng Do đó, việc xếp hạng tín dụng là khâu đầu tiên, là điều kiệntiên quyết trước khi cho vay
Sau một thời gian thực tập, em thấy việc xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quantrọng đối với ngân hàng, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro,hiệu quả hơn trong việc
sử dụng nguồn vốn của xã hội Ngoài ra mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụngtuy mới ra đời thời gian gần đây nhưng đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới,và đãthể hiện được những ưu điểm của nó.Vì vậy em đã chọn đề tài:
“Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.”
Mục đích nghiên cứu
Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2010 đến 2015, Maritime Bank thamvọng trở thành một trong 5 Ngân hàng thương mại hàng đầu trọng hệ thống Ngânhàng Việt Nam Trong đó, khách hàng mục tiêu của Maritime Bank trong hoạt độngcấp tín dụng là hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với tham vọng lớn lao đó, Maritime bank cần phải vừa phát triển được hệthống khách hàng rộng lớn vừa đảm bảo quản trị được rủi ro tín dụng Tuy nhiên,
Trang 6thực tế triển khai trong hơn 1 năm qua, Maritime bank vẫn còn nhiều bất cập trongcông tác quản trị rủi ro tín dụng Với chuyên đề này em mong muốn cung cấp mộtcách nhìn khác đối với rủi ro tín dụng, bổ sung một số khuyết điểm của hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng Maritime.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê Sửdụng các tài liệu chuyên ngành, các bài báo kinh tế, thông tin từ nhiều nguồn…
Áp dụng các phần mềm tin học như Microsoft office, Eviews…
Phạm vi nghiên cứu
Chiến lược kinh doanh của Maritime Bank trong các năm tới là hướng vàohoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân và hoạt động tín dụng dụng kháchhàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cấp mới tín dụng khách hàng cá nhân Cùngvới chiến lược kinh doanh đó, hệ thống xếp hạng khách hàng của Maritime Bankchỉ tập trung vào xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Để phù hợp với thựctiễn hoạt động của Maritime Bank, đề tài nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi cáckhách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank
Kết cấu chuyên đề.
Chuyên đề gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phầnHàng Hải
Chương 3: Ứng dụng mô hình Logisstic vào xếp hạng tín dụng tại ngân hàngTMCP Hàng Hải Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Văn Thứ ,ban giám đốc và các anh chị tại sở giao dịch Maritimebank đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
và bên đi vay trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Có nhiều hình thức tín dụng như tín dụng thương mại,tín dụng nhà nước,tíndụng tiêu dùng,tín dụng thuê mua….ở trong khuôn khổ chuyên đề,chỉ xét tín dụngngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng
và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốctrong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, cònviệc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trênthị trường Tín dụng ngân hàng có ít nhất 1 bên tham gia là ngân hàng và đối tượngcho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ
- Tái chiết khấu
- Căn cứ vào thời hạn:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụngđược chia làm hai loại:
- Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hoá
Trang 8- Tín dụng tiêu dùng.
Căn cứ vào độ tín nhiệm đối với khách hàng: Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đốivới khách hàng, hay xác suất gặp rủi ro đối với khách hàng, việc phân loại hoạtđộng tín dụng được thực hiện dựa trên hoạt động xếp hạng tín dụng
Căn cứ vào khách hàng: Khách hàng là doanh nghiệm, Khách hàng là Hộ giađình và Cá nhân, Khách hàng là Đơn vị hành chính sự nghiệp, đoàn thể, Kháchhàng nước ngoài
Căn cứ vào loại đồng tiền: Cho vay bằng VND, Cho vay bằng ngoại tệ
Căn cứ vào ngành kinh tế: Tín dụng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, Tíndụng khu vực công nghiệp – xây dựng , Tín dụng khu vực dịch vụ – du lịch …Căn cứ vào hình thức bảo đảm: cấp tín dụng có tài sản bảo đảm, cấp tín dụngkhông có bảo đảm bằng tài sản, tín chấp
1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa về rủi ro tín dụng trên thế giới
Trong tài liệu “Financial Institutions Mangement – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàngcấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tínhmang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả sốlượng và thời hạn
Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy
ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãitheo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giácủa khoản vay mà khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (BankManagement, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, page 107)
Có ý kiến lại cho rằng : Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngânhàng phải gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng khôngtrả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụngvới bất kỳ lý do nào
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất tức là khảnăng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay
dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất Cách hiểu này sẽgiúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, tríchlập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
Trang 91.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Tùy thuộc vào mục đích phân loại, chúng ta có nhiều cách phân loại rủi ro
tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân rủi ro:
Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh rủi ro:
- Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trìnhđánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngânhàng); rủi ro đảm bảo (rủi ro có liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như mức chovay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo); rủi ro nghiệp vụ ( rủi ro liên quan đếncông tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề)
- Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do nhữnghạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ronội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn,lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quánhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lýnhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao)
1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặcđiểm của rủi ro tín dụng là vô cùng cần thiết Rủi ro tín dụng có những đặcđiểm cơ bản sau:
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, tức là luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tíndụng của ngân hàng: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng khôngthể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làmcho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng Kinh doanh ngânhàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt lợi nhuận tương ứng
Trang 10Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng,phức tạp của nguyên nhân, hình thức hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trung củahình thức tài chính kinh doanh tiền tệ Đo đó phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụngphải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả
do rủi ro tín dụng đem lại để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp
Rủi ro mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giaoquyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặpnhững tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn Nói cách khác những rủi rotrong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi rotín dụng của ngân hàng
1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan
Do những bất ổn của tự nhiên như thiên tai, bệnh dịch, …
Do tình hình an ninh,chính trị trong nước và trong khu vực bất ổn
Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cânthanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường
Do những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ vượt quá tầmkiểm soát của người vay lẫn người cho vay
1.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan
a Từ phía Ngân hàng:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuậndẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vàomột doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó
- CBTD không thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay, dẫn tới đánh giá khôngđầy dủ, chính xác về khách hàng trước khi cho vay hoặc không kiểm tra, giám sátchặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng
- Thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác
- Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ NH nhiều khi chưabắt kịp với cơ chế thị trường luôn luôn biến động, dẫn đến hạn chế trong quản lýcác món vay
- CBTD thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai nguyên tắc
b Đối với người đi vay:
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa sốcác doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể,
Trang 11khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngânhàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hếtsức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanhnghiệp khác.
- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng
để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chấtchứ ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giámsát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình
ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương
án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản,nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách
kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Dovậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉmang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phântích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp,thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàngvẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chốngrủi ro tín dụng
Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyênnhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng Tuynhiên, nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng tín dụng, và đây cũng là những nguyên nhân mà ngân hàng hoàn toàn cóthể kiểm soát được nếu có những biện pháp thích hợp
1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng (đối với các NHTM còn được gọi là Xếp hạng tín dụng nội
bộ) là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính;
hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đápứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thayđổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay
1.3.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng
Trang 12Xếp hạng khách hàng chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản lànguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD(Probability of Default) Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứtrong vòng 5 năm trước đó của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợtrong hạn và khoản nợ không thu hồi được Dữ liệu được phân theo ba nhóm :Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng nhưcác đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liênquan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữliệu về khả năng tăng trưởng của ngành; Và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liênquan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ tình hình số dư tiềngửi, hạn mức thấu chi Các nhóm dữ liệu này được đưa vào một mô hình định sẵn
để xử lý, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng
1.3.3 Sự cần thiết xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
Yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng là một trong những kênh tài chính quan trọng trong nềntài chính quốc gia do vậy luôn được các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng theodõi, quản lý về các mặt rủi ro đặc biệt là rủi ro về tín dụng Một trong những công
cụ quản lý rủi ro tín dụng mà các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng theo TiêuChuẩn Quản lý Tốt nhất theo khuyến nghị của Basel II đều hướng tới đó là hệ thốngxếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ (IRS)
Hiệp định Basel mới (Basel II), dự kiến sẽ có hiệu lực áp dụng từ năm 2007,yêu cầu các ngân hàng hoạt động ở phạm vi quốc tế phải sử dụng các biện phápnhạy cảm với lãi suất hơn để tính toán mức vốn tối thiểu yêu cầu cho rủi ro tín dụng(Cột trụ thứ 1 của Hiệp đinh Basel II) Basel II cho phép một ngân hàng được tínhtoán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng căn cứ vào 1 trong 2 cách sau: (1)phương pháp cơ bản là sử dụng mức tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng để địnhmức rủi ro cho các khoản cho vay, và cách thứ (2) là phương pháp tiếp cận sử dụng
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép tổ chức tín dụng tự ước lượng các nhân
tố rủi ro tín dụng nhằm tính toán yêu cầu tối thiểu về vốn rủi ro tín dụng
Trang 13Phương pháp tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ (IRS)được xây dựng trên cơ sở 4 tham số chính được sử dụng để ước lượng rủi ro tíndụng:
+ PD: là xác suất vỡ nợ của một người vay trong khoảng thời gian 1 năm;+ LGD: là tỷ lệ tổn thất vỡ nợ được tính bằng tỷ phần trăm của khoản vay bịrủi ro khi xảy ra vỡ nợ;
+ EAD: Giá trị rủi ro khi vỡ nợ;
+ M: Thời gian đáo hạn
Và như vậy, trong thời gian đáo hạn nhất định, các tham số trên được sử dụng
để ước lượng khoản lỗ dự tính (EL) như sau:
+ Giá trị lỗ dự tính EL = PD x LGD x EAD
+ Tỷ lệ lỗ dự tính EL% = PD x LGD
Theo Basel II, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng phải chỉ ra xácsuất vỡ nợ, tỷ lệ tổn thất vỡ nợ và giá trị tổn thất vỡ nợ trong danh mục khoản vay(Cột trụ thứ 3 của Basel II) Tại đây, có hai lựa chọn cho các tổ chức tín dụng trongviệc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Một là phương pháp tiếp cận cơbản trong đó chỉ có xác suất vỡ nợ được xác định trong nội bộ và là nội dung kiểmtra của các cơ quan giám sát (Cột trụ thứ 2 của Basel II), còn các nhân tố khác được
ấn định cố định bởi bởi các cơ quan giám sát (vd: LGD được cố định ở mức 50%đối với các khoản nợ ưu tiên không có tài sản bảo đảm và 75% đối với các khoản nợthứ cấp) Hai là cách tiếp cận nâng cao theo đó cả 04 tham số được tổ chức tín dụng
tự xác định và là nội dung kiểm tra của các cơ quan giám sát
Với Basel II, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành mộttrong những công cụ xác định và quản trị rủi ro tín dụng được khuyến nghị Tại hầuhết các quốc gia trong đó có Việt Nam, Ngân hàng Trung ước đều có những chínhsách yêu cầu hoặc khuyếnkhích các tổ chức tín dụng trong hệ thống của mình xâydựng hệ thống xếp hạng tín dụng nôi bộ
Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung, thống nhất trong nội bộ ngân hàng: áp dụng những chuẩn mực theo quản trị ngân hàng tốt nhất theo khuyến
nghị của BIS, các tổ chức có cơ hội phát triển đều thực hiện việc quản lý rủi ro tậptrung, thống nhất trong nội bộ ngân hàng Để phục vụ cho mục tiêu này, các tổ chứctín dụng xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại đầu não gồm có các Ủy BanTín Dụng, Ủy Ban Tài sản Nợ Có (ALCO), Ủy Ban Xử lý tài sản đặc biêt… Mộttrong các chức năng chính của các ủy ban này là giám sát chất lượng tín dụng và
Trang 14quản trị danh mục cho vay Để thực hiện chức năng này, hệ thống xếp hạng tín dụngnội bộ được xác định là một công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, cho phép xác địnhđược cơ cấu rủi ro của danh mục cho vay cũng như tạo cơ sở cho việc phát triển tíndụng tiêu dùng.
Biểu 1.1: Bảng ví dụ về hệ thống xếp hạng nội bộ Thứ
1 Không có rủi
ro nào đáng kể Khả năng hoàn trả rất bảo đảm Bình thường
4 Rủi ro ít hơn
mức trung bình
Có khả năng trả nợ, tuy nhiên những thay đổi của môi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong tương lai
Bình thường
6 Chấp nhận
được
Chưa nhận thấy có vấn đề lớn về khả năng trả
nợ trong tương lai, nhưng không thể khẳng định là hoàn toàn an toàn
Cần chú ý
9 Cần đặc biệt
quan tâm Có nguy cơ phá sản trong tương lai
Nguy cơ phásản
Lượng hóa rủi ro tín dụng mà cụ thể là ước lượng xác suất vỡ nợ đối với mỗikhách hàng vay và tỷ lệ tổn thất khi xảy ra rủi đối với danh mục tín dụng là một yêucầu bắt buộc về quản lý giám sát an toàn ngân hàng của các cơ quan giám sát cũng
Trang 15như về tăng cường quản trị điều hành trong ngân hàng Hệ thống xếp hạng tín dụngnội bộ là một công cụ quản lý tín dụng cho phép các tổ chức tín dụng đưa các cácmức ước lượng về xác xuất vỡ nợ khách hàng và tỷ lệ tổn thất vỡ nỡ làm cơ sở choviệc định giá tín dụng khoản vay và thực hiện trích lập phân bổ dự phòng tổn thấttín dụng.
Mặt khác, tại các ngân hàng đang diễn ra việc tái cơ cấu ngân hàng theo hướngtập trung hóa quản lý rủi ro với việc tăng cường năng lực quản lý rủi ro tại trụ sởchính Việc này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở chính sách khách hàng thốngnhất từ cấp quản lý đến bộ phận kinh doanh Một chính sách khách hàng phù hợpchỉ có thể được xây dựng khi ngân hàng biết được khách hàng mạng lại lợi ích gìcho ngân hàng và các rủi ro đi kèm trong quan hệ tín dụng là gì Vì vậy, xếp hạngtín dụng là một công cụ quản lý rủi ro mà các ngân hàng cần phải xây dựng khi thựchiện việc tập trung hóa quản lý
1.3.4 Nội dung xếp hạng tín dụng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
1.3.4.1 Nguyên lý chung về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
* Nguyên tắc 1: Phân tích kết hợp giữa chỉ tiêu định tính và định lượng:
- Các chỉ tiêu định lượng : là các chỉ tiêu có thể lượng hóa bằng các đại lượng
cụ thể Phương pháp phân tích các chỉ tiêu này là các phân tích toán học theo nhữngtiêu chuẩn được ấn định hoặc theo chuẩn của một mô hình định lượng
- Các chỉ tiêu định tính: là các chỉ tiêu phản ánh về thuộc tính, tính chất củađối tượng và không thể xác định trực tiếp bằng các đại lượng cụ thể Phân tích cácchỉ tiêu định tính đòi hỏi sự kết hợp kinh nghiệm của chuyên gia phân tích với sựquan sát, đối chiếu đối tượng phân tích Quá trình phân tích các chỉ tiêu định lượng
và kết quả của phân tích có thể được lượng hóa
Nguyên tắc này đặt việc phân tích xếp hạng phải có tính bao quát trên các mặtcủa hoạt động của doanh nghiệp
* Nguyên tắc 2: Phân tích được tiến hành bằng phương pháp từ trên xuống
Nguyên tắc này xác định rằng rủi ro của một doanh nghiệp chịu sự chi phốicủa các yếu tố vĩ mô, môi trường kinh doanh và các vấn đề nội tại doanh nghiệp.Các yếu tố này tác động đến rủi ro trả nợ của doanh nghiệp theo hướng rủi ro củatừng doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường và không thấp hơn rủi ro vĩ mô củatổng thể toàn bộ môi trường vĩ mô
- Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng quốc gia, ngành
Trang 16- Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xuhướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hóa hoạt động vàcác luật lệ, quy định.
- Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từngngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độlinh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính
- Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiếnlược kinh doanh
* Nguyên tắc 3: Đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh
Nguyên tắc này xác định rằng hệ thống các chỉ tiêu phân tích được cho điểm,sau đó tổng hợp lại, phản ánh qua biểu tượng xếp hạng theo mẫu tự latin thống nhất
1.3.4.2 Một số phương pháp cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
* Khái quát về phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:
Phương pháp xếp hạng tín dụng được ra đời và phát triển phù hợp với sự pháttriển của đối tượng được xếp hạng, sự đầy đủ về thông tin và yêu cầu khách quancủa thị trường Hiện có nhiều phương pháp xếp hạng tín dụng khác nhau, tuy nhiên
có thể chia thành 03 nhóm chính
a) Nhóm phương pháp mô hình hóa:
Mô hình kinh tế lượng: là phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng đểlượng hóa các quá trình kinh tế – xã hội thông qua phương pháp thống kê Thựcchất của phương pháp này là mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế bằngmột phương trình hoặc hệ phương trình đồng thời Ví dụ: RiskCalc của Moody,CreditMonitor của Credit Suise…
Mô hình nhân tố: Là phương pháp phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu(nhân tố) với nhau và lượng hóa mối quan hệ này
b) Nhóm phương pháp chuyên gia:
Trong trường hợp các số liệu thực nghiệm không đáp ứng được yêu cầu nghiêncứu hoặc đối tượng xếp hạng là một tập hợp các dấu hiệu chất lượng không thể địnhlượng, hoặc có thể định lượng nhưng rất tốn kém thì phải sử dụng nhóm phươngpháp chuyên gia
c) Nhóm phương pháp kết hợp:
Trang 17Phương pháp này cho phép kết hợp những thế mạnh của mô hình hóa vàphương pháp chuyên gia, phương pháp này được tiến hành theo một quy trình cặpnhằm thực hiện việc xích lại gần nhau giữa các phương án nhận được từ việc môphỏng theo mô hình hóa với các ý kiến của chuyên gia cho đến khi đạt được sựthống nhất chấp nhận được.
* Một số phương pháp cơ bản khi xếp hạng:
a) Phương pháp Delphi:
Phương pháp Delphi được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyêngia để đánh giá về một nội dung cần đánh giá nào đó Phương pháp này bao gồmnhững bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đánh giá Gồm các công việc như sau:
Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến
Xây dựng bảng câu hỏi: Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng bởi thôngqua các câu trả lời và số điểm đánh giá của các chuyên gia, người đánh giá có thểthu thập, xử lý và đánh giá một cách hữu hiệu
Bước 2: Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bản tổng hợp kếtquả đánh giá
Người đánh giá tập hợp các ý kiến trả lời và tiến hành tính điểm trung bình vàmức độ chênh lệch về điểm giữa các câu trả lời Đồng thời người đánh giá cũng tiếnhành phân tích và phân loại các câu trả lời để rút ra những đánh giá chung về nộidung cần đánh giá
Sau đó dựa vào những câu trả lời lần thứ nhất, người đánh giá tiến hành điềuchỉnh bản câu hỏi theo hướng thu hẹp phạm vi và đưa ra nội dung cụ thể hơn Sau
đó bản câu hỏi đã được điều chỉnh và bảng phân tích điểm đánh giá tiếp tục đượcgửi đến các chuyên gia đã tham vấn lần thứ nhất Trong lần này, nếu thấy cần thiếtcác chuyên gia có thể điều chỉnh, hoặc giữa nguyên ý kiến ban đầu của họ
Bước 3: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần thứ hai
Là giai đoạn kết thúc Người đánh giá tiến hành tập hợp, phân loại các ý kiếntrả lời, tính điểm trung bình và độ lệch về điểm giữa các câu trả lời
Trang 18Kết quả lần thứ hai thường có độ lệch về điểm thấp hơn so với lần 1 và cáccâu trả lời thường tập trung hơn.
Bước 1: Bước chuẩn bị
- Để kết quả đánh giá đạt được độ chính xác cao, người đánh giá cần tiến hànhmột số công việc chuẩn bị như sau:
Xác định những nội dung và tiêp thức cần đánh giá Người đánh giá tiếnhành rà soát và lựa chọn những nội dung và tiêu thức phù hợp với việc dánh giátheo phương thức xếp hạng trong các nội dung hoạt động của doanh nghiệp
Công việc tiêp theo là xác định biểu điểm cho từng tiêu thức Có thể chọnthang điểm 5 hoặc 10 tùy theo độ rộng của biên độ đánh giá
Xác định hệ thống thứ hạng và số điểm tương ứng của mỗi hạng, loại
Bước 2: Tiến hành đánh giá
- Trên cơ sở biểu điểm và hệ thống thứ hạng đã được hình thành trong Bước
1, người đánh giá tiến hành phân tích dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp Tùy theokết quả thu được, người đánh giá cho điểm phù hợp với biểu điểm đã đề ra.\
- Tổng hợp số điểm và xếp hạng doanh nghiệp
- Đưa ra những nhận xét về những lợi điểm và yếu điểm của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của các yếu điểm và đề ra giải pháp khắc phụchoặc đưa ra những kiến nghị, đề xuất thiết thực, phù hợp với mục tiêu đánh giá.c) Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh các giá trị củadoanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay so với các giá trị trung bình của ngànhhay thị trường
Nội dung phương pháp so sánh:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Tiến hành so sánh
Trang 19d) Phương pháp kết hợp:
- Các phương pháp xếp hạng trên cho thấy mỗi phương pháp đều có những ưu
và nhược điểm riêng, có phạm vi áp dụng hữu hiệu nhất định Do đó, để tận dụng các ưu điểm và tránh được những nhược điểm của mỗi phương pháp, người đánh giá có thể áp dụng phương pháp kết hợp
- Đánh giá doanh nghiệp theo phương pháp kết hợp là việc áp dụng dụng nhiềuphương pháp trong quá trình đánh giá và đối với mỗi nội dung cần đánh giá chi ápdụng những phương pháp dánh giá phù hợp với tiêu thức đó
1.3.4.3 Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
a Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các chỉtiêu định tính hoặc định lượng, phản ánh các mặt khác nhau của doanh nghiệp, có
ảnh hưởng đến “khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ của doanh nghiệp”.
Trên cơ sở khái niệm và những nguyên lý chung về xếp hạng tín dụngdoanh nghiệp, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cần quán triệtcác điểm sau:
Chỉ lựa chọn các chỉ tiêu có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Hệ thống chi tiêu phản ánh các mặt hoạt động của doanh nghiệp rất nhiều, songkhông phải tất cả các chỉ tiêu được đưa vào để sử dụng phân tích mà chỉ lựa chọnnhững chỉ tiêu có tác động đến khả năng trả nợ nhằm giảm thời gian và tránh bịloãng trong phân tích
Đầy đủ và toàn diện: Mọi rủi ro có thể phát sinh trong tất cả các hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đều phải đượcphân tích, đánh giá và được phản ánh theo từng mức độ khác nhau trong kết quảxếp hạng tín nhiệm cuối cùng cho doanh nghiệp đó Có nghĩa là phải phân tích,đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh sự tác động của các loại rủi ro đến khả năngtrả nợ của công ty theo một trình tự logic hợp lý
Phương pháp xếp hạng tín dụng truyền thống được thực hiện bởi các công
ty xếp hạng hàng đầu đều nhấn mạnh đến logic từ trên xuống ( top-down) khiphân rã các rủi ro từ rủi ro vĩ mô của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và cácrủi ro vi mô ( các yếu tố bên trong doanh nghiệp) Phương pháp tiếp cận như vậybảo đảm cho hệ thống chỉ tiêu phản ánh các mặt của doanh nghiệp trong điềukiện phân tích hợp lý
Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng phải phù hợp với thông lệ quốc tế và
Trang 20trình độ phát triển kinh tế – xã hội quốc gia:
Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng phải kế thừa được các kinh nghiệm củathế giới trên cơ sở các vấn đề nguyên lý cơ bản Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh
và trình độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam có sự khác biệt, nên việc xâydựng hệ thống chỉ tiêu cần có sự nghiên cứu thấu đáo về các vấn đề nguyên lý đểvận dụng một cách phù hợp với vào điều kiện cụ thể
b Các nhóm chỉ tiêu cơ bản:
Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng của Moody:
Trong phương pháp xếp hạng truyền thống, Moody tiếp cận và đánh giá cácrủi ro tiềm ẩn đối với các đối tượng xếp hạng là doanh nghiệp theo khung chỉ tiêuđánh giá như sau:
Xu hướng phát triển của ngành và quốc gia
Chất lượng quản lý
Hoạt động kinh doanh cơ bản và vị thế cạnh tranh
Vị thế tài chính và nguồn thanh toán
Cơ cấu công ty
Bảo lãnh và các thỏa thuận bảo trợ của công ty mẹ
Rủi ro sự kiện đặc biệt
Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng của S&P:
Trong phương pháp xếp hạng truyền thống, S&P tiếp cận và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp theo khung phân tích đánh giá như sau:
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô
Các chỉ tiêu phân tích ngành kinh tế
Các chỉ tiêu phân tích môi trường kinh doanh
Các chỉ tiêu phân tích tài chính định lượng
Các chi tiêu phân tích định tính về chất lượng quản trị và chính sách tài chínhCác chỉ tiêu phân tích của S&P đánh giá trong khuân phân tích theo mô hình kim tự tháp
Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng của Fitch:
Trong hệ thống chỉ tiêu xếp hạng truyền thống của mình đối với các đối
Trang 21tượng xếp hạng tín nhiệm là các công ty, Fitch phân các chỉ tiêu thành 02 hạng mụclớn là: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng:
độ đánh giá: Vĩ mô và Vi mô
Xét trên góc độ vĩ mô, thì các nhóm rủi ro có thể được chia ra thành:
Các rủi ro từ môi trường tự nhiên
Các rủi ro từ môi trường xã hội
Các rủi ro từ môi trường kinh tế
Các rủi ro từ môi trường công nghệ
Các rủi ro từ môi trường chính trị
Nguyên nhân từ môi trường pháp luật
Tóm lại, môi trường bên ngoài hay các yếu tố trong nền kinh tế quốc gia có tác động gián tiếp nhưng quan trọng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Việc phân tích đánh giá các yếu tố này thường rất khó khăn và thường được các chuyên gia phân tích thực hiện thông qua việc tìm cách trả lời các câu hỏi về những vấn đề cần phân tích, đánh giá
Xét ở góc độ vi mô, các nhóm chỉ tiêu có thể chia thành:
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về môi trường ngành kinh tế
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về sản phẩm phẩm của doanh nghiêp
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thị trường của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về loại hình doanh nghiệp và quản lý
Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Kết luận rút ra từ việc nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích của các công
ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s và S&P là: Phân chia hệ thốngchỉ tiêu theo từng nhóm nội dung cần đánh giá, trong đó có nhấn mạnh đến cácchỉ tiêu cơ bản là các chỉ tiêu phản ánh quá trình luân chuyển tiền tệ và thu nhập
- các chỉ tiêu có tác động trực tiếp và lớn nhất đến khả năng huy động tiền để trả
Trang 22nợ cho công ty.
1.3.4.4 Hệ thống thứ hạng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
a Nguyên tắc xây dựng hệ thống thang thứ hạng:
Hệ thống thang thứ hạng là hình thức biểu hiện của các mức độ rủi ro của kếtquả đánh giá tín nhiệm thông qua hệ thống ký hiệu quy ước hữu hạn dưới dạngbảng Bảng xếp hạng được sắp xếp theo thứ tự giảm về độ an toàn hay tăng dần vềmức độ rủi ro Thứ hạng đầu tiên phản ánh mức độ tín nhiệm cao nhất hay mức độrủi ro thấp nhất được đánh giá và ghi nhận qua hệ thống xếp hạng và ngược lại
Do mức độ dự đoán rủi ro trong các độ dài thời gian khác nhau thì khác nhaunên thông thường, bảng xếp hạng được chia làm hai loại: Bảng ký hiệu xếp hạngbiểu hiện cho các công cụ nợ ngắn hạn và Bảng ký hiệu xếp hạng biểu hiện cho cáccông cụ nợ dài hạn Trong đó, Bảng ký hiệu xếp hạng trong dài hạn là bảng ký hiệutiêu chuẩn đầy đủ nhất Trên cơ sở đó bảng ký hiệu xếp hạng trong ngắn hạn đượcxây dựng trên cơ sở nhóm một số hạng gần nhau không phản ánh sự khác biệt rủi rolớn trong ngắn hạn
Ngoài ra tại các mức thứ hạng cơ bản, người ta còn sử dụng các ký hiệu bổsung khác để chi tiết và phân biệt các mức độ rủi ro trong cùng một thứ hạng cơbản Moody sử dụng các số 1,2,3 kèm theo các ký hiệu thứ hạng để phân biệt, cònS&P thì sử dụng các dầu “+” , “-“
Hệ thống bảng ký hiệu xếp hạng tiêu biểu nhất hiện nay là hệ thống ký hiệu củahai công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s và S&P, được xây dựngtrên khung ký hiệu do John Moody sáng tạo ra và trở thành tiêu chuẩn để xây dựng hệthống ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của hầu hết các tổ chức xếp hạng trên thế giới
Bảng 1.2: Hệ thống ký hiệu XH của một số tổ chức xếp hạng
3 Duff & Phelps Duff-1+ tới Duff-3 1 tới 17
1.3.4.5 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Xếp hạng tín dụng là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học,khách quan nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất Tham gia vào quá trình này cónhiều đối tượng khác nhau như khách hàng doanh nghiệp, các cán bộ tham gia vào
Trang 23quy trình thẩm định, cấp tín dụng của Ngân hàng.
Khi nói đến quy trình xếp hạng tín dụng , chúng ta thường nói đến các hoạtđộng và quy trình đánh giá gồm 3 giai đoạn:
(a) Thu thập thông tin
(b) Phân tích, đánh giá và công bố xếp hạng tín dụng;
(c) Kiểm soát và điều chỉnh xếp hạng tín dụng;
Thu thập và phân tích dữ liệu:
Thu thập thông tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình xếp hạng tín dụng, cungcấp nguyên liệu thô cho việc xếp hạng sau này Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất quantrọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng tín dụng cuối cùng Bởi vì nếuthông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc xếp hạng tín dụng đem lại kết quả chính xác nhất, ngược lại thông tin sai lệchthì kết quả sẽ bị sai lệch so với khả năng trả nợ thực tế của khách hàng Thông tinphải bảo đảm ba yếu tố cơ bản là số lượng, cất lượng và tính liên tục
Đánh giá và công bố xếp hạng tín dụng
Sau khi kết thúc giai đoạn thu thập, thông tin được chuyển đến bộ phận xử lý,phân tích để đánh giá ấn định hạng của khách hàng Xếp hạng tín dụng vừa mangtính khoa học vừa mang tính nghệ thuật Tính khoa học thể hiện trong quá trình thuthập các thông tin cần thiết, áp dụng các phương pháp đánh giá Song việc áp dụngcác quy luật kinh tế để dự đoán tương lai, cụ thể là dự đoán khả năng trả nợ củakhách hàng trong tương lai vừa mang tính khoa học, vừa là một nghệ thuật Trên cơ
sở các thông tin quá khứ và hiện tại, các chuyên gia sẽ sử dụng kỹ thuật xếp hạngtín dụng và kinh nghiệm để ấn định xếp hạng khả năng trả nợ của khách hàng Do
đó, kết quả xếp hạng tín dụng mang cả tính khách quan của dự kiện thông tin và ýkiến chủ quan của các chuyên gia xếp hạng tín dụng
Trong giai đoạn này, các chuyên gia xếp hạng tín dụng sử dụng các phươngpháp tính toán khoa học để biến những thông tin riêng lẻ thu thập được thành một
hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng Sau đó, trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu này,các chuyên gia xếp hạng tín dụng áp dụng phương pháp xếp hạng tín dụng để ấnđịnh hạng đối với khách hàng
Kiểm soát và điều chỉnh xếp hạng tín dụng
Sau khi khách hàng đã được xếp hạng, Ngân hàng vẫn phải tiếp tục theo dõi vàcập nhật những tin tức mới nhất về khách hàng, nhằm thay đổi xếp hạng tín dụngkhi cần thiết để đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng Bởi vì,
Trang 24xếp hạng tín dụng chỉ là đánh giá tại một thời điểm và chỉ phù hợp trong mộtkhoảng thời gian nhất định, trong khi đó tình hình thực tế của khách hàng liên tụcthay đổi, có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng, do đó cần phải cập nhật kịpthời thông tin và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng để bảo đảm độ chính xác tạimọi thời điểm
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại
1.3.5.1 Các nhân tố chủ quan
a Ý chí của cấp quản trị:
Hoạt động xếp hạng tín dụng để có thể được thực hiện một cách hiệu quả thìphải được nhìn nhận đúng mức từ phía nhà quản trị cấp cao Khi được đánh giáđúng, hoạt động xếp hạng tín dụng sẽ có được sự quan tâm đáng được nhận, và cácnguồn lực cũng như sự ủng hộ của cấp quản lý sẽ hỗ trợ cho hoạt động này vậnhành hiệu quả Nếu cấp quản trị không đánh giá cao hoạt động xếp hạng tín dụng thìngân hàng sẽ không thể có được một hệ thống tốt, từ đó gặp khó khăn trong côngtác quản trị rủi ro
b Vai trò của bộ phận quản lý rủi ro:
Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng là cầu nối giữa ý chí của cấp quản trị vàviệc hiện thực hóa của bộ phận vận hành Bộ phận quản lý rủi ro mạnh sẽ kết hợpvới cấp quản trị để thiết lập nên các khẩu vị rủi ro, các công cụ, mô hình dự báo vàphòng ngừa rủi ro… Đối với hoạt động xếp hạng tín dụng, vai trò của bộ phận quản
lý rủi ro được thể hiện lớn nhất ở khâu xây dựng, phát triển hệ thống xếp hạngthông qua các bước sau:
Bước xây dựng các yêu tố đánh giá rủi ro tín dụng: trên cơ sở các ý kiến
của các chuyên gia tín dụng kinh nghiệm nhất của tổ chức tín dụng Yêu cầu bướcthực hiện này phải khách quan và phù hợp với đối tượng khách hàng tín dụng của tổchức tín dụng
Bước hậu kiêm, và xây dựng mô hình xếp hạng: phải tuân thủ các yêu
cầu khoa học của các lý thuyết xây dựng mô hình toán kinh tế, thống kế và kinh tếlượng
Bước triển khai và quản lý hệ thống xếp hạng: hệ thống xếp hạng tín
dụng sau khi được xây dựng xong phải triển khai thực hiện phù hợp với quy địnhpháp luật, đặc trưng của tổ chức tín dụng và được bộ phận quản lý rủi ro quản trị,
Trang 25định kỳ đánh giá hiệu quả của mô hình.
c Yếu tố chủ quan của bộ phận sử dụng, vận hành:
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước xếp hạng tíndụng từ thu thập thông tin, thẩm định thông tin đến việc phân tích, chấm điểm Do
đó trình độ cán bộ tín dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của côngtác này Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết về cácchỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá doanh nghiệp chính xác, xemxét báo cáo của doanh nghiệp, có kinh nghiệm trong phân tích, nhận định thì kếtquả xếp hạng sẽ đáng tin cậy Tuy nhiên, phẩm chất này khác nhau ở mỗi người nênảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng Sự cẩn thận, nắm vững chuyênmôn của bộ phận sử dụng thông tin khi làm việc với dữ liệu cũng có tác động lớnđến kết quả của việc xếp hạng tín dụng
Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng Đối với cán bộ tín dụngcũng như cán bộ làm việc với dữ liệu, việc tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu về thủ tục,
về nghiệp vụ được coi như là yếu tố sống còn đối với hoạt động của ngân hàng Cáchành động vi phạm đạo đức nghề nghiệp có thể dẫn tới sự sai khác số liệu và tổnthất khó có thể lường trước
d Yếu tố về công nghệ ngân hàng
Công nghệ sử dụng hiện đại và đạt tiêu chuẩn quyết định đến chất lượng côngtác xếp hạng tín dụng Chất lượng công tác chấm điểm tín dụng không thể cao khicông tác này được tiến hành một cách thủ công tùy theo trình độ đánh giá chủ quancủa cán bộ tín dụng Khi được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm
và định hạng, kết quả thu được sẽ cao hơn Việc sử dụng phần mềm chấm điểm tựđộng sẽ hạn chế được sai sót do lỗi chủ quan của con người, rút ngắn được thời gianchấm điểm dó đó nâng cao chất lượng công tác này
1.3.5.2 Các nhân tố khách quan
a Mặt bằng tiếp cận việc xếp hạng tín dụng
Xét trên bình diện chung, khả năng về xếp hạng tín dụng của các NHTM tạiViệt Nam hiện nay vẫn còn ở mức thấp, mới chỉ có một số ngân hàng bắt đầu thựchiện việc xếp hạng tín dụng, hầu hết các NHTM vẫn đang sử dụng các phương phápđịnh tính
b Cơ sở dữ liệu, chất lượng nguồn thông tin
Trang 26Đây là nhân tố có ảnh hưởng tới thông tin mà CBTD thu thập Khi tiến hàngthu thập thông tin, CBTD vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối vớidoanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quantrọng hàng đầu Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với cácdoanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinhdoanh Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sựchính xác và đầy đủ Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếphạng doanh nghiệp cảu CBTD gặp nhiều
1.4 Một số nghiên cứu và bài học đối với về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
1.4.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng tín nhiệm của Moody’s và S&P
Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor's (S&P) là hai tổchức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phongtrong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch InvestorsService Ngày nay, các tổ chức tín nhiệm này của Mỹ hoạt động trên các thị trườngtài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu Kết quả xếp hạng tínnhiệm của các tổ chức này được đánh giá rất cao
1.4.2 Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I Altman
Mô hình điểm số tín dụng phân biệt nhiều biến số do Altman (1981) phát triểnđầu tiên Sau đó được Steele (1984), Morris (1997) và các nhà nghiên cứu khác pháttriển thêm Dạng tổng quát của mô hình là Z=c+∑ciri (Trong đó : c là hằng số, ri làcác tỷ suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số, ci làcác hệ số của mỗi biến số trong mô hình)
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64 X4 + 0,999 X5
Trang 27Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sảnNếu 1,8 < Z < 2,99:Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơphá sản
Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z' = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107 X3 + 0,42 X4 + 0,998 X5
Nếu Z' > 2,9:Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,23 < Z' < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơphá sản
Nếu Z' < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Đối với các doanh nghiệp khác:
Z" = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4
Nếu Z" > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,2 < Z" < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơphá sản
Nếu Z < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Chỉ số Z (Hoặc Z’ và Z”) càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp
Để tăng được chỉ số này cần phải nâng cao năng lực quản trị, rà soát để giảm nhữngtài sản không hoạt động, tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu Đó chính là sự kếthợp gián tiếp nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính trong mô hình mới tạo được chỉ
số an toàn Cần lưu ý trường hợp doanh nghiệp ghi tăng vốn chủ sở hữu đồng thờighi tăng nợ phải thu hoặc tăng khoản đầu tư dài hạn…điều này làm tăng chỉ số Znên cần điều chỉnh số liệu bất thường trước khi tính toán các chỉ tiêu
Trang 28
1.4.3 Mô hình Logistic
a Mô hình Logit – Phương pháp Goldberger
Trong mô hình này, các pi được xác định bằng:
X = (1,X2); Xi = (1,X2i); β = (β1,β2)Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic Trong hàm này, khi X,
β nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1 pi phi tuyến với cả X vàcác tham số β Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương phápbình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng Người ta dùngphương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β
Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 và 1, Y có phân bố nhị thức, nên hàmhợp lý với mẫu kích thước n dạng sau đây:
Trang 29Ta có quá trình lặp như sau:
Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn , ta tính được S( ) vàI( ), sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây:
Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ Do I(β) là dạng toànphương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại Tươngứng với , ta có + là ma trận hiệp phương sai của Chúng ta sử dụng matrận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê khác
Trang 30Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được ước lượng xác suất =P(Y=1/ )
=
Kết hợp với (1.3) ta có: =
Phương trình này dùng đẻ kiểm nghiệm lại các
Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếpcủa biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhậngiá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y
Trang 31Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau:
= = pi(1-pi)βk
b Mô hình Logit – phương pháp Berkson
Phương pháp này xác định pi = = bằng cách tuyến tính hóa
Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi
Giả sử rằng mẫu có Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi
= 1, khi đó ước lượng điểm của pi là = Chúng ta dùng để ước lượng mô
hình = Ln( ) =
Trang 32Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi
(1-pi) Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩnN(0,1/(Nipi(1-pi))) Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước
lượng của phương sai này: = Từ đây ta rút ra các bước sau đây:
Bước 1: Với mỗi Xi ta tính = , = Ln( ), và = Ni (1- )
Trang 33Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:
= + Xi + ui
Li* = β1 + β2 Xi* + vi
1.4.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng tín nhiệm của CIC
Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệmdoanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt nam nhằm tiến tới tiêu chuẩn hóađánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng cho các NHTM trong nước CIC hiệnđang sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN bao gồm: tính thanh khoản, cân
nợ, thu nhập, tình hình hoạt động qua ba năm tài chính liên tục
Các Doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng cũng được phân theo quy mô,nguồn vốn kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần, chỉ tiêu nộp ngân sách nhànước Ngoài ra, kết quả khảo sát tổng hợp các yếu tố: bảng cân đối kế toán, kết quảkinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng, các thông tin phi tài chính cũng được coi
là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của doanh nghiệp Kết quảđánh giá này chủ yếu được CIC cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở phục
vụ việc cấp vốn của các tổ chức này Căn cứ vào độ tin cậy tín dụng của các DNđược khảo sát, cũng có thể xem đây là một gợi ý, kênh tham khảo về chất lượng DN
để nhà đầu tư tự đưa ra quyết định rót vốn đúng đắn Tuy nhiên, mô hình này rõràng còn có nhiều hạn chế do không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính dẫn tới
Trang 34Việc phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cầnphải có dựa trên những lý thuyết khoa học về mô hình xếp hạng, không chỉ dựa vàochủ quan của Đơn vị xây dựng Các hệ thống xếp hạng tín dụng đều cần phải cóthời gian kiểm chứng chất lượng hệ thống của mình.