Mục tiêu của công trình Nâng cao chất lượng học cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tạo ra mộtphong cách học mang lại hiệu quả cao nhất.. Chính vì vai trò và sự cần thiết của kinh do
Trang 1TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Có ai thành công mà không trải qua gian nan, thử thách.Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập tri thức luôn là vấnđề quan tâm hàng đầu và nóng bỏng của xã hội Một mẫungười hoàn thiện, là tiêu chí quan trọng mà tuổi trẻ Vịêt Namđang hướng tới Một tầng lớp thanh niên đầy nhiệt huyết vàtràn trề nhựa sống, là hạt giống trong tương lai Với nhịpđộ sống ngày càng gia tăng kéo theo sự đổi mới trong nhiềulĩnh vực Nếu anh không chịu nghiên cứu, tìm tòi, trau dồikiến thức thì anh sẽ trở nên lạc hậu Xã hội ngày càng pháttriển không tiếp nhận những con người như vậy
Nhưng với tốc độ phát triển mạnh như vây, liệu chúng
ta có theo kịp hay không? Và bằng cách nào để đem lại hiệuquả tốt nhất Có lẽ đây cũng là trăn trở nhiều người nhất làtầng lớp sinh viên những người còn non trẻ, nông nỗi, đangchập chững bước vào đời chưa hiểu hết được tầm quantrọng của thời gian Không chú tâm vào học hành nghiên cứutrên con đường lựa chọn của mình, bỏ qua thời gian một cách
vô nghĩa khi đang ngồi trên giảng đường Và không vạch ra chomình một phương hướng, mục tiêu rõ ràng để đạt được kếtquả cao trong học tập, nhằm phục vụ cho công việc củamình trong tương lai
Bản thân là một sinh viên đang nghiên cứu ngành học,thấy thực trạng trước mắt và mong muốn cùng nhữngngười bạn đồng hành tìm được cho mình một lối đi riêngtạo một chỗ đứng trong xã hội, đưa đất nước, con ngườiViệt Nam hoà nhập vào các nước phát triển trên thế giới, làđộng lực thôi thúc nghiên cứu công trình này
Trang 3PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
hân ướt, chân ráo vào Đại học tôi còn bỡ ngỡ nhiều điều, xung quanh toàn lànhững điều mới lạ mà mình không thể hình dung được, Đại học dân lập Duy Tân,Khoa QTKD-DL như thế nào? Khi quyết định chọn ngành này là cả một quá trình say
mê và ham thích trong tôi Trước khi hình thành ý tưởng tôi luôn nghĩ rằng trở thànhmột Nhà kinh tế được đứng trên thương trường, được làm việc và tiếp xúc với nhữngngười tài giỏi, được đi đây, đi đó Điều đó thật là thú vị! Bây giờ ước mơ đó của tôi đãtrở thành sự thật Tôi đang ngồi trên Giảng Đường Đại Học, lòng tôi nung nấu một ýchí, một quyết tâm trở thành một nhà Kinh tế thật giỏi Nhưng tôi vẫn không thể giảithích cho bản thân mình: “Học kinh tế là học những gì?” Mình cần trang bị những gìcho bản thân mình? Sự say mê chăm chỉ học tập có đủ không? Để trở thành Nhà kinh tế,những thầy cô Duy Tân sẽ dạy cho mình những gì? Những môn học chuyên ngành sẽnhư thế nào? Những thuật ngữ đó ra sao? Hàng loạt những câu hỏi thắc mắc đặt ranhưng tôi vẫn không tài nào giải thích nổi cho bản thân mình được
C
Cùng với những suy nghĩ, lo âu giống như tôi, những Sinh viên năm I khi bướcchân vào học kinh tế vẫn chưa hình dung được mình học những gì và học như thế nào?Nhưng có những Sinh viên học suốt bốn năm vẫn không ý thức được mình học để làmgì? Chẳng qua cũng chỉ là bạn bè xung quanh học đại học, chẳng lẽ mình không học,mình cũng muốn giống như mọi người
Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó Học và không học mà vẫn có bằng thì khácnhau như thế nào? Lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời mình là một quyết định quantrọng nhất mà bạn sẽ làm Tương lai của bạn không chỉ phụ thuộc vào năng lực cá nhâncủa bạn mà còn phụ thuộc vào nhiều tác động khác bên ngoài Cạnh tranh đang trở nênngày càng gay gắt, chúng ta đang sống trong kỹ nguyên thị trường toàn cầu Để có mộtchỗ đứng vững chắc trong xã hội ngày nay điều đó vô cùng khó khăn nó đòi hỏi bạnphải trang bị ngay từ bây giờ Bạn sẽ bị hất ra khỏi vị trí, chức vụ nếu bạn không biết gì
về kiến thức và lĩnh vực chuyên môn của mình Trong thời đại ngày nay, có bằng chỉ làmột giấy chứng nhận trên danh nghĩa điều quan trọng là qua quá trình học bạn đã tíchluỹ được cho bản thân mình những kiến thức gì và những kỹ năng gì?
Trang 4Hiểu được bản chất ngành học của mình là điều vô cùng khó khăn và phức tạp.Bạn phải rèn luyện cho mình một tinh thần học tập tốt, một quá trình tích luỹ kinhnghiệm, quá trình phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, phải trãi qua nhiều khó khăn, gian khổ.
Có nhiều người đặt ra mục tiêu trước mắt nhưng không có sự cố gắng, phấn đấu vẫnkhông đạt được Để làm được điều đó hay nói cách khác để công việc đạt hiệu quả caothì ngay từ bây giờ bạn phải đặt mục tiêu cho bản thân mình, phải biết ưu và nhượcđiểm ở bản thân mình, phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế tối thiểu nhược điểm
Sự nghiệp của bạn không phải ai tạo dựng cho bạn mà do chính bạn tự tạo dựng
ra cho mình Vì vậy ngay bây giờ bạn hãy học, học để thay đổi tương lai của mình Đờithay đổi khi chúng ta thay đổi Tôi nhớ mình đã học một câu ngạn ngữ do Lão Tử viếtnhư sau:
“Một cây lớn bắt đầu bằng một hạt giống, hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ”
Cuộc sống là một quá trình tạo dựng những gì bạn làm hôm nay ảnh hưởng đếnnhững gì bạn làm mai sau Cuộc sống không xảy ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ, theocon nước thuỷ triều lên, xuống Ảnh hưởng ngày nay tạo nên kết quả ngày mai Bạn có
từ bỏ thói quen xấu hay không, bạn biết tiết kiệm hay tiêu xài hoang phí, bạn có rènluyện thân thể hay không, bạn có khai thông trí tuệ hay không … Quyết định của bạn sẽquy đinh những hoàn cảnh sắp tới
Những người lú lẫn không bao giờ nhìn thấy được điều này, người khôn ngoanthì hiểu được sự tình vấn đề Những gì bạn làm ngày hôm nay rất quan trọng
Ngược lại bạn cứ lơ là, lười biếng, không chịu làm việc, tiêu xài hoang phí, lúcnào cũng làm phiền người khác thì sớm muộn gì điều không hay sẽ đến với bạn, rồi bạnlại tự nhủ tại sao bạn không thấy vui vẻ, thú vị trong công việc, tại sao mình không cótiền và không có ai thân thiện với mình cả Điều này nhắc nhở chúng ta biết rằng ngàylại qua ngày nắm đất nhỏ sẽ tạo nên gò, đồi , núi
Do đó hành động ban đầu quyết định hoàn cảnh bạn tồn tại Nổ lực ngày hômnay có tác dụng cho mai sau
Trang 52 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: sinh viên khoá VII, VIII
Phạm vi áp dụng: Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Duy Tân
3 Mục tiêu của công trình
Nâng cao chất lượng học cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tạo ra mộtphong cách học mang lại hiệu quả cao nhất
4 Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp diễn dịch, điều tra thực tiễn và phương pháp phân tích và tổnghợp
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tầng lớp sinh viên là những người ham học hỏi và tìm tòi Học đại học là họccách tự học, tự nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Hiệnnay, tình trạng sinh viên ngày càng ít chăm học, lười suy nghĩ, học đối phó còn nhiềuđối với các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và Duy Tân nói riêng Vì vậy, qua đềtài giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng ngành học của mình, đưa ra những thực trạngtrước mắt và vạch ra phương hướng giải quyết giúp sinh viên nhận thức vấn đề để tìmbiện pháp tốt nhất cho bản thân nhằm đem lại kết quả cao trong học tập
6 Nội dung : gồm 3 chương:
Chương I Những cơ sở lý luận chung
Chương II Thực trạng học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh Chương III Một số giải pháp nâng cao chất lượng học cho sinh viên ngành Quảntrị Kinh doanh
Trang 6PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
1.1.1 Kinh doanh là gì?
Hầu hết chúng ta đều có một vai trò nhất định trong hệ thống kinh doanh của đấtnước, họ hàng và bạn bè của cúng ta cũng làm việc trong các doanh nghiệp Chúng tamua hàng hoá trong các cửa hàng, siêu thị hay các cửa hàng bách hoá tổng hợp; ăn uốngtrong các quán hàng lưu động, trong cănteen hay trong nhà hàng Chúng ta đi lại bằng
xe buýt, xe đạp taxi, phà hay tàu hoả Còn ở Hồng Kông, Singapore hay một số thànhphố Châu Âu khác người ta sử dụng hệ thống đường cao tốc công cộng Các công tydịch vụ công cộng cung cấp cho chúng ta điện nước và khí đốt, chúng ta gửi thư quabưu điện và nói chuyện với bạn bè qua điện thoại, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.Kinh doanh là một phần cuộc sống hàng ngày của chúng ta Mỗi người nên có kiến thứcnhất định về kinh doanh và cũng cần hiểu rõ vai trò quan trọng của nó đối với cuộc sốngcon người
Kinh doanh hiểu theo nghĩa rộng nhất là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả những
tổ chức và hoạt động sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàngngày của con người
Thế giới của chúng ta có hàng triệu người sống trong nhiều quốc gia khác nhau,nói những ngôn ngữ khác nhau và thuộc nhóm chủng tộc khác nhau Dù vậy, con người
có một số nhu cầu cơ bản, ai cũng cần có thức ăn để thoả mãn khi đói, thức uống để làmgiảm đi cơn khát và quần áo để giữ ấm cho thân thể Con người cần phải có nhà cửa để
ở và nghỉ ngơi, thuốc men và những chăm sóc đặc biệt khi đau ốm Vì nhiều lý do khácnhau con người cần đi từ nơi này sang nơi khác và khi cách xa họ cần liên lạc với nhau.Trong giờ rãnh rỗi họ muốn nghe nhạc, xem tivi hay đi dạo trong công viên để thư giản
Chính vì vai trò và sự cần thiết của kinh doanh như vậy mà chúng ta là nhữngsinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh, những người sẽ làm chủ nền kinh tế trong tươnglai phải hiểu hết được bản chất và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày.Muốn trở thành nhà Quản trị giỏi trong tương lai ta phải nắm chắc bản chất và quy luậttrong kinh doanh Muốn làm kinh doanh thì bất cứ ai cũng có thể làm được, nhưng làm
Trang 7thế nào? Và hiệu quả đem lại ra sao? Có thành công như mong muốn hay không khó có
ai trả lời được và không ai thoả mãn với kết quả mà mình đã đạt được
1.1.2 Kinh tế là gì?
PH Anghen đã viết: “C Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triểnlịch sử của loài người” nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản là trước hết con người phải ăn,uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện Chính trị, Khoa học, Nghệ thuật, Tôn giáo
Sơ đồ: Mô hình phát triển kinh tế
Để sản xuất con người phải có các yếu tố cần thiết để phục vụ những hoạt độngnày đó chính là Kinh tế Kinh tế tồn tại với vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất xãhội và sau quá trình sản xuất, Kinh tế lại là đầu ra của hoạt động sản xuất
Kinh tế là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội Quản lý Kinh tế là mộtnghề với nghĩa là các nhà lãnh đạo hệ thống phải có tri thức quản lý (qua tự học tích luỹ
và qua quá trình được đào tạo ở cấp độ khác nhau hoặc ít nhất phải có các chuyên gia vềquản lý làm trợ lý) có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp Quản lý Kinh tế là một dạnghoạt động lâu đời của xã hội loài người, đã phát triển từ chỗ dựa vào “ Kinh nghiệm”vào “ Cha truyền, Con nối” đến nay đã trở thành một khoa học có nội dung hết sứcphong phú
Thực tiễn cho thấy, Quản lý Kinh tế ngày càng có vai trò to lớn đối với sự pháttriển, thành bại của các Doanh Nghiệp, sự tăng trưởng Kinh tế của mỗi quốc gia Trongcác hoạt động của con người, hoạt động Kinh tế chiếm vị trí quan trọng bậc nhất bởi vì
nó trực tiếp quyết định đến đời sống vật chất của con người, bảo đảm cho cuộc sống no
Con người Kinh tế Cần phát triển Sản xuất Kinh tế
Trang 8đủ hay thiếu thốn, tiện nghi hay thiếu tiện nghi, an toàn hay không an toàn, văn minhhay không văn minh…Ngoài ra, các hoạt động Kinh tế còn kéo theo hàng loạt các hoạtđộng khác của con người (trong tái sinh sản, trong giao tiếp, trong cuộc sống văn hoátinh thần, trong bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và An ninh Xã Hội…) Cho nên sẽkhông ngạc nhiên khi so sánh mức độ phát triển và sức mạnh của một quốc gia, một tổchức thậm chí một cá nhân người ta thường lấy tiêu thức trình độ khoa học đạt được làcao hay thấp, ổn định hay không ổn định là hai trong các tiêu thức quan trọng nhất để sosánh Do đó việc tìm hiểu, lý giải đúng khái niệm Kinh tế, Quản lý Kinh tế trở thànhvấn đề mang tính thời sự của mọi thời đại, mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi cá nhân.
Tóm lại, Kinh tế là tổng thể (hoặc một bộ phận) các yếu tố sản xuất và tái sảnxuất xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và vấn đềlợi ích Theo cách hiểu thông thường khác Kinh tế là một lĩnh vực hoạt động bao quát
về vấn đề Kinh tế, Thị trường Nó là lĩnh vực đa dạng và phong phú, nó luôn biến đổinhưng nhìn chung vẫn theo một quy luật nhất định nào đó
Học Kinh tế là học những gì?
Kinh tế là vấn đề rất rộng lớn và phong phú, mỗi ngày nó diễn ra một vẻ khônggiống nhau Những quy luật diễn ra trong hoạt động Kinh tế, những cơ sở, tiền đề, lýluận, nền tảng qua đó nắm bắt nó một cách vững chắc Nó là kim chỉ nam giúp bạnnghiên cứu và học theo Bạn sẽ hình dung nền Kinh tế diễn ra như thế nào? Bạn chỉnghiên cứu về lĩnh vực này chứ không nghiên cứu về các vấn đề như Xây dựng, Tin học
… Bạn sẽ được các Giảng viên, Chuyên gia về lĩnh vực này dạy cho bạn biết bạn họcnhững gì, những môn học nào sẽ đáp ứng cho công việc của bạn sau này Thông quanhững môn học nó giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc hình thành ý tưởng, xây dựng
và phát triển nó lên
Có rất nhiều sách bàn về lĩnh vực chủ yếu của hoạt động Kinh doanh Có nhiềungười cho rằng “đào tạo hay huấn luyện về kinh doanh có cần thiết hay không?” Hầuhết chúng ta thường quan niệm rằng những nhà kinh doanh thành đạt đều không đượcđào tạo qua bất cứ trường lớp kinh doanh nào, nên thường coi sự thành công trong kinhdoanh có vẻ như không liên quan đến đào tạo.Tuy nhiên những trường hợp đó chỉ làngoại lệ chứ không phải là phổ biến Nhiều nhà kinh doanh đã trải qua những lớp huấnluyện về kỹ thuật và cũng tiếp xúc nhiều kỹ năng về Quản trị trong nghề nghiệp của họqua nhiều năm kinh nghiệm Đào tạo và huấn luyện về Quản trị có cần thiết hay không?
Trang 9Những câu chuyện về các nhà Quản trị tự học để đạt thành công thường rất hàohứng nhưng có lẽ chúng ta đã không nhận thấy là bên cạnh đó đã có rất nhiều người bị
thất bại nên họ coi “Kinh nghiệm là người thầy giáo giỏi nhưng học phí thì rất cao”.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ghi tên vào các lớp học liên quan đến Kinh doanh docác trường Đại học, Viện đào tạo, Trường Thương mại và các trường dạy nghề tổ chức
đã tăng lên một cách rất nhanh chóng Các cuộc hội thảo và Hội nghị thường rất hay tổchức và số người tham gia thường rất đông Khi nhận thức sự thay đổi liên tục của cáctác lực thị trường là hoàn toàn độc lập, thì yêu cầu thích nghi là một hàn thử biểu chỉcho những người thuộc các cấp Quản trị khác nhau thấy sự cần thiết phải tham gianhững khóa huấn luyện và đào tạo
1.1.3 Quản trị là gì?
Từ hàng ngàn năm nay thuật ngữ Quản trị đã ra đời và được áp dụng trong thựctiễn ở tất cả các nước có chế độ Chính trị, Xã hội khác nhau Nhưng Quản trị Kinhdoanh chỉ xuất hiện và dần dần trở thành một môn khoa học độc lập mới khoảng 100năm Đặc biệt sau năm 1940 đến nay Khoa học Quản trị doanh nghiệp mới được pháttriển mạnh và được giảng dạy trong hầu hết các trường Kinh tế, Quản trị Kinh doanhtrên thế giới Qua nghiên cứu sinh viên sẽ thấy được tương lai khi tốt nghiệp ra trường,
họ sẽ thuộc các Quản trị viên nào (cấp cao, trung gian, cơ sở) họ phải làm gì ở địa vị của
họ để Quản trị doanh nghiệp có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ trên thịtrường trong nước và quốc tế
Thuật ngữ Quản trị được các nhà Quản trị học định nghĩa mỗi người mỗi khác.Vậy có thể hiểu một cách tổng hợp như sau:
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên để hoàn thành các mục tiêu đã định.
1.1.3.1 Thí dụ về Quản trị:
Lớp bạn quyết định đi chơi xa vào ngày Chủ nhật này Sự sắp xếp dễ dàng nhất
là mỗi sinh viên sẽ đi bất cứ nơi nào mà người đó thích, mang theo thức ăn riêng và làmbất cứ điều gì mà mỗi người muốn nhưng điều đó khó có thể gọi là một chuyến đi chungcủa lớp được Để có một cuộc du ngoạn lớp thành công, phải tiến hành cuộc vui chơi
đó Trước tiên lớp phải bầu một sinh viên đứng ra tổ chức, mọi người có thể gọi anh ta
là nhà tổ chức, nhân vật chủ chốt, thủ lĩnh, người hướng dẫn hay bất cứ tên gọi nào
Trang 10khác Nhiệm vụ chính của anh ta là đảm bảo cho mục tiêu của lớp được thực hiện và cảlớp có một cuộc du ngoạn chung thích thú, bổ ích Anh ta sẽ là người quản lý mọi việc,triệu tập một cuộc họp lớp và đi tới một sự thống nhất chung về tất cả những vấn đề màmọi người quan tâm Chẳng hạn như, chọn nơi đi, bằng cách nào, mục đích của chuyến
đi, khi nào đi … Anh ta tổ chức sinh viên thành nhiều nhóm làm việc, phân công côngviệc và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm Đồng thời anh ta cần phải có biện pháp để tất cảmọi quyết định đều được truyền đạt tới các thành viên
Tình huống trên là một minh hoạ đơn giản về Quản trị Thông qua việc hoạchđinh, tổ chức, chỉ huy, kiểm soát và truyền thông thích hợp cuộc đi chơi chung của lớp
sẽ đạt được thành công
1.1.3.2 Tầm quan trọng của Quản trị:
Một tổ chức kinh doanh có thừa nguyên vật liệu, máy móc, nguồn nhân lực …nhưng sẽ thất bại nếu thiếu yếu tố quan trọng nhất - khả năng sử dụng một cách hiệu quả
nguồn tài nguyên này Nhiều doanh nghệp đã thất bại bởi không Quản trị tốt, một số
người gọi là sự hoạch định tồi, mộ số khác đổ lỗi cho sự thiếu lo xa hay thậm chí cho rằng
họ đã không gặp may mắn Song các nguồn tài nguyên chỉ có thể được sử dụng thích hợpbởi một nhà Quản trị giỏi Nhiều quốc gia đang phát triển được trời phú ho những nguồntài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng thiếu một đội ngũ các nhà Quản trị để có thể đưachúng vào sử dụng một cách hợp lý Kết quả các nguồn tài nguyên này vẫn còn nằm dướidạng tiềm năng, điều này chứng tỏ tầm qua trọng của các kỹ năng Quản trị
Quản trị càng đặc biệt quan trọng đối với các Doanh nghiệp đang phát triển Với
số lượng công nhân ngày càng tăng, việc quản lý tổ chức Kinh doanh sẽ phức tạp hơnnhiều bởi nó liên quan tới nhiều người và công việc quản lý sẽ trở thành rất khó khăn đểduy trì sự truyền thông có hiệu quả giữa các thành viên với nhau Doanh nghiệp có thểlâm vào tình trạng “ tay phải không biết tay trái đang làm gì” nếu không được quản trịtốt tổ chức kinh doanh có thể bị phá sản khi dòng lưu kim ở trong tình trạng nguy kịch,mặc dù phòng Kinh doanh cố chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt bằng nhữngbảng báo cáo đầy ấn tượng tốt đẹp
* Tại sao nhiều người học Quản trị?
Từ những năm 80 đến nay sự quan tâm của công chúng đối với môn Quản trị đãgia tăng ghê gớm nhứng tác phẩm về Quản trị thường xuất hiện ở đầu danh sách vềnhững tác phẩm bán chạy nhất
Trang 11Người ta nhận ra rằng việc Quản trị tốt đóng vai trò quan trọng trong xã hội củachúng ta Không cần phải là học viên của môn học nào bạn cũng biết rằng nững Công ty
Mỹ đang bị áp lực mạnh mẽ phải giảm bớt chi phí và gia tăng chất lượng để khỏi bịthua kém những hảng cạnh tranh từ nước ngoài như Nhật Bản và Nam Triều Tiên,những thách đố thường xuyên xuất hiện trên báo chí Những yêu cầu Quản trị tốt đãvượt ra ngoài phạm vi một doanh nghiệp Và chúng ta cũng thấy bất kỳ chuyên ngànhnào cũng liên quan đến lĩnh vực Quản trị
Lý do thứ hai của việc học Quản trị là một khi bạn tốt nghiệp và bắt đầu sự nghiệpcủa mình bạn sẽ quản trị hoặc bị quản trị Thật ngây thơ nếu cho rằng bất cứ người nàohọc Quản trị là đang chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp về Quản trị Có thể một khoáhọc Quản trị chỉ là một yêu cầu cho tấm bằng Đại học bạn cần Giả sử bạn phải làm việc
để sống và hầu như chắc chắn rằng bạn sẽ làm việc trong một tổ chức thì khi đó bạn sẽ
là người Quản trị hay làm việc cho nhà Quản trị Nếu bạn dự tính làm việc cho mộtngười Quản trị thì học tập môn Quản trị sẽ giúp bạn được sáng tỏ nhiều điều về hành vicủa bạn và về hoạt động nội bộ của những tổ chức Bạn không cần là một người Quản trịtương lai mới có thể thu được những điều bổ ích cho bạn từ một khoá học môn Quản trị
1.1.4 Nhà Quản trị
Là người thuộc bộ phận chỉ huy có một chức danh nhất định, có trách nhiệmđịnh hướng, tổ chức điều khiển và kiểm tra Người Quản trị là người ra quyết định và làngười tổ chức thực hiện quyết định
Mục đích là đặc tính của nhà Quản trị, là lợi nhuận được tại chổ, có một đời sốnghấp dẫn, thích thú và có nhiều tham vọng, dám chấp nhận rủi ro, có lòng tự tin, tự lập
Là người có trái tim nóng và đầu óc lạnh
1.1.4.1 Công việc Quản trị và Cấp Quản trị:
Công việc Quản trị và cấp Quản trị được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ: Công việc quản trị và cấp quản trị
Top Managers Middle Managers
First line Managers
Công việc
kỹ thuật
và tác nghiệp
Công việc Quản trị
Trang 12a Cấp Quản trị:
Nhà Quản trị được chia làm 3 cấp: Quản trị cấp cao( Top managers) như Giámđốc, Phó giám đốc; Quản trị cấp trung(Middle managers) như Trưởng phòng, Phóphòng, Quản đốc; Quản trị cơ sở (First – line managers) như tổ trưởng, tổ phó …
b Công việc của Quản trị:
Qua sơ đồ trên ta thấy công việc Quản trị của bất cứ cấp Quản trị nào cũng có hailoại chính: Công việc kỹ thuật, công việc tác nghiệp và công việc Quản trị Công việcQuản trị là công việc hằng ngày mà mỗi cấp Quản trị phải thực hiện như Hoạch định, tổchức, điều hành và kiểm tra Công việc kỹ thuật và tác nghiệp là loại công việc chuyênmôn mà người Quản trị phải có, đặc biệt đối với Quản trị cấp cơ sở thì loại công việcnày vô cùng quan trọng Qua phần diện tích tương ứng với các cấp Quản trị và loại côngviệc của sơ đồ trên ta thấy Quản trị cấp cao đòi hỏi công việc Quản trị nhiều hơn so vớiQuản trị cấp cơ sở Trái lại, Quản trị cấp cơ sở đòi hỏi công việc kỹ thuật và tác nghiệprộng hơn so với Quản trị cấp cao
1.1.4.2 Kỹ năng của nhà Quản trị:
Tất cả các nhà Quản trị cần ba loại kỹ năng như sơ đồ dưới đây
Sơ đồ: Ba loại kỹ năng của các cấp Quản trị
a Kỹ năng tư duy:
Kỹ năng tư duy là kỹ năng suy nghĩ, đối với các nhà Quản trị cấp cao họ suy nghĩ
về đường hướng phát triển Xí nghiệp, suy nghĩ về chính trị, pháp luật, ngoại giao, cạnhtranh, việc thay đổi quy trình công nghệ Trong các vấn đề tư duy trên quan trọng hơnhết đối với nhà Quản trị cao cấp là luôn suy nghĩ về việc làm thế nào để thoả mãn nhucầu của khách hàng, giảm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất Nóichung, kỹ năng tư duy của Quản trị cấp cao là kỹ năng cần thiết để vạch chiến lược lâudài, làm sao cho chiến lược thích ứng với môi trường Kinh doanh, giảm thiểu sự rũi ro
và phát triển lợi thế cạnh tranh Đối với Quản trị cấp cao cần nhiều kỹ năng tư duy
Trang 13Muốn có kỹ năng tư duy để hoạch định chiến lược cần có kiến thức rộng và cao Do đó,
về lý thuyết điều kiện cần có để làm Giám đốc Doanh Nghiệp là phải tốt nghiệp Đại học, hoặc tối thiểu là phải được bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ Quản Trị Kinh Doanh
Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với mọi cấpQuản trị, đặc biệt đối với nhà Quản trị cao cấp Không riêng gì trong Xí nghiệp, Công tyhay bất cứ lĩnh vực nào, trong xã hội hoặc trong gia đình kỹ năng tư duy cũng cần thiết.Nghĩ đúng thì làm đúng, trước khi làm bất cứ điều gì nên suy nghĩ kỹ lưỡng đừng làm
mà không suy nghĩ hoặc suy nghĩ nông cạn sẽ dẫn tới tai hại hoặc kém hiệu quả
b Kỹ năng nhân sự:
Kỹ năng nhân sự đòi hỏi mọi cấp Quản trị đều phải có để đièu hành công việc
Kỹ năng nhân sự của Giám đốc và Tổ trưởng rất cần thiết để giao tiếp, tổ chức, độngviên và truyền thông trong công việc điều hành hàng ngày nhằm thúc đẩy, khai thác tối
đa sức lao động, sáng kiến của công nhân để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượngsản phẩm trong sản xuất Kỹ năng thực hiện của Giám đốc và Tổ trưởng thường thể hiệnqua các công việc như: quan hệ với người khác (cấp trên, cấp ngang hàng, thuộc cấp)khuyến khích, động viên tinh thần nhân viên làm việc Giám đốc và Tổ trưởng có nhiều
kỹ năng nhân sự sẽ làm cho nhân viên làm việc hăng say, tự nguyện làm việc trong mộtbầu không khí thuận lợi, thoải mái, vui vẻ, nhân viên luôn đạt được mục tiêu mà Giámđốc và Tổ trưởng không cần phải la hét, hăm dọa, kỹ luật Ngoài ra, kỹ năng nhân sự cầnthiết đối với Giám đốc và Tổ trưởng để giải quyết các mâu thuẩn phát sinh trong nội bộ
c Kỹ năng kỹ thuật:
Kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.Các cấp Quản trị cần có kỹnăng kỹ thụât , đặc biệt kỹ năng kỹ thuật cần thiết Nhiều nhất đối với nhà Quản trị cấptrung và cấp cơ sở như vậy Giám đốc và Tổ trưởng cần có kỹ năng kỹ thuật, cần cókinh nghiệm trong công việc, trong vấn đề chuyên môn nghiệp vụ để điều hành, hướngdẫn, hổ trợ nhân viên một Giám đốc và Tổ trưởng mà yếu nghiệp vụ sẽ không giảiquyết được công việc, không điều hành tốt phòng và phân xưởng mình
1.1.4.3 Các nhà lãnh đạo cần biết những tiêu chuẩn sau đây:
1 Có hệ thống kiến thức đồng nhất và thích nghi
2 Phải đảm bảo am hiểu và giải quyết vấn đề
3 Quyết định nhanh, hành động cương quyết, chịu trách nhệm cao và coi thấtbại là bài học
Trang 144 Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức toàn doanh nghiệp.
5 Luôn luôn cải tiến công việc để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm
6 Xây dựng được ban tham mưu tốt và năng động
7 Hợp tác, thân thiện với các Quản trị viên trong doanh nghiệp
8 Quan tâm đến cá nhân trong doanh nghiệp và gia đình họ
9 Biết khen thưởng và phê bình đúng chổ, tránh tranh cải gay gắt
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn trên thì việc quản lý chưa hẳn thành công mà phải dựa thêm những điều cấp dưới quan tâm:
1 Muốn có lãnh đạo giỏi
2 Muốn được thông tin đầy đủ về mình
3 Muốn được đối xử công bằng và tôn trọng lẫn nhau
4 Muốn được khen thưởng đích đáng và kịp thời
5 Muốn được tương đối độc lập và tự do trong công việc
6 Muốn được sự kính nể của người khác, tránh xích mích
7 Muốn an toàn trong công việc, tránh thay đổi vị trí đột ngột
8 Muốn có điều kiện làm việc dễ chịu
9 Muốn làm việc có ích, hiệu quả
10 Muốn lãnh đạo quan tâm đên cá nhân và gia đình
Qua nhưng tiêu chuẩn của lãnh đạo và điều kiện của cấp dưới quan tâm, Nhà lãnh đạo cần có những điều kiện sau:
1 Biết nguyên tắc quản trị và bí quyết, nghệ thuật Quản trị
2 Phải có các phẩm chất cá nhân, phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năngtruyền đạt, kỹ năng nhân sự để giao tiếp, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ
3 Biết lắng nghe và xử lý thông tin
4 Phải nhiệt tình, điềm tĩnh, trung thực, tác phong đúng đắn, gương mẫu
1.1.5 Tiêu chuẩn để trở thành nhà Quản trị :
Một nhà Quản trị thành công là người biết các tiêu chuẩn đặt ra cho mình và tựmình phấn đấu để đạt được các tiêu chuẩn đó
Theo các ý kiến thu thập được một nhà Quản trị là người phải có một trongnhững đức tính sau:
- Trung thực
- Liều lĩnh
Trang 15- Quyết đoán.
- Kiên nhẫn
- Biết lắng nghe và đánh giá
- Ham học hỏi, tìm tòi
- Năng nổ, lịch sự, có văn hoá
- Có khả năng điều hành và quản lý…
Nhưng nhìn chung theo như nghiên cứu thì một nhà Quản trị cần có những yêucầu cơ bản sau:
1.1.5.1 Phẩm chất chính trị:
- Có ý chí và khả năng làm giàu cho hệ thống xã hội và cho bản thân
- Biết giao đúng việc cho cấp dưới và tạo điều kiến cho họ thành công (để cấpdưới luôn luôn có thành tích, để họ hồ hởi, tích cực làm việc)
- Biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra cho hệ thống và có biện pháp
- Dũng cảm, lạc quan, có khả năng mạo hiểm
- Biết tâm trạng của tập thể, hoàn cảnh của cán bộ cấp dưới
Trang 16- Biết dùng người.
- Có kỹ năng ra quyết định đúng
1.1.5.4 Đạo đức công tác:
- Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường, quan điểm
- Công băng, công tâm, có đồng loại
- Có văn hoá và biết tôn trọng người khác
- Có thiện ý với mọi người, không làm điều ác cho mọi người
1.2 CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỌC:
1.2.1 Chất lượng đại học là gì?
Chất lượng là quá trình đào tạo, thời gian huấn luyện đem lại một kết quả nhưmong muốn, một sự thành công mong muốn
Việt Nam có rất nhiều trường Đại học Công lập và Dân lập Ở mỗi trường có một
hệ thống giáo dục đào tạo riêng, một quy mô cụ thể đặc biệt của trường đó Nhưng tất
cả những cái riêng đó đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viêntrong trường Ai cũng muốn đội ngũ sinh viên sau khi đào tạo có một kiến thức chuyênmôn vững chắc, khả năng chuyên sâu, có một công việc ổn định, chổ đứng vững chắctrong xã hội, đem lại uy tính cho Giảng viên, cho Trường Hệ thống giáo dục của nước
ta ngày càng đổi mới, đem lại hiệu quả cao
Nhiều trường Đại học Dân lập xuất hiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưngduy nhất chỉ có một trường Dân lập ở TP Đà Nẵng: Đại Học Dân Lập Duy Tân.Quamột thời gian phấn đấu đến nay trường đã có một bộ máy vững chắc, đội ngũ Giảngviên giỏi, giàu kinh nghiệm Phát triển nhiều phòng, ban, nâng cao chất lượng giảngdạy, quan hệ hợp tác với các trường bạn ngày càng rộng rãi Nhiều khoa được thành lập,theo đà phát triển này tương lai Duy Tân sẽ trở thành một trong những trường chấtlượng nhất thành phố, sẽ vượt qua tất cả các trường khác (phương tiện kỹ thuật ngàycàng hiện đại)
1.2.2 Sự khác biệt giữa Phổ thông và Đại học như thế nào?
Dù là sinh viên trên ngưỡng cửa Đại học nhưng tất cả chúng ta ngay cả bản thântôi vẫn còn ngộ nhận giữa phương pháp học ở Phổ thông và phương pháp học ở Đạihọc Chúng ta vẫn quen với lối học cũ và chính điều đó đã hạn chế chất lượng học khicòn ngồi trên giảng đường Đại học
Trang 17Ở phổ thông, sau khi hoàn thành bài trên lớp chúng ta chỉ cần học thuộc những gìgiáo viên truyền đạt trên lớp, kiến thức gói gọn rất hạn hẹp Nếu thuộc nhuyễn phần đó,bạn sẽ có một cột điểm rất cao, hoàn thành tốt những gì giáo viên cho về nhà Khôngcần phải đọc thêm sách, nếu bạn siêng năng bạn có thể tìm hiểu một số bài toán khó, bổsung mà thầy cho là đủ Tất cả những điều đó tạo nên một tính ì trong học tập dẫn đếnphương pháp học vẹt, học đối phó Nguyên do là bài vở quá nhiều học không kịp hơnnữa kiến thức đòi hỏi không cao, những môn học đó chỉ là đại cương, lý thuyết
Theo như nhiều sinh viên nói học Đại học là học đại, bạn đọc càng nhiều sách thìvốn hiểu biết của bạn càng tăng cao, nó bổ ích phục vụ cho công việc của bạn sau này.Những môn học đại cương bạn phải học thuộc, những môn chuyên ngành ngoài họcthuộc bạn phải hiểu vì nó là cơ sở, nền tảng để giúp bạn có một công việc ổn định Đa
số sinh viên chúng ta quen với lối học cũ, học đối phó vì hình thức không kiểm tra nênsinh viên thường đến khi thi mới học Theo điều tra, nghiên cứu trong ngành, tỷ lệ nàychiếm 85% Mỗi sinh viên khi học xong đều cất vở vào đó, gần đến ngày thi trước đókhoảng ba, bốn ngày là học Liệu phương pháp học như vậy có đem lại hiệu quả cao haykhông? Nếu học thì sinh viên cũng chỉ học thuộc, học giống như tất cả những gì Giảngviên ghi trên lớp Sinh viên không giống như học sinh, một người biết cách học là người
đó phải tham gia đầy đủ giờ học trên lớp, phải biết người giảng viên nói lên điều đónhằm mục đích gì? Phải biết cách điều phối môn học, phải biết điều gì quan trọng, điều
gì không quan trọng khi Giảng viên giảng Vì khi giảng người Giảng viên mới có thểtruyền đạt những gì quan trọng và điều đó rất có ý nghĩa cho mỗi sinh viên
1.2.3 Quá trình nâng cao chất lượng:
Chất lượng đào tạo là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các trường Đạihọc Việc nâng cao chất lượng đào tạo từ lâu đã là mong muốn chung của tất cả cáctrường, cả người dạy lẫn người học Sự ra đời hàng loạt các trường Đại học, Cao đẳng,nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển mạnh mẽ như hiện nay càng đòi hỏi bức thiếtphải nâng cao chất lượng đào tạo và đó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa mỗi trường Chiến lược phát triển Giáo dục 10 năm (2001 – 2010) cũng đã khẳngđịnh đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm để phát triển Giáo dục một cách toàn diện Nhiều đề tài nghiên cứu,bài tham luận tại các Hội nghị, Hội thảo vừa qua đã đề cập khá nhiều nội dung xoayquanh vấn đề chất lượng đào tạo như thay đổi khung chương trình, đổi mới phương
Trang 18pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập … tạo lập được nhiều cơ sở lýluận có giá trị, góp phần quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao chấtlượng đào tạo Trong bài viết xin đề cập một số vấn đề mang tính bổ sung mà trong ba
kỳ Đại hội vừa qua được đề cập đến
a Ứng dụng tiêu chuẩn và quy trình Quản trị chất lượng ISO 9001 : 2000 tronggiáo dục nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá chất lượng một cách toàn diện, thúc đẩy quátrình hội nhập nền giáo dục nước ta với các nước trên thế giới
Như chúng ta đã biết việc nâng cao chất lượng đào tạo được bàn đi bàn lại nhiềulần trong các kỳ Hội nghị Tuy nhiên khái niệm như thế nào là đào tạo có chất lượng,đâu là tiêu chí làm cơ sở để đánh giá một cách chính xác vấn đề này hiện vẫn là một đềtài đang gây nhiều tranh cãi
Lâu nay để đánh giá một trường nào đó đào tạo có chất lượng hay không hoặckhi so sánh chất lượng đào tạo của trường này với trường khác thông thường chúng tachỉ đánh giá một cách tổng quan dựa trên đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, chất lượngđầu vào, đặc biệt là uy tín và thâm niên của một trường chứ chưa đề cập một cách cụ thểtừng chỉ tiêu một cũng như xem xét một cách toàn diện các yếu tố khác ảnh hưởng đếnchất lượng đào tạo như phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, trình độ quản lý …điều này làm cho việc đánh giá chất lượng còn mang tính chung chung thiếu chính xác
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thiết nghĩ cần phân tích một cách chính xác các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng nhưlượng hoá các tiêu chí này để làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo một cách toàn diệnhơn, hay đúng hơn là nên ứng dụng quy trình đánh giá chất lượng đào tạo theo Bộ tiêuchuẩn Quốc tế ISO 9001 – 2000 Nếu làm được điều này chúng ta sẽ có một quy trìnhđào tạo chuẩn cho tất cả các trường, thống nhất về quản lý chất lượng một cách đồng
bộ, hiệu quả đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vấn đề mới nảy sinhcũng như có biện pháp khắc phục
Một số nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada, Trung Quốc … đã sử dụng Bộtiêu chuẩn này để đánh giá chất lượng đào tạo trong giáo dục và hiệu quả của nó cũng
đã được thừa nhận Ở nước ta vấn đề này vẫn còn khá mới mẽ tuy nhiên trong tình hìnhhiện nay khi vấn đề toàn cầu hoá trong các lĩnh vực Kinh tế, Xã hội được xem như một
xu hướng tất yếu (tất nhiên vấn đề Toàn cầu hoá cũng có những mặt tiêu cực và tích cựcnhất định) vấn đề giáo dục đào tạo không còn là giới hạn của một quốc gia mà mang
Trang 19tầm vóc quốc tế, vì vậy việc ứng dụng ISO 9001 – 2000 trong giáo dục và đào tạo và hếtsức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo cơ sở thúc đẩy cho quá trình hộinhập với các nước trên thế giới.
Tháng 8 năm 2001, trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu giáo dục - Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã đưa ra “ 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và đào tạo đại học”Chắc chắn các tiêu chí này cũng cần phải bổ sung và thay đổi cho phù hợp với tình hìnhthực tế, tuy nhiên đây cũng là bước khởi đầu quan trọng có ý nghĩa trong việc xây dựng
và lượng hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo
Bản thân trường Đại học dân lập Duy Tân cũng sớm nhận thức được vấn đề này
là triển khai nghiên cứu và từng bước ứng dụng vào công tác đào tạo của trường gần 2năm qua Tuy nhiên do những điều kiện khó khăn và yếu tố khách quan khác vẫn chưathực hiện một cách đầy đủ đúng như mong đợi
b Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo - yếu tố quan trọng đểnâng cao chất lượng đào tạo:
Hiệu quả của việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong quản lý và đào tạođược khẳng định ở nhiều trường Đại học trên thế giới song vấn đề triển khai và ứngdụng tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế
Thực tế cho thấy muốn rút ngắn khoảng cách về đào tạo với các nước trong khuvực và trên thế giới thì một mặt phải biết phát huy nội lực, mặt khác phải biết ứng dụngnhững thành tựu Khoa học –Kỹ thuật mà đặc biệt là Công Nghệ Thông Tin trong lĩnhvực đào tạo Cần xác định đây là một giải pháp mang tính chiến lược cho việc phát triểngiáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo trước mắt cũng như về lâu dài
c Thực hiện một cách đồng bộ từ việc cải tiến và đổi mới từ khâu tuyển sinh,khung chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập đặc biệt chútrọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy một cách có chất lượng
Chất lượng đào tạo là một hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, vì vậy muốnnâng cao chất lượng đào tạo cần thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ trên nhiềumặt, tạo sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng trong giáo dục và đào tạo, trong đó nên chútrọng đến đội ngũ giảng dạy, bởi lẽ một nền giáo dục không thể có chất lượng với mộtđội ngũ giảng dạy kém chất lượng điều cần lưu ý, sự phát triển mạnh mẽ Khoa học - Kỹthuật trong thời đại Công Nghệ Thông Tin cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập
Trang 20trung bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi người dạy phải có những bước chuyển cănbản cả về chất lẫn về lượng.
1.2.4 Vì sao phải nâng cao chất lượng?
Theo PGS TS Phạm Viết Vượng là Viện Trưởng Viện nghiên cứu sư phạm trường ĐHSP Hà Nội phát biểu rằng: “Nâng cao chất lượng Giáo dục là con đường pháttriển bền vững ở Việt Nam Ở Việt Nam, phát triển giáo dục được nhận thức vừa là mụctiêu, vừa là phương thức quan trọng để phát triển bền vững Luật giáo dục ở Việt Nam
-đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu
tư cho phát triển
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của Chính phủ đã ghi rõ “ Pháttriển Giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực có trình độ cao là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy CNH – HĐH đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững
Để phát triển Giáo dục Nhà nước có 4 quan điểm chỉ đạo đầy tính thuyết phục:
1 Giáo dục được coi là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân
2 Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu
3 Xây dựng một nền giáo dục Việt Nam có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,hiện đại theo định hướng XHCN
4 Mở rộng quy mô, Giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội,gắn liền với sự tiến bộ Khoa học - Công nghệ, củng cố quốc phòng và Anninh quốc gia
Từ các quan điểm chiến lược đó, Nhà nước đã xây dựng mục tiêu tổng quát đểphát triển Giáo dục đến năm 2010, trong đó chú trọng:
+ Nâng cao chất lượng Giáo dục tiếp cận với trình độ thế giới, phù hợp với thựctiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đấtnước, của các địa phương hướng tới một xã hội học tập
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực xã hội, chú trọng đào tạo chuyêngia cho lĩnh vực Khoa học - Công nghệ cao, đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh giỏi,công nhân kỹ thuật lành nghề để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế
+ Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở các cấp học,
có trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ Giảng viên có phẩm chất và có năng lực tốt đápứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục
Trang 21+ Mở rộng quy mô các cấp học, có trình độ đào tạo cho phù hợp với sự thay đổi
cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, đáp ứng (yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng caochất lượng hiệu quả Giáo dục) nhu cầu về nguồn nhân lực cho cả nước và cho từng địaphương
Để phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, Nhà Nước ta đã đưa ra nhiều giảipháp quan trọng như:
+ Đổi mới mục tiêu Giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình, Sách Giáo Khoacác cấp học, trình độ đào tạo, trước và giáo dục phổ thông
+ Phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng lẫn chất lượng Chú trọng đổi mớiphương pháp giảng dạy ở các bậc học, ngành học
+ Đổi mới phương thức quản lý giáo dục
+ Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia, phát triển rộng rãi cáchình thức đào tạo không chính quy, tại chức, bổ túc văn hoá, bồi dưỡng cán bộ ngắnhạn, định kỳ
+ Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho Giáo dục và đào tạo bằngnhiều hình thức
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục
Ở đây ta có thể hiểu đổi mới mục tiêu đào tạo là cùng với việc quán triệt mục tiêuGiáo dục toàn diện cho Sinh viên các trường phải chú trọng vào mục tiêu phát triểnnăng lực nghề nghiệp của họ Sinh viên ra trường phải đạt đến trình độ thuần thục về kỹnăng nghiệp vụ
Đổi mới phương pháp đào tạo là chuyển từ lối đào tạo hàn lâm, nặng về lýthuyết, khép kín sang đào tạo chú trọng thực hành Đổi mới phương pháp dạy học làchuyển từ cách dạy một chiều, nhiệm vụ của người học là lắng nghe, ghi nhớ, tái hiệnsang cách dạy tích cực, hoạt động hoá của sinh viên Tổ chức cho người học tham giavào các hoạt động trên lớp một cách tích cực, tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để tựhọc, tự nghiên cứu để nhằm nắm vững kiến thức
Đổi mới phương pháp dạy học là bỏ hẳn lối “dạy chay” sang sử dụng các thiết bị
kỹ thuật dạy học hiện đại hổ trợ cho sinh viên nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng,
kỹ xảo Đổi mới Phương Pháp dạy học còn là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giákhách quan, tạo ra đòn bẩy, thúc đẩy chất lượng ở các trường Đại học
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
Tổng sinh viên trong ngành: 500 sinh viên (khoá 2000, 2001, 2002, 2003)Điều tra chọn mẫu: 150 bài (Khoá 21, 22)
Kết quả điều tra:
1 Bạn chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh do tác động nào dưới đây?
05 % Cha mẹ chọn
53 % Sở thích, khả năng
07 % Bạn bè rũ
07 % Đầu vào của ngành dễ hơn so với các ngành khác
28 % Bạn không còn sự lựa chọn nào
2 Dự tính cho công việc sau này của bạn là gì?
50 % làm việc cho cơ quan Nhà nước
25 % Mở công ty riêng
25 % làm việc cho công ty tư nhân
3 Nếu có thời gian rỗi bạn có muốn làm thêm ngoài giờ không?
5 Bạn thường bỏ học vì lý do nào dưới đây?
11 % Do buổi học quá căng thẳng, nặng nề
07 % Do vấn đề quá phức tạp nên không hiểu
12 % Do cách truyền đạt của giảng viên
25 % Do không điểm danh
23 % Lý do khác
6 Trong quá trình học điều gì khó khăn nhất đối với bạn
35 % Do nhân tố xung quanh tác động
25 % Do khả năng truyền đạt của giảng viên
10 % Do khả năng tiếp thu
Trang 23 50 % Không buổi nào.
13 Bạn thường truy cập Internet vì những lý do nào sau đây?
40 % Do giảng viên ép buộc
43 % Sự say mê nghiên cứu
17 % Lý do khác