Phòng giao dịch trên các địa bàn dân cư xa trụ sở chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên (Trang 28 - 30)

NH có hai phòng giao dịch: Phòng giao dịch phù cừ và phòng giao dịch Phố nối tiến hành hoạt động như trụ sở thu nhỏ bao gồm bộ phận tiết kiệm, kế toán, tín dụng và thủ quỹ. Việc thành lập thêm hai phòng giao dịch này nhằm mục đích thu hút tiền gửi và tiền vay, hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày. Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 89 người. NHCT Hưng Yên với bộ máy tổ chức khoa học, đội ngũ cán bộ lâu năm có kinh nghiệm kết hợp với lực lượng cán bộ trẻ có năng lực nhạy bén trong kinh doanh luôn tạo được tín nhiệm và lòng tin đối với khách hàng góp phần đưa NH tiến những bước phát triển vững mạnh.

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên Hưng Yên

2.3.1. Huy động vốn

Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Với nhiều hình thức huy động, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho tới các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tạ Sở. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên thường chiếm từ 6-14% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT và chiếm từ 25- 30% tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên. Qua số liệu bảng này ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Sở đều tăng lên qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Xét theo cơ cấu nguồn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, từ 60-75%. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tưong đối, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có chi phí huy động cao nhưng lại ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở chủ động trong việc điều hành vốn. Nguồn huy động

ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng từ năm 2007-2009, hiện chiếm 25% tổng nguồn huy động. Điều này sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hưng Yên dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các tổ chức kinh tế, hạn chế phải mua lại trên thị trường. Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu là tiết kiệm của dân cư chiếm gần 80%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hưng Yên (Trang 28 - 30)