Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương TP. Hà Nội

107 204 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương TP. Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp chi nhánh Hùng Vương TP. Hà Nội Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại NHNN&PTNT chi nhánh Hùng Vương TP. Hà Nội . VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: Sinh. thời hạn trên 1 đến 5 năm. -Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng trung dài hạn có các loại sau: tín dụng trung dài hạn theo dự án đầu tư, tín dụng thuê mua, tín dụng

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chất lượng của một khoản tín dụng là: Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng (cả người vay lẫn người vay tiền), phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện đặc thù của bản thân ngân hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

  • 1.3.1.1. Môi trường pháp lý:

  • Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống các luật và văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và của tín dụng trung dài hạn nói riêng.

  • Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,pháp luật có vai trò quan trọng, một rào cản pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh tế, bắt buộc các chủ thể phải làm theo.

  • Nhân tố pháp lý ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đó là sự đồn bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để.

  • Quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự pháp triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tins dụng có hiệu quả hơn.

  • Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ đã gây kho khăn chp ngân hàng khi kí kết, thực hiện các hợp đồng tín dụng. Ví dụ như: luật các tổ chức tín dụng quy định bắt buộc khi cho vay phải có tài sản thế chấp nhưng thực tế đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước,nên khi cho vay chủ yếu bằng tín chấp. Nếu phát mại tài sản thế chấp thì cũng cho là bỏ từ khoản nọ sang khoản kia của Nhà nước mà thôi. Rõ ràng các quy định về tài sản thế chấp đã ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

  • Sự thay đổi các chủ trương chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhất là về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột đã gây xáo trộn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

  • Quản lý Nhà nước đối với cá nhân doanh nghiệp nhiều khi chưa chặt chẽ, Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng nhiệm vụ vượt quá trình độ quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ làm giảm sút chất lượng tín dụng.

  • 1.3.1.2. Môi trường kinh tế:

  • Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Ngân hàng là một chủ thể trung gian trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM có thể coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, xuất hiện nhiều nhu cầu mở rộng sản xuất, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, khả năng hấp thụ vốn lớn, nguồn vốn huy động được sử dụng không hiệu quả có nghĩa là chất lượng tín dụng giảm. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, các NHTM phải quan tâm đến nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước, của cộng đồng, của những ngành mà ngân hàng đã và sẽ đẩu tư. Những thông tin này đối với ngân hàng là rất quan trọng vì dựa vào đó ngân hàng quyết định chính sách cho vay của mình như: đầu tư vào các ngành nào, quy mô đầu tư là bao nhiêu, trên cơ sở đó xác định khả năng rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý, phù hợp với chính sách tín dụng trong kỳ.

  • Những biến động về lãi suất, tỷ giá trên thị truờng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính khác nhau đã chỉ ra rằng sự mất giá của đồng nội tệ là ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

  • 1.3.3.1. Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư:

  • 1.3.3.2. Công tác tổ chức ngân hàng:

  • Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã quy định cả về huy động vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng. Đây là cơ sở tiến hành nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh khác nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng cũng như thiết lập quan hệ với các cơ quan tài chính, pháp luật. Thiết lập mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề.

  • 1.3.3.3. Đội ngũ cán bộ tín dụng

  • 1.3.3.4. Thông tin tín dụng:

  • Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Hiện nay pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê kịp thời. Do số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thưc hiện chế độ kiểm toán do vậy không phản ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay thậm chí họ còn cố tình đưa số liệu sai lệch. Những món vay trên thiếu cơ sở, thiếu thông tin sẽ gặp rủi ro. Thông tin tín dụng có thể thu nhập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp... Tương lai với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

  • 1.3.3.5. Các yếu tố khác:

  • Tình hình huy động vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn. Vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng càng có khả năng cho vay những dự án có quy mô lớn, mở rộng hoạt động thẩm định. Nếu ngân hàng sử dụng những nguồn vốn huy động ngắn hơn kỳ hạn mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng mà không dự kiến được nguồn vốn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra. Tương tự như vậy, nếu ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất cố định trong khi lãi suất huy động thường xuyên thay đổi thì tiền thu được từ cho vay có khi không đủ trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan