Tình hình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 32 - 35)

a) Hoạt động huy động vốn.

Được xác định là một chi nhánh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hót và điều hoà vốn cho toàn hệ thống, NHNo & PTNT Láng Hạ đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về huy động vốn, trong đó có sự biến đổi tích cực về kết cấu vốn huy động:

Bảng tổng nguồn vốn NHNo & PTNT Láng Hạ

Đơn vị : triệu đồng.

Năm

Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000

I. Nguồn vốn 857844 1142652 2000000 1. Tiền gửi không kỳ hạn 91789 353000 425000 2. Tiền gửi có kỳ hạn 766055 789000 1575000

- Kỳ hạn dưới 12 tháng 620000 846000

- Kỳ hạn trên 12 tháng 169000 729000

3. Nguồn vốn nội tệ 771802,3 985842 1714000 4. Nguồn vốn ngoại tệ 86041,7 156810 286000

(Nguồn chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ)

Nhìn vào bảng nguồn vốn huy động ta có thể thấy NHNo & PTNT Láng Hạ đã đạt được mức tăng trưởng cao và tương đối đều đặn. Năm 2000 mức huy động vốn tăng 857 tỉ so với năm 1999, đạt 175%. Đây là bước tiến quan trọng. Không chỉ đạt sự tăng trưởng về nguồn vốn, cơ cấu vốn huy

động biến chuyển theo chiều hướng tích cực thể hiện ở sự tăng tỉ trọng nguồn tiền gửi không kì hạn và nguồn tiền gửi kì hạn trên 12 tháng. Tỉ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 14,7%. Tổng nguồn vốn năm 1999, tới 31/12/2000 đã đạt tới 36,5% chứng tỏ nguồn vốn của chi nhánh đã tăng độ ổn định , mặc dù chi phí trả lãi có cao hơn nhưng lại giúp chi nhánh kế hoạch hoá được nguồn trả nợ, mở rộng các hoạt động cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng của tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn, chủ yếu là từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và dân cư thể hiện sự tích cực mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện phát triển khách hàng giao dịch thường xuyên, qua đó tạo ra loại thu nhập ổn định cho Ngân hàng. Đây là một hướng đi đúng trong xu thế phát triển kinh doanh của các Ngân hàng hiện nay. Xét nguồn vốn theo cơ cấu nội-ngoại tệ thì có thể thấy xu hướng tăng tỉ trọng của nguồn vốn ngoại tệ, thể hiện nỗ lực của chi nhánh trong việc khai thác nguồn vốn này phục vụ cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên theo đánh giá của chi nhánh, nguồn ngoại tệ này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động tín dụng, do vậy vẫn phải nhận điều chuyển từ trung ương. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường khai thác hơn nữa nguồn vốn này từ dân cư và các doanh nghiệp. Xét một cách tổng thể, hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Láng Hạ đã đạt được kết quả rất khả quan. Có được điều này là do chi nhánh đã linh động trong việc điều chỉnh lãi suất, cán bộ viên chức thể hiện phong cách làm việc văn minh, lịch sự đã tạo được uy tín với các khách hàng. Với xu thế hiện nay, nếu chi nhánh có thêm các phòng giao dịch mới thì chắc chắn sẽ thu được nhiều thành công hơn nữa.

b. Hoạt động cho vay.

Cũng như nhiều ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của NHNo & PTNT Láng Hạ chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng lớn. Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh, do đó nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngõa hạn chế rủi ro thì sẽ là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trên thực tế chi nhánh Láng Hạ luôn xác định tín dụng, trong đó chủ yếu là cho vay là mối quan tâm hàng đầu.

Bảng tổng dư nợ tại NHNo&PTNT Láng Hạ

Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000

1. Tổng dư nợ 80776 520899 661000

2. Dư nợ phân theo thời gian

- Dư nợ ngắn hạn 75% 36% 24,8%

- Dư nợ trung và dài hạn 25% 64% 75,2%

3. Dư nợ theo thành phần KT

- Quốc doanh 88% 99% 98.8%

- Ngoài quốc doanh 12% 1% 1.2%

(Nguồn chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ)

Qua số liệu có thể thấy chi nhánh đã đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt vào năm 1999. Trong điều kiện toàn ngành ngân hàng bị ứ đọng vốn vào 2 năm 1999-2000 nhưng chi nhánh vẫn đạt được đầu ra với mức tăng trưởng cao như vậy chứng tỏ hướng đi đúng và hiệu quả. Về cơ cấu dư nợ, có xu hướng rất rõ là sự tăng dần tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn, nó thể hiện cơ cấu khách hàng và mục tiêu của chi nhánh, đó là phát triển quan hệ với các khách hàng lớn, là các doanh nghiệp nhà nước. Dư nợ cho vay khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng áp đảo:năm 1998 chiếm 88%, năm 1999 chiếm 99%, năm 2000 chiếm 98,8% tổng dư nợ. Về dư nợ quá hạn, qua các năm có các số liệu như sau:Năm 1998là 0,74%, năm 1999là 0,06%, năm 2000là 0,24%. Dư nợ quá hạn của chi nhánh phần lớn là nợ quá hạn thông thường và có khả năng thu hồi. Năm 2000, dư nợ quá hạn có tăng so với năm 1999 nhưng xét toàn ngành thì đó vẫn là tỉ lệ thấp.

Như vậy hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Láng Hạ cũng có sự phát triển theo xu hướng tích cực. Sự tăng trưởng nhanh của hoạt động này đóng góp phần quan trọng và sự phát triển của chi nhánh. Mặc dù nhìn vào cơ cấu dư nợ có thể thấy chi nhánh đã không thực sự đầu tư mạnh vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư trung và dài hạn quá lớn, Ýt phát triển các hoạt động tín dụng khác ngoài hoạt động cho vay, và có thể đưa ra nhận xét là chi nhánh đã không đa dạng hoá hoạt động, đang tự đặt mình vào rủi ro. Tuy nhiên đặt trong môi trường kinh tế, chính trị ở Việt Nam thì xu hướng phát triển Êy lại tỏ ra đúng đắn và an toàn, Ýt nhất là trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cũng hàm nghĩa rằng để duy trì được sự phát triển Êy

NHNo & PTNT Láng Hạ phải có chính sách sàng lọc khách hàng hết sức cẩn thận trước khi tập trung đầu tư vào một số lượng nhỏ khách hàng như vậy để tránh rủi ro. Và một biện pháp quan trọng hàng đầu cần quan tâm đến chính là công tác thẩm định dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 32 - 35)