Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 72)

Cấp tín dụng là hoạt động chính hết sức quan trọng ở các NH, nó đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng song cũng là khoản mục tài sản chứa đựng phần lớn rủi ro có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng. Một trong những tình trạng không thuận lợi thường xảy ra trong các Ngân hàng gây cản trở đến sự phát triển đó là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thường cao. Mặt khác, đây là hai chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng tín dụng. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu đối với Ngân hàng:

Các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu

•Tìm hiểu, phân tích, đánh giá chính xác tình hình khách hàng

Hoạt động tín dụng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng và khách hàng, vì vậy, việc đánh giá chính xác tình hình thực tế của khách hàng sẽ phần nào ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. Khi xem xét tình hình thực tế của khách hàng, Ngân hàng phải xem xét rất nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng, trên cơ sở đó sẽ làm căn cứ cho các quyết định:

+ Đánh giá về tư cách pháp nhân của khách hàng xin vay vốn.

+ Phân tích tình hình sản cuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay thông qua các xem xét các nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản; phản ánh tỷ lệ sinh lời; phản ánh khả năng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu; phản ánh rủi ro của doanh nghiệp.

+ Phân tích, đánh giá uy tín, năng lực kinh doanh của khách hàng.

+ Phân tích tính pháp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án đầu tư mà khách hàng cần vay vốn để thực hiện.

• Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng và các hoạt động kiểm tra kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện sớm nhất các dầu hiệu không tốt của khoản tín dụng, qua đó có các biện pháp xử lý sớm và hợp lý nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

• Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin tín dụng đặc biệt là các thông tin về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các thông tin về lịch sử của doanh nghiệp, các chủ nợ của khách hàng, các thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, v.v… nhằm thường xuyên đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng.

• San sẻ rủi ro, rủi ro là bạn đường trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, loại trừ hoàn toàn rủi ro là không thể thực hiện, nhưng Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế rủi ro, giảm nhẹ thiệt hại khi rủi ro xẩy ra như: kết

hợp Ngân hàng khác để thực hiện đồng tài trợ cho các dự án lớn, xây dựng kế hoạch tín dụng, chú ý đến phân tán địa lý của các dự án, cho vay đa dạng với các thành phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau để tránh những rủi ro do sự thay đổi các điều kiện sản xuất kinh doanh, giá cả, chính sách của chính phủ với ngành nào đó.

Các biện pháp hạn chế các khoản nợ có thể dẫn tới nợ xấu

Ngăn ngừa các khoản nợ xấu của khách hàng là nhiệm vụ đầu tiên của Ngân hàng song trong thực tế các khoản tín dụng mặc dù đã được thực hiện các biện pháp ngăn ngừa vẫn có nguy cơ xảy ra rủi ro nợ xấu. Vì vậy Ngân hàng thực hiện một số biện pháp để hạn chế nợ xấu:

• Chú ý tới các dấu hiệu của các khoản vay có thể dẫn tới nợ xấu

Có 2 khả năng để Ngân hàng thu nợ từ phía khách hàng, thứ nhất là khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả trả nợ NH và khả năng thứ 2 là NH sẽ dùng TSĐB để thu nợ, tuy nhiên từ phía Ngân hàng, họ luôn muốn các khoản cho vay của mình sẽ được khách hàng hoàn trả trực tiếp theo cách một, vì vậy NH luôn quan tâm đến tình hình của khách hàng để xác định sớm các dầu hiệu ban đầu có thể dẫn đến các khoản nợ xấu, những dấu hiệu này là:

+ Các doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp có các biểu hiện trốn tránh, thoái thác khi Ngân hàng tới kiểm tra doanh nghiệp.

+ Số dư tiền bị giảm, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại + Gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán, hàng tồn kho một cách bất thường. + Trở thành chủ nợ của nhiều món nợ, điều này nói lên sự giảm sút về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc có tình trạng vì muốn tăng nhanh doanh số bán hàng mà bán hàng cho các đơn vị có tình hình tài chính không lành mạnh.

+ Có sự thay đổi về ban lãnh đạo của doanh nghiệp như cách chức, từ chức, bỏ trốn, gây thụt ngân quỹ, các tình trạng đình công, bãi công xảy ra,v.v… tất cả các dấu hiệu trên chứng tỏ rằng trong doanh nghiệp đang có vấn đề không thuận lợi và sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro với khoản tín dụng của Ngân hàng.

+ Ngoài ra còn các dấu hiệu rủi ro khác gây ra bởi điều kiện tự nhiên như bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn, v.v…

Có như vậy, chi nhánh sẽ có những giải pháp kịp thời, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và kịp thời loại bỏ những món vay không hợp lý, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro từ đó đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, những khoản tín dụng lành mạnh.

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP ĐT&PTVN chi nhánh Bắc Hải Dương trong những năm qua có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, chi nhánh phải giải quyết tốt vấn đề tăng khối lượng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Mặt khác, phải có những biện pháp sử dụng vốn thích hợp, có hiệu quả cao, tạo cơ cấu đầu tư vốn hợp lý, chất lượng tín dụng phải đảm bảo. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước, NHNN, NH TMCP ĐT&PTVN, doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan.

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành liên quan

Để tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tại chi nhánh nói riêng, giúp Ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Nhà nước:

 Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế - xã hội, tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế dẫn tới rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp và của Ngân hàng đặc biệt trong các chính sách nhằm giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng.

 Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính ở các doanh nghiệp đảm bảo số liệu chính xác, trung thực, và kịp thời. Nhằm giúp các Ngân hàng có được các thông tin tài chính để phân tích tín dụng được chính xác.

 Nhà nước cần có những chính sách phát triển kinh tế đồng đều cho các vùng, ưu tiên vùng sâu vùng xa, nông thôn miền núi,… tránh hiện tượng đầu tư dàn trải không hiệu quả lãng phí ngân sách của Nhà nước.

 Các cơ quan chức năng như tòa án, viện kiểm sát, thanh tra Nhà nước,… có sự quan tâm hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và có tính chất lừa đảo.

3.3.2.Kiến nghị đối với NHNN

 Tăng cường chỉ đạo các NHTM trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, định hướng đầu tư trong từng thời kỳ. Đặc biệt là không ngừng bổ sung, hoàn thiện chế độ, thể lệ cho vay đối với khách hàng.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện sớm các sai sót, xu hướng sai lệch, các vấn đề tồn tại,… để chỉ đạo, ngăn chặn, khắc phục một cách triệt để, đồng thời bằng lợi thế thông tin của mình, NHNN có thể đưa ra các khuyến nghị hữu ích hoặc các mệnh lệnh để yêu cầu NHTM phải tuân thủ.

 Đề xuất với Chính phủ sớm thành lập công ty mua bán nợ, công ty mua bán tài sản đảm bảo nợ vay của NH TMCP ĐT&PTVN giúp Ngân hàng giải tỏa có hiệu quả các khoản nợ quá hạn khê đọng, các tài sản đảm bảo khó phát mại hoặc chưa xử lý được, ngay từ đó lành mạnh hóa chất lượng tín dụng, gỉải phóng nguồn vốn kinh doanh bị ứ đọng.

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời, quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng.

 Hỗ trợ nguồn vốn cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn. Phát triển chiều sâu quan hệ hợp tác với các bạn hàng truyền thống, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và ngoài nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

 Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, như tập huấn về quản trị kinh doanh, Marketing Ngân hàng, kiến thức pháp luật, kỹ năng kỹ thuật

thẩm định các dự án lớn,…Tiếp tục cải tiến chế độ khen thưởng, xử phạt, nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần bổ sung thêm lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho việc hoạt động của chi nhánh Bắc Hải Dương.

 NH nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại đã được kinh nghiệm và thông lệ quốc tế khẳng định. Tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông, hệ thống các chương trình ứng dụng song song với đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra một số sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và quốc tế. Có hệ thống thông tin chất lượng cao, cung cấp kịp thời các thông tin cho NHTM tránh rủi ro do thiếu thông tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đã đề cập tới những định hướng của BIDV Bắc Hải Dương, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị với Nhà nước, NHNN và NH TMCP ĐT&PTVN nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Căn cứ từ những lý luận đã đưa ra ở chương 1, thực trạng trình bày ở chương 2, việc không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng là mục tiêu khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Song với một chiến lược toàn diện cùng sự đồng lòng của tất cả các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, em tin tưởng rằng BIDV Bắc Hải Dương sẽ thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng và mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng BIDV Bắc Hải Dương mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Với tinh thần phấn đấu và nỗ lực cao, khả năng vượt khó, nhạy bén, linh hoạt trước biến động của thịtrường, BIDV Bắc Hải Dương quyết tâm biến thách thức thành cơ hội nhằm hiện thực hóa kế hoạch năm 2012, tạo tiền đề vững chắc để hoàn thành chiến lược phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn mới.

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Bắc Hải Dương, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới. Hoạt động tún dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp, với bản thân Ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Do trình độ và khả năng phân tích còn hạn chế, đặc biệt thiếu kinh ngiệm thực tế nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề của em không tránh khỏi sai sót. Em hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh nói riêng và của toàn ngành nói chung. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Qúy thầy cô và toàn thể bạn bè cũng như những độc giả quan tâm đến vấn đề này để có thể hoàn thiện hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Qúy thầy cô trường Học viện Ngân hàng cùng toàn thể anh chị cán bộ phòng tín dụng, ban nguồn vốn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và đóng góp những ý kiến sâu sắc, thiết thực cho đề tài của em.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng Ngân hàng – Học viện Ngân hàng 2. Giáo trình tài trợ dự án – Học viện Ngân hàng

3. Giáo trình Marketing Ngân hàng – Học viện Ngân hàng

4. Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6. Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NH TMCP ĐT&PTVN chi nhánh Bắc Hải Dương năm 2009; 2010;2011

7. Tạp chí Tài chính, thời báo Ngân hàng các số ra năm 2009, 2010, 2011 8. Các trang web:

www.sbv.gov.vn/ www.vneconomy.vn/ www.bidv.com.vn/

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

GIẤY NHẬN XÉT THỰC TẬP

Sinh viên thực tập: Đặng Thị Thủy Lớp: NHG – CĐ26

Trường: Học viện Ngân hàng

Sau một thời gian thực tập, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên Đặng Thị Thủy như sau: ………... ..………... ………... .. ………... ………... .. ………... ………... .. ………... ………... ..………... ………... ..………... ………., ngày……tháng……năm 2012 Xác nhận của đơn vị thực tập

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w