1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

86 950 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Chuyên đề không những xếp hạng được 80Doanh nghiệp hiện có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn xác định được khảnăng vỡ nợ của các doanh nghiệp đó.. - Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro có liê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA TOÁN KINH TẾ



¬CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Trang 2

TÓM TẮT

Chuyên đề tập trung phân tích 3 vấn đề chính:

Thứ nhất, chuyên đề trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng; trong đó, chủyếu tập trung nghiên cứu những hậu quả, cũng như những chỉ tiêu đánh giá, phântích rủi ro tín dụng

Thứ hai, chuyên đề trình bày và phân tích thực trạng quy trình xếp hạng tíndụng hiện đang sử dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Từ đó,nêu những ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế của mô hình chấm điểm mà ngânhàng đang sử dụng Nhược điểm lớn nhất của mô hình xếp hạng này là không xácđịnh được khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp vay vốn Trong khi đó, mô hìnhLogistic mà đề tài đề cập đến lại khắc phục được hạn chế này

Thứ ba, việc áp dụng mô hình Logistic trong việc xếp hạng khách hàngdoanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn là nội dung chính

mà chuyên đề tập trung nghiên cứu Chuyên đề không những xếp hạng được 80Doanh nghiệp hiện có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn xác định được khảnăng vỡ nợ của các doanh nghiệp đó Đặc biệt, điểm mới mà chuyên đề muốn đềcập là: quy trình xếp hạng theo mô hình Logistic và sự tham gia của chỉ tiêu phi tàichính trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp giúp kết quả xếp hạng được chínhxác hơn

Trên cơ sở phân tích đó, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị cơ bản nhằmhoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 3

1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 4

1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng 4

1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 5

1.4.1 Nguyên nhân khách quan 5

1.4.2 Nguyên nhân chủ quan 6

1.5 Các chỉ tiêu phản ảnh rủi ro tín dụng 7

1.5.1.Nợ quá hạn 8

1.5.2 Nợ khó đòi 8

1.5.3 Nợ có vấn đề 8

1.5.4 Các tiêu chí đánh giá khác 9

1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng 10

1.6.1 Đối với ngân hàng 10

1.6.2 Đối với nền kinh tế 11

1.7 Quản lý rủi ro tín dụng 11

1.7.1 Sự cần thiết 11

1.7.2 Đo lường rủi ro tín dụng 12

2 SƠ LƯỢC VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 12

2.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng 12

2.2 Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng 12

2.3 Nguyên tắc xếp hạng 13

2.4 Xếp hạng tín dụng trên thế giới 13

2.5 Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam 15

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN 18

1 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NH AGRIBANK 18

1.1 Mục đích của việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng 18

1.2 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng 18

1.3 Đối tượng – Phạm vi áp dụng 19

1.4 Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Agribank 20

1.4.1 Hạng doanh nghiệp 20

1.4.2 Quy trình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp 23

2 ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NH AGRIBANK 27

2.1 Những kết quả đạt được 28

2.2 Những hạn chế cần khắc phục 29

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NNo&PTNT 30

1 MÔ HÌNH LOGISTIC 30

1.1 Mô hình Logistic - Phương pháp Goldberger 30

1.2 Mô hình Logistic - Phương pháp Berkson 32

2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 33

2.1 Quy trình xếp hạng 33

2.2 Xếp hạng theo các chỉ tiêu tài chính 34

2.2.1 Thu thập số liệu 34

2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu 35

2.2.3 Mô hình Logit và kết quả ước lượng trong XHTD ngân hàng NNo & PTNT 36

2.2.4 Phân loại khách hàng 46

Trang 5

2.1.5 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 48

2.2 Phương pháp xếp hạng theo chỉ tiêu phi tài chính 51

2.3 Ưu, nhược điểm của mô hình 54

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 56

PHỤ LỤC 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RRTD Rủi ro tín dụngBCTC Báo cáo tài chínhTCTD Tổ chức tín dụng

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1: Bảng xếp hạng tín dụng theo S&P và Moody’s 15

Bảng 1.2: Bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam 17

Bảng 2.1: Bảng hạng tín dụng tại NH NNo & PTNT 20

Bảng 2.2: Bảng phân loại quy mô doanh nghiệp 24

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp điểm các chỉ tiêu phi tài chính 26

Bảng 2.4: Bảng trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính 26

Bảng 2.5: Bảng điểm xếp hạng khách hàng 26

Bảng 3.1: Chỉ tiêu tài chính 36

Bảng 3.2: Bảng bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu 38

Bảng 3.3: Bảng ma trận các thành phần chính trước phép quay 40

Bảng 3.4: Bảng ma trận các thành phần chính sau phép quay 40

Bảng 3.5: Bảng tổ hợp các biến 40

Bảng 3.6: Bảng hồi quy biến Y theo các biến độc lập 41

Bảng 3.7: Bảng kiểm định loại bỏ biến 42

Bảng 3.8: Bảng hồi quy biến Y theo các yếu tố ảnh hưởng sau khi loại bớt biến 42

Bảng 3.9: Bảng xác suất vỡ nợ của 80 doanh nghiệp 43

Bảng 3.10: Bảng xếp hạng tín dụng của 80 doanh nghiệp 44

Hình 3.11: Biểu đồ phân loại khách hàng theo hạng 46

Hình 3.12: Biểu đồ phân loại khách hàng theo quy mô 47

Bảng 3.13: Biểu đồ phân loại khách hàng theo ngành nghề kinh tế 48

Bảng 3.14: Bảng xếp hạng tín dụng của 75 doanh nghiệp 49

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam những năm qua pháttriển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam Tuy nhiên,thực tế cũng chứng minh nền kinh tế vẫn bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đếnkhủng hoảng nếu hệ thống ngân hàng hoạt động thiếu kiểm soát và không đánhgiá đúng, đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn Trường hợp điển hình là Thái Lan và g ầnđây là Mỹ

Tỷ trọng thu nhập và rủi ro từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mạiViệt Nam chiếm trên 70% trong tổng hoạt động của ngân hàng Đặc biệt trong thời

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng giatăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức vàphạm vi tác động Do đó, để bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế thành công, ngân hàng thương mại phải có phương phápquản trị tốt rủi ro tín dụng ngân hàng

Hiện nay, để quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang sử dụng hệ thống chấm điểmtín dụng Phương pháp này có những ưu điểm của nó, tuy nhiên còn tồn tại nhiềuđiểm mặt hạn chế Nếu chỉ dựa vào điểm để xếp hạng cho những doanh nghiệp đivay thì không đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp đi vay Mộtchỉ tiêu có thể có điểm thấp hơn mức cho phép nhưng lại được bù đắp bằng điểmcủa những chỉ tiêu khác Hơn nữa, hệ thống chấm điểm không chỉ ra được xác suất

vỡ nợ của các doanh nghiệp Đây chính là những hạn chế lớn nhất của hệ thốngchấm điểm tín dụng hiện nay

Từ những yêu cầu thực tiễn trên, việc xây dựng một mô hình đánh giá rủi rotín dụng hoàn thiện hơn là vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển củangân hàng thương mại Vì thế trong quá trình nghiên cứu, em đã quyết định lựa

chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Mục đích nghiên cứu chuyên đề

- Đề tài tìm hiểu về những mô hình định lượng đánh giá rủi ro tín dụng nhằmmang lại cho người làm công tác tín dụng, cho ngân hàng những lợi ích thiết thựctrong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trang 9

- Việc nghiên cứu này giúp chúng ta nhận thấy tính khách quan trong việc raquyết định tín dụng, hạn chế yếu tố chủ quan trong việc xét duyệt cho vay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng mô hình định lượng đánh giá rủi ro tín dụng

- Phân tích tính ứng dụng của mô hình trong điều kiện ngân hàng thương mại

ở Việt Nam

- Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi

ro ở Ngân hàng thương mại

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: 80 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàngNNo & PTNT năm 2011

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của 80 doanhnghiệp vay vốn tại NH NNo & PTNT trong năm 2011

+ Phân tích từ mô hình Logistic và các phần mềm có liên quan để ước lượng

và dự báo khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu

- Sử dụng các mô hình kinh tế lượng và phần mềm SPSS, Eview

- Kết hợp các phương pháp so sánh, đối chứng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

Kết cấu chuyên đề

Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:Chương I: Tổng quan về rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng doanh nghiệptrong ngân hàng thương mại

Chương II: Thực hạng xếp hạng tín dụng tại ngân hàng NNo & PTNT VN.Chương III: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanhnghiệp của ngân hàng NNo & PTNT VN

Trong quá trình học tập, kết hợp với thời gian thực tập tại NH NNo & PTNT,được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị tại nơi thựctập, em đã hoàn thành chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Chung Thủy đã giúp đỡ, hướngdẫn nhiệt tình, giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị tại NN NNo & PTNT chi nhánhTây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại đây

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH

NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Tín dụng ngân hành là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định, với một khoản chi phí nhất địnhtheo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là thực hiệnđược giá trị hàng hóa trên thị trường, việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng làviệc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanhmang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiềurủi ro rất lớn Sở dĩ như vậy vì dư nợ tín dụng thường chiếm một phân lớn tổng tàisản và tạo ra một phần không nhỏ nguồn thu ngân hàng Các thống kê và nghiêncứu cho thấy, thu nhập tín dụng chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập của ngân hàng trongkhi đấy rủi ro tín dụng chiếm khoảng 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt

động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kêt”.

Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ trong

đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khảnăng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi đáo hạn Nó diễn ra trong quá trình chovay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảolãnh, thanh toán của ngân hàng

Một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổnthất, một ngân hàng dù tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi rotín dụng cao nếu danh mục đầu tư tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàngtiềm ẩn rủi ro Do một số nguyên nhân khách quan mà ngân hàng không dự đoántrước được tình hình xảy ra và ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả của khách hàng.Hoặc đôi khi vì nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng có sai sót nênquyết định cho vay sai Rủi ro tín dụng là một tất yếu và các ngân hàng không thể

Trang 11

loại nó ra khỏi hoạt động tín dụng của mình Vì vậy, quản lý tín dụng nhằm hạn chế

và đề phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay đang là một nhucầu bức thiết

1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD được chia thành các loại sau :+ Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi

ro nghiệp vụ:

- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảmbảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro có liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đốivới một số khách hành, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng mộtngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng mộtnhóm nhóm ngành

1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng

Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểmcủa rủi ro tín dụng là vô cùng cần thiết Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bảnnhư sau:

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàngchuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng; rủi ro tín dụng xảy ra khi kháchhàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn Nói cách khác,

Trang 12

những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếugây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở

sự đa dạng và phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền vớihoạt động tín dụng của ngân hàng Tình trạng thông tin bất đối xứng đã làm chongân hàng không thế nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy

đủ Đó là nguyên nhân chính khiến cho bất cứ khoản vay nào cũng luôn tiềm ẩnnguy cơ rủi ro đối với ngân hàng Vì vậy, kinh doanh ngân hàng thực chất là kinhdoanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt lợi nhuận tương ứng

1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thế bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, nhưng nhìn chung

có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng: nguyên nhân khách quan, nguyênnhân chủ quan

1.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự thay đổi chính sách của chính phủ:

Trong một nền kinh tế, chính phủ đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng

là đơn vị thực hiện các chính sách đó Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợicho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãisuất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngânhàng Khi lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việccho vay Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng phảiđược đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận ngân hàng Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa vớiviệc khả năng khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng thấp hơn và rủi ro tín dụngcao lên

- Sự thay đổi khó lường trước của môi trường kinh tế xã hội:

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội luôn vận động, và tất nhiên, có tác độngđến hoạt động tín dụng của ngân hàng Khi những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra,hoặc tình hình chính trị bất ổn, mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụngđều bị xáo trộn Tình hình này làm cho các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăntrong hoạt động kinh doanh, và khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể.Khi đó, rủi ro tín dụng là rất cao

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở, có sự trao đổi, mua bán, giao lưu vàhọc hỏi với các nước trên thế giới Chính vì vậy mà sự biến động của thị trường thế

Trang 13

giới có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt, những sự biến độngxấu của kinh tế thế giới cũng có thế gây khó khăn với các doanh nghiệp trong nước

mà sâu sắc nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Môi trường tự nhiên thay đổi:

Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm của nó Những ngành nghề nàyvốn rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… Đây lànhững yếu tố bất khả kháng, khó có thể lường trước được Điều đó gây ảnh hưởngnặng nề đến khả năng sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp Đồng nghĩa vớiviệc khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng sẽ thấp hơn và việc ngânhàng mất vốn hay rủi ro tín dụng sẽ xảy ra

1.4.2. Nguyên nhân chủ quan

1.4.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh còn ở trình

độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịpthời, thiếu thích nghi và cạnh tranh, khi vay được vốn kinh doanh thì dự án sẽ gặpnhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao Hơn nữa, đa số các doanh nghiệpvay vốn mở rộng quy mô thường tập trung đầu tư vào các tài sản vật chất mà khôngchú ý mở rộng hệ thống quản lý, bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toántheo đúng quy định, do đó dẫn đến việc không kiểm soát, không quản lý được, làmphá sản các phương án kinh doanh có thể thành công trên thực tế Và kết quả là gâytổn hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng cho vay

Do thông tin không cân xứng, sự không minh bạch về tài chính, chưa kể đếnnhững doanh nghiệp cố ý gian lận, cung cấp số liệu không trung thực, lập hồ sơ vayvốn giả, tạo ra các dự án rất khả thi nhằm mục đích vay vốn ngân hàng Điều nàygây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp

Vì vậy, ngân hàng có thể cho vay vốn một doanh nghiệp không có khả năng hoàntrả, và ngược lại, không cho vay vốn đối với doanh nghiệp có khả năng hoàn trả

Sau khi cho vay, ngân hàng có khả năng phải chịu mức rủi ro khi doanhnghiệp vay vốn có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt, sử dụng vốn saimục đích, theo đuổi những dự án kì vọng mang lại lợi nhuận cao Mà dự án manglại lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc rủi ro lớn Do đó, ngân hàng sẽ gặp khókhăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và quản lývốn vay

Trang 14

1.4.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngân hàng bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Trình độ nghiệp vụ kém dẫn đến đánh giá không đúng tình hình tài chính, tài sảnthế chấp, phương án kinh doanh của khách hàng Thiếu đạo đức nghề nghiệp dẫnđến làm trái quy trình tín dụng để mưu lợi cá nhân, thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn

đề, thiếu kiểm tra, kiểm soát, đánh giá giá trị tài sản thế chấp không đúng với thực

tế Do vậy, để hạn chế rủi ro tín dung, cán bộ cần phải được đào tạo kĩ lưỡng và bàibản để làm tốt chức năng của mình

Quy trình duyệt cấp tín dụng, chính sách, quy trình cho vay còn lỏng lẻo,chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, lạm dụng tài sản thế chấp Quyết địnhcho vay của ngân hàng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấmđiểm tín dụng hiệu quả, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, tính toán điều kiện và khảnăng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế, chưa chính xác,quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phản ảnh tình hình khả năng sửdụng vốn

Các ngân hàng thường tập trung vào công tác thẩm định trước khi cho vay

mà lơi lỏng phần kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Theo dõi nợ là tráchnhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và ngân hàng nói chung, do tâm lýngại gây phiền hà cho khách hàng do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanhtại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin màngân hàng yêu cầu

Nhằm hạn chế rủi ro, các ngân hàng buộc phải hợp tác chặt chẽ với nhau doyêu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tạinhiều ngân hàng Trong quản trị tín dụng, khả năng trả nợ của khách hàng là mộtcon số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đếnviệc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối

đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào

1.5 Các chỉ tiêu phản ảnh rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên để hạn chế rủi ro đếnmức thấp nhất có thể, ngân hàng phải quản lý rủi ro Từ những nguyên nhân nảysinh rủi ro tín dụng, ngân hàng đã cụ thế hóa thành bốn chỉ tiêu chính phản ánh rủi

ro tín dụng sau:

- Nợ quá hạn

- Nợ khó đòi

Trang 15

Hệ số nợ quá hạn =

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn thành cácnhóm như sau:

+ Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi

+ Nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi

+ Nợ quá hạn từ 361 ngày trờ lên (nợ khó đòi)

1.5.2. Nợ khó đòi

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quámột kỳ gia hạn nợ, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản không bán được, còn nợthua lỗ thường xuyên, phá sản…

1.5.3. Nợ có vấn đề

Nợ có vấn đề là những khoản nợ mà khách hàng không có khả năng hoàn trả

cả gốc lẫn lãi khi đến hạn Quyết định số 493/2005.QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 vàQuyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN đãphân loại nợ thành 5 loại : Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợnghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn Theo đó, nợ có vấn đề (hay nợ xấu, nợ khóđòi…) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5:

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ từ 91-180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại;

+ Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chức tín dụng

mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụngbắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợrủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

Trang 16

+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ

cơ cấu lại thời hạn trả nợ) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năngtrả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phânloại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

+ Các khoản nợ quá hạn trên 260 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời gian trả nợ được cơ cấulần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Nhìn chung, nợ có vấn đề có các đặc trưng như sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các camkết này đã hết hạn

- Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khảnăng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi

- Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc

1.5.4. Các tiêu chí đánh giá khác

Ngoài các chỉ tiêu trên, nhà quản lý ngân hàng cần sử dụng các chỉ tiêu khácgắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dựphòng rủi ro, đặt giá đối với các khoản cho vay…

Trang 17

Điểm của khách hàng: Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, năng lựcsản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, uy tín… ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng,xếp loại và cho điểm Từ đó, xác định khách hàng nào có khả năng rủi ro cao, thấp.

Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và nợ chưa chuyểnthành nợ quá hạn song trong quá trình giám sát, nhân viên tín dụng thấy doanhnghiệp có dấu hiệu nhiều khoản tài trợ kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quáhạn… Từ đó, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng

Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểurủi ro Nếu ngân hàng tập trung cho nhiều doanh nghiệp cùng ngành vay thì nguy cơrủi ro sẽ cao hơn so với cho các doanh nghiệp nhiều ngành vay

Mất ổn định kinh tế vĩ mô: Các điều kiện thiên tai, chính sách của chính phủthay đổi, sự thay đổi của môi trường kinh doanh đều có thể gây ra mất ổn định vĩ mô,gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đi vay, do đó có thể ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp và rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên

1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.6.1. Đối với ngân hàng

Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng: Ngân hàng có mức độ rủi ro của cáctài sản cao đồng nghĩa với ngân hàng đó đứng trước nguy cơ mất uy tín của mìnhtrên thị trường Không một khách hàng nào muốn gửi tiền vào một ngân hàng có tỷ

lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt Thông tin

về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lantruyền rất nhanh, khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn

Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng: Hoạt động chủyếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thìviệc thu hồi nợ vay sẽ gặp rất nhiều khó khăn Trong khi đó, các khoản tiền gửi vẫnphải thanh toán đúng hạn Ngân hàng không huy đông được vốn do mất uy tín,người rút tiền ngày càng tăng lên và kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong cáckhâu thanh toán

Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Rủi ro tín dụng làm ngân hàngkhông thu được lãi vay, doanh thu thấp, dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí là thua lỗ

Kể cả trường hợp không thua lỗ thì việc rủi ro tín dụng cao buộc ngân hàng phảităng trích lập dự phòng rủi ro, khiến cho lợi nhuận còn lại càng thấp Thậm chí,trích lập dự phòng hết cả phần lợi nhuận trước thuế khiến phần lợi nhuận sau thuếgiảm hoặc thua lỗ

Trang 18

Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng: Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ ngân hàngkhông có khả năng ứng phó thì sẽ gây ra phản ứng dây truyền, người gửi tiền sẽ đổ

xô đến ngân hàng rút tiền Do đó ngân hàng không còn khả năng thanh toán dẫn đếnphá sản

1.6.2. Đối với nền kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗitrong nền kinh tế để cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại

Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đãgửi tiền vào ngân hàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra, không những ngân hàngchịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng

Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền

ở các ngân hàng khác đều mang tâm lý hoang mang, lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rúttiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn

Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn.Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh

tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thật nghiệp tăng

và xã hội mất ổn định

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Vì ngàynay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Kinh nghiệm cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và Nam Mỹ(2001-2002) đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu Mặt khác, mối liên hệ về tiền

tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan

1.7 Quản lý rủi ro tín dụng

1.7.1. Sự cần thiết

Nếu không có những biện pháp phòng ngừa cũng như giải quyết hậu quả thìrủi ro tín dụng sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng Vì vậy đòi hỏi các nhà quảntrị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp để giảm thiểurủi ro trong cho vay

Dự báo, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn các tình huống không cólợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng Giải quyết hậu quả rủi ro để hạnchế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập ngân hàng Do đó, cần có quản trị rủi ro

để đảm bảo các biện pháp hợp lý và có hiệu quả

Trang 19

Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ, lãnh đạo ngânhàng Các bộ phận này có thể có những cách suy nghĩ và hành động khác nhau, cóthể trái ngược nhau hoặc cản trở nhau Vì vậy, cần có quản trị mạng để phòng ngừa

và giải quyết rủi ro một cách thống nhất

Quản trị tín dụng là cần thiết, giúp ngân hàng tránh, giảm thiểu được nhữngrủi ro, đi đúng hướng và hoạt động có hiệu quả

1.7.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Các nhà phân tích kinh tế, tài chính đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau đểđánh giá tác động của rủi ro tín dụng Hai mô hình chính được áp dụng rộng rãi là:các mô hình phản ánh về mặt định lượng và những mô hình phản ánh về mặt địnhtính của rủi ro tín dụng Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ nhau nên mộtngân hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độrủi ro tín dụng của ngân hàng

2 SƠ LƯỢC VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG

2.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng

Theo khái niệm của công ty Moody’s thì: xếp hạng tín dụng doanh nghiệp làđánh giá vị thế hiện tại và dự báo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp trên cơ

sở tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách có hiệu quả

Đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại thì: xếp hạng tín dụng doanhnghiệp là đánh giá hiện thời và tương lai khả năng của người đi vay về việc hoàn trảtiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất định

2.2 Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng là cơ sở để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính, khảnăng trả nợ của người vay để đưa ra quyết định cho vay, đồng thời thiết lập danhmục tín dụng hợp lý

Xếp hạng tín dụng giúp kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế rủi ro tíndụng Thông qua việc xếp hạng, ta có thể thấy khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp làbao nhiêu, doanh nghiệp nào nằm trong vùng an toàn, doanh nghiệp nào nằm trongvùng cảnh báo Từ đó, ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra các biện pháphạn chế rủi ro

Xếp hạng tín dụng có tác dụng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro, đưa ra phương hướng quản lý một cách hiệu quả Vớinhững doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ cao, ngân hàng nếu thực hiện cho vay vốnxác định mức lãi suất cho vay thích hợp và đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín

Trang 20

dụng ứng với từng doanh nghiệp Với những doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ thấp,ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Xếp hạng tín dụng không chỉ giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý rủi

ro mà còn giúp chính các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về tình hình kinh doanhcủa chính doanh nghiệp mình

2.3 Nguyên tắc xếp hạng

Ngân hàng dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và tự mình thu thậpđược để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánhgiá bằng thanh điểm thống nhất

2.4 Xếp hạng tín dụng trên thế giới

Standar&Poor’s và Moody’s là 2 công ty rất có uy tín về xếp hạng tín dụngtrên thế giới Đặc biệt, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển phức tạp, nhữngphân tích tài chính độc lập của 2 hãng trên là một phần quan trọng trong hệ thốngtài chính

Thông tin

Xác định

ngành

Quy mô ngành

Chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu phi tài chính

chấm

Phê duyệt kết quả chấm điểm

Lãnh đạo duyệt

Trang 21

Standar & Poor’s (viết tắt là S&P) là một bộ phận của tập đoàn McGraw –Hill, chuyên xuất bản nghiên cứu và phân tích tài chính, chứng khoán S&P hoạtđộng với tư cách là một công ty dịch vụ tài chính độc lập Hoạt động của hãng gồm

có xây dựng các chỉ số xếp hạng S&P, xếp hạng tín dụng và các quỹ đầu tư, tư vấnđầu tư, đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro, cung cấp các dịch vụ quản trị,đánh giá và các dịch vụ về dữ liệu Đối tượng phục vụ của hãng là các chuyên gia,các tổ chức tài chính, các tập đoàn tư vấn tài chính, và các nhà đầu tư cá nhân trêntoàn thế giới S&P là một trong những nhà cung cấp thông tin hàng đầu trong thịtrường Quốc tế

S&P được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng, S&Pchuyên cung cấp các xếp hạng tín dụng về các món nợ của các tập đoàn nhà nước

và tư nhân Đây là một trong số các hãng xếp hạng tín dụng đã được Ủy ban chứngkhoán Mỹ SEC chứng nhận là một trong những tập đoàn đánh giá xếp hạng tínnhiệm được thừa nhận ở bậc quốc gia

Khoảng $1,7 nghìn tỷ đô la các tài sản đầu tư được trực tiếp gắn với tên tuổicủa chỉ số S&P và hơn $ 4,85 nghìn tỷ đô là là các giá trị của chỉ số S&P, con sốnày lớn hơn nhiều so với tất cả các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán khác gộp lại.Tổng số tiền nợ xấu được chỉ số S&P đánh giá trên toàn cầu là khoảng 32 nghìn tỷUSD tại 100 quốc gia Riêng trong năm 2008, S&P đã đưa ra các đánh giá của hơn1.150.000 chỉ số xếp hạng, bao gồm cả chỉ số mới và các chỉ số đã được sửa lại xếphạng

Xu hướng phát triên phức tạp của thị trường tài chính đã khiến cho các phântích độc lập cùng các ý kiến của Moody’s được nhiều nhà đầu tư sử dụng Moody’sCorporation là công ty chủ quản của các công ty dịch vụ đầu tư thuộc tập đoànMoody’s, thực hiện các nghiên cứ và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp vàcác thể chế Công ty còn đánh giá xếp hạng tín dụng cho những nhà đầu tư bằngcách sử dụng một tiêu chuẩn đánh giá có quy mô

Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế, gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tếtoàn cầu thì hàng loạt các công ty xếp hạng tín nhiệm cũng được thành lập Có thểđiểm qua một số tổ chức xếp hạng tín dụng tiêu biểu như: Tổ chức xếp hạng tráiphiếu Canada (Canada Bond Rating), tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản(Japanese Bond Rating Institue), tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế…

Trang 22

Nhìn chung, có rất nhiều tổ chức xếp hạng trên thế giới, song các công ty xếphạng Mỹ vẫn được đánh giá cao nhất về cả chất lượng lẫn phạm vi hoạt động, trong

đó có S&P và Moody’s Dưới đây là bảng xếp hạng tín dụng của 2 tổ chức trên:

Bảng 1.1: Bảng xếp hạng tín dụng theo S&P và Mooday’s

S&P Moody’s Nội dụng

AAA Aaa Đối tượng được xếp loại này có chất lượng tín dụng cao nhất,

có độ rủi ro thấp nhất cì thế có khả năng trả nợ tốt nhất

AA Aa Đối tượng được xếp vào loại này có chất lượng tín dụng cao,

mức độ rủi ro thấp, do dố có khả năng trả nợ cao

Đây là đối tượng đạt trên mức trung bình các nhân tố bảo đảm

về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưngvẫn đạt độ tin cậy cao Do đó, được xếp loại có khả năng trảnợ

Đây là đối tượng đạt mức trung bình, mức an toàn và rủi rokhông cao nhưng cũng không thấp Khả năng trả nợ gốc và lãihiện thời không thật chắc chắn nhưng cũng không có dấu hiệunguy hiểm

Đối tượng này đạt mức trung bình, khả năng trả nợ và lạikhông thật chắc chắn và mức độ an toàn không như hạng BBB(Baa)

B B Đối tượng này thiếu sự hấp dẫn cho nhà đầu tư Sự đảm bảo

hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ

CCC Caa Đối tượng này có khả năng hoàn trả thấp, dễ xảy ra vỡ nợ

CC Ca Đối tượng này có rủi ro cao, thường bị vỡ nợ

C C Đối tượng này trong tình trạng sắp phá sản

D Đối tượng có khả năng phá sản hầu như là chắc chắn

2.5 Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CreditInformation Center – CIC) là tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên tại Việt Nam CIC

ra đời với chức năng chính là đánh giá và lưu trữ thông tin tín dụng của các doanhnghiệp dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Cho đến nay, CIC đã tiếnhành xếp hạng cho khoảng 10000 doanh nghiệp, phần lớn là những khách hàng củacác ngân hàng thương mại Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng của CIC còn thiên về

Trang 23

lịch sử vay vồn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp hơn là chuyênsâu về khả năng cạnh tranh của ngành, các doanh nghiệp cũng như thay đổi, biếnđộng của nền kinh tế.

Ngoài CIC, các NHTM cũng như các công ty tài chính đều tự xây dựng chomình một phương pháp chấm điểm tín dụng riêng, nhưng các trung gian tài chínhnày không công bố kết quả xếp hạng của mình như CIC Tuy nhiên, tất cả đêu chưađược quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một tổ chứcđánh giá hệ số tín nhiệm Phương pháp chủ yếu là phương pháp chấm điểm Trênthực tế, phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả, do trình độ quản lý của các doanhnghiệp Việt Nam còn thấp Các thông tin, số liệu của các báo cáo hàng năm thường

là số liệu khống để qua mắt các cơ quan kiểm tra nhà nước Về phía các cơ quannhà nước cũng rất khó để xác minh độ tin cậy của các báo cáo này Về phía tổ chứcxếp hạng, ngày càng phát hiện nhiều tiêu cực làm cho việc xếp hạng mất dần ýnghĩa của nó

Các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ hoạt động nhưcác tổ chức thông tin tín dụng chứ chưa phải là các tổ chức xếp hạng tín dụng vớivai trò xóa bỏ khoảng tối thông tin trên thị trường Việc định mức, xếp hạng thườngkhông linh hoạt để có thể đảm bảo thay đổi kịp thời theo diễn biến thị trường Hơnnữa, nó chưa phải là một tiêu chí đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được xếp hạng

Trang 24

Bảng 1.2: Bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

AA Loại ưu: DN hoạt động có hiệu quả và ổn định, khả năng tự chủ tài

chính tốt, triển vọng phát triển tốt, lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp

A Loại tôt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu

quả, lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro tương đối thấp

BBB

Loại khá: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính, rủi ro trung bình

BB

Loại trung bình khá: DN hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do cạnh tranh, tiềm lực tài chính trung bình, rủi ro trung bình

B Loại trung bình: DN hoạt đông chưa hiệu quả, khả năng tự chủ tài

chính thấp, rủi ro tương đối cao

CCC Loại trung bình yếu: DN hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý

kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ tài chính yếu, rủi ro cao

CC Loại yếu: DN hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém, khả

năng trả nợ ngân hàng kém, rủi ro rất cao

C

Loại yếu kém: DN hoạt động kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ tài chính, năng lực quản lý yếu kém, phá sản gần như là chắc chắn, rủi ro đặc biệt cao

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

TẠI NGÂN HÀNG NNo & PTNT

Trang 25

1 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NH AGRIBANK

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của ngân hàng NNo

& PTNT là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trảđược lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác

Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng củangân hàng Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác địnhthông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, đựa vào các thông tin tài chính vàphi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng

1.1 Mục đích của việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗtrợ ngân hàng trong việc:

- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãisuất, biện pháp đảm bảo tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dưnợ; hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấykhoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tíndụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:

- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn

- Ước lượng mức vốn đã cho vay và sẽ không thu hồi được để trích lập dựphòng tổn thất tín dụng

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số

- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ sốtài chính hoặc phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng

Trong quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, cán bộ tíndụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng mô theonguyên tắc:

Trang 26

- Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tếgắn với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì

ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất

- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức có năng lực tàichính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín dụng tương đươnghạng tín dụng của bên bảo lãnh Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnhcũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác hoạt động tại Việt Nam.Ngân hàng không thực hiện xếp hạng đối với:

- Khách hàng cho vay ủy thác;

- Khách hàng hoạt động yếu kém, có lịch sử xấu trong giao dịch với tổ chứctín dụng

1.3.2 Căn cứ đánh giá xếp hạng

Căn cứ để đánh giá xếp hạng gồm có:

- Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

- Thông tin kinh tế - thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng;

- Thông tin lịch sử giao dịch và mức độ tín nhiệm của khách hàng với các tổchức tín dụng, trong đó có ngân hàng NN & PTNT;

- Các yếu tố khác như môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài… liên quanđến các hoạt động sản xuất kinh doanh vủa khách hàng

1.3.3. Thời điểm đánh giá xếp hạng

Trang 27

Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với ngân hàng Agribank :định kì 6 tháng/ lần vào các ngày 31/3 và 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnhđạo đơn vị kinh doanh.

- Trường hợp có thay đổi, biến động tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng (do điều kiện chủ quan của khách hàng hoặc ảnh hưởng khách quan từchính sách, thị trường chung), cán bộ tín dụng phải cập nhật thông tin và đánh giá

- Trường hợp khách hàng đề nghị thay đổi hạn mức tín dụng, cấp lại hạn mứctín dụng hoặc bắt buộc phải điều chỉnh hạn mức tín dụng Khách hàng có nhu cầucấp tín dụng trung và dài hạn sau khi đã được cấp tín dụng ngắn hạn, việc đánh giáxếp hạng lại phải được thực hiện trước khi điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc cấphạn mức tín dụng trung, dài hạn

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với ngân hàng, hoặc kháchhàng tiềm năng, yêu cầu đánh giá xếp hạng trước khi đề xuất cấp tín dụng Trongtrường hợp này, cán bộ tín dụng thu thập và sử dụng thông tin hoạt động trước nó 2năm gần nhất hoặc từ ngày hoạt động của khách hàng (nếu chưa đủ 2 năm)

Trong mọi trường hợp, khách hàng chỉ được xếp hạng khi khách hàng hoạtđộng tối thiểu 6 tháng

1.4 Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Agribank

1.4.1. Hạng doanh nghiệp

Ngân hàng NN & PTNT xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng

có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D như

mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng hạng tín dụng tại NH NNo & PTNT

AAA: Loại tối ưu

Điểm tín dụng tốt

nhất dành cho các

khách hàng có

- Tình hình tài chính mạnh

- Năng lực cao trong quản trị

- Hoạt động đạt hiệu quả cao

- Triển vọng phát triển lâu dài

Thấp nhất

Trang 28

chất lượng tín

dụng tốt nhất

- Rất vững vàng trước những tác độngcủa môi trường kinh doanh

- Đạo đức tín dụng caoAA: Loại ưu - Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động có hiệu quả và ổn định

- Quản trị tốt

- Triển vọng phát triển lâu dài

- Đạo đức tín dụng tốt

Thấp nhưng về dàihạn cao hơn kháchhàng AA+

A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhưng có

- Có thể bị tác động mạnh bởi các điềukiện kinh tế, tài chính trong môi trườngkinh doanh

tế nói chung

Trung bình, khảnăng trả nợ gốc vàlãi trong tương lai ítđược bảo đảm hơnkhách hàng loạiBB+

B: Loại trung bình - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng

Trang 29

động kinh tế nhỏ khó khăn nếu tình

hình hoạt động kinhdoanh của kháchhàng không đượccải thiện

- Năng lực quản lý kém

Cao, là mức caonhất có thể chấpnhận; xác suất viphạm hợp đồng tíndụng cao, nếukhông có nhữngbiện pháp kịp thời,ngân hàng có nguy

cơ mất vốn trongngắn hạn

CC: Loại xa dưới

trung bình

- Hiệu quả hoạt động thấp

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợquá hạn (dưới 90 ngày)

- Năng lực quản lý kém

Rất cao, khả năngtrả nợ ngân hàngkém, nếu không cónhững biện phápkịp thời, ngân hàng

có nguy cơ mất vốntrong ngẵn hạnC: Loại yếu kém - Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua

lỗ, không có triển vọng phục hồi

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợquá hạn

- Năng lực quản lý kém

Rất cao, ngân hàng

sẽ phải mất nhiềuthời gian và côngsức để thu hồi vốncho vay

1.4.2. Quy trình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp đượcthực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Thu thập thông tin

+ Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp+ Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp

+ Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

+ Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

+ Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Trang 30

+ Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Để ngân hàng có thể đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các cán bộ tíndụng cần thu thập thông tin liên quan sau:

a Thông tin chung

- Thông tin về cơ cấu tổ chức;

- Danh sách các cổ đông lớn và thành viên Hội đồng quản trị;

- Thông tin về lịch sử phát triển khách hàng;

- Thông tin về chính sách nhân sự, tiềm năng nhân lực, đội ngũ điều hành…

- Định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

b Thông tin pháp lý

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Các giấy tờ pháp lý khác

c Thông tin tài chính

- Báo cáo tài chính 2 năm liền trước (nếu có) và đến thời điểm gần nhất (ưutiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán)

+ Bảng cân đối kế toán;

+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có)

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính

d Thông tin thị trường kinh doanh

- Thông tin chung về thị trường ngành nghề, lĩnh vực hoạt động:

+ Hiện trạng, quy mô thị trường;

+ Phân chia thị trường;

+ Thị trường đầu ra, đầu vào, tính ổn định của thị trường;

+ Chu kỳ, xu hướng, triển vong phát triển chung của ngành;

+ Các chỉ số hoạt động chung của ngành

- Danh sách chung về các đối thủ cạnh tranh chính

- Các thông tin có liên quan

e Thông tin quan hệ với các tổ chức tín dụng khác

- Bảng kê dự nợ vay tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các đơn vị;

- Lịch sử quan hệ với ngân hàng Agribank;

- Lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng khác

Trang 31

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngân hàng NN & PTNT áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngànhnghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:

- Nông, lâm và ngư nghiệp;

Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinhdoanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp (Phụ lục 2.1), các doanhnghiệp được xếp loại thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ như sau:

Bảng 2.2: Bảng phân loại quy mô doanh nghiệp

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệptheo các bảng dưới đây:

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộcngành nông, lâm, ngư nghiệp (Phụ lục 2.2)

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộcngành thương mại dịch vụ (Phụ lục 2.3)

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộcngành xây dựng (Phụ lục 2.4)

Trang 32

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộcngành công nghiệp (Phụ lục 2.5).

Lưu ý: Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chínhnăm của doanh nghiệp

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Cán bộ tín dụng chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theocác bảng dưới đây:

- Bảng chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 2.6)

- Bảng chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiêm quản lý(Phụ lục 2.7)

- Bảng chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch (Phụ lục 2.8)

- Bảng chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Phụ lục 2.9)

- Bảng chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác (Phụ lục2.10)

Dựa trên kết quả chấm điểm của các bảng trên, cán bộ tín dụng tổng hợp điểmcác chỉ tiêu phi tài chính theo bảng sau:

Trang 33

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp điểm các chỉ tiêu phi tài chính

DN ngoài quốc doanh ( trong nước)

Bước 6: Tổng hợp và xếp hạng doanh nghiệp

Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính, nhân với trọng

số để xác định điểm tổng hợp

Bảng 2.4: Bảng trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm

toán DNNN

DN ngoài quốc doanh

DN ĐTNN DNNN

DN ngoài quốc doanh

DN ĐTNN

Trang 34

cơ bản như sau:

- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng;

- Phương pháp/ mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng;

- Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng;

- Nhận xét/ đánh giá của cán bộ tín dụng dẫn tới kết quả chấm điểm và xếphạng khách hàng

Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạngkhách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng

2 ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NH AGRIBANK

Hệ thống XHTD của Agribank đã góp phần đáng kể trong việc sàng lọc vàphân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụngtrong mức cho phép Kết quả XHTD được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng đểxác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay

và các quy định về tài sản đảm bảo Nhìn chung, hệ thống XHTD hiện nay của ngânhàng Agribank là khá hiện đại và khắc phục được chủ quan trong chấm điểm cácchỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính Tuy nhiên, hệthống vẫn còn tồn tại những bất cập cần phải hoàn thiện hơn nữa

2.1 Những kết quả đạt được

Mô hình XHTD của Agribank tuân theo trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt vàchặt chẽ, bao gồm: Hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số, cách xác định

Trang 35

giá trị của từng tiêu chí đánh giá, cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánhgiá, cách XHTD khách hàng và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.

Hệ thống XHTD của Agribank được xây dựng theo đặc thù hoạt động tíndụng và chiến lược phát triển riêng của ngân hàng này Với hệ thống XHTD, việc

đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại Agribank được thực hiện thống nhất.Nhìn chung, mô hình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống XHTDcủa Agribank vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnhdựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm thế giới

Thông qua mô hình này, Agribank tiến hành chấm điểm tín dụng đối vớitừng khách hàng để làm cơ sở quyết định giới hạn tín dụng Đây là một trongnhững công cụ giúp Agribank nâng cáo chất lượng cấp phát tín dụng của mình, tăngcường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống XHTD của Agribank cũng manglại nhiều lợi ích cho chính khách hàng Thời gian xử lý các giao dịch sẽ nhanhchóng hơn thông qua việc chấm điểm tự động Các khách hàng được xếp loại tốt sẽnhận được chính sách ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng có lịch sửquan hệ tín dụng tốt và được xếp hạng cao có thể áp dụng các ưu đãi về tín dụngbao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tàisản đảm bảo Tuy nhiên, hệ thống XHTD của Agribank đồng thời cũng chính là bộlọc đối với những khách hàng có mức XHTD thấp, tùy theo mức độ xếp hạng rủi rotín dụng để Agribank tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo,thậm chí là có thể áp dụng các biện pháp để tập trung thu hồi nợ

Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống XHTD còn có chứcnăng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp Sau khiđược NHNN phê duyệt, Agribank sẽ chính thức áp dụng trích lập dự phòng rủi rotheo Điều 7 của Quyết định 7 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầungày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM

2.2 Những hạn chế cần khắc phục

Các chỉ tiêu phi tài chính của ngân hàng chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan,thiếu chính xác, dẫn đến kết quả xếp hạng chưa đánh giá đúng được tình trạngkhách hàng Ví dụ như: do một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính chưa đượccập nhật theo kịp thực trạng nên cán bộ nghiệp vụ ngại áp dụng vì nếu chấm điểm

Trang 36

thì kết quả xếp hạng sẽ cao hơn thực tế như Ví dụ như: thu nhập cá nhân chỉ xétđến mức 120 triệu đồng/ tháng là đạt điểm tối ưu thì có sự cao bằng nghĩa vụ trả nợgiữa một khách hàng vay vài triệu đồng với khách hàng vay vài chục tỷ đồng.Ngoài ra có những chỉ tiêu trùng lặp như thời gian công tác và thời gian làm côngviệc hiện tại khiến cho điểm của khách hàng vô tình bị nhân đôi ở chỉ tiêu này nếutrong quá khứ chưa có sự thay đổi nơi làm việc hoặc bị giảm đi nếu như khách hàng

đó vừa được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với thu nhập cao hơn và bền vững hơn

Hệ thống chấm điểm của Agribank không đưa được xác suất vỡ nợ của cácdoanh nghiệp Hơn nữa khi nền kinh tế biến đổi, việc áp dụng mô hình chấm điểmkhông chỉ ra được xác suất vỡ nợ thay đổi như thế nào, tại sao lại thay đổi như vậy,các yếu tố nào gây ra sự biến động này Mà quản trị rủi ro tín dụng nhất thiết phảixác định được tình hình kinh tế của doanh nghiệp hay đi đôi với nó chính là xácsuất vỡ nợ

Như vậy, cần phải xây dựng một hệ thống xếp hạng mang tính chính xác caohơn, phù hợp hơn với Agribank và thể hiện xác suất vỡ nợ vủa doanh nghiệp Vìxác suất vỡ nợ của doanh nghiệp chính là yếu tố thể hiện khả năng trả nợ của chính

họ Thông qua xác suất vỡ nợ, ngân hàng có thể phân loại khách hàng và nhận diệnrủi ro Từ đó, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro

CHƯƠNG 3:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG

DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NNo&PTNT

1 MÔ HÌNH LOGISTIC

Trang 37

Mô hình Logistic là mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả do nghiêncứu kinh tế lượng người ta nhận thấy rằng trong đời sống hiện nay có rất nhiều hiệntượng, quá trình mà khi thiết lập mô hình kinh tế lương, biến phụ thuộc khó có thểlượng hóa được nên cần phải dùng đến biến giả để mô tả.

1.1 Mô hình Logistic - Phương pháp Goldberger

Trong mô hình này, các pi được xác định bằng:

X = (1,X2); Xi = (1,X2i); β = (β1,β2)Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic Trong hàm này, khi X, βnhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1 pi phi tuyến với cả X vàcác tham số β Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương phápbình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng Người ta dùngphương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β

Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 và 1, Y có phân bố nhị thức, nên hàmhợp lý với mẫu kích thước n dạng sau đây:

Trang 38

Ta có quá trình lặp như sau:

Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn , ta tính được S( ) vàI( ), sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây:

Trang 39

= + S( )

Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ Do I(β) là dạng toànphương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại Tươngứng với , ta có + là ma trận hiệp phương sai của Chúng ta sử dụng matrận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê khác

Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được ước lượng xác suất = P(Y=1/)

=

Kết hợp với (1.3) ta có: =

Phương trình này dùng để kiểm nghiệm lại các

Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếpcủa biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhậngiá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y

Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau:

1.2 Mô hình Logistic - Phương pháp Berkson

Phương pháp này xác định pi = = bằng cách tuyến tính hóa

1 - pi = 1 - =

Trang 40

= =

Ln( ) = Zi = β1 + β2Xi (1.3)

Đặt Li = Ln( ) + ui = β1 + β2Xi + ui (1.4)

L không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số

Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi Giả sử rằng mẫu có

Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm

của pi là = Chúng ta dùng để ước lượng mô hình

= Ln( ) =

Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi

(1-pi) Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩnN(0,1/(Nipi(1-pi))) Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi

ước lượng của phương sai này: = Từ đây ta rút ra các bước sau đây:

Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:

Li* = β1 + β2 Xi* + vi

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Tất Thành – Xây dựng mô hình dự báo hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam (ngành sản xuất) – www.rating.com.vn – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình dự báo hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam (ngành sản xuất)
4. Lê Tất Thành – Các phương pháp xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp điển hình trên thế giới – rating.com .vn – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp điển hình trên thế giới
5. Nguyễn Quang Dong – Kinh tế lượng (chương trình nâng cao) – NXB Khoa học và kỹ thuật – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng (chương trình nâng cao)
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật – 2006
7. Phan Thị Thu Hà – Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Giao thông vận tải – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải – 2009
8. Peter S. Rose – Commercial Bank Management – Texas A&M University – 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Management
6. NHTMCP Phương Tây - Cẩm nang tín dụng Westernbank – 2009 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w