Với giả thiết ban đầu lựa chọn các biến: xuất nhập khẩu ròng, đầu tư nước ngoài, đầu tư ngân sách, cpi Mỹ, cpi Việt Nam, giá vàng, giá dầu là những biến có ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá. Sau khi lọc các biến có mối tương quan với nhau ta chọn được 4 biến cho mô hình VAR. Tiến hành ước lượng ta thu được các hệ số phù hợp. Tuy nhiên theo mức ý nghĩa thống kê cho trước thì không phải hệ số nào cũng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 12: Bảng thống kê các hệ số của các biến
Biến giải thích D(EX_S) D(GOLD) D(IB) D(NEX) EX_S(-1) GOLD(-1) -15.1819 -15.1819 -15.1819 -15.1819 IB(-1) -2.74792 -2.74792 -2.74792 -2.74792 NEX(-1) -7.27075 -7.27075 -7.27075 -7.27075 CointEq1 2.03535 3.48183 1.6517 2.83091 D(EX_S(-1)) 4.92977 -0.77804 -0.62975 0.38334 D(EX_S(-2)) -2.23372 -0.69719 0.36829 -0.87459 D(GOLD(-1)) 1.31221 -1.4224 2.51151 1.52641 D(GOLD(-2)) 0.6471 -0.67608 -0.21975 0.8951 D(IB(-1)) 0.56676 1.71627 -1.64634 1.8651
D(IB(-2)) 1.13584 -0.42865 -0.59689 1.86417 D(NEX(-1)) -2.63679 0.97885 0.76165 0.84803 D(NEX(-2)) 1.32328 1.58641 0.22328 1.22835 C 2.21626 2.37041 0.23106 0.55586 Các hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 10% là các hệ số có |τqs | |>τ0.1| (τ0.1= -1.28).
Như vậy đối với mô hình biến phụ thuộc D(EX_S) ta có phương trình ước lượng như sau:
D(EX_S) = [0.0284*( EX_S(-1) - 4.4646*GOLD(-1) - 57.3062*IB(-1) - 0.1715*NEX(-1) - 13282.2944 )] + [1.1155*D(EX_S(-1)) + 0.0958*D(GOLD(-1)) - 0.0095*D(NEX(-1))]+[ - 0.5063*D(EX_S(-2)) + 0.0046*D(NEX(-2))] + 45.3548
Trong phương trình trên ta bỏ biến D(GOLD(-2)), D(IB(-1)), D(IB(-2)) vì hệ số của các biến này không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
3.2.5. Dự báo
Dùng kết quả ước lượng mô hình để dự báo D(EX_S), sau đó dự báo ra được EX ta có bảng kết quả:
Bảng 13: Dự báo tỷ giá 3 tháng đầu năm 2012
Date Dự báo D(EX_S) Dự báoEX EX thực Sai số Jan-12 -169.951 21266.98 21931.39 -3.0295% Feb-12 658.8692 22590.26 22439.57 0.6715% Mar-12 -413.7056 21853.28 21936.8 0.1778%
Ta thấy dùng mô hình trên để dự báo tỷ giá 3 tháng đầu năm 2012 có độ tin cậy khá cao, sai số cao nhất chỉ khoảng 3%. Tỷ giá tháng 1 có xu hướng giảm nhẹ, nhưng sang tháng 2 thì tăng vọt lên và đến tháng 3 thì giảm về mức giá gần ngang bằng so với tháng 1. Ở tháng 1, sai số dự báo khá cao, nhưng sang tháng 2 và tháng 3 thì sai số ở mức khá thấp ( chưa đến 1%).
Dự báo tỷ giá trong thời gian tới
Kịch bản tốt là khi tình hình thế giới khả quan, kinh tế châu Âu không quá bi quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến đạt từ 6 – 6,3%, lạm phát còn 8 – 10%, nợ công dự kiến từ 58,2 – 58,8% GDP. Kịch bản này theo ủy ban giám sát tài chính quốc gia là khó đạt được. Nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế quốc doanh từ 35,2% lên 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và giảm tỷ lệ đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như nêu trên là một thách thức rất lớn vì: để tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế quốc doanh từ 35,2% lên 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25% cao hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15 – 17% để kiểm soát lạm phát từ 8 -10%.
Trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của khi vực kinh tế nhà nước như tính toán.
Như vây, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phát công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế thì khả năng tăng trưởng GDP như vậy là khó đạt được.
Kịch bản trung bình được kỳ vọng nhiều nhất. Do tác động của nền kinh tế thế giới( sản lượng giảm khoảng 1 điểm phần trăm, thương mại giảm khoảng 3 – 4 điểm phần trăm so với năm 2011), tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 dự báo đạt tương ứng 8 – 9%, và tỷ lệ nhập siêu theo dự báo từ 7 -8%. Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo chiếm từ 22 – 22.5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Với tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng thương mại như trên, với cơ cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36.5 – 37% và khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 40.5 – 41% tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 5.6 – 5.9%. Theo ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất, mức tăng trưởng này cũng tương đối sát với mứa sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt Nam.
Còn đối với kịch bản xấu, trong trường hợp kinh tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2.4%, thương mại thế giới tăng ở mức dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10%. Điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5 -6% so với năm 2011.
Về nhập khẩu, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5 – 6%, theo đó tỷ lệ nhập siêu vào khoảng 9 -10%. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước tính khoảng 10 tỷ USD ( tương đươgn 21% tổng đầu tư toàn xã hội). Lạm phát dự báo sẽ còn 8 -9% và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5.2 – 5.5%.
Trường hợp kinh tế thế giới diễn biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái (tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức 2,4%) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012 mà cả trong những năm tiếp theo. (theo vef.vn)
Đối với giá vàng, theo nhận định của ngân hàng UBS, nguy cơ giá vàng rơi xuống mức 1600 USD/ounce đang đến gần và trong vòng 1 tháng tới giá sẽ ở mức 1550 USD/ounce. Theo ngân hàng này, vàng đã trượt giá kể từ khi biên bản cuộc họp tháng ba của Fed được công bố hôm 3/4 khiến kỳ vọng về gói nới lỏng định lượng biến mất. Đồng thời mọi người cho rằng Fed có thể sẽ thay đổi ý định trước đó về việc giữ lãi suất ở mức thấp cho đến cuối năm 2014.
Trước đó, vàng đã bị bán tháo sau khi chủ tịch Fed Ben Bernanke đưa ra những nhận định không mấy khả quan hôm 29/2. Giá sau đó dù tăng trở lại khi ông Bernanke có những ý kiến tích cực hơn nhưng biên bản cuộc họp tháng Ba đã đặt ra một giai đoạn mới đầy thử thách đối với vàng. (theo cafef.vn)
Bảng 14: Dự báo GOLD, IB, NEX theo kịch bản trung bình
date GOLD IB NEX D(GOLD) D(IB) D(NEX) Apr-12 1600 14.3 -400 23.76 -0.11 -250 May-12 1550 15.52 -750 -30 1.22 -350
Thực hiện hồi quy lại mô hình từ 2008:1 đến 2012:3 ta được phương trình hồi quy với biến D(EX):
D(EX_S) = [0.02844 * ( EX_S(-1) - 4.4646 * GOLD(-1) - 57.3063 * IB(-1) - 0.1715 * NEX(-1) - 13282.29373 )] + [1.1155 * D(EX_S(-1)) + 0.0958 * D(GOLD(-1))]+[- 0.5063 * D(EX_S(-2)) - 0.0095 * D(NEX(-1)) + 0.00466 * D(NEX(-2))] + 45.3556
Bảng 15: dự báo tỷ giá quý 2 năm 2012
Date D(EX) dự báo EX dự báo
Apr-12 -669.048 21267.75
May-12 -421.493 20845.81
Jun-12 -160.351 20685.46
Như vậy, với những số liệu giả định về các biến GOLD, IB, NEX thì tỷ giá các tháng trong quý 2 năm 2012 có xu hướng giảm xuống.