1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh nam Hà Nội

81 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang MỤC LỤC 2.2.6.1 Nh ng k t qu t cữ ế ả đạ đượ 53 2.2.6.2 T n t i v nguyên nhânồ ạ à 56 3.1. Định hướng phát triển 61 3.3.1. Ki n ngh i v i các c quan nh n cế ị đố ớ ơ à ướ 75 3.3.2. Ki n ngh i v i ngân h ng nh n c ế ị đố ớ à à ướ 75 SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói 2011 là năm nhiều thử thách với với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Ngân hàng đã phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn, tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động… Cũng trong năm 2011, chúng ta thấy Chính phủ rất mạnh mẽ trong việc đưa ra các giải pháp và chính sách để điều chỉnh thị trường. Vào đầu năm, gói kích cầu được áp dụng để giữ cho thị trường phát triển đúng nhịp. Gói hỗ trợ này đã dừng triển khai vào nửa cuối năm và thay vào đó là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Sang năm 2011, cả thế giới và Việt Nam lại bước vào cuộc chiến chống lạm phát Kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng đang trên đà phục hồi, Hà Nội là thành phố có vị trí địa lý quan trọng nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Không chỉ đường biển mà vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt cũng có lưu lượng vận chuyển hàng hóa và hánh khách tương đối nhiều. Khó khăn nhất có thể thấy được là nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, theo sau là các vấn đề khác như tỉ giá và lãi suất, các chính sách phát triển chưa phù hợp với các doanh nghiệp vận tải, nền kinh tế phát triển có phần bất ổn… Nhận thấy sự khó khăn trong nhu cầu về vốn của phần lớn các doanh nghiệp vận tải, một mặt các doanh nghiệp này đã chủ động tìm đến các Ngân hàng thương mại. Mặt khác, các ngân hàng cũng quảng bá thương hiệu và mong muốn tìm được các đối tác phù hợp để cung cấp những đồng vốn phù hợp và có lợi cho các doanh nghiệp vận tải. Để giải quyết bài toán trên, thẩm định là bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng, bởi thông qua đó, ngân hàng sẽ ra quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Việc cho vay lại càng khó khăn hơn khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất huy động và cho tăng cao đã làm cho các doanh nghiệp vận tải rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh nam Hà Nội’’ SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH TM Chương II : Thực trạng thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp vận tải tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Nam Hà Nội. Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vận tải tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Nam Hà Nội. SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư “Dự án đầu tư” là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định( Chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Phân loại dự án đầu tư Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dự án nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi và đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các họat động đầu tư theo dự án.  Theo tính chất dự án đầu tư Dự án đầu tư mới: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới. Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi hỏi có bộ máy quản lý mới. Dự án đầu tư chiều sâu: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch vụ; trên cơ sở các công trình đã có sẵn. Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư. Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án nhằm tăng cường nâng lực sản xuất – dịch vụ hiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.  Theo nguồn vốn SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang  Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước: Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, các nguồn vốn khác.  Dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài: Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển( kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam, vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh đối với doang nghiệp.  Theo ngành đầu tư  Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.  Dự án đầu tư phát triển công nghiệp: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.  Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.  Dự án đầu tư phát triển dịch vụ: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ( thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác ). Chu trình của dự án đầu tư - Định nghĩa Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần phải trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư, cho đến thời điểm kết thúc dự án. - Các thời kỳ và các giai đoạn trong chu trình dự án đầu tư Chu trình dự án đầu tư gồm 3 thời kỳ: * Thời kỳ 1: Chuẩn bị dự án * Thời kỳ 2: Thực hiện dự án SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang * Thời kỳ 3: Kết thúc dự án Vai trò của dự án đầu tư Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế- xã hội được thể hiện như sau:  Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.  Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn trong phát triển  Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát triển.  Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cân đối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.  Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước.  Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.  Dự án đầu tư là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động, trong quá trình thực hiện đầu tư. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoản thời gian xác định 1.1.2 Những yêu cầu đối với một dự án đầu tư 1.1.2.1 Các yêu cầu chung a. Phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành b. Có phương án phù hợp; c. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 1.1.2.2. Đối với những công trình có quy mô lớn Trước khi lập dự án chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư bao gồm sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về công SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án. 1.1.2.3. Đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước Ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định trên việc xác định chi phí phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo đảm kịp thời vốn đối ứng. 1.1.3. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư tại Maritime bank Đầu tư là một hoạt động rất phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bất định. Do đó, trước khi ra quyết định đầu tư các cấp có thẩm quyền cần đánh giá lại toàn diện nội dung dự án xem dự án có thực sự đem lại lợi nhuận không, có đáp ứng được các mục tiêu phát triển chung của quốc gia hay không và có nhưng phương thức thực hiện như thế nào. Quá trình xem xét dự án nhằm đạt các mục tiêu nói trên được gọi là thẩm định dự án. Công tác thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư. 1.1.4. Quy trình thẩm định dự án Thẩm định dự án đầu tư bao gồm + Thẩm định tổng quan về chủ đầu tư + Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư (sự cần thiết của dự án, việc đáp ứng mục tiêu đầu tư của NHTM). + Thẩm định phương diện thị trường của dự án. + Thẩm định phương diện kĩ thuật công nghệ. + Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý nhân sự. + Thẩm định phương diện tài chính dự án đầu tư. 1.1.4.1 Thẩm định tổng quan về chủ đầu tư SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang Mục tiêu của thẩm định tổng quan là xem xét tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ xin vay vốn mà chủ đầu tư gửi đến ngân hàng, xem xét tư cách pháp nhân và uy tín cá nhân của chủ đầu tư, cách đánh giá kết quả kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư. Đây là bước thẩm định đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định dự án. Bước thẩm định này sẽ giúp cán bộ thẩm định nhanh chóng lựa chọn được các hồ sơ khách hàng phù hợp, mở đầu cho các nghiệp vụ thẩm định sau. Thẩm định tổng quan bao gồm: - Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay vốn. - Đánh giá mức độ tin cậy, uy tín và năng lực của chủ thể. Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra các thông tin ban đầu được cung cấp từ chủ đầu tư về các khía cạnh: + Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Việc đánh giá quá trình hoạt động của chủ đầu tư sẽ dễ dàng nếu là khách hàng lâu năm của ngân hàng. Nếu là khách hàng mới, ngân hàng có thể tham khảo các bạn hàng của họ, các thông tin khác. + Khả năng của chủ đầu tư: Bao gồm các khả năng về kĩ thuật, quản trị kinh doanh, khả năng hoạt động trên thương trường… Việc đánh giá sơ bộ này sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn tổng quan về những điểm mạnh và hạn chế của chủ đầu tư. Thông qua nghiệp vụ này, các cán bộ thẩm định có thể tư vấn cho chủ đầu tư về dự án. 1.1.4.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư Chủ đầu tư cần chứng minh cho ngân hàng thấy sự cần thiết phải đầu tư và được phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền thông qua tính pháp lý của dự án. Đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, cán bộ thẩm định cần trả lời được các câu hỏi sau: - Sự ra đời của dự án có phù hợp và đáp ứng được những mục tiêu phát triển của ngành, của địa phương, của đất nước? - Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Xét về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì dự án sẽ đem lại những gì? Ngân hàng và và chủ đầu tư sẽ có lợi gì? SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang - Quan hệ cung - cầu trên thị trường về sản phẩm hàng hoá cùng loại ở hiện tại và dự đoán trong tương lai như thế nào? Khả năng cạnh tranh trên thị trường ra sao? 1.1.4.3. Thẩm định phương diện thị trường của dự án Thị trường là nơi khởi đầu của mọi phương án sản xuất kinh doanh, đồng thời là nơi cuối cùng khẳng định chất lượng thực sự của một dự án. Trong nền kinh tế thị trường sự cạch tranh là rất lớn, khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định đến sự thành bại của dự án. Do đó, thẩm định thị trường của dự án là một nội dung hết sức cần thiết. Mục đích của thẩm định thị trường là đánh giá mức độ tham gia vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà dự án có thể đạt được. Nếu kết quả phân tích cho thấy triển vọng thị trường mang tính nhất thời hay đang bị thu hẹp lại, cần thận trọng trong việc xem xét đầu tư cho dự án. Nội dung thẩm định thị trường: - Thẩm định về lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho dự án. - Xác định khu vực thị trường và thị hiếu khách hàng. - Phân tích tình hình cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai và những lợi thế của dự án. 1.1.4.4. Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án Trên quan điểm lợi nhuận trong ngắn hạn, trong điều kiện thiếu vốn đầu tư và chi phí vốn đắt đỏ, các doanh nghiệp và các chủ đầu tư buộc phải chấp nhận công nghệ rẻ, lạc hậu. Lợi thế của công nghệ rẻ là sử dụng nhiều lao động rẻ, phù hợp với trình độ sử dụng. Tuy nhiên mặt trái của nó là ảnh hưởng không tốt tới môi trường và tạo ra các sản phẩm chất lượng không cao, tính cạnh tranh kém. Công nghệ lạc hậu nhiều khi lại tiêu tốn nguyên nhiên vật liệu trong quá trình tạo sản phẩm, là tăng giá thành. Vì vậy, khi nghiên cứu kĩ thuật công nghệ cần xem xét các nội dung: SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang - Địa điểm xây dựng công trình - Quy mô công suất của dự án - Công nghệ và trang thiết bị - Cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác - Kiểm tra quy mô, giải pháp xây dựng, tiến độ thực hiện dự án 1.1.4.5 . Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý nhân sự Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Một dự án có thể thực hiện được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào công tác điều hành dự án và việc xác định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận. Ngoài ra còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự. Vì thế, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu nghiêm túc nội dung tổ chức quản trị và nhân sự của dự án bao gồm: - Hình thức kinh doanh - Cơ chế điều hành - Giải pháp bố trí và đào tạo nhân sự 1.1.4.6 Thẩm định phương diện tài chính Đây là một nội dung rất quan trọng và phức tạp trong công tác thẩm định. Việc xác định được tiến độ bỏ vốn cho dự án giúp quá trình điều hành vốn của ngân hàng được thuận lợi trong khâu lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, đồng thời theo dõi từng hoạt động của dự án để đưa ra kết quả đánh giá một cách chính xác nhất. Yêu cầu đặt ra là phải toàn diện, chuẩn xác, nhanh và chi phí thẩm định thấp. Trình độ của cán bộ thẩm định quyết định chất lượng hoạt động thẩm định. Ngân hàng tiến hành thẩm định tài chính dự án với các nội dung chính • Xác định tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ: Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị của toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động, bao gồm các khoản mục sau: vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu, vốn dự phòng. Một dự án đầu tư có thể sử dụng vốn từ nhiều nguồn, do đó sau khi xem xét tổng mức SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 9 [...]... trạng công tác thẩm định dự án tại Maritime bank 2.2.1 Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại NH TMCP Hảng Hải Việt Nam chi nhánh nam Hà Nội Xuất phát từ vai trò quan trọng của thẩm định dự án, ngân hàng phải thành lập một bộ phận thẩm định với các chuyên gia có nghiệp vụ cao trong công tác thẩm định nhằm đạt được kết quả thẩm định cao nhất Thẩm định dự án bao gồm nhiều bước thẩm định khác nhau,... HÀNG HẢI VIỆT NAM CN NAM HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành Phố Hà Nội, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân. .. án 1.1.5 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với NHTM Hoạt động thẩm định dự án là khâu cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và là khâu then chốt để quyết định đầu tư nên nó quyết định sự thành công hay thất bại của dự án Mục đích của công tác thẩm định dự án là giúp các chủ đầu tư, các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng, đạt hiệu... hiện thẩm định dự án, mang lại kết quả như mong muốn của các bên liên quan 1.2 Chất lượng công tác thẩm định dự án 1.2.1 Quan niệm chất lượng công tác thẩm định dự án Trong quá trình thẩm định dự án, các cán bộ thẩm định phải xem xét tất cả những khía cạnh liên quan đến dự án, phải phân tích một cách khách quan và chính xác, dựa trên các văn bản hướng dẫn quy định để kết luận về tính khả thi của dự án, ... thì phải xem xét khả năng cho vay của ngân hàng Nếu dự án do nhiều nguồn cùng tài trợ thì phải có xác nhận của các bên tham gia + Kiểm tra phương thức thanh toán : Ngân hàng xem xét phương thúc thanh toán như chủ dự án trả ngân hàng đầu kì hoặc cuối kì, trả làm nhiều lần, trả đều hàng năm, trả bằng nội tệ hay ngoại tệ 2.2.3 Phương pháp thẩm định dự án - Các ngân hàng hay sử dụng phương pháp so sánh... tác thẩm định dự án phải hoàn thiện các nội dung trong đó 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư 1.2.2.1 Thời gian và chi phí thẩm định - Thẩm định với thời gian ngắn, chi phí thấp trên cơ sở vẫn đảm bảo về các yêu cầu thẩm định Một dự án có rất nhiều yếu tố phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài vì thế thời gian thẩm định quá ngắn sẽ không đủ cho ngân hàng. .. hàng Hoàn thiện công tác thẩm định dự án là nâng cao chất lượng thẩm định dự án dựa trên việc xem xét, đánh giá các nội dung trong công tác thẩm định để tìm ra những điểm còn hạn chế và thiếu xót, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục một cách phù hợp nhất Công tác thẩm định dự án gồm nhiều nội dung có tác động lẫn nhau, Mỗi nội dung phản ánh một vấn đề, đánh giá một khía cạnh trong quá trình thẩm định. .. và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư * Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía ngân hàng vì thế ngân hàng có thể chủ động kiểm soát, điều chỉnh được công tác thẩm định để có hiệu quả cao nhất Các nhân tố chủ quan bao gồm: con người, thông tin không cân xứng, lãi suất chi t khấu - Con người (cán bộ thẩm định) :... gian thẩm định chung cho tất cả các loại dự án mà cần phải phân biệt các dự án theo quy mô, lĩnh vực… để có những quy định cụ thể về thời gian thẩm định tối thiểu cần thiết 1.2.2.2 Sự thuân thủ về các quy định thẩm định - Thẩm định phải đúng quy trình khoa học và toàn diện Có phương pháp thẩm định đạt hiệu quả cao Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án phù hợp với từng dự án Cán bộ thẩm định. .. thể phải dựa hoàn toàn vào kiến thức hiểu biết các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, kinh nghiệm quản lí dự án trên thực tiễn cũng như đánh giá chủ quan của cá nhân người cán bộ thẩm định Chất lượng thẩm định của các dự án cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố này 2.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư + Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn + Hồ sơ doanh nghiệp gồm: - Tư cách pháp nhân + Quyết định thành . VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu. luận về dự án đầu tư và chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH TM Chương II : Thực trạng thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp vận tải tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Nam Hà Nội. Chương. đó, em đã lựa chọn đề tài: " ;Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh nam Hà Nội ’ SVTH: Phạm Thế Hà Lớp: TCDN K21B 1 Chuyên đề tốt

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w