1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ

72 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 423 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự đa dạng hoá các hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là việc chuyển mạnh sang hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán-lĩnh vực được coi là Ýt rủi ro-là một xu thế ngày càng trở nên rõ nét. Tuy vậy tín dụng vẫn đang là hình thức kinh doanh chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong kinh doanh ngân hàng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng vẫn chiếm tới 70%-80% tổng tài sản và nó tạo ra cũng tới 70%-80% lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì thế, chất lượng tín dụng ảnh hưởng mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với hệ thống ngân hàng việt nam, điều này càng rõ hơn. Hoạt động tín dụng, như bản thân từ ngữ nói lên, là hoạt động cho thuê vốn dùa trên cơ sở lòng tin lẫn nhau, nhưng rõ ràng tính hiệu quả của đồng vốn phụ thuộc rất nhiều vào người vay: đó là khả năng kinh doanh, điều kiện thị trường và cả ý muốn trả nợ của họ. Vì thế hoạt động tín dụng hàm chứa rất nhiều rủi ro, nó tạo nên mức độ rủi ro lớn nhất cho ngân hàng, măc dù bản thân hoạt động ngân hàng cũng là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Hàng loạt các vụ sụp đổ tín dụng những năm qua như Tamexco, EPCO -Minh Phụng gây chấn động cả hệ thống ngân hàng Việt Nam là những bằng chứng xác thực nhất. Như thế từ vai trò và rủi ro của tín dụng trong kinh doanh tiền tệ, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm sao phòng ngõa và phân tán giảm thiểu rủi ro. Mét trong những biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất là thẩm định có hiệu quả các dự án xin vay. Thẩm định tín dụng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo rằng khoản cho vay đạt được ba tiêu chí cơ bản: lợi nhuận - an toàn- lành mạnh. Muốn như vậy, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải tuân thủ theo mét quy trình nghiêm ngặt, khoa học và linh động. Qua thời gian 3 tháng thực tập tại NHNo &PTNT Láng Hạ, tôi thấy vấn đề thẩm định đem lại cho tôi nhiều điều đáng quan tâm tìm hiểu. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS-TS Cao Cự Bội và các cán bộ tại chi nhánh Láng Hạ, tôi đã hoàn thành đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Láng Hạ". Đề tài có kết cấu như sau: * Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. * Chương 2: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. * Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Láng Hạ. Những quan điểm về thẩm định tín dụng vẫn đang được thảo luận và hoàn thiện. Vì thế tôi hy vọng rằng đề tài tôi thực hiện sẽ là một nét chấm phá trong qua trình tư duy về vấn đề này. Do thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi sự thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của mọi người. Chương I Những vấn đề cơ bản về tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. 1.1. Tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. 1.1.1. Tín dụng trong nền kinh tế thị trường Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người bước từ sản xuât giản đơn tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá với mục đích trao đổi. Sự chuyên môn hoá sản xuất, một mặt là kết quả và cũng tạo nên trao đổi, mặt khác nảy sinh tình trạng khi thiếu, khi thừa nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến nhu cầu vay mượn lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội. Tín dụng hình thành. Đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của tiền tệ, tín dụng càng mở rộng và phát triển nhanh hơn. Vậy tín dụng là gì?. Có nhiều cách định nghĩa về tín dụng, nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu như sau: "Tín dụng là mối quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định, để sau đó thu hồi về một lượng giá trị nhiều hơn lượng giá trị ban đầu theo sự thoả thuận giữa hai bên ". Trong nền kinh tế thị trường, sự chuyên môn hoá sản xuất diễn ra sâu sắc, sự vận động trong chu kỳ sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh tróng. Do sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa ngành này và ngành khác đã làm mâu thuẫn giữa thừa vốn và thiếu vốn càng lớn. Chính vì thế tín dụng phát triển là điều kiện giải quyết mâu thuẫn này. Tín dụng góp phần đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn, thông suốt hoạt động kinh doanh, và xét trên bình diện toàn xã hội thì nó giúp cho việc phân phối và sử dụng các nguồn lực được hiệu quả tối ưu hơn. Quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sau: - Quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau như bán chịu hàng hoá, phát hành các thương phiếu. - Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác qua phát hành trái phiếu và bán hàng trả góp. - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và chủ thể khác. - Quan hệ tín dụng nhà nước giữa một bên là nhà nước và môt bên là các chủ thể khác trong xã hội qua hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu 1.1.2. Tín dụng Ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng-tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ- với một bên là các cá nhân và tổ chức trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là chủ nợ vừa là con nợ.Tín dụng Ngân hàng là một đặc trưng quan trọng trong nền kinh tế tiền tệ, nó khắc phục được nhược điểm của tín dụng thương mại, đó là mới chỉ bó buộc trong quan hệ giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau.Tín dụng Ngân hàng giải quyết được yêu cầu tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội và cho vay với khối lượng và thời hạn khác nhau.Để đạt được điều này, Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng dưới hai tư cách. Với mục tiêu tập trung nguồn vốn, Ngân hàng đóng vai trò là người huy động và vay vốn qua các kỹ thuật chuyên môn. Với vai trò là người có vốn, Ngân hàng thực hiện hành vi gọi là cho vay. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động cho vay nên khi nói tới tín dụng Ngân hàng, người ta thường đề cập tới vấn đề cho vay hơn là nhắc tới hoạt động huy động. Trong kinh doanh Ngân hàng, hiện nay hoạt động tín dụng chiếm tỉ trọng lớn, từ 70%-80% tổng tài sản và nó cũng là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Các hình thức tín dụng Ngân hàng rất đa dạng như cho vay, bảo lãnh, cầm cố, cho thuê tài chính.v.v, trong đó cho vay là hoạt động cơ bản. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân biệt thành nhiều dạng như: cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm; cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng; cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn.v.v 1.1.3. Rủi ro tín dụng: Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vưc tiền tệ. Nó có quan hệ với hầu hết các thành phần kinh tế và các cá nhân trong xã hội, nó đóng cả 2 vai trò : huy động và cho vay. Chính vì thế hoạt động kinh doanh Ngân hàng là hết sức rủi ro. Rủi ro của Ngân hàng phần lớn xuất phát từ rủi ro của các chủ thể khác có quan hệ, hay nói cách khác, các chủ thể đã "chuyển" rủi ro về phía Ngân hàng. Chịu tác động từ 2 phía, người gửi và người vay, nên có rất nhiều loại hình rủi ro trong kinh doanh tiền tệ, tuy nhiên có thể khái quát 4 loại chính: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá hối đoái và rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro do không thu hồi được hoặc thu hồi không đúng hạn, không đầy đủ lãi và vốn vay. Đây là loại rủi ro thường xảy ra nhất và tạo ra nhiều khó khăn nhất cho hoạt động ngân hàng vì các khoản cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Do đặc trưng của hoạt động tín dụng là cho vay trên cơ sở lòng tin nên bất cứ một sự biến động nào ảnh hưởng tới năng lực trả nợ của người vay đều vi phạm nguyên tắc trên và dẫn tới rủi ro; các ngân hàng hầu như không thể tránh khỏi mà chỉ có thể nỗ lực quản lý và phân tán rủi ro. Về nguyên nhân gây nên rủi ro, có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến sau: + Nguyên nhân chung: - Do thiên tai, địch hoạ, chiến tranh -Do những biến động bất lợi về kinh tế xã hội ảnh hưởng ngoài dự đoán đối với người vay vốn dẫn đến suy yếu khả năng trả nợ. + Nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng : - Đánh giá không sát tình hình sản xuất kinh doanh của người vay, quản lý không tốt vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. - Đánh giá không đúng, đầy đủ các bảo đảm tín dụng. + Nguyên nhân về phía khách hàng. - Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến không trả được nợ. - Khách hàng chủ định lừa đảo Ngân hàng Trong những nguyên nhân trên, Ngân hàng không thể kiểm soát nguyên nhân chung, nhưng với nguyên nhân từ phía khách hàng và Ngân hàng, thì hoàn toàn có thể dự báo hoặc hạn chế phân tán rủi ro thông qua việc quản lý tín dụng chặt chẽ. Và một trong số các hoạt động đó là tiến hành tốt công tác thẩm định tín dụng các dự án vayvốn đầu tư. * * * Tóm lại, tín dụng là một hoạt động cơ bản và chủ yếu của bất cứ ngân hàng nào trong giai đoạn hiện nay. Nó đã và đang là mảng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Song nó cũng đã là nguyên nhân chủ yếu nhất mang lại rủi ro cho Ngân hàng, mà rủi ro Êy dẫn tới thất thoát tài sản và thậm chí cả sự sụp đổ kinh doanh. Chính vì thế quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng là những hoạt động hết sức quan trọng của tất cả các Ngân hàng. 1.2. Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn và tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng dưới con mắt của nhà Ngân hàng, người sẽ bỏ vốn đầu tư, thì khía cạnh lợi nhuận và khả năng tài chính, khả năng hoàn vốn luôn được quan tâm hàng đầu. Để đánh giá các khía cạnh này, Ngân hàng phải tiến hành một loạt các hoạt động mà ta gọi là thẩm định, nhằm tới mục đích cuối cùng là trả lời được câu hỏi "Có nên cho vay hay không ?". Các hoạt động thẩm định về cơ bản là giống nhau giữa các Ngân hàng, tuy nhiên một số Ngân hàng nhấn mạnh vào hoạt động này, trong khi đó một số khác lại nhấn mạnh hoạt động khác. Nói chung chóng bao gồm việc thu thập thông tin có ý nghĩa đối với việc đánh giá tín dụng, phân tích các thông tin thu thập được để trợ giúp quyết định tín dụng, lưu trữ các thông tin xử lý để sử dụng trong tương lai. Như vậy có thể định nghĩa thẩm định dự án đầu tư như sau: "Thẩm định dự án đầu tư là việc thu thập và phân tích một cách khách quan toàn diện những thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án để phục vụ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hay quyết định tài trợ". Như vậy, theo tác giả, thẩm định dự án đầu tư dưới con mắt của nhà Ngân hàng, phải bao gồm cả hoạt động thu thập và phân tích thông tin, đánh giá tính khả thi theo quan điểm của người cho vay. 1.2.2. Ý nghiã của công tác thẩm định dự án đầu tư: Như trên đã đề cập, hoạt động tín dụng hàm chứa rất nhiều rủi ro, vì thế đứng trước một dự án vay vốn, Ngân hàng phải đảm bảo được rằng đây không phải là một cuộc đầu tư mà rủi ro không tương xứng với lợi nhuận. Thẩm định dự án vay vốn sẽ giúp bảo vệ những dự án có triển vọng, loại trừ những dự án tồi, đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định chính xác giúp Ngân hàng tránh được hai thất bại: + Mét là, nếu dự án vay vốn khả thi mà ngân hàng không cho vay thì sẽ mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, mất khách hàng tốt. + Hai là, nếu dự án vay vốn tồi mà ngân hàng vẫn đầu tư thì sẽ xảy ra rủi ro mất vốn, thua lỗ, mất an toàn trong kinh doanh. Ngoài ra thông qua thẩm định dự án, Ngân hàng sẽ tìm được lời giải thích chính xác vì sao chấp nhận cho vay và vì sao không. Từ đó giúp cho việc giải đáp thắc mắc của chủ dự án và là phương thức giữ khách hàng có hiệu quả. Như vậy thẩm định tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình cho vay của Ngân hàng. Và để đảm bảo công tác này mang lại đầy đủ ý nghĩa của nó, yêu cầu : - Công tác thẩm định phải bám sát chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, của chính quyền địa phương theo từng thời kỳ. - Phải dùa trên chính sách tín dụng của Ngân hàng ; chính sách khách hàng, hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư.v.v. - Phải được tổ chức theo mét quy trình chặt chẽ, khoa học và linh động. - Kết quả thẩm định phải toàn diện, chính xác, khách quan và kịp thời. 1.2.3. Chất lượng công tác thẩm định: Khi thực hiện phân tích dự án, người ta có thể nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, đánh giá chất lượng công tác thẩm định cùng tuỳ thuộc vào những góc độ Êy. - Về phía cơ quan Nhà nước; chất lượng thẩm định dự án đầu tư thể hiện ở việc chọn được dự án có lợi cho các bên tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và không vi phạm, các quy định về bảo vệ môi trường. - Về phía chủ đầu tư: chất lượng thẩm định dự án đầu tư là giúp họ lùa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. - Về phía nhà tài trợ: chất lượng thẩm định dự án đầu tư là lùa chọn được dự án có tính hiệu quả tài chính cao, có khả năng hoàn trả vốn đúng thời hạn, đánh giá đúng thực chất kết quả của dự án. Ngân hàng với vai trò là một nhà tài trợ, rõ ràng sẽ đánh giá cao các khía cạnh tài chính, lợi nhuận, năng lực trả nợ của dự án. Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu đảm bảo khoản cho vay có đủ 3 yếu tè : lợi nhuận-an toàn- lành mạnh, đòi hỏi Ngân hàng không thể đánh giá phiến diện dự án. Nên quan niệm về chất lượng thẩm định không còn bó hẹp ở lĩnh vực tài chính như trước đây mà đã mở rộng hơn nhiều. Và một trong những nguyên nhân là do các yếu tố tài chính và phi tài chính ngày càng trở lên ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chính vì thế, công tác thẩm định dự án đầu tư càng ngày càng trở lên phức tạp, yêu cầu ngày càng cao năng lực và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Thẩm định dự án vay vốn là việc đánh giá hồ sơ xin vay để ra quyết định có cho vay hay không. Như vậy cán bộ thẩm định cần làm những công việc cụ thể gì? làm thế nào để đánh giá được dự án và đưa ra được các kết luận? Đó là những câu hỏi sẽ được giải quyết ở phần tiếp theo. 1.2.4. Nội dung công tác thẩm định 1.2.4.1. Những nguồn thông tin để thẩm định. Mét trong những hoạt động của công tác thẩm định là thu thập thông tin về khách hàng và dự án vay vốn . Chất lượng thông tin thu thập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá và kết luận sau này. Có nhiều nguồn thông tin để cán bộ thẩm định khai thác, sau đây là một số nguồn cơ bản. +) Phỏng vấn người xin vay: Qua phỏng vấn người xin vay, cán bộ tín dụng sẽ biết được lý do vay và yêu cầu xin vay có đáp ứng được chính sách tín dụng của Ngân hàng hay không. Những thông tin ban đầu về lịch sử phát triển của ngành nghề kinh doanh, kiến thức, kinh nghiệm của đội ngò cán bộ chủ chốt, bản chất của sản phẩm của dự án, nguồn nguyên liệu, ưu thế cạnh tranh, khả năng thị trường.v.v, cũng có thể thu thập được. Ngoài ra, có thể thu được những nhận xét nào đó về tính thật thà, ý muốn trả nợ của người vay để xem xét có cần thiết có vật bảo đảm hay không. Tóm lại phỏng vấn người xin vay sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng các thông tin có tính phác thảo, kiểm tra về người vay vốn và dự án vay vốn. +) Sổ sách của Ngân hàng : Những thông tin lưu trữ qua sổ sách ngân hàng có thể cung cấp thông tin tín dụng, nếu người vay đã từng có quan hệ với ngân hàng. Những số liệu về việc chi trả các khoản vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi.v.v có thể cho biết tính cách của người vay, tình hình tài chính hay triển vọng kinh doanh của họ. Ngay cả với các khách hàng chưa từng quan hệ với ngân hàng, hồ sơ tập trung còng cho biết một số thông tin nào đó. +) Điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người vay. Các doanh nghiệp xin vay phải cho phép nhân viên tín dụng tham quan nơi kinh doanh của họ. Thông qua việc này, nhân viên tín dụng có thể biết được một số thông tin về mức độ phát triển của một doanh nghiệp, về trình độ quản lý tổ chức nhân sự. Mức độ nhén nhịp hay đình trệ, sự gọn gàng và trật tự hay lộn xộn và xáo trộn trong sản xuất kinh doanh, tình hình hàng tồn kho, tình trạng thiết bị sản xuất, vật thế chấp.v.v, là những thông tin phản ánh khá sát thực thực trạng doanh nghiệp và tương lai dự án xin vay mà một cán bộ tín dụng có năng lực phải thu thập được. Tuy vậy cần lưu ý rằng rất có thể những thông tin đó không chính xác do doanh nghiệp đã cố tình "tô vẽ" hình ảnh của mình trước khi nhân viên tín dụng đến điều tra. +) Các báo cáo tài chính. Trong hồ sơ xin vay vốn, bất cứ người xin vay nào cũng phải cung cấp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính, đặc biệt là những dự án có số lượng xin vay lớn, thời gian dài. Ngay cả những dự án nhỏ, người xin vay vẫn phải cung cấp số liệu về tài sản, những khoản nợ, vốn tự có và các thông tin khác phản ánh tình hình tài chính của họ. Rõ ràng là những thông tin thu được từ các báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định. Tuy vậy cũng cần phải thấy là, những thông tin đó phản ánh các kết quả của quá khứ và có thể nói lên điều gì đó trong xu thế tương lai những hoàn toàn không quyết định tương lai. Vì thế, khi sử dụng những thông tin này, không được coi là căn cứ duy nhất để ra quyết định tín dụng. +) Mét số nguồn thông tin khác: Ở mét số nước phát triển, có các tổ chức chuyên thu thập và bán thông tin về các doanh nghiệp, hoặc có các cơ quan được quyền quản lý và cung cấp miễn phí thông tin. Ở nước ta, có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Đây là một trong những nguồn mà ngân hàng cần khai thác để phục vụ dự án. Khi đánh giá một dự án, cán bộ tín dụng còn cần phải tìm hiểu về thị trường mà doanh nghiệp tham gia, nguồn nguyên vật liệu sử dụng mạng lưới phân phối sản phẩm.v.v. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải thu thập các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, khả năng phát triển kinh tế, mức độ ổn định xã hội Những thông tin này có thể được khai thác từ nhiều nguồn, nhưng việc xử lý thông tin đó không phải đơn giản, nó yêu cầu người thẩm định phải "trở thành" nhà nghiên cứu thị trường nhà dự đoán kinh tế. Vì vậy có thể thấy, công việc thẩm định dự án vay vốn là hết sức khó khăn phức tạp. Tóm lại, việc thu thập thông tin là một phần quan trọng trong công tác thẩm định tín dụng. Vì thế các Ngân hàng luôn phải làm tốt việc lùa chọn nguồn thông tin. Tuỳ vào tính chất của doanh nghiệp vay vốn, dự án vay vốn lớn hay nhỏ, hình thức kinh doanh, loại sản phẩm dự định kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của nó mà tiến hành lùa chọn nguồn thông tin phù hợp với khả năng và chi phí tài chính bỏ ra. 1.2.4.2. Nội dung công tác thẩm định. Thẩm định dự án vay vốn bao giê cũng gồm hai công việc chính là kiểm tra đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính uy tín của doanh nghiệp vay vốn và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án dùa trên quan điểm của ngân hàng. Cán bộ thẩm định sẽ không làm lại công việc tính toán số liệu của người xin vay mà đi sâu vào tìm hiểu các thông tin đánh giá doanh nghiệp, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ lành mạnh của số liệu, đánh giá chúng theo những tiêu thức quy định. Việc này có thể tiến hành dùa trên hình thức đặt câu hỏi đối với những điểm nghi vấn nhằm yêu cầu sự giải trình thêm ở phía người vay. Trên cơ sở các cuộc thảo luận Êy mà đi đến kết luận cuối cùng. 1.2.4.2.1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. a) Thẩm định một số yếu tố mang tính chất định tính. Có mét số yếu tố không được thể hiện trên các số liệu nhưng có ảnh hưởng tới sự thành bại của dự án vay vốn cũng như mức độ rủi ro, tính an toàn lành mạnh của khoản cho vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải quan tâm đánh giá đầy đủ. Ở nội dung này, tuỳ thuộc vào khối lượng và thời hạn vốn vay mà có thể đánh giá tỉ mỉ, sơ bộ hoặc bỏ qua một vài nội dung nào đó. + Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp xin vay [...]... hn Mt ch s tng ng cng hay c dựng l: H s t ti tr = = Vn ch s hu Tng ngun vn H s ny o lng mc tham gia ca doanh nghip vo tng ti tr H s cng cao, mc an ton i vi ngõn hng cng cao Tuy nhiờn mc ca h s ny s khụng ging nhau gia cỏc ngnh một s ngnh yờu cu h s ny cao, nhng mt s ngnh khỏc, chng hn ngnh xõy dng, li yờu cu mc thp hn H s n di hn Tng n di hn = Tng ngun vn Nu h s ny cao phn ỏnh doanh nghip ph thuc... õy s l cn c ngõn hng tr li yờu cu vay vn ca doanh nghip, dự l vic chp nhn hay t chi Kinh nghim ch ra rng, vic thm nh t kt qu cao, ngõn hng phi ỏnh giỏ dựa trờn quan im ca ngi cho vay, nhỡn nhn vn mt cỏch tng th t nhiu gúc cnh, trỏnh i sõu vo ch mt s khớa cnh m khụng tớnh ti cỏc khớa cnh khỏc, trỏnh ỏp dng mỏy múc cụng thc toỏn hc, trỏnh dựng kt qu quỏ kh ỏp dng cng nhc vo tng lai bi vn ang xem... H-ng a-H Ni Cho n nay, vi thi gian hot ng trờn 4 nm, chi nhỏnh Lỏng H l mt trong nhng chi nhỏnh tr nht trong h thng NHNo & PTNT Vit Nam cng nh mng li ngõn hng trờn a bn H Ni NHNo & PTNT Lỏng H l n v trc thuc NHNo & PTNTVit Nam, thc hin hch toỏn c lp, kinh doanh theo hỡnh thc a nng Mc dự ngay t khi mi bc vo hot ng ó vp phi nh hng ca cuc khng hong ti chớnh tin t chõu , xy ra vo thỏng 7 nm 1997 v ó li nhiu... v giỏ xõy lp tng hp Ni dung kim tra s tp trung vo xem xột nhu cu xõy dng c bn cú phự hp vi quy mụ d ỏn khụng, dựa trờn kinh nghim hoc tham kho t nhng d ỏn tng t iu ny m bo rng vn cho vay ch c dựng vo bn thõn d ỏn hoc ch doanh nghip khụng c tỡnh gim vn u t ban u nhm tng thờm tớnh kh thi cho dự ỏn - Vn mua sm thit b: Cn c vo danh mc thit b, kim tra giỏ mua v cỏc chi phớ kốm theo nh vn chuyn, bo qun theo... thng nht cho tt c cỏc ngnh, cỏn b thm nh buc phi dựa vo kinh nghim, tham kho nhng d ỏn tng t ó hot ng kim tra tớnh hp lý ca c cu vn Ngoi ra cn c vo tớnh cht, phm vi hot ng ca d ỏn, tớnh toỏn chớnh xỏc c cu vn ni t v ngoi t nhm xỏc nh c ngun ngoi t ti tr cho dự ỏn, xõy dng c s quy i phc v tớnh toỏn hiu qu u t * Phõn tớch c cu ngun vn v kh nng m bo ngun: - Một d ỏn cú th c ti tr t nhiu ngun khỏc nhau:... hoch tr n iu quan trng trong phõn tớch nhy l a ra c nhn nh t kt qu tớnh toỏn Trong vic gi nh, cn phi cú c lng dựa trờn thc t ch khụng c n thun tớnh toỏn s hc Trong kt qu, khụng nờn ỏnh giỏ ri ro nhy cm cng ch dựa vo so sỏnh s liu m phi cn c tớnh cht tng yu t Cú th cú yu t cú nhy cm rt cao m li khụng phi rt ri ro, ngc li cú yu t bin i phm vi nh nhng li rt cú kh nng xy ra Do ú phõn tớch nhy l cụng... nu quỏ cao thỡ cng khụng phi l tt vỡ khi ú s cú mt lng giỏ tr ti sn lu ng tn gi quỏ mc khụng tham gia hot ng sinh li a s cỏc Ngõn hng chp nhn h s ny t 1 n 2 H số thanh toỏn nhanh = Vn bng tin + Cỏc khon phi thu ngn hn v cú kh nng thu N ngn hn + cỏc khon phi tr H s ny phn ỏnh vic thanh toỏn cỏc khon n sp n hn m khụng cn bỏn cỏc ti sn d tr Núi chung h s ny ln hn 0,5 l tt nhng cng khụng lờn quỏ cao vỡ... nhp cao v tc phỏt trin kinh t nhanh hng u trong c nc, hi ng qun tr ngõn hng Nụng nghip v phỏt trin nụng thụn Vit Nam ch trng thnh lp thờm mt chi nhỏnh ti H Ni Theo quyt nh s 334/Q-NHNo ngy 01-081996 ca tng giỏm c NHNo & PTNT Vit Nam, Chi nhỏnh Lỏng H chớnh thc ra i v i vo hot ng t thỏng 3 nm 1997 Chi nhỏnh Lỏng H cú tờn gi chớnh thc l ngõn hng Nụng Nghip v phỏt trin nụng thụn Lỏng H (vit tt l NHNo &. .. c bao nhiờu li nhun, tc l ng thi phn ỏnh mc kim soỏt chi phớ ca doanh nghip Ch tiờu ny cng cao thỡ chng t doanh nghip kim soỏt chi phớ cng tt Doanh li vn t cú Li nhun sau thu = Vn t cú H số sinh li tng ti sn = LNST+ lói vay Tng ti sn Tng ti sn c hỡnh thnh t ch s hu v vn vay nờn thu nhp t sn xut kinh doanh s dựng tr lói vay mt phn v to lờn thu nhp cho ch s hu Vỡ th ch tiờu ny phn ỏnh tng hp sc sinh... thỏng 169000 729000 771802,3 985842 1714000 86041,7 156810 286000 1 Tin gi khụng k hn 2 Tin gi cú k hn 3 Ngun vn ni t 4 Ngun vn ngoi t (Ngun chi nhỏnh NHNo&PTNT Lỏng H) Nhỡn vo bng ngun vn huy ng ta cú th thy NHNo & PTNT Lỏng H ó t c mc tng trng cao v tng i u n Nm 2000 mc huy ng vn tng 857 t so vi nm 1999, t 175% õy l bc tin quan trng Khụng ch t s tng trng v ngun vn, c cu vn huy ng bin chuyn theo chiu . Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. * Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Láng Hạ. Những. định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Láng H & quot;. Đề tài có kết cấu như sau: * Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. * Chương. động hết sức quan trọng của tất cả các Ngân hàng. 1.2. Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Ngân hàng thương mại - Edward Weed - NXB thống kê 1993 Khác
2) Tiền tệ , ngân hàng và thị trường tài chính - Fredic Miskin - NXB Khoa học kỹ thuật 1995 Khác
3) Giáo trình ‘Quản trị tài chính doanh nghiệp ’ - TS Vò Duy Hào , Đàm Văn Huệ - NXB thống kê 1998 Khác
4) Giáo trình ‘Kinh tế đầu tư’ - Trường đại học Kinh tế quốc dân 1999 Khác
5) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - David Cox - NXB chính trị quốc gia 1997 Khác
6) Quản trị ngân hàng thưong mại - Lê Văn Tề , Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB thống kê 1998 Khác
7) Một số tài liệu của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án - một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ
Bảng c ân đối khả năng trả nợ của dự án (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w