1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên

63 609 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 386,5 KB

Nội dung

Qua thực tiễn hơn 10 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Qua thực tiễn hơn 10 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã

đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế củađất nước Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huyđộng vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tưnước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng phầnnào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nhưng một phần vốn không nhỏđược cho vay ra đã được các doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả Điều này dẫn đếnchất lượng tín dụng của các ngân hàng có vấn đề Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Namđang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợquá hạn vượt quá giới hạn an toàn: 15% so với tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi là 50%.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự ánđầu tư

Như vậy có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay nói chung và chovay trung và dài hạn nói riêng thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọngtrong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại Làm tốt công tác thẩm định

sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay

có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng Từ nhận thứctrên, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên em đã

chọn và nghiên cứu đề tài: ”Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên.”

Bố cục của đề tài gồm 3 chương:

- CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HƯNG YÊN

- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HƯNG YÊN.

Trang 2

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn nhằm thu lợi trong tương lai Hoạt động đầu tư có vaitrò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhờ có đầu tư mà nền kinh tế mớităng trưởng, các xí nghiệp, nhà máy được mở rộng sản xuất và xây dựng mới Nếu xemxét góc độ vi mô thì việc đầu tư là nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt và rất

đa dạng, có thể là nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nângcao chất lượng sản phẩm, tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất hàng xuất khẩuhoặc thay thế hàng nhập khẩu ở góc độ vĩ mô thì hoạt động đầu tư góp phần vào việcthực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế, của xã hội, của địa phương hoặc củangành

1.2 Phân loại các hoạt động của đầu tư

Để thuận tiện cho hoạt động theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư Theo lĩnh vực đầu tư có các hoạt động đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật

*Theo thời gian thực hiện:

- Đầu tư ngắn hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường nhỏ hơn 1 năm

- Đầu tư trung dài hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường từ 5 năm trở lên

*Theo hình thức xây dựng có:

- Đầu tư xây dựng mới

- Đầu tư cải tạo mở rộng

*Theo quan hệ quản lý:

- Đầu tư trực tiếp: Là hình thứcđầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điềuhành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư

- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản

lý, điều hành quá trình thực hiện đầu tư

*Theo cách thức đạt được mục tiêu:

- Đầu tư thông qua xây dựng lắp đặt

- Đầu tư thông qua hoạt động thuê mua

2 Dự án đầu tư

2.1 Khái niệm về dự án đầu tư

Trang 3

Do đầu tư diễn ra rất phức tạp và nhiều loại hình đầu tư, ngoài ra các dự án đầu tư cũngđược hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau Cho nên hiện nay có rất nhiều khái niệm

về dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đểtạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăngtrưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụtrong khoảng thời gian xác định Cũng có thể nói dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng

cụ thể đạt được mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian xác định

2.2 Ý nghĩa của dự án đầu tư.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta với sự tham gia đầu tư của nhiều thànhphần kinh tế và việc gọi vốn đầu tư từ nước ngoài đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư

Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế ngành, lãnh thổ,hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch thành những hành động cụ thể và tạo

ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội, đồng thời cho bản thân nhà đầu tư Đối vớinhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết địnhđầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó Đối với các chủ đầu tư thể hiện dự án đầu tư là cơ

sở để:

- Xin phép để được đầu tư

- Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị

- Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư

- Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước

- Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu

2.3 Phân loại dự án đầu tư

* Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư:

- Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư quyết định

- Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định

- Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu

tư quyết định

*Theo hình thức thực hiện:

Trang 4

Dự án BOT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao.

Dự án BTO: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng Chuyển giao Kinhdoanh

- Dự án BT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao

*Theo nguồn vốn:

- Dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước

- Dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

- Dự án đầu tư có viện trợ phát triển của nước ngoài

*Theo lĩnh vực đầu tư:

- Dự án đầu tư cho lĩnh vực sản xuât kinh doanh

- Dự án đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ

- Dự án đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng

- Dự án đầu tư cho lĩnh vực văn hoá xã hội

II-THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư

1.1 Khái niệm

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nộidung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư vàquyết định đầu tư Do sự phát triển của đầu tư ở nước ta, công tác thẩm định dự án ngàycàng được coi trọng và hoàn thiện Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nóichung và phát triển kinh tế nói riêng Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn Vấn đềquan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả Một trong những công cụ giúp cho việcđầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng thương mại thường xuyên phảithực hiện việc thẩm định dự án đầu tư khi cho vay vốn nhằm đánh giá hiệu quả của dự ánđầu tư đó nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình Bởi vậy việc thẩmđịnh dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện

1.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư:

- Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất

Trang 5

- Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự

án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiểm môi trường

- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ

1.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mạitrong hoạt động tín dụng đầu tư Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn

ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn,đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựatrên cơ sở thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luậnchính xác về tính khả thi, hiệu qủa kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro

có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối Từ kết quả thẩm định có thể thamgia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ hợp lý,tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Do có tầm quan trọng như vậy nênkhi tiến hành thẩm định dự án cần :

- Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương vàcác văn bản pháp luật có liên quan

- Năm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cácquyết định cho vay thích hợp

2 Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư

2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư

2.1.1 Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết

a/ Hồ sơ đơn vị:

- Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn: Quyết định thành lập, Giấy phép thànhlập, Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kế toán trưởng, Biên bảnbầu hội đồng quản trị, Điều lệ hoạt động

- Tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh như:

+ Bảng cân đối tài sản

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Giấy đề nghị vay vốn

Trang 6

b/Hồ sơ dự án:

- Kết quả nghiên cứu các bước: Nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi

- Các luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt

- Các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu vào đầu ra

- Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản

2.1.2 Các tài liệu thông tin tham khảo khác

- Các tài liệu nói về chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội

- Các văn bản pháp luật liên quan: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật đầu tưtrong nước, luật thuế, chính sách xuất nhập khẩu

- Các tài liệu thống kê của tổng cục thống kê

- Các tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước do các trung tâmnghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước cung cấp Thông tin, tài liệu của các Bộ,

vụ, ngành khác

- Các ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các tài liệu ghi chép quacác đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, các đốc công, khách hàng

2.1.3 Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hành sắp xếp,đánh giá các thông tin, từ đó xử lý và phân tích thông tin một cách chính xác, nhanhchóng kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án

2.1.4 Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư

Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định sẽ viết tờ trình thẩm định dự

án đầu tư ở các mức độ chi tiết cụ thể khác nhau Tờ trình thẩm định cần thể hiện một sốvấn đề sau:

- Về doanh nghiệp: Tính hợp lý, hợp pháp, tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề

khác

- Về dự án: Cần tóm tắt được dự án.

- Kết quả thẩm định: Thẩm định được một số vấn đề về khách hàng như năng lực pháp

lý, tính cách và uy tín, năng lực tài chính, phương án vay vốn và khả năng trả nợ, đánh

Trang 7

giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng Về dự án cần thẩm định được tính khả thi của

dự án

- Kết luận: Các ý kiến tổng quát và những ý kiến đề xuất và phương hướng giải quyết

các vấn đề của dự án Yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định là phải chính xác, đầy đủ, rõràng để lãnh đạo ngân hang ra quyết định về việc cho vay hay không cho vay và phải cóthông báo kịp thời cho khách hàng

2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

“Đối tượng được vay vốn” theo qui cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không ?

Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp

liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn phải kiểm tra tính pháp lí của “Người đại diện pháp nhân” đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn phù hợp với “Điều lệ hoạt động” của tổ chức

đó và phải có văn bản uỷ quyền vay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc nhữngngười đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

2) Thẩm định tính cách và uy tín.

Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng nhằm mục đích hạn chế đếnmức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi

ro về thiếu năng lưc, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường Đề phòng,phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng Tính cách của

Trang 8

người vay không chỉ đựơc đánh giá bằng phẩm chất , đạo đức chung mà còn phải kiểmnghiệm qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triểntrong tương lai, Tính cách của cá nhân vay vốn hoặc người đứng đầu pháp nhân còn đượcđánh giá bằng năng lực lãnh đạo và quản lí như: Khả năng truyền cảm hứng cho ngườixung quanh bằng lời nói và hành động, khả năng đưa ra các quyết định quản lí, trình độhọc vấn, kinh nghiệm, sự chín chắn, tầm nhìn, ảnh hưởng của tuổi tác, bệnh tật, sở thích

và xu hướng phát triển Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đadạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trườngcủa sản phẩm, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tàichính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng Uy tín chỉ được khẳngđịnh và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian càng dàithì càng thì càng chính xác Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình phát triển vớinhững thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác Phải đặc biệt chú ý những chủdoanh nghiệp chưa được đào tạo qua trường lớp về quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính.Khi quan hệ vay vốn,khách hàng có những lời bóng gió về lợi ích, giúp đỡ cá nhân Hếtsức thận trọng với những giám đốc, chủ doanh nghiệp sắp nghỉ hưu đối với doanh nghiệpquốc doanh, cao tuổi, sức yếu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những ngườinghiện ngập, chơi bời

3) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.

Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sứ mạnh tài chính,khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợcủa người vay Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham giavào phương án xin vay Ngân hàng theo qui định của chế độ cho vay Muốn phân tíchđược vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyếttoán lỗ lãi Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ,

vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng đểnhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với cácvấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Khi phân tích năng lực tài chính củakhách hàng ta có thể đánh giá các chỉ tiêu:

Trang 9

a) Thước đo tiền mặt

Thước đo = Tồn quĩ tiền mặt + Tài sản có

Tài sản lưu động gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho và TSLĐ khác Chỉ tiêu nàycho biết số vốn của chủ sở hữu nằm trong tài sản lưu động nhiều hay ít, tỷ lệ vốn chủ sởhữu tham gia vào dự án vay vốn Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nếu <=0 thì năng lực tựchủ về tài chính của khách hàng rất yếu

d) Tỷ lệ thanh toán nhanh

e) Năng lực đi vay

Trang 10

Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp

Năng lực đi vay = ―――――――――――――――――

Vốn thường xuyên

Năng lực đi vay là khả năng xin vay vốn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khảnăng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay rất lớn Nếu năng lực đi vay < 0,5 thìdoanh nghiệp đã đạt mức bão hoà của năng lực đi vay Đối với doanh nghiệp thuộc loạinày, ngân hàng thường không cho vay

f) Hệ số tài trợ

Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp

Hệ số tài trợ = ―――――――――――――――――—————

Tổng số nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng

Hệ số tài trợ = Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Tổng số nguồn vốn doanh nghiệpđang sử dụng Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền Các khoản nợ đến hạn Nănglực đi vay = Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Vốn thường xuyên Nguồn vốn hiện cócủa doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu của bảng tổng kết tài sản Tổng số nguồn vốndoanh nghiệp đang sử dụng là tổng cộng bên tài sản nợ cua bảng tổng kết tài sản Hệ sốnày lớn hơn kỳ trước và > 0,5 là tốt

g) Khả năng sinh lời của tài sản

Tổng số lợi nhuận kinh doanh

(lợi nhuận trước thuế)

Khả năng sinh lời của tài sản = ––––––––––––––––

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng thể tài sản có Tỷ lệ này lớn thì hiệu quả

sử dụng tài sản cao và ngược lại

h) Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Trang 11

i) Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng

k) Các hệ số an toàn về tài chính

Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro có thể bù đắp được bằng nguồn vốn củachủ sở hữu:

- Tổng tài sản nợ/Tổng tài sản có (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)

- Tổng tài sản nợ/Vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)

2.2.2 Thẩm định dự án đầu tư

1) Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư

Vai trò của đầu tư là rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự

án đầu tư ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này nhưng không đạt được mục tiêukhác Có những dự án lợi nhuận thu được không cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đếnnhững vấn đề khác như môi trường sinh thái hoặc tạo ra nhiều công ăn việc làm Bêncạnh đó chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ có thể hướng tới những mục tiêukhác nhau, ưu tiên phát triển ngành nào, tập trung vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm

Trang 12

nào Do đó khi xem xét thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng phải xem xét mục tiêucủa dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu đặt ra của ngành, địa phương và của cảnước hay không Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích vềmặt xã hội Ngân hàng cần xem xét về sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tưvới sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ.

2) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư

Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật vàcông nghệ của dự án để bảo đảm tính khả thi của dự án Đây là bước khá phức tạp trongcông tác thẩm định dự án, đối với những dự án đòi hỏi công nghệ hiện đại cần phải có sư

tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật

a/ Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án.

Cần xem xét quy mô công suất của dự án có phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trườnghay không? Nguồn vốn, khả năng quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với quy mô dự

án không? Thị trường đáp ứng nhu cầu nguyên vật liêu cho dự án có sãn sàngkhông? Việc lựa chọn công nghệ thiết bị cùng với các điều kiện đảm bảo môi trường cóảnh hưởng đến khả năng sản xuất của dự án Khi đánh giá lựa chọn thiết bị công nghệ,ngân hàng thường chú ý đến các vấn đề sau:

+ Kiểm tra công nghệ, thiết bị có phù hợp với dự án hay không

+ Quy hoạch sản xuất, công suất, chất lượng, giá cả như thế nào

+ Các phương thức chuyển giao công nghệ

+ Kiểm tra sự ảnh hưởng của công nghệ tới môi trường và các biện pháp khắc phục.+ Các phương án thay thế, sửa chữa

b/ Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.

Đánh giá việc tính toán tổng hợp nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, động lực,lao động, điện nước trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu haothực tế, kinh nghiệm với các doanh nghiệp tương tự đang hoạt động Đối với các nguyênvật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung ứngnguyên vật liệu thường xuyên và tránh lãng phí vốn Đối với những nguyên vật liệu nhậpkhẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông

Trang 13

qua các hợp đông, các văn bản cam kết của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp về sốlượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán Đối với

dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải điều tra tính đúng đắn của tài liệuđiều tra, thăm dò khảo sát, dánh giá phân tích về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tàinguyên, giấy phép khai thác, xây dựng

c/Thẩm định địa điểm xây dựng dự án.

Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần nghiên cứu cácđiểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện cho việc vận chuyển, giaodịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển giao dịch Cũng cần xét đến khía cạnh

cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi trường có liên quan đến địa điểm Những vấn đề cầnxem xét khi thẩm định về địa điểm

- Vị trí xây dựng dự án có phù hợp với quy hoạch chung không

- Diện tích xây dựng có khả năng mở rộng khi sản xuất phát triển, đáp ứng những yêu cầu

vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường

- Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm

- Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng dự án: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc

- Các chính sách của nhà nước về khuyến khích hay hạn chế phát triển kinh tế ở khu vựclựa chọn dự án Phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng củađịa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng

d/ Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án

Đánh giá về tổ chức quản lý, thực hiện dự án trên các mặt sau:

- Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chứcquản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật

3) Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư

a/Đánh giá tính toán về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn vốn.

Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động,tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình của dự án Tất cả sốliệu tính toán trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước lượng, việc đánh giá tính toáncũng không được chính xác Do đó, điều quan trọng là đánh giá vốn đầu tư gần sát với

Trang 14

chi phí phát sinh thực tế, tránh tình trạng đánh giá vốn quá cao hoặc quá thấp Nếu đánhgiá quá cao thì chi phí vốn dự án cao, sẽ gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn và chi phí trả ngânhàng sẽ lớn, sản phẩm sẽ có giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Nếu tính toán vốn quá thấp sẽ làm cho chi phí dự án bị thiếu hụt trong quá trình xây lắp

và vận hành, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ làm cho hiệu quả dự án khôngcao Cả hai điều kiện trên đều ảnh hưởng đến việc cho vay và thu hồi vốn của ngân hàng.Bởi vậy, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là rất cần thiết, đây làmột trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự án, tạo điều kiện cho dự án hoạtđộng hiệu quả Điều này đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định chính xác vốn đầu tư Thôngthường nội dung chi phí cho dựa án gồm có:

- Chi phí xây dựng dự án và chi phí trước khi đưa dự án vào hoạt động.:

+ Chi phí thành lập, chi phí lập và thẩm định dự án

+ Chi phí khảo sát và thiết kế công trình

+ Chi phí hành chính

- Chi phí đầu tư cho tài sản cố định

+ Chi phí mua, thuê đất đai

+ Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng

+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình

+ Chi phí mua công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất

- Chi phí đầu tư cho tài sản lưu động

+ Chi phí cho nguyên nhiên vật liệu

+ Chi phí hành chính: điện nước, hội họp

+ Chi lương

b/Thẩm định về nguồn vốn đầu tư

Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoạt động của dự án thì cần phải có các nguồnvốn tài trợ, thông thường ngoài các nguồn vốn tự có thì dự án còn sử dụng nguồn vốn vaycủa ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từnguồn khác Muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo đầy đủ vốn, phải xem xét tỷ lệ tươngquan hợp lý giữa các nguồn vốn Nếu vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới các doanh nghiệp

Trang 15

luôn gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao Vốn tự cóthường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu cácnguồn vốn này, ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án Việc quyết định tàitrợ cho dự án ảnh hưởng đến việc quyết định tài trợ vốn cho dự án ảnh hưởng đến việc sửdụng vốn có hiệu quả Nếu xác định đúng thời điểm cho vay, đảm bảo đúng tiến độ đã đề

ra, tránh ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

c/Thẩm định về chi phí và lợi nhuận.

- Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm:yêu cầu phải tính toán được nhu cầu về vốn và tìnhhình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động

- Dự trù khả năng có lãi, cần xác định các chỉ tiêu

1*Chỉ tiêu tổng doanh thu

2*Doanh thu thuần=Tổng doanh thu-các khoản làm giảm trừ doanh thu

3*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho đầu năm

4*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho cuối năm

5*Giá trị sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra

6*Giá trị hàng hoá bán ra=3+5-4

7*Tổng lợi nhuận=2-6

8*Thuế thu nhập doanh nghiệp

9*Lãi suất tín dụng

10*Lợi nhuận thuần=7-8-9

11*Phân phối lợi nhuận

- Dự trù bảng tổng kết tài sản, thông qua bảng này có thể năm bắt được tính khả thi về tàichính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ toàn bộ số tài sảndoanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ

- Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chínhcủa dự án

d/Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Có một số chỉ tiêu thường hay dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như:

- Giá trị hiện tài ròng

Trang 16

- Tỷ suất nội hoàn.

- Phân tích độ nhay

- Thời gian thu hồi vốn

- Điểm hoàn vốn

*Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng( Net Present value: NPV)

Để xác định được NPV của một dự án cần phải thực hiện các bước sau:

+ Xác định được dòng tiền phát sinh hàng năm Tính doanh thu và chi phí hàng năm của

dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính Sau đó quy tất cả

số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mức cho việc tính toán.+ Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án Để tính toán chính xác mức lãisuất này, cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng của các nhân tố:tỷ lệ lạm phát, chi phí cơ hội.Trên thực tế lãi suất này được tính dựa trên lãi suất cho vay trung dài hạn cộng thêm tỷ lệlạm phát trong từng thời kỳ khác nhau

- NPV được xác định theo công thức:

CF1 CF2 CFn

NPV = - CF0 + ——— + ——— + + ———

(1+r)1 (1+r)2 (1+r)n

Trong đó: CF1, CF2,CF3, CF4, CFn: Là các dòng tiền trong tương lai

CF0 là vốn đầu tư ban đầu

Nếu NPV>0 thì dự án có lãi Tiêu chuẩn để dự án được chấp nhận là NPV>0

NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì

NPV càng nhỏ và ngược lại Do đó cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho

phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án Như vậyNPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu chứ nó

Trang 17

không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được Để khắc phụcnhược điểm này, ta tính chỉ tiêu thu hồi nội bộ.

*Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( Internal Rate of Return: IRR)

Tỷ lệ thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiêt khấu làm cho NPV=0 Người ta sử dụng IRR để thẩmđịnh và ra quyết định đầu tư IRR chính là tỷ lệ lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựngđược để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư

Việc xác định IRR có thể theo 3 cách

+ Cách 1: Cho NPV=0, giải phương trình để tìm r ,C1, C2 ,Cn

CF1 CF2 CFn

NPV = - CF0 + ——— + ——— + + ———

(1+IRR)1 (1+IRR)2 (1+IRR)n

+ Cách 2: Sử dụng phương pháp nội suy, để xác định IRR theo cách này cần thực hiện

theo các bước

- Bước 1: Chọn 1 lãi suất tuỳ ý tính NPV Nếu NPV> 0 thì lấy một lãi suất chiết khấu lớn

hơn để có một NPV nhỏ hơn Nâng lãi suất cho đến khi NPV dần đến 0, gọi lãi suât đó làr1 ta có NPV1 = 0

Bước 2: Tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi NPV<0 Nếu số âm đó lớn thì giảm lãi suất để

NPV gần đến 0, gọi lãi suất đó là r2 ta có NPV2

- Bước 3:Tính IRR theo công thức.

NPV NPV

 

Trong đó: r1: mức lãi suất chiết khấu tạo ra NPV1 dương gần 0

Trang 18

r2: mức lãi suất chiết khấu tạo ra NPV2 âm gần 0

r2 – r1  5%

Chỉ tiêu IRR có ưu điểm là tính giá trị thời gian của tiền và cho biết tỷ suất sinh lời củamột đồng vốn nhưng lại không cho biết giá trị tuyệt đối của lợi nhuận và chỉ cho biết tỷsuất sinh lời trung bình, bỏ qua những giao động ngắn hạn Đối với dòng tiền khôngthông thường thì có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0 sẽ dẫn đến sai lầm khi sửdụng IRR cho lựa chọn dự án

*Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư

- Xác định chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư

Lợi nhuận ròng hàng năm của dự án

Thời gian thu hồi vốn đầu tư = ————————————————————

Tổng vốn đầu tư cho dự án

Có thể tính lợi nhuận hoạt động trung bình hàng năm hoặc thống kê lợi nhuận qua cácnăm hoạt động của dự án để tính thời gian thu hồi vốn đầu tư

- Xác định thời gian thu hồi vốn cho vay

Tổng số vốn cho vay

Thời gian = ———————————————————————

thu hồi vốn cho vay Khấu hao hàng + Lợi nhuận + Nguồn khác

năm của TSCĐ của dự án (nếu có)

hình thành bằng vốn vay dùng để trả nợ

hoặc:

Tổng số vốn vay

——————————————————————————————————

Khấu hao Lợi nhuận của Tỷ lệ vốn vay so Nguồn khác

cơ bản dự án + dự án sau khi x tổng vốn đầu tư + (nếu có)

trừ thuế

Trang 19

*Phân tích độ nhạy

Là việc phân tích bất trắc, rủi ro của sự thay đổi một hoặc nhiều nhân tố (giá cả, chi phíđầu tư, doanh thu ) ảnh hưởng đến NPV và IRR Cách phân tích như sau:

- Xác định những biến số chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính

- Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến hiệu quả tài chính

- Chia tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố, tađược chỉ số nhạy cảm

Chỉ số nhạy cảm cho ta biết sự thay đổi của NPV khi thay đổi từng nhân tố một trong khicác nhân tố khác cố định

*Phân tích điểm hoà vốn.

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải

bỏ ra Nói một cách khác, điểm hoà vốn chính là giao điểm của đường biểu diễn doanhthu và đường biểu diễn chi phí Nếu doanh thu đạt thấp hơn doanh thu tại điểm hoà vốnthì việc kinh doanh sẽ bị lỗ, nếu đạt cao hơn sẽ có lãi Vì vậy, vùng thấp hơn điểm hoàvốn là vùng lỗ và vùng cao hơn điểm hoà vốn là vùng lãi Tại điểm hoà vốn, tổng doanhthu bằng tổng chi phí

Tổng chi phí gồm có định phí và tổng biến phí Trong đó:

- Định phí gồm: - Chi phí quản lý.

- Khấu hao tài sản cố định

- Chi phí bảo hiểm, bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng

- Chi phí thuê mượn bất động sản, máy móc thiết bị

- Chi phí trả lãi vay, trả thuế

Trang 20

Tổng Khấu hao Nợ gốc vay Thuế

định phí cơ bản trung dài hạn lợi tức

*Điểm hoà = ———————————————————————

vốn trả nợ Tổng doanh thu - Tổng biến phí

Điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi doanh nghiệp phải có tiền để trả nợ vay.Điểm hoà vốn càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao và ngược lại Phân tích điểmhoà vốn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về sản lượng cần tiêu thụ, doanh thu cầnđạt được khi biết sản phẩm và doanh thu hoà vốn Phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra

Trang 21

ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạtđược lợi nhuận mong muốn.

4) Thẩm định về mặt kinh tế xã hội

Dự án đầu tư không những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợiích kinh tế xã hội về một mặt nào đó Ngoài việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tếquốc dân nói chung, dự án đầu tư còn tạo ra các lợi ích cụ thể về mặt sau:

- Đóng góp ngân sách quốc gia

- Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm cho đất nước

- Tạo việc làm cho người lao động

- Tăng năng suất lao động xã hội

- Sử dụng nguyên vật liệu trong nước

- Phát triển các ngành nghề

- Phát triển kinh tế - xã hội địa phương có dự án

- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới

5) Thẩm định về môi trường xã hội.

Hiện nay, tiêu chuẩn về môi trường ở các nước đang phát triển quy định rất khắt khe,buộc các nhà kinh doanh phải chi phỉ những khoản tiền rất lớn để chống ô nhiễm Trướctình hình đó, nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí, họ đã chuyển nhượng những công nghệ

cũ gây ô nhiễm môi trường nặng sang các nước dang phát triển để đầu tư ở các nướcđang phát triển do chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường nên sau mộtthời gian thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng khó khắc phục Vì vậy,khi thẩm định cũng cần chú ý vấn đề này, tránh tình trạng dự án khi đi vào hoạt động phảingừng lại vì vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn tới việc thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng sẽgặp nhiều khó khăn

6) Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án.

a/Khả năng trả nợ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng lậpbảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của khách hàng trong một thời giannhất định Nguồn thu bao gồm:

Trang 22

- Vốn chủ sở hữu, vốn vay.

- Doanh thu các loại

Nguồn chi ra bao gồm:

- Chi cho TSCĐ

- Chi cho TSLĐ

- Chi trả cổ tức, nộp thuế, các chi phí trực tiếp gián tiếp Tính ra số chênh lệch nguồn thuvào và chi ra

Căn cứ vào số chênh lệch này để xác định nguồn trả nợ trung dài hạn

Các nguồn tiền để trả nợ hàng năm

Tỷ lệ đảm bảo trả nợ = —————————————————

Số nợ phải trả hàng năm

Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại Căn cứ vào tỷ lệ này, ngân hàng thấy đượcmức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính và xác định mức thu nợ hàng năm một cáchhợp lý

b/Đánh giá về các tài sản đảm bảo tiền vay

Thẩm định các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố bảo lãnh phải dễ bán, giá trị thu đượcthực tế phải bù đắp được dư nợ gốc, nợ lãi và các loại thuế theo quy định Nội dung thẩmđịnh phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cơ sởđịnh giá tài sản cố định cầm cố, bảo lãnh phải đúng các quy định hiện hành Cán bộ tíndụng khi thẩm định phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo quy định hiện hành.Đối với hồ sơ nhà đất phải có xác nhận của phòng trước bạ của sở nhà đất, sở địa chínhhoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND các cấp có thẩm quyền

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định

Chất luợng công tác thẩm định là một trong các nhân tố quyết định chất lượng của cáckhoản cho vay Thông thường chất lượng của công tác thẩm định chịu ảnh hưởng của cácnhân tố sau:

3.1 Vấn đề thông tin và xử lý thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được.Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ,

Trang 23

chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt Hai vấn đề cần quan tâmhiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin Thông tin có thể thu thập được từcác nhiều nguồn:

- Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũngphải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng Đó là dự án xinvay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rấtquan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn đượcvay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan mộtchiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình.Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp vàcăn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin

- Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền Vì trước khi trình dự án xin vay các

dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án Đâycũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án

- Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồnđáng tin cậy nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng

- Ngoài ra còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ cácngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước Sau khi đã thu thập được thông tin thì mộtvấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thếnào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao Để làm được điều này thìphải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học

3.2 Quy trình và các phương pháp thẩm định

Công tác thẩm định luôn được thực hiện theo một quy trình cụ thể Đối với mỗi dự án xinvay, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: điều kiện vay vốn, năng lực tài chính củadoanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự án Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánhgiá một mặt cụ thể của dự án, tổng hợp các nội dung này chúng ta có được sự đánh giátoàn diện của dự án Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định đượctất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ

sở để phân tích các bước sau Ví dụ như , sau khi tính được các dòng tiền của dự án,

Trang 24

chúng ta thực hiện việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án và kế hoạchcho vay, thu nợ Như vậy, nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quảthẩm định sẽ tốt hơn và sát với thực tế hơn Có rất nhiều khách hàng xin vay vốn với cácmục đích xin vay cũng khác nhau dẫn đến tới quy mô và loại món vay cũng khác nhau.

Vì vậy không thể ấp dụng dập khuân một quy trình thẩm định cho mọi loại dự án, làmnhư vậy sẽ lãng phí thời gian vào việc thẩm định những nội dung không quan trọng Cần

có một quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơ sở chung để từ đó có các quy trìnhthẩm định riêng phù hợp với từng loại dự án, như thế sẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệuquả trong công tác thẩm định

3.3 Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định

Chất lượng thẩm định dự an chưa cao ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủquan của con người Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, trình độ của độingũ cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định nói riêng cầnphải được nâng cao Muốn có những đánh giá khách quan và toàn diện về dự án, cán bộtín dụng ngoài trình độ chuyên môn cần phải có những kiến thức về kinh tế, pháp luật vàđặc biệt là phải đi sát vào thực tế Khi nắm trắc về kỹ thuật máy móc của dự án, về khảnăng biến động của thị trường thì cán bộ thẩm định sẽ có quyết định cho vay đúng đắn.Kinh nghiệm trong công tác giúp họ vững vàng trong quyết định cho vay Qua tiếp xúcvới khách hàng để từ đó tìm cách xác định sự thật Qua trao đổi kinh nghiệm giữa nhữngngười làm công tác thẩm định có thể giúp họ tích luỹ thêm kinh nghiệm, hoàn chỉnh thêmkết quả thẩm định của mình Ngoài những nhân tố nêu trên, chất lượng công tác thẩmđịnh còn chịu sự tác động của các nhân tố khác như môi trường kinh tế, môi trường pháp

lý, tình hình chính trị , xã hội trong và ngoài nước

Trang 25

1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên

1.1 Thời điểm hình thành

Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hưng yên thành lập ngày 08/02/1991

theo quyết định số 83/NHCT – QĐ từ bộ phận kinh doanh tại hội sở chính vốn được hoạtđộng theo quyết định số 93/NHCT – TCCB Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chinhánh Hưng Yên là đơn vị thành viên của ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiệnkinh doanh tiền tệ ,tín dụng , các dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng.Điều lệ

và quy định của ngân hàng Công Thương Việt Nam , theo các qui định của pháp luật.Chi

nhánh Hưng Yên là đại diện ủy quyền của NHCTVN có quyền tự chủ kinh doanh theocác chức năng và nhiệm vụ qui định ,có con dấu riêng được mở tài khoản tại NHNN vàcác TCTD theo luật

Trang 26

đồng, thực hiện tốt công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, mang đậm tính nhân văn và có ýnghĩa xã hội thiết thực.

2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên

2.1 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy lãnh đạo của ngân hàng Công thương Hưng Yên gồm : một giám đốc, hai phó

giám đốc và các phòng ban : tín dụng doanh nghiệp, kinh doanh đối ngoại, kế toán tàichính, tiền tệ kho quỹ, kiểm soát, thông tin điện toán, tổ chức hành chính , phòng dịch vụkhách hàng và hai phòng giao dịch trực thuộc

Phòng tiền

tệ, kho quỹ

Phòng

tổ chức hành chính

Phòng dịch

vụ khách hàng

Phòng Thông tin điện toán

Phòng kiểm soát

Khối doanh nghiệp

Khối cá nhân Tổ thanh toán quốc

tế

Tổ thanh toán trong nước

Phó giám đốc

Trang 27

- Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của chi nhánh

 Cho vay ngắn hạn

 Cho vay trung và dài hạn

 Các nghiệp vụ bảo lãnh

 Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá

- Là trung tâm thông tin tín dụng của chi nhánh

- Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Giám đốc chi nhánh

- Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc soạn thảo các quichế, qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng

- Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các chủ đầu tư dự án) để có thểtiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồngthời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện

b Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng có chức năng nghiên cứu thị trường, khách hàng để tham mưucho Giám đốc chi nhánh đưa ra các dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Phòng dịch vụ khách hàng cũng là nơi thu thập các phản hồi của khách hàng về dịch vụ

để có những điều chỉnh hợp lý

c Phòng kinh doanh đối ngoại

Nhiệm vụ của phòng là phụ trách các hoạt động liên quan đến đối ngoại tại NH như thựchiện cho vay ngoại tệ, quản lý các khoản tiền gửi ngoại tệ gồm tiền gửi, tiền vay, LC,mua bán ngoại tệ

d Phòng kế toán tài chính.

-Kế toán thanh toán: bao gồm thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, quầy séc bảo chi,thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, có nhiệm vụ là giao dich với khách hàng,quản lý tiền gửi và tiền vay của khách hàng

-Kế toán nội bộ: có nhiệm vụ quản lý vốn của NH, hoạt động tài vụ, quản lý

và hạch toán toàn bộ những chi tiêu nội bộ NH

-Kế toán tiết kiệm: phòng nguồn vốn sau khi huy động, chuyển tất cả chứng

từ về bộ phận kế toán tiết kiệm

Trang 28

-Bộ phận kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát về tính hợp lệ của các chứng từ.Việc kiểm soát này được thực hiện bằng tay sau đó phân ra chứng từ tương ứng với mỗi

bộ phận trong phòng kế toán để xử lý

-Bộ phận báo biểu: nhiệm vụ là làm số liệu tập hợp toàn chi nhánh

-Bộ phận báo giấy tờ in Phòng kế toán chỉ làm nhiệm vụ hạch toán VNĐ Ngoài ra,phòng kế toán tài chính còn có nhiệm vụ làm các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, cácgiấy tờ in Phần này cũng chiếm tỷ trọng tương đối góp phần tăng lợi nhuận NH

e Phòng điện toán.

Nhiệm vụ của phòng điện toán là tập hợp toàn bộ các phát sinh của NH từ phòng kế toánchuyển sang để xử lý bằng máy tính, lên bảng cân đối hàng ngày, hàng tháng, hàng quý,hàng năm Phòng điện toán của CN NHCT Hưng Yên được nối mạng với Trung tâmCông nghệ thông tin NHCT VN để NHCT VN kiểm soát toàn bộ hoạt động các chinhánh hàng ngày

f Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (hay phòng kiểm tra nội bộ).

Chức năng của phòng kiểm tra nội bộ là kiểm tra kiểm soát toàn bộ các hoạt động của

NH ví dụ kiểm soát hoạt động kế toán, tín dụng, ngoại hối

có đúng với chế độ, quy định của Nhà Nước, của ngành đặc biệt là cần kiểm tra các hoạtđộng cho vay kinh doanh

g Phòng kho quỹ tiền tệ.

Phòng có nhiệm vụ là thu chi tiền mặt, quản lý tài sản thế chấp Ngoài ra,

phòng kho quỹ còn có chức năng làm dịch vụ ngân quỹ tức là cán bộ phòng sẽ đến tậnnơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách hàng có yêu cầu

h Phòng tổ chức hành chính.

Phòng tổ chức hành chính bao gồm hai bộ phận:

-Bộ phận tổ chức nhân sự có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp và tổ chức nhân lực

của cơ quan

-Bộ phận hành chính quản trị chịu trách nhiệm về hậu cần cơ quan gồm quản lý tài sản cốđịnh, trang thiết bị, bảo vệ cơ quan

i Phòng giao dịch trên các địa bàn dân cư xa trụ sở chính.

Trang 29

NH có hai phòng giao dịch: Phòng giao dịch phù cừ và phòng giao dịch Phố nối tiếnhành hoạt động như trụ sở thu nhỏ bao gồm bộ phận tiết kiệm, kế toán, tín dụng và thủquỹ Việc thành lập thêm hai phòng giao dịch này nhằm mục đích thu hút tiền gửi và tiềnvay, hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày Tổng số cán bộ công nhân viên của chinhánh là 89 người NHCT Hưng Yên với bộ máy tổ chức khoa học, đội ngũ cán bộ lâunăm có kinh nghiệm kết hợp với lực lượng cán bộ trẻ có năng lực nhạy bén trong kinhdoanh luôn tạo được tín nhiệm và lòng tin đối với khách hàng góp phần đưa NH tiếnnhững bước phát triển vững mạnh.

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh

Hưng Yên

2.3.1 Huy động vốn

Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh HưngYên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn.Với nhiều hình thức huy động, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên đã triệt

để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho tớicác khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các công ty Ngoài chất lượng phục vụ kháchhàng, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên còn có địa điểm rất thuận tiệncho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giaodịch tạ Sở Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánhHưng Yên thường chiếm từ 6-14% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT vàchiếm từ 25-30% tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Kếtquả huy động vốn được thể hiện ở bảng Tình hình huy động vốn của Ngân hàng CôngThương – Chi nhánh Hưng Yên Qua số liệu bảng này ta thấy tổng nguồn vốn huy độngcủa Sở đều tăng lên qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối Xét theo cơ cấunguồn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, từ 60-75% Cơcấu tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên về sốtuyệt đối nhưng lại giảm về số tưong đối, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướngtăng lên với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có chi phí huyđộng cao nhưng lại ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở chủ động trong việc điều

Trang 30

hành vốn Nguồn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng từ năm2007-2009, hiện chiếm 25% tổng nguồn huy động Điều này sẽ tạo điều kiện để Ngânhàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứngnhu cầu vay vốn hợp lý của các tổ chức kinh tế, hạn chế phải mua lại trên thị trường Vốnhuy động bằng ngoại tệ chủ yếu là tiết kiệm của dân cư chiếm gần 80%.

BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG HƯNG YÊN

353.199.804.13944%

3.550.700.490.20069%

1.619.638.748.45231%

3.137.383.556.13671%

1.291.983.513.75729%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007 - 2009, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên)

2.3.2 Tình hình sử dụng vốn

a) Tình hình cho vay

Trang 31

Nguồn vốn huy động được của chi nhánh hưng yên ngoài sử dụng để lập quỹ bảo đảmthanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển vốn về NHCTVN (khoảng 74%), chi nhánh hưngyên tiến hành cho vay nền kinh tế Trong những năm qua, chi nhánh hưng yên đã đáp ứngđược nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế của thủ đô.Tình hình cho vay được thể hiện ở bảng

Tình hình cho vay của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên

Đơn vị: triệu đồng

Tổng dư nợ

Trong đó:

1 Phân theo thành phần kinh tế

A Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà

nước

- Dư nợ ngắn hạn

- Dư nợ trung và dài hạn

B Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh

793,240

365,192

428,04876,574

15,01761,473

1.005,354

332,128

673,226102,240

20,18082,066

2 Phân theo loại cho vay

- Dư nợ ngắn hạn

- Dư nợ dài hạn

584,936150,655

380,266489,521

378,350729,250

(Báo cáo tín dụng 2007 - 2009, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên)

Qua bảng ta thấy dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm, trong đó dư nợ trung

và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tăng mạnh từ 2007 (150 tỷ), đến 2008(489 tỷ) và2009 (729 tỷ) Năm 2010 tăng 117,6% so với năm 2009, từ 729 tỷ đến 857 tỷ

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và ổn định, 2008: 380 tỷ, 2009: 378 tỷ,

Ngày đăng: 17/07/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình tổ chức: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
h ình tổ chức: (Trang 26)
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN                                                                    - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG 1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 30)
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG  THƯƠNG HƯNG YÊN - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG 1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 30)
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn (Trang 31)
TÌNH HÌNH KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHCTVN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
TÌNH HÌNH KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHCTVN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN (Trang 33)
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH HƯNG YÊN -NHCTVN                                                                                                            Đơn vị tính: VND  - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
n vị tính: VND (Trang 34)
BẢN G: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH CỦA CHI NHÁNH HƯNG YÊN - NHCTVN - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢN G: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH CỦA CHI NHÁNH HƯNG YÊN - NHCTVN (Trang 37)
BẢNG : TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG  DÀI HẠN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH  CỦA CHI NHÁNH HƯNG YÊN - NHCTVN - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG : TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH CỦA CHI NHÁNH HƯNG YÊN - NHCTVN (Trang 37)
BẢNG DỰ TRÙ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG DỰ TRÙ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM (Trang 43)
BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU (Trang 44)
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 45)
Căn cư vào số liệu của các bảng trên ta tính được điểm hoà vốn doanh số, thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn trả nợ - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
n cư vào số liệu của các bảng trên ta tính được điểm hoà vốn doanh số, thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn trả nợ (Trang 46)
BẢNG KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CỤ THỂ QUA 4 NĂM - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
4 NĂM (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w