- Xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau của ngân hàng
- Thu nhập và lưu trữ các thông tin phục vụ công tác xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để định kỳ xem xét đánh giá lại tính chính xác và hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng.
- Xậy dựng và triển khai các mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại khác như như mô hình tính toán LGD, EAD, Pricing Models/Facilities Profitability ( mô hình tính giá cho khách hàng)
2.4 Quy trình xếp hạng tín dụng trên phần mềm T24
Quy trình
Trách nhiệm Tiến trình thực hiện
Chuyên viên khách hàng Chuyên viên khách hàng Trưởng/phó phòng giao dịch Trưởng/phó phòng kinh doanh N N Thu thập thông tin
Thu thập thông tin
Xếp hạng khách hàng
Kiểm soát phê duyệt trên T42 Kiểm soát phê duyệt trên T42
Y
Trưởng/phó phòng giao dịch
Trưởng/phó phòng kinh doanh
Ban Giám đốc Chi nhánh
Ban Kiểm soát & HTKD
Hình 2: Quy trình xếp hạng tín dụng trên phần mềm T24 Lưu hồ sơ Phê duyệt Phê duyệt Y Y
2.4.1 Các chỉ tiêu định tính
Thông tin về cơ cấu ban đầu lao động và sở hữu của doanh nghiệp
1. Có công ty nào khác sở hữu cổ phần của công ty không? A. Không
B. Có
2. Có bao nhiểu lần thay đổi về công ty/ cá nhân có số tiền (số cổ phiếu) đầu tư lớn nhất vào công ty này trong vòng 3 năm qua.
3. Trong những thành viên chủ chốt sau, thành viên nào đã rời công ty trong vòng 12 tháng trở lại đây? ( có thể đánh dấu nhiều hơn 1 lựa chọn )
A. Tổng giám đốc / giám đốc
B. Giám đốc kinh doanh / Trưởng phòng kinh doanh
C. Giám đốc kỹ thuật ( người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ và chất lượng sản phẩm công ty
D. Giám đốc tài chính / Kế toán trưởng người đứng đầu bộ phận kế toán) E. Không có ai cả
Thông tin về người điều hành chính của doanh nghiệp
4. Chủ doanh nghiệp có người thân (vợ, con, cha, mẹ và anh em ruột thịt ) nắm giữ cổ phiếu và tham gia vào điều hành không?
A. Có B. Không
Hoạt động và nghiệp vụ kế toán /tài chính của doanh nghiệp
5. Các bằng cấp kế toán tài chính đã đạt được của kế toán trưởng / giám đốc tài chính ( người đứng đầu kế toán/ tài chính của công ty )
A. Kế toán thuê ngoài là cá nhân
B. Chứng chỉ kế toán/ tài chính quốc tế : ACA, ACCA. CPA, CFA C. Đại học hoặc trên đại học
D. Cao đẳng
F. Không có bằng kế toán / tài chính
G. Kế toán thuê ngoài là công ty cung cấp dịch vụ kế toán
6. Kế toán trưởng/ giám đốc tài chính ( người đứng đầu bộ phận kế toán/ tài chính của công ty) đã làm ở vị trí tại của công ty bao lâu:
A. ……năm
B. Kế toán được thuê ngoài
7. Công ty có sử dụng phần mềm kế toán không? A. Có
B. Không
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
8. Công ty có hệ thống quy định, quy định hướng dẫn thể hiện bằng văn bản cho những hoạt động của công ty không?
A. Có B. Không
9. Qua việc đến thăm nhà xưởng hoặc văn phòng cơ quan của khách hang, anh chị nhận thấy kho hàng và vật liệu được quản lý thế nào?
A. Ngăn nắp, hợp lý, đúng tiêu chuẩn và được quản lý chặt chẽ với những nguyên tắc được định nghĩa rõ ràng bằng văn bản.
B. Không có quy tắc quản lý rõ ràng bằng văn bản nhưng hàng hóa vật liệu được sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp hợp lý và đúng tiêu chuẩn.
C. Hầu hết vật liệu chưa được sắp xếp gọn gang.
D. Không áp dụng, nghành nghề kinh doanh của công ty không cần đến và không sử dụng kho hàng.
2. Qua việc đến thăm nhà xưởng hoặc văn phòng cơ quan của khách hàng, anh/chị nhận thấy việc tổ chức của văn phòng/nhà xưởng ra sao?
A. Bố trí sản xuất và vận hành phù hợp với các quy định văn bản của công ty.
B. Bố trí sản xuất và vận hành một cách có tổ chức mặc dù không có quy định bằng văn bản.
C. Có văn bản nhưng việc bố trí văn phòng/nhà xưởng chưa phù hợp với quy định của văn bản.
D. Không có văn bản quy định, và văn phòng/nhà xưởng chưa được bố trí gọn gàng. E.
3. Nhà máy của công ty được đặt ở đâu?
A. Khu công nghiệp/cụm khu công nghiệp/khu chế xuất. B. Thành phố hoặc thị xã.
C. Nông thôn hoặc miền núi.
D. Không áp dụng, công ty không có nhà máy.
4. Mức độ tập trung của tài khoản thu của công ty:
A. Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm dưới 25% khoản phải thu của công ty.
B. Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm từ 25% đến 50% khoản phải thu của công ty. C. Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm từ 50% đến 70% tổng phải thu của công ty. D. Ba khoản phải thu lớn nhất chiếm trên 70% tổng phải thu của công ty.
5. Tỷ trọng hàng xuất khẩu/Tổng doanh thu của công ty: …..%
6. Tỷ trọng hàng nhập khẩu/Tổng doanh thu cua công ty: …..% Quan hệ với tổ chức tín dụng
7. Tổng dư nợ của công ty với tất cả các tổ chức tín dụng đang có quan hệ tín dụng với công ty là bao nhiêu? …. Triệu VNĐ.
2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng
Cần xác định doanh nghiệp được phân vào các ngành chính - Công nghiệp
- Dịch vụ
- Hàng hóa tiêu dung - Vật liệu cơ bản - Bất động sản - Dầu khí
- Y tế
Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu STT A. Khả năng thanh khoản
1 Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
B. Khả năng vay trả 3 Tỷ số nợ/TTS
4 Tỷ số vốn chủ sở hữu/TTS 5 Tỷ số nợ/ vốn CSH
6 Tỷ số Lợi nhuận gộp/Nợ phải trả C. Khả năng sinh lời
7 Tỷ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
8 ROE
9 ROA
D. Năng lực hoạt động 10 Tỷ số doanh thu/tổng tài sản 11 Số ngày phải thu
12 Vòng quay hàng tồn kho 13 Tổng TS (triệu VND)
A. Khả năng thanh khoản
Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính
+ Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức: 1<Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<4.
+ Khi tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<1: doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản cố định.
+ Tỷ số này là 2 thường là tốt nhất, tuy nhiên một số doanh nghiệp có tỷ số luân chuyển tài sản lưu động >1, nhưng vẫn có thể hoạt động rất hiệu quả.
Ý nghĩa:
+ Khi tỷ số này giảm thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng giảm và mức độ rủi ro cạn kiệt tài chính càng gia tăng.
Tuy nhiên, khi giá trị tỷ số này có quá cao, tức doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động; hay doanh nghiệp quản lý tài sản lưu động còn chưa hiệu quả, vì có quá nhiều tiền mặt tồn đọng hay có nhiều nợ v.v....
+ Trong nhiều trường hợp tỷ số này chưa chắc đã phản ánh được chính xác khả năng thanh khoản, do có thể hàng hóa tồn kho là những mặt hàng khó bán nên rất khó bán chúng để thu tiền về trả nợ.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp và được tính dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.
Công thức tính:
Tỷ số thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng hóa tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Khoảng giá trị phù hợp:
- Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức: 1<Tỷ số thanh toán nhanh<2.
- Tỷ số này có giá trị càng cao thì mức độ rủi ro cạn kiệt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, nhưng hiệu quả quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng càng thấp.
- Hệ số thanh toán nhanh >1 thì phù hợp.
Ý nghĩa:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán vì nó không tính hàng tồn kho do đây không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
B. Khả năng vay trả
Tỷ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản Trong đó:
+ Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
+ Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.
Khoảng giá trị phù hợp:
Thông thường, khoảng giá trị của tỷ lệ cơ cấu nợ chấp nhận được là 20% - 50%.
Ý nghĩa:
+ Tỷ số này có giá trị càng cao thì phán ánh mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng cao hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp càng thiếu lành mạnh. Do đó, khi có cơ hội đầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ khó có thể vay vốn được từ bên ngoài.
+ Trên phương diện người cho vay: tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro không thu hồi được nợ càng cao. Trên phương diện cơ quan quản lý nhà nước thì khi tỷ số này cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về mặt kinh tế xã hội.
+ Mặt khác, với doanh nghiệp đi vay, tỷ số này càng cao thì càng chứng tỏ thành tích vay mượn của doanh nghiệp và nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp càng có lợi do tác dụng đòn bẩy nợ vay và ngược lại.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị mối quan hệ giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần
Trong đó, nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động.
+ Nếu hệ số này > 1: tài sản được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ. + Nếu hệ số này < 1 : tài sản được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu.
Về nguyên tắc khi hệ số này càng nhỏ thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Và ngược lại khi tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp có thể đang gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.
Thực ra, việc sử dụng nợ không hẳn là xấu, vì việc sử dụng lợi nhuận thu được để trả nợ được coi là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo cân bằng ở một tỷ lệ hợp lý nhất định.
C. Khả năng sinh lời
Tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần Trong đó:
Lợi nhuận ròng là khoản lãi sau khi đã trừ các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Ý nghĩa:
+ Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả tăng giảm giá thành sản phẩm hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Nếu tỷ số này càng cao cùng với doanh thu càng lớn thì doanh nghiệp có tiềm năng lợi nhuận cao cũng càng lớn.
Tỷ số lợi nhuận/Vốn cổ phần thường (ROE):
Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó cho thấy khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lãi dựa trên một đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp đó
Công thức tính:
ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần thường
Ý nghĩa:
Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với các chủ sở hữu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, vì nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty.
Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (k):
+ Nếu ROE > k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư
+ Nếu ROE < k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả thấp và không tạo ra sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức:
ROA = Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản
Ý nghĩa
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Khi sử dụng ROA để so sánh giữa các công ty thì nên so sánh ROA qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 4 triệu USD, khi đó ROA là 25%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu ROA bé hơn chi phí lãi vay tức một công ty đó không kiếm được nhiều hơn số tiền bỏ ra cho các hoạt động đầu tư, đó là một dấu hiệu xấu. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
D. Năng lực hoạt động
Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản:
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh