CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 32 - 34)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 8/6/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/7/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Maritime Bank được biết đến là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam ngay sau khi “Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính” có hiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm. Đến tháng 07/2003, thời hạn hoạt động của Maritime Bank đã được tăng lên 99 năm, căn cứ theo Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 07/07/2003.

Trong giai đoạn 2000 - 2002, Maritime Bank gặp khó khăn và kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm. Năm 1999 Maritime Bank có lợi nhuận thuần sau thuế đạt 3,98 tỷ đồng, sang năm 2000, ngân hàng không có lợi nhuận và bị đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trong giai đoạn từ 2002 – 2004, Maritime Bank đã điều chỉnh hoạt động để khắc phục tình trạng khó khăn. Từ năm 2002, hoạt động kinh doanh của Maritime Bank đã đạt được những thành tích nhất định, chênh lệch thu chi trước dự phòng ổn định dần, năm 2002 đạt 19,95 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với năm 2001) và năm 2003 đạt 32,06 tỷ đồng (tăng 160% so với năm 2002). Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tương đối ổn định, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao, giải quyết một phần lớn nợ quá hạn và những tồn đọng lớn trong hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định. Từ ngày 1/11/2003, Maritime Bank đã ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt và phát triển mạnh từ năm 2005 cho tới nay.

Maritime Bank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt Công văn số 6882/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Maritime Bank thông qua ngày 29/3/2010 và Nghị quyết số 21F/2010/NQ- HĐQT ngày 11/06/2010. Ngoài các cổ đông cũ, các cổ đông mới của Ngân hàng hầu hết là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực: Đại lý vận tải tàu

biển, kinh doanh du lịch, sản xuất công nghiệp… Tổng tài sản năm 2010 đạt 116.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của Maritime Bank được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 130 điểm vào giữa năm 2010.Hiện tại Maritime Bank đã phát triển chi nhánh ở 22 tỉnh thành.

Các lĩnh vực kinh doanh của Maritime Bank gồm hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng với nội dung thường xuyên là thực hiện nghiệp vụ Nợ, nghiệp vụ Có và các dịch vụ ngân hàng được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của Maritime Bank.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… với sự tư vấn từ tập đoàn tư vấn quản trị McKinsey & Company từ năm 2009, Maritime Bank đang có mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại. Maritime Bank hiện tại cũng là ngân hàng có khả năng quản trị rủi ro tốt tại Việt Nam hiện nay.

Mục tiêu của Maritime Bank là xây dựng thành một ngân hàng TMCP lớn, có uy tín, công nghệ hiện đại, phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có lợi nhuận cao. Maritime Bank đang đẩy nhanh việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo chiến lược Khách hàng là trung tâm và tôn chỉ mục đích mà ngân hàng cam kết thực hiện là “Tạo lập giá trị bền vững”.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank

Bảng 2.1: Những chỉ tiêu cơ bản hoạt động kinh doanh của Maritime Bank

Đơn vị: tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng tài sản 32.626 63.882 115.336

2 Nguồn vốn huy động 29.871 59.283 104.921

3 Dư nợ tín dụng 11.210 23.872 32.175

4 Nợ xấu (nhóm 3 – 4 – 5) 1,49% 0,62% 1,85%

5 Lợi nhuận trước thuế (đã trích lập dự phòng)

437 1.005,3 1.518,2

6 Tỷ lệ chia cổ tức cổ phần 12,50% 26,87% 19,70%

7 ROA 1,26% 1,80% 1,00%

8 ROE 21,11% 37,10% 33,06%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 – 2010 của Maritime Bank

với trung bình ngành. Năm 2008 Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 437 tỷ đồng, sang năm 2009 đã có mức tăng trưởng mạnh lên đến 130,05% (đạt mức 1005,3 tỷ đồng) và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2010. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay ổn định, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn được điều hành tốt hơn giai đoạn trước đó và những tồn đọng lớn trong hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp và đạt được những kết quả khả quan.

Tháng 7/2010, Maritime Bank đã tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng (từ mức 3.000 tỷ đồng trước đó), mạng lưới kinh doanh được mở rộng, nguồn vốn huy động thị trường I tăng 44,08% so với năm 2009 và dư nợ tín dụng tăng 34,78%, chất lượng tín dụng được đảm bảo, các khoản nợ xấu được duy trì an toàn ở mức 1,49% - 0,62% - 1,85%, các tỷ lệ an toàn vốn và khả năng chi trả được duy trì tốt theo quy định của NHNN. Lợi nhuận trước thuế đã trích lập dự phòng năm 2010 của Maritime Bank đạt 1.518,2 tỷ đồng (tăng 51,02% so với năm 2009). Có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank trong thời gian qua theo một số chỉ tiêu chủ yếu mà ngân hàng thực hiện được như thể hiện trong Bảng… như sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank 2008 – 2010

Đơn vị: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 32 - 34)