1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hải Dương

81 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 920 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng, cùng với những kiến thức đã học tập và nghiên cứu tại trường Học Viện Ngân Hàng – Hà Nội và quá trình làmviệc thực tế tại NH TMCP ĐT&

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỤC LỤC 1

Ơ 12

LỜI NÓI ĐẦU 12

CHƯƠNG 1: 15

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 15

1.1.2.Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn 16

1.1.3.Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế thị trường 17

1.2.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 18

1.2.1.Khái niệm 18

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 19

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính 20

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng 21

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn 24

1.2.3.1.Nhân tố khách quan 24

1.2.3.2.Nhân tố chủ quan 25

1.2.4.Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn với NHTM 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 30

BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.TỔNG QUAN VỀ BIDV BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 30

Trang 2

2.1.2.Cơ cấu tổ chức 32

33

33

33

33

33

33

33

33

33

33

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 33

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 47

2.2.1.Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 47

2.2.3.Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn 51

2.2.4.Vòng quay tín dụng T&DH 53

2.2.5.Tỷ lệ cho vay T&DH có TSĐB 54

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 55

2.3.1.Những kết quả đạt được 55

2.3.1.1.Về huy động vốn 55

2.3.1.2.Về tín dụng T&DH 56

2.3.1.3.Về rủi ro tín dụng 56

2.3.1.6.Về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vốn 57

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại 58

2.3.2.1.Về huy động vốn 58

2.3.2.2.Về công tác tín dụng của chi nhánh 58

2.3.2.3.Về rủi ro của các khoản tín dụng 58

2.3.2.4.Về hệ thống thông tin của chi nhánh 59

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 59

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan 59

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

Trang 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

63

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

3.1.1.Định hướng phát triển chung 63

3.1.2.Định hướng công tác tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương 65

3.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 67

3.2.1.Hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định 67

3.2.2.Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi 68

3.2.3.Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin 68

3.2.4.Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 69

3.2.5.Tăng cường hoạt động MarketingNgân hàng 70

3.2.6.Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng 71

3.2.7.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 71

3.2.8 Nâng cao chất lượng công nghệ 72

3.2.9 Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ xấu 72

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành liên quan 75

3.3.2.Kiến nghị đối với NHNN 76

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có được bài báo cáo thực tập này em xin chân trọng gửi lời cảm ơn chânthành tới Qúy thầy cô giáo của Học Viện Ngân Hàng đã dạy dỗ, hướng dẫn, truyền đạtnhững kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường Em cũng xin gửilời cảm ơn tới ban lãnh đạo chi nhánh cùng các anh chị cán bộ phòng tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương đã giúp

đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp dưới đây là sản phẩm của bản thân em,dựa trên quá trình thực tập thực tế tại cơ sở, các số liệu sử dụng trong bài là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương, nơi em thực tập

Sinh viên thực tập

Đặng Thị Thủy

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỤC LỤC 1

Ơ 12

LỜI NÓI ĐẦU 12

CHƯƠNG 1: 15

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 15

1.1.2.Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn 16

1.1.3.Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế thị trường 17

1.2.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 18

1.2.1.Khái niệm 18

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 19

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính 20

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng 21

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn 24

1.2.3.1.Nhân tố khách quan 24

1.2.3.2.Nhân tố chủ quan 25

1.2.4.Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn với NHTM 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 30

BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.TỔNG QUAN VỀ BIDV BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2.Cơ cấu tổ chức 32

33

33

33

33

Trang 7

33

33

33

33

33

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 33

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 47

2.2.1.Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 47

2.2.3.Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn 51

2.2.4.Vòng quay tín dụng T&DH 53

2.2.5.Tỷ lệ cho vay T&DH có TSĐB 54

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 55

2.3.1.Những kết quả đạt được 55

2.3.1.1.Về huy động vốn 55

2.3.1.2.Về tín dụng T&DH 56

2.3.1.3.Về rủi ro tín dụng 56

2.3.1.6.Về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vốn 57

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại 58

2.3.2.1.Về huy động vốn 58

2.3.2.2.Về công tác tín dụng của chi nhánh 58

2.3.2.3.Về rủi ro của các khoản tín dụng 58

2.3.2.4.Về hệ thống thông tin của chi nhánh 59

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 59

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan 59

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 63

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

Trang 8

3.1.1.Định hướng phát triển chung 63

3.1.2.Định hướng công tác tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương 65

3.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 67

3.2.1.Hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định 67

3.2.2.Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi 68

3.2.3.Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin 68

3.2.4.Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 69

3.2.5.Tăng cường hoạt động MarketingNgân hàng 70

3.2.6.Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng 71

3.2.7.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 71

3.2.8 Nâng cao chất lượng công nghệ 72

3.2.9 Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ xấu 72

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành liên quan 75

3.3.2.Kiến nghị đối với NHNN 76

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

MỤC LỤC 1

Ơ 12

LỜI NÓI ĐẦU 12

CHƯƠNG 1: 15

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 15

1.1.2.Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn 16

1.1.3.Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế thị trường 17

1.2.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 18

1.2.1.Khái niệm 18

Trang 9

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 19

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính 20

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng 21

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn 24

1.2.3.1.Nhân tố khách quan 24

1.2.3.2.Nhân tố chủ quan 25

1.2.4.Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn với NHTM 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 30

BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.TỔNG QUAN VỀ BIDV BẮC HẢI DƯƠNG 30

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2.Cơ cấu tổ chức 32

33

33

33

33

33

33

33

33

33

33

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 33

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 47

2.2.1.Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 47

2.2.3.Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn 51

2.2.4.Vòng quay tín dụng T&DH 53

2.2.5.Tỷ lệ cho vay T&DH có TSĐB 54

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NH TMCP ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 55

2.3.1.Những kết quả đạt được 55

2.3.1.1.Về huy động vốn 55

Trang 10

2.3.1.2.Về tín dụng T&DH 56

2.3.1.3.Về rủi ro tín dụng 56

2.3.1.6.Về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vốn 57

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại 58

2.3.2.1.Về huy động vốn 58

2.3.2.2.Về công tác tín dụng của chi nhánh 58

2.3.2.3.Về rủi ro của các khoản tín dụng 58

2.3.2.4.Về hệ thống thông tin của chi nhánh 59

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 59

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan 59

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 63

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 63

3.1.1.Định hướng phát triển chung 63

3.1.2.Định hướng công tác tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương 65

3.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG 67

3.2.1.Hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định 67

3.2.2.Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi 68

3.2.3.Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin 68

3.2.4.Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 69

3.2.5.Tăng cường hoạt động MarketingNgân hàng 70

3.2.6.Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng 71

3.2.7.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 71

3.2.8 Nâng cao chất lượng công nghệ 72

3.2.9 Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ xấu 72

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành liên quan 75

3.3.2.Kiến nghị đối với NHNN 76

Trang 11

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NH TMCP ĐT&PTVN Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

Ơ

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, conđường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Cùng với sự tăng trưởng và phát

Trang 13

triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu về vốn nói chung và vốn trung, dài hạnnói riêng đã trở nên vô cùng cấp thiết cho việc cải tiến công nghệ - kỹ thuật, xây dựng

cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Hoạt động của các Ngân hàng thương mại đã trở thành mộtphần không thể thiếu trong quá trình phát triển đó Việc hội nhập kinh tế quốc tế vàgia nhập WTO, Việt Nam ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, vai tròcủa hệ thống Ngân hàng càng được nhấn mạnh – hoạt động Ngân hàng là một trongnhững mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế

-Cùng với trào lưu này, các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có BIDVnói chung và BIDV Bắc Hải Dương nói riêng cũng đứng trước những thời cơ và tháchthức mới Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là chất lượng tíndụng trung và dài hạn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các NHTM trong suốt quátrình tồn tại và phát triền Đối với các Ngân hàng, hoạt động tín dụng trung và dài hạnđóng góp không nhỏ vào nguồn thu nhập chính của mỗi NHTM dưới hình thức thunhập từ lãi cho vay Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà biểu hiện

là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn khá cao, khi xảy ra rủi ro thì tổn thất là rất lớn dẫn đến mấtkhả năng thanh toán hay thậm chí phá sản Ngân hàng

Trong xu thế hội nhập quốc tế, BIDV Bắc Hải Dương xác định nâng cao hiệuquả sử dụng vốn, gắn liền với việc trích lập dự phòng rủi ro đúng, đủ theo quy định;tăng cường các giải pháp xử lý nợ xấu; rà soát, phân loại đối tượng khách hàng; kiểmsoát tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng, cùng với những kiến thức

đã học tập và nghiên cứu tại trường Học Viện Ngân Hàng – Hà Nội và quá trình làmviệc thực tế tại NH TMCP ĐT&PTVN chi nhánh Bắc Hải Dương – là Ngân hàngTMCP lớn, đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế -

em quyết định chọn đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hải Dương" làm chuyên đề thực tập của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 14

* Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng trung, dài hạncủa NHTM trong nền kinh tế thị trường.

* Nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạichi nhánh Bắc Hải Dương – NH TMCP ĐT&PTVN

* Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, đề xuất một số giải pháp vàkiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Bắc HảiDương – NH TMCP ĐT&PTVN

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụngtrung, dài hạn và thực trạng công tác tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương cũng như nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng tại Ngân hàng

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh BắcHải Dương – NH TMCP ĐT&PTVN từ năm 2009 đến năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duy vật biệnchứng, logic, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu, phân tích sốliệu, bảng biểu, kết hợp phân tích định lượng, định tính, phân tích và so sánh, đốichiếu với thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đich của chuyên đề

5 Kết cấu của Chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấubáo cáo chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Hải Dương.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Hải Dương.

Trang 15

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thể hiệnmối quan hệ giữa người cho vay và người vay, là động lực quan trọng thúc đẩy nềnkinh tế hàng hóa phát triển Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xãhội Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắtđầu tan rã Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan

hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượnbằng hiện vật - hàng hóa Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằngtiền tệ

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự hoàn chỉnh của thịtrường, quan hệ tín dụng ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và phongphú phù hợp với yêu cầu nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế Trong nềnkinh tế thị trường, dựa vào tính chất của quan hệ vay mượn, đã và đang tồn tại nhiềuhình thức tín dụng như: tín dụng Ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế vàtín dụng thương mại

Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tínnhiệm Tiếng anh là Credit Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là

sự vay mượn Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu sang người sử dụng và hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớnhơn ban đầu sau một thời gian nhất định

Vậy có thế hiểu: Tín dụng trung và dài hạn (TD T&DH) của NHTM là nhữngkhoản cho vay có thời hạn trên 1 năm nhưng không dài hơn thời gian khấu hao cầnthiết của tài sản hình thành từ vốn vay, là hoạt động tài chính cho khách hàng vay vốnT&DH nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống

Trang 16

Tùy theo từng quốc gia trên thế giới có những quy định cụ thể về hoạt động TDT&DH Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành của NHNN:

 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu

được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thờigian thu hồi vốn nhanh như phương tiện vận tải, trang thiết bị chống hao mòn…Trongnông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày,xây dựng vườn cây công nghiệp như cà phê, điều…Bên cạnh đầu tư cho tài sản cốđịnh, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của cácdoanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập

 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa

có thể lên đến 20 – 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm, được sửdụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiệnvận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới như sân bay, cầu đường…

1.1.2.Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn

Thứ nhất: giá trị khoản TD T&DH thường có giá trị lớn, thời gian dài và thời gian hoàn vốn chậm

Khoản tín dụng trung và dài hạn được tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng bấtđộng sản như dự án chung cư cao cấp, căn hộ cho thuê,…đáp ứng nhu cầu đầu tư vàotài sản cố định của doanh nghiệp như đầu tư mua sắm, xây lắp công nghệ, trang thiếtbị…nên có đặc điểm là số lượng vốn vay lớn, và đặc trưng của hoạt động đầu tư làtính dài hạn nên hoạt động đầu tư phải diễn ra trong một thời gian khá dài, thậm chírất dài Nguồn trả nợ của TD T&DH được lấy chủ yếu từ nguồn khấu hao và lợi nhuậnsau thuế Thời hạn thu hồi vốn được xác định là thời hạn cần thiết để dự án hoàn lạitổng vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản thực lãi và bằng tiền mặt Thời hạn thu hồivốn được coi là tốt khi nó thấp hơn hoặc bằng thời hạn giới hạn của cấp có thẩmquyền chấp nhận

Thứ hai: tính rủi ro

Mục đích hoạt động của Ngân hàng là lợi nhuận, song song với lợi nhuận,trong quá trình cho vay cũng diễn ra biết bao điều bất ngờ, bất ngờ đó dẫn đến rủi ro

Trang 17

vì đây là lĩnh vực phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sốngkinh tế - chính trị - xã hội Tuy là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng trong nó cũng ẩnchứa rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong các hoạt động tín dụng Rủi ro tín dụng là tìnhtrạng khách hàng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Ngân hàng như không

có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết, không trả đầy đủ, không trảđúng hạn cả gốc lẫn lãi các khoản vốn vay Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thểxuất phát từ việc sụt giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng hoặc của nền kinh tếnói chung Dẫn đến sự tổn thất cho Ngân hàng trong việc bảo toàn và nâng cao hiệuquả kinh doanh vốn Chính vì vậy, các Ngân hàng đều rất chú trọng tới công tác quản

lý rủi ro về vốn nhằm đảm bảo ổn định tính thanh khoản và thích ứng với mọi tìnhhuống xấu có thể xảy ra

Thứ ba: lãi suất TD T&DH cao hơn so với lãi suất ngắn hạn

Cho vay là một hoạt động luôn mang tính rủi ro, và lãi suất sẽ thay đổi theomức độ rủi ro Món vay có khả năng rủi ro càng cao, thì yêu cầu lãi suất càng lớn vàngược lại Xuất phát từ thời gian cho vay dài nên TD T&DH rủi ro hơn so với thờigian ngắn hạn nên lãi suất cho vay trung và dài hạn phải cao hơn lãi suất cho vay ngắnhạn Điều này là hợp lý vì một khoản cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro thì phải trả lãi caohơn để bù đắp rủi ro, chưa kể đến việc Ngân hàng mất cơ hội sử dụng khoản vay mộtcách linh hoạt trong khoảng thời gian dài

1.1.3.Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế thị trường

TD T&DH góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn nhấttrong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng thiếu vốn trở nên phổ biến và nghiêmtrọng Tín dụng T&DH trở thành một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng mở rộng sảnxuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanhquá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sảnxuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng xã hội

TD T&DH góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trang 18

NHTM đóng vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay Với tư cách làngười cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi

có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung, TD T&DH đã thực hiện chức năng phân phốilại vốn để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất, kinh doanh Với tư cách là người đi vay, Ngânhàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cho các doanhnghiệp, cá nhân vay Nhờ có Ngân hàng – một công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữangười thừa vốn và người thiếu vốn - mà vốn được vận động một cách liên tục, điều đóvừa làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TD T&DH là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp không còn bó hẹphoạt động kinh doanh trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng quan hệ với doanhnghiệp nước ngoài Tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện đểnối liền kinh tế của các nước với nhau giúp cho việc liên kết chuyển giao công nghệgiữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển Như vậy,hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tếquốc tế

TD T&DH là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Thông qua TD T&DH, Chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triểncác vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ việc đưa ra các ưu đãi tíndụng…do đó, kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, ngành trọngđiểm trong diện ưu tiên của Chính phủ Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làmphương tiện cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tàichính để thực thi các chính sách kinh tế - xã hội Nhà nước sử dụng tín dụng để điềutiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa Như vậy,

TD T&DH vừa là nội dung vừa là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

1.2.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1.Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại vàphát triển phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra chủ

Trang 19

yếu trên ba khía cạnh là chất lượng, giá và số lượng trong đó chất lượng hàng hóa làyếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các nhà sản xuất.Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ trong môi trườngcạnh tranh khá khốc liệt, vấn đề chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của cácNHTM trong quá trình tồn tại và phát triển

Vậy ta có thể hiểu: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là sự đáp ứng nhu cầuvay vốn hợp pháp, hợp lý của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội

và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng thương mại

Vấn đề chất lượng tín dụng trung và dài hạn được xem xét trên ba góc độ làNHTM, khách hàng và nền kinh tế

Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì chấtlượng TD T&DH là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng vốn vay đúng mụcđích phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thờihạn Chất lượng TD T&DH đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng với chi phí nghiệp vụthấp, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn thực hiện đúng quy định và hợp

lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn, trung và dài hạn trong nền kinh tế

Xét trên góc độ khách hàng thì chất lượng TD T&DH được hiểu là khoản tíndụng được cấp phù hợp với mục đích sử dụng với các điều khoản về lãi suất, kỳ hạn

nợ, thủ tục nhanh gọn, đơn giản nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu thiếu hụt vềnguồn vốn để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, làm tăng sảnlượng hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất của khách hàng

Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì chất lượng TD T&DH được đánh giáqua mức đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội như khai thác cáckhả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyếtcông ăn việc làm, cải thiện đời sống người lao động, hòa nhập với cộng đồng quốc tế

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh đẩy đủ, hiệu quả cả vềmặt chất và mặt lượng các hoạt động của Ngân hàng

Trang 20

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính

a) Sự gia tăng về số lượng khách hàng qua các năm là một chỉ tiêu đánh giá chấtlượng TD T&DH thông qua uy tín, kết quả hoạt động, lịch sử hoạt động lâu đời, cótổng nguồn vốn huy động lớn, ổn định Khi số lượng khách hàng tăng lên liên tục vàđồng đều qua các năm là một dấu hiệu tốt thể hiện lòng tin của khách hàng, chất lượng

TD T&DH được đảm bảo

b) Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt độngđòi hỏi các Ngân hàng phải coi uy tín của mình trên thị trường là điều quan trọng Uytín đó trước hết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng Khảnăng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng càng lớn Mặt khác, uy tíncủa Ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng Điều nàyphụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Với tiềm năng vốn và khảnăng huy động vốn lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngàycàng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả, vừa giữ chữ tín vừa nâng cao vị thế củaNgân hàng trên thị trường

c) Các khoản tín dụng trung và dài hạn phải tuân thủ theo nguyên tắc cho vay, nguyêntắc cho vay là một yêu cầu quan trọng đối với hoạt động cho vay, là căn cứ pháp lý cơbản để đảm bảo sự hoạt động vững chắc của mọi Ngân hàng Nguyên tắc cơ bản chovay là:

 Hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Nguyêntắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡnếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ Việc trả nợ đúng hạn của khách hànggiúp Ngân hàng bảo toàn và phát triển vốn, tăng cường hoạt động cho vay

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của Ngân hàng

là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, cáckhoản tín dụng mà Ngân hàng đã cấp không được kinh doanh đúng mục đích, gây thấtthoát vốn, khách hàng không trả nợ đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năngthanh toán và thu nhập của Ngân hàng

Trang 21

d) Trong quá trình cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ góp phần tư vấn hoàn thành dự án,phương án kinh doanh của khách hàng, để khách hàng mau chóng tìm được nguồnvốn đầu tư với chi phí thấp nhất Điều đó đem lại lợi ích cho hai bên, doanh nghiệpthực hiện dự án có hiệu quả hơn và Ngân hàng tránh được rủi ro, chất lượng khoản tíndụng được nâng cao.

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng

• Tổng doanh số cho vay trung dài hạn

Doanh số cho vay trung dài hạn là tổng số tiền Ngân hàng đã giải ngân chokhách hàng trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này thể hiện quy mô tuyệt đối củahoạt động cho vay trung và dài hạn được mở rộng hay thu hẹp, tuy nhiên việc doanh

số cho vay tăng không phải lúc nào cũng là tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹpkhông phải lúc nào cũng là xấu Vì vậy, chỉ tiêu này chưa đủ để khẳng định về chấtlượng TD T&DH mà cần phải kết hợp với các nhóm chỉ tiêu khác

• Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Phản ánh lượng vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng đã được hoàn trả trongmột thời kỳ Doanh số này có thể phản ánh tình trạng trái ngược nhau, doanh nghiệp

có tình hình kinh doanh ổn định nên trả nợ Ngân hàng đúng hạn hoặc Ngân hàng nhậnthấy những dấu hiệu không lành mạnh trong việc kinh doanh của khách hàng mà tăngcường việc thu hồi vốn Cả hai trường hợp trên doanh số thu nợ đều tăng lên điều đó

có lợi cho Ngân hàng

• Chỉ tiêu dư nợ tín dụng T&DH

Dư nợ tín dụng trung dài hạn phản ánh lượng vốn trung dài hạn của Ngân hàng

đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể, dư nợ tín dụng trung dài hạn lớn cho thấyNgân hàng có quy mô tín dụng lớn, có uy tín lớn với khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết số tiền mà Ngân hàng đang cho vay T&DH trong tổng sốtiền mà Ngân hàng cho vay Nếu tỷ lệ này cao cho thấy dư nợ TD T&DH của Ngânhàng là lớn và cao hơn cho vay ngắn hạn và ngược lại Tuy nhiên, việc xem xét nhóm

Trang 22

chỉ tiêu này thì chưa thể đánh giá được chất lượng TD T&DH mà cần phải kết hơp vớicác chỉ tiêu khác.

• Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ TD T&DH thì có bao nhiêu phần trăm là

nợ xấu cho vay T&DH Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổsung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số493/2005/QĐ – NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, nợ xấu là cáckhoản nợ thuộc nhóm 3,4,5, bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năngmất vốn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tạiNgân hàng đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâucho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay Nợ xấu tăng làmchi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng So vớithông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ được coi là an toàn tuy nhiên tỷ lệnày càng nhỏ càng tốt, khả năng gặp rủi ro càng thấp, chất lượng TD T&DH càng cao

• Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn xem xét giá trị các khoản nợ quá hạn trung dài hạn trong tổng

dư nợ trung dài hạn Chỉ tiêu trên là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng TDT&DH, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn cao biểu hiện chất lượng tín dụng của Ngânhàng thấp, rủi ro cao vì số lượng lớn nợ không được hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởngđến khả năng thanh toán của Ngân hàng Do vậy, không phải dư nợ tín dụng trung dàihạn càng cao thì càng tốt bởi điều đó còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác như việcquản lý và chất lượng các khoản tín dụng đó

• Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động TD T&DH

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cứ một đồngvốn đầu tư vào TD T&DH thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Mục đích quantrọng của NHTM là hoạt động vì lợi nhuận Khoản lợi nhuận thu về từ nghiệp vụ TDT&DH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng Lợi nhuận thu từ hoạtđộng tín dụng lớn sẽ khẳng định chất lượng của các khoản vay là tốt, cho thấy trình độ

tổ chức, quản lý và chất lượng hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn

• Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong vòng 1 năm.Vòng quay của vốn càng lớn thể hiện nguồn vốn của Ngân hàng luân chuyển nhanh,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu được nhiều nợ và nguồn vốn TDT&DH của Ngân hàng được đầu tư có hiệu quả, chứng tỏ tình hình tổ chức vốn tíndụng của Ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng cao

• Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

Tỷ lệ này cho biết trong tổng nguồn vốn trung và dài hạn huy động được thìNgân hàng đã dùng bao nhiêu để tài trợ cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn Nóđánh giá độ an toàn, khả năng và chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng.Trong trường hợp dư nợ nhỏ hơn tổng nguồn vốn thì chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏNgân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được Tuy nhiên, nếu dư nợ lớnhơn tổng nguồn vốn thì Ngân hàng đang đứng trước rủi ro cao do một lượng dư nợkhông được tài trợ bằng nguồn vốn trung và dài hạn đã được tài trợ bằng nguồn vốnngắn hạn

• Chỉ tiêu tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay dùng để đảm bảovới bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ của mình

Trang 24

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ T&DH có đảm bảo bằng tài sản đang được xem là tiêuchuẩn quan trọng của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng, việc cấp tín dụng sẽ cảmthấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, đặc biệt là những tàisản hữu hình bởi nó giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào

đó không thanh toán được nợ cho Ngân hàng Trong khi về mặt lý thuyết, TSĐB làđiều kiện bổ sung cho khách hàng trong việc quyết định cấp tín dụng, giúp Ngân hàng

có được nguồn thu nợ thứ hai

Vì vậy, cơ cấu tín dụng cần tiếp tục chuyển dịch có lợi cho đầu tư và pháttriển Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòixuống mức lành mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng vòng quay và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn của xã hội Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay đến tất cả các thành phầnkinh tế, chú ý việc cho vay đối với hộ nông dân và các đối tượng chính sách góp phầnkhuyến khích phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng địa phương

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn

1.2.3.1.Nhân tố khách quan

 Môi trường kinh tế và các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng T&DH pháttriển Khi nền kinh tế ổn định thì dự án được tài trợ bằng vốn tín dụng T&DH sẽ manglại hiệu quả và doanh nghiệp sẽ trả nợ cho Ngân hàng, như thế chất lượng TD T&DHđược nâng cao Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, sản xuất bị đình trệ, do đó, hoạtđộng tín dụng sẽ gặp khó khăn về mọi mặt Chẳng hạn, khi lạm phát cao, lãi suất thực

sẽ giảm xuống và nếu Ngân hàng không có cân đối giữa các loại nguồn và sử dụngnguồn nhạy cảm với lãi suất thì có thể khoản cho vay không đem lại hiệu quả mongđợi Bên cạnh đấy, sự thay đổi của nhiều biến số kinh tế như tỷ giá, lãi suất…sẽ gâyrủi ro lớn cho Ngân hàng Các chính sách kinh tế của Chính phủ sẽ tác động đếndoanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và trả nợ củadoanh nghiệp

 Môi trường pháp lý

Hoạt động của các NHTM liên quan đến tiền tệ không chỉ trong phạm vi mộtnước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại;

Trang 25

do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trongnước và quốc tế, như: môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, cácthông lệ quốc tế… NHTM là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnhvực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị,

xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏnhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động tíndụng nói chung và TD T&DH nói riêng Với một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ,

ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được mở rộng và phát triển

 Môi trường chính trị - xã hội

Đất nước ổn định về chính trị - xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm thực hiệnđầu tư Sự mất ổn định chính trị - xã hội làm suy thoái đất nước, việc sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như Ngân hàng bị ngưng trệ thậm chí phá sản Tácđộng của môi trường chính trị - xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng khôngthường xuyên nhưng khi có biến động về chính trị thì tác động của nó tới Ngân hàng

Tiềm lực tài chính

Năng lực tài chính phản ánh tình hình thu nhập của người đi vay Phân tích tàichính là phân tích khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng thông quaphân tích các hệ số tài chính cơ bản như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhómchỉ tiêu hiệu quả hoạt động, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, nhóm chỉ tiêu về khảnăng sinh lời Ngoài ra, Ngân hàng còn quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ - là

Trang 26

một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích tín dụng để tìm kiếm các tìnhhuống có thể dẫn tới rủi ro, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát rủi ro đó.

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phântích các yếu tố môi trường kinh doanh để đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm,điều kiện hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp Khách hàng làthành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng

sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kếtquả hoạt động của doanh nghiệp

Năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được thực thi bởi toàn thể đội ngũcán bộ nhân viên, nhà quản trị kinh doanh thường cẩn trọng trong việc phát triểnnguồn lực con người Ở tất cả các khâu, các cấp, các bộ phận đều phải bổ dụng đượcnhững con người có trình độ, kỹ năng và cả những cá tính cần thiết cho thực thi hoạtđộng kinh doanh bằng cách tuyển chọn, phân công, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá kếtquả, cơ chế chính sách khuyến khích trong việc phục vụ và thu hút khách hàng, nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra, một doanh nghiệp tạo được bầukhông khí làm việc tốt, lãnh đạo có tính cách hòa đồng, có nhiều biện pháp khuyếnkhích nhân viên làm việc, quan hệ thân thiết… Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo chomọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ và các mục tiêu của doanh nghiệp chắc chắn đượcthực hiện

Môi trường kinh doanh

Nghiên cứu môi trường kinh doanh là công việc đầu tiên cần thiết và có tínhchất quyết định của hoạt động kinh doanh nhằm xác định nhu cầu của thị trường và sựbiến động của nó, bởi càng hiểu rõ, đầy đủ, chính xác, chi tiết, cụ thể về môi trườngkinh doanh bao nhiêu thì bộ phận Marketing doanh nghiệp càng chủ động trong việcđưa ra các biện pháp hoạt động phù hợp và đạt hiệu quả cao bấy nhiêu Việc nghiêncứu môi trường kinh doanh thường tập trung vào nghiên cứu môi trường vi – vĩ mô.Bên cạnh đấy, việc phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu giúp các nhà

Trang 27

quản trị doanh nghiệp đánh giá đúng mức nhu cầu để tập trung nguồn lực vào nhữngđoạn thị trường có khả năng đem lại hiệu quả cao

 Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Đối với các NHTM, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinhlời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lốichính sách của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của ngườigửi tiền, người sử dụng vốn vay và Ngân hàng Chính điều này khẳng định việc cấptín dụng không đi ngược lại với luật pháp và việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng làmgiảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi đó chất lượng tín dụng tăng Để nền kinh tế luôntăng trưởng cao, chính sách tín dụng của các Ngân hàng nên tập trung vào việc mởrộng, đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để các dự ánđầu tư có hiệu quả bị thiếu vốn

Công tác tổ chức cán bộ, trình độ cán bộ nhân viên của Ngân hàng

Con người là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng tín dụng cũng như sự tồntại và phát triển của Ngân hàng Chất lượng tín dụng được nâng cao nếu khâu tổ chứccán bộ đảm bảo tính khoa học, sự phối hợp giữa các phòng ban trong Ngân hàng, giữacác Ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan hữu quan trongviệc cấp tín dụng cho khách hàng Bên cạnh đấy, đội ngũ cán bộ Ngân hàng có chuyênmôn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trongviệc thẩm định dự án, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay và có cácbiện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ hay xử lý tình huống phát sinh làm ngănngừa hay hạn chế thiệt hại rủi ro xảy ra cho Ngân hàng BIDV luôn quan tâm thoả

Trang 28

đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Bên cạnh việc tiếp tục bồidưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liêntục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hộinhập Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ,trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ramôi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của cácthành viên.

Hệ thống công nghệ thông tin Ngân hàng

Nhận thức công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng cho hoạt động của mộtNgân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranhcủa BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lựccho công tác quản trị và phát triển dịch vụ Ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thốngCNTT như: ATM, POS, Contact Center; củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệthống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soáttruy nhập máy trạm Mỗi Ngân hàng phải xây dựng cơ sở dự liệu về từng khách hàng

và phối hợp với các Ngân hàng khác trong việc trao đổi thông tin nhằm có được thôngtin mang tính hệ thống, khách quan, đáng tin cậy về khách hàng để ra quyết định chovay đảm bảo chất lượng TD T&DH

Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Trong quá trình cấp tín dụng sẽ có những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến Vìvậy, cần phải kiểm tra kiểm soát nội bộ thường xuyên và định kỳ để khẳng định mụctiêu đã và đang được thực hiện, đồng thời, phát hiện nhanh chóng những thiếu sóttrong quy trình tín dụng của cán bộ Ngân hàng, qua đó có biện pháp xử lý kịp thờingăn chặn những rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nâng caochất lượng tín dụng

1.2.4.Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn với NHTM

a/Chất lượng tín dụng T&DH là khâu then chốt bảo đảm cho các hoạt động Ngân hàng được triển khai thông suốt

Đảm bảo chất lượng TD T&DH là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò trunggian tín dụng, hoạt động chính của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” Hơn nữa, tín

Trang 29

dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động của Ngân hàng nên đem lạiphần lớn lợi nhuận Việc tăng cường tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưuthông Chất lượng được nâng cao làm tăng vòng quay vốn cho vay, tăng thêm nguồnvốn, gia tăng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm chi phí nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ nội dung chương 1 đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản vềtín dụng T&DH và chất lượng tín dụng T&DH Qua đây, ta có thể thấy TD T&DHđóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cả doanh nghiệp, Ngân hàng và nềnkinh tế thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu định lượng như tổng doanh số cho vayT&DH, vòng quay vốn TD T&DH, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn…và các chỉ tiêuđịnh tính khác Đây là nền tảng để báo cáo thực tập đánh giá thực trạng chất lượng tíndụng T&DH tại BIDV Bắc Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp, kiếnnghị nâng cao chất lượng tín dụng T&DH trong các chương tiếp theo

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

BẮC HẢI DƯƠNG 2.1.TỔNG QUAN VỀ BIDV BẮC HẢI DƯƠNG

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên đầy đủ bằng tiếng Anhlà: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; têngiao dịch là: BIDV) được thành lập theo Quyết định số 177/TTG ngày 26 tháng 4năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốnkiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.Qua 55 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn Ngân hàngthương mại lớn nhất ở Việt Nam, với những tên gọi:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.

Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84/GP –NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam dựa trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước

Về cơ cấu tổ chức, BIDV là một trong những Ngân hàng có mạng lưới phânphối lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam, chia thành 2 khối là khốikinh doanh và khối sự nghiệp

Về hình thức pháp lý, Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổphần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định củapháp luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành Ngân hàng Thương mại Cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc

tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam BIDV có vốn điều lệ hơn23.000 tỷ đồng và thời hạn hoạt động 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập

Trang 31

Tiền thân của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Hải Dương là Chi nhánh NHĐT&PTPhả Lại - chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh NHĐT&PT Hải Dương Trải qua hơn

43 năm hoạt động, chi nhánh đã nhiều lần đổi tên, cụ thể như sau:

- Tháng 6/1965 có tên gọi là Chi điếm Ngân hàng Kiến thiết, trực thuộcNHĐT&PT tỉnh Hải Dương trụ sở tại thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh HảiDương với mục tiêu chính là cấp phát vốn xây dựng cơ bản Nhà nước cho các côngtrình xây dựng trên địa bàn miền núi phía Bắc tỉnh Hải Dương, chưa thực hiện chovay thương mại

- Đến tháng 2/1981 đổi tên thành NHĐT& Xây dựng công trình Nhà máy nhiệtđiện Phả Lại, mục tiêu chính là phục vụ thi công xây dựng nhà máy nhiệt điện PhảLại 1 và cấp phát vốn cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trên địabàn, bắt đầu thực hiện cho vay kinh doanh thương mại

- Tháng 1/1995 đổi tên thành NHĐT&PT Phả Lại, đa dạng hóa loại hình hoạtđộng, mở rộng cho vay kinh doanh thương mại, cho vay tư nhân cá thể, cho vay DNvừa và nhỏ

- Đến tháng 10/2006 Chi nhánh NHĐT&PT Phả Lại được nâng cấp thành chinhánh cấp 1, và đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Hải Dương trực thuộc NHTMCP ĐT&PTVN theo Quyết định số 353/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị ngày10/10/2006 Trọng tâm phục vụphát triển kinh tế trọng điểm khu vực cụm động lựcphía Bắc tỉnh Hải Dương, khu vực di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc và các tỉnh lâncận Bắc Ninh, Quảng Ninh

Nằm trên địa bàn thị xã Sao Đỏ có nhiều NHTM nên sự cạnh tranh trong kinhdoanh là một bài toán khó Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh

NH TMCP ĐT&PT Bắc Hải Dương cùng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộcông nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hải Dương đã định hướng kinhdoanh mạnh mẽ theo hướng một Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành,kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần tích cực trong sự nghiệp đổimới kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Và đặc biệt, đã đượcĐảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ mới” Những

Trang 32

điều đó góp phần khẳng định vai trò và vị thế của NH TMCP ĐT&PT Bắc Hải Dươngđứng đầu trong các Ngân hàng thương mại khác trong địa bàn.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh mới thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2 do nhàthầu nước ngoài tư vấn nhằm tạo ra mô hình tổ chức mới phù hợp với quy định củapháp luật và đặc điểm môi trường, tập quán kinh doanh của Việt Nam BIDV Bắc HảiDương thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

• Huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định của NHNN, nhận tiền gửi có

•Dịch vụ thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối

•Dịch vụ thẻ BIDV – ATM và hệ thống máy rút tiền tự động ATM

•Các hoạt động khác: kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán, cung ứng dịch vụ

tư vấn tài chính, tiền tệ…

Trang 33

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam

chi nhánh Bắc Hải Dương

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011

2.1.3.1.Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh và luôn là một vị tríquan trọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nhận thức được vấn đề này, toànthể ban lãnh đạo cùng các nhân viên NH TMCP ĐT&PTVN chi nhánh Bắc HảiDương luôn coi trọng công tác huy động vốn, xác định đó là mục tiêu hàng đầu nhằm

Khối

quản lý nội bộ

Trang 34

mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách thực hiện đa dạng hóanguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau, xây dựng một cơ cấuvốn với chi phí hợp lý sẽ là cơ sở để nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong 3 năm qua vốn huy độngcủa BIDV Bắc Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn có sựthay đổi theo chiều hướng thuận lợi Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bắc Hải Dương năm 2009 - 2011

Biểu 2.1: Biểu đồ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2009 - 2011

Trang 35

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bắc Hải Dương năm 2009 - 2011

Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, BIDV Bắc Hải Dương đẩymạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm đa dạng hóacác sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng cường nguồn vốn huy động từ các cá nhân

và các tổ chức kinh tế cũng như nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Theo

đó, lượng vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trưởng qua 3 năm Năm 2009, chinhánh huy động được 940,42 tỷ đồng, đến năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế thế giới

và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng chi nhánh đã huy động được 1416

tỷ đồng, tăng 50,57% so với năm 2009 Sang năm 2011, lượng vốn huy động đượccủa chi nhánh tiếp tục tăng lên 1570 tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 10,9% so vớinăm 2010

Việc huy động vốn tuy có tăng nhưng không ổn định, chi nhánh không mạnhdạn cho vay để đảm bảo tính thanh khoản Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậmchạp này là do năm 2010 Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của những biến động thịtrường thế giới, giá vàng, giá USD tăng cao, sự biến động không ngừng của lãi suất,đặc biệt là những tháng cuối năm đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền làmcho công tác huy động vốn gặp những khó khăn nhất định

Trang 36

Đứng về góc độ BIDV Bắc Hải Dương, phần huy động vốn năm 2011 tăng nhẹchủ yếu do huy động vốn giảm mạnh từ các tổ chức kinh tế còn khối cá nhân và địnhchế tài chính vẫn có mức tăng trưởng tốt.

Xét theo thành phần kinh tế, từ năm 2009 trở lại đây, do tác động của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường vốn nóiriêng có những biến động phức tạp Trước áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt, BIDVBắc Hải Dương vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư Năm 2011, cơcấu nguồn vốn có chuyển biến tích cực sang khu vực dân cư – nguồn có tính ổn địnhcao, chiếm tỷ trọng lớn nhất Huy động vốn từ dân cư của BIDV Bắc Hải Dương năm

2011 đã tăng tới 51,96% so với năm 2010 gấp 1,9 lần so với năm 2009, đưa tỷ trọnghuy động vốn dân cư trên tổng vốn huy động từ 43% năm 2010 lên 59% Tiền gửi củacác tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng vốn huy động, tuy nhiên sựtăng giảm qua các năm lại không đồng đều: năm 2009 chiếm 37,65%, năm 2010chiếm 51,97%, năm 2011 chiếm 32,8%, do áp lực lạm phát vẫn là trở ngại lớn và thịtrường tiền tệ chịu nhiều áp lực do yêu cầu phát triển ổn định của nền kinh tế, ngoài racòn do áp lực cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, đặcbiệt là sau khi có sự tham gia đầy đủ của các Ngân hàng nước ngoài trong hoạt độnghuy động vốn Vốn từ dân cư chi phối cho thấy niềm tin của người dân vào Ngân hàngtốt hơn Mặt khác cơ cấu như vậy được đánh giá là ít rủi ro bởi nếu vốn từ các tổ chứckinh tế chi phối dễ dẫn tới sự thiếu bền vững

Xét theo loại tiền huy động, năm 2011, huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh sonăm 2010 đạt tỷ lệ 25,88%, song nguồn vốn ngoại tệ vẫn ở mức thấp chỉ chiếm19,29% trong tổng nguồn vốn

Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu nhu cầu khách hàng để thiết kế các sản phẩmphù hợp, đưa ra mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh Ngoài ra, BIDV Bắc HảiDương có đội ngũ chuyên viên kinh doanh chuyên nghiệp để tìm kiếm khách hàngmới và giới thiệu sản phẩm dịch vụ để nâng cao thương hiệu của BIDV trong côngchúng và củng cố thị trường

Xét theo thời gian thì tiền gửi KKH và có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọngtương đối cao: năm 2009 là 80,8%, năm 2010 là 69,3%, năm 2011 là 71,1% cho thấy

Trang 37

bất cứ Ngân hàng nào nhất là vào những thời điểm lãi suất biến động lớn, nguồn vốnngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động để đảm bảo khả năngthanh khoản cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra Trong khi đó nguồn vốn T&DHchỉ tăng 4,29% so với năm 2010 và chiếm 28,89% trong tổng nguồn vốn Khách hàngrút tiền gửi của mình để gửi kỳ hạn mới với lãi suất cao hơn Chính vì tính chất bất ổncủa nền kinh tế đã làm cho tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng cao trong những nămqua Năm 2009, lãi suất tiền gửi ngắn hạn ở mức từ 9% - 10%/năm thì đến năm 2010tăng lên từ 11% - 12%/năm và đến năm 2011, thực hiện trần lãi suất huy động vốnbằng VND 14%/năm và 14,5%/năm (đối với QTDND) căn cứ theo Thông tư số30/2011/TT - NHNN do NHNN ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suấttối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánhNgân hàng nước ngoài

Đạt được những thành tựu như trên, BIDV Bắc Hải Dương đã không ngừng hiệnđại hóa hệ thống thanh toán, cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường tiền gửi, củng cốnền tảng khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới để nâng cao chất lượngdịch vụ, tạo niềm tin, uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường Chú trọng tiếp thịquảng cáo đưa các sản phẩm tài chính của Ngân hàng được cụ thể hóa và hướng tớitừng đối tượng khách hàng khác nhau Đồng thời, Ngân hàng còn tổ chức những đợttrao thưởng, tặng quà nhằm thu hút khách hàng cùng với thái độ phục vụ tốt của nhânviên

2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn

Song song với nghiệp vụ về huy động vốn thì nhu cầu về sử dụng vốn đóng vaitrò quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tình hình sử dụng vốn hiệnnay đang là vấn đề nóng bỏng đầy khó khăn và được các Ngân hàng rất quan tâm,BIDV Bắc Hải Dương cũng không ngoại lệ Ngân hàng luôn coi trọng nghiệp vụ sửdụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước

và của ngành Trong những năm qua BIDV chi nhánh Bắc Hải Dương đã tập trung vốnhuy động để thực hiện đầu tư có trọng điểm và cho vay đối với kinh tế quốc doanh, tạođiều kiện giúp đỡ kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo của mình đồng thời cũngtích cực mở rộng hoạt động tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc

Trang 38

doanh, thực hiện đa dạng hóa các hình thức cho vay Kết quả hoạt động cho vay đángđược ghi nhận, dư nợ tín dụng tăng trưởng lành mạnh và vững chắc

Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bắc Hải Dương năm 2009 - 2011

Biểu 2.2: Biểu đồ mức tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Ơ

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bắc Hải Dương năm 2009 - 2011

Trang 39

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2010 đạt 875 tỷ đồng, tăng lên 162 tỷ đồng,tăng 22,7% so với năm 2009 Đến năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tănglên 1189 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm 2010, do sau khi thực hiện cơ chế lãi suấtthoả thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt, lãi suất huy động vàcho vay VND của các NHTM giảm dần Năm 2011, các Ngân hàng đã thực hiện đồngthuận lãi suất huy động VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên không vượt quá 14%/ năm;lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vớicác gói cho vay của Ngân hàng, nên dư nợ tín dụng tiếp tục tăng và tuân thủ đúng giớihạn cho vay tại thời kỳ được giao

Cũng chính nhờ sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp tích cực vay vốn đầu tư sảnxuất kinh doanh, nên doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm 2010 cũng tăngmạnh lên 1588 tỷ đồng, tăng 26,6% so với năm 2009, và doanh số thu nợ tăng 44,5%đạt 1426 tỷ đồng Năm 2011, mặc dù trong điều kiện kinh tế lạm phát, tăng trưởng tíndụng của các Ngân hàng hết sức khó khăn Tuy nhiên, dư nợ tín dụng của BIDV BắcHải Dương vẫn đạt 1189 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm trước Có được kết quả này

là do Ngân hàng đã thực hiện tốt nguyên tắc “tín dụng có hiệu quả”, tăng trưởng tíndụng gắn với việc thực hiện cơ cấu lại tín dụng, cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ.Theo đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV Bắc Hải Dương luôn đảm bảo an toàn, hiệuquả, tăng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản, mở rộng cho vay đối với cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ tư nhân cá thể, cho vay đồng tài trợ và chovay hợp vốn Nhờ vậy, những năm qua, hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Hải Dương

đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trở thànhmột Ngân hàng thương mại hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao

Trang 40

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bắc Hải Dương năm 2009 – 2011

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng phân loại theo kỳ hạn

Ngày đăng: 21/03/2015, 12:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w