1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim – Lạng Sơn.DOC

62 503 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 552,5 KB

Nội dung

Ngày nay, khi một doanh nghiệp nào địnhhướng ra thị trường đều phải đặt hoạt động marketing lên tầm quan trọng hàng đầu.Marketing ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong ngàng kinh do

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn HoaSim”

2 Sinh viên thực hiện: Vũ Thanh Huyền

3 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Thái

4 Nội dung của đề tài:

- Khẳng định tính cấp thiết của việc thu hút khách của khách sạn Hoa Sim Qua

đó, luận văn xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vinghiên cứu và kết cấu luận văn tốt nghiệp

- Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing thuhút khách du lịch nội địa trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Luận văn cũngđánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình trong hai năm 2009 và

2010, phân định nội dung nghiên cứu của đề tài làm cơ sở nghiên cứu và phân tíchthực trạng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim

- Qua việc phân tích, thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, luận văn đã đưa racác kết quả về thực trạng các hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa củakhách sạn Hoa Sim

- Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động marketing thu hút kháchcủa khách sạn Hoa Sim, luận văn đã đánh giá những thành công và hạn chế của cáchoạt động đó Căn cứ trên những dự báo, mục tiêu và cả những thành công, hạn chế,luận văn đã đưa ra một số giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa tại kháchsạn Hoa Sim

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn ít nênluận văn còn có nhiều thiết xót Em rất mong được các thầy, cô giáo xem xét, chỉ bảocho em để bài làm của em thêm hoàn thiện

Trang 2

có thể hoàn thành bài luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Viết Thái đã hướng dẫn emtận tình và chu đáo để em có thể hoàn thành tốt luận văn

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị của khách sạn Hoa Sim đãtận tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại khách sạn

Tuy em đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những sai xót, emkính mong những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG, BIỂU V DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ V

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 3

CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG 4

KINH DOANH KHÁCH SẠN 4

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 4

2.1.1 Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn 4

2.1.2 Khái niệm khách du lịch và khách du lịch nội địa 5

2.1.3 Khái niệm hoạt động Marketing trong kinh doanh khách sạn 6

2.1.4 Một số khái niệm liên quan 7

2.2 Một số lý thuyết về hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn 7

2.2.1 Đặc điểm và hành vi mua của khách du lịch nội địa 7

2.2.2 Vai trò của hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 9

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn 10

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu luận văn 2 năm trước (2009-2010) 12

2.4 Phân định nội dung hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn 13

2.4.1 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 13

2.4.2 Xác định vị thế 15

2.4.3 Các chính sách Marketing-mix nhằm thu hút khách 15

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 20

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN HOA SIM 20

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 20

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 20

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 21

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim 21

3.2.1 Giới thiệu chung về khách sạn 21

3.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim 25

Trang 4

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về

hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim 27

3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 33

3.4.1 Đặc điểm, cơ cấu khách du lịch nội địa của khách sạn 33

3.4.2 Thực trạng công tác phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị thế của khách sạn 35

3.4.3 Chính sách Marketing-mix nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn 36

CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN HOA SIM 42

4.1 Những đánh giá và nhận xét về hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim 42

4.1.1 Những ưu điểm của hoạt động marketing thu hút khách nội địa tại khách sạn 42

4.1.2 Những hạn chế của hoạt động Marketing thu hút khách nội địa tại khách sạn 43

4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn 44

4.2 Dự báo những triển vọng và quan điểm thực hiện hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim 44

4.2.1 Dự báo khách nội địa trong thời gian tới của khách sạn 44

4.2.2 Quan điểm thực hiện hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn 46

4.3 Những đề xuất và kiến nghị về hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim 46

4.3.1 Một số đề xuất với khách sạn Hoa Sim 47

4.3.2 Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008, 2009,

3 Bảng 3 3 Đánh giá chất lượng các dịch vụ của khách sạn 30

4 Bảng 3.4 Cơ cấu khách du lịch của khách sạn Hoa Sim 34

5 Bảng 3.5 Cơ cấu khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim 34

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Hoa Sim 22

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế siêu lợi nhuận, nhiều nước trên thế giới đã xemđây là mũi nhọn kinh tế Trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế toàn cầu, khiến chongười dân các nước phải cắt giảm chi tiêu từ đó cũng làm cho nhu cầu về du lịch giảmxuống Chính vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch phải luôn quantâm, nghiên cứu các yếu tố tạo sức hấp dẫn, tính độc đáo về các sản phẩm, dịch vụ củamình để thu hút khách

Tác động của khủng hoảng kinh tế và những biến động như: dịch bệnh, chiếntranh, an ninh xã hội đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của du lịch Việt Nam

và khu vực Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng giảm thì khách du lịch nộiđịa được coi là động lực cho ngành du lịch Việt Nam Vì vậy, khách du lịch nội địa làmột tập khách truyền thống và có tầm quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp du lịch,

có ý nghĩa to lớn đối với du lịch quốc gia Người dân đi du lịch trong nước sẽ làm kíchcầu du lịch nội địa, mặt khác cũng giải quyết những vấn đề về mặt xã hội: giáo dục họ

về vấn đề yêu nước, giáo dục tinh thần tự hào dân tộc, giúp họ hiểu biết hơn về đấtnước Việt Nam Đối với các doanh nghiệp du lịch, khách nội địa là một tập khách dễthu hút, dễ đến với doanh nghiệp do có những điểm tương đồng về nhu cầu, về hành vimua, về phong tục tập quán của người dân Việt Nam, từ đó doanh nghiệp cũng dễdàng đưa ra các giải pháp để thu hút họ hơn

Thông qua quá trình nghiên cứu và qua các mẫu điều tra, khảo sát trực tiếp tạikhách sạn Hoa Sim cho thấy, những năm vừa qua, khách sạn đã đạt được nhiều thànhtựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn Là một trong những kháchsạn “có tiếng” ở Lạng Sơn thì việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nộiđịa là một vấn đề quan trọng trong thời điểm hiện nay của khách sạn Hoa Sim

Một vấn đề đáng được quan tâm tại khách sạn Hoa Sim đó là vấn đề đưa hìnhảnh khách sạn đến được với khách hàng Ngày nay, khi một doanh nghiệp nào địnhhướng ra thị trường đều phải đặt hoạt động marketing lên tầm quan trọng hàng đầu.Marketing ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong ngàng kinh doanh dịch vụ nóichung, ngành khách sạn, du lịch nói riêng Chính vì điều này mà khách sạn cần chú ýđến các hoạt động marketing để thu hút nhiều khách đến với khách sạn hơn Từ những

phân tích trên, em nhận thấy rằng nghiên cứu hoạt động marketing thu hút khách du

lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim – Lạng Sơn có ý nghĩa cả về cơ sở lý luận lẫn cơ

sở thực tế để từ những nghiên cứu này khách sạn có thể nâng cao sức cạnh tranh trênthị trường, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có, đồng thờithu hút vốn đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, qua đó thực hiện

Trang 7

các giải pháp marketing thu hút khách nội địa - một thị trường khách tiềm năng củakhách sạn.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Sau một thời gian thực tập tại khách sạn Hoa Sim cùng với quá trình học tập vànghiên cứu tại khoa Khách sạn – Du lịch, trường Đại học Thương Mại, em nhận thấyrằng tập khách nội địa mà khách sạn đang khai thác là chưa thật sự hiệu quả Vấn đềđặt ra đối với khách sạn chính là việc nghiên cứu các giải pháp marketing thu hútkhách du lịch nội địa đến khách sạn trong bối cảnh toàn ngành du lịch đang áp dụngcác biện pháp kích cầu, thúc đẩy thị trường khách nội địa nhằm ngăn chặn sự suy giảmkinh tế do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế Điều này có thể làm tăng lượngkhách đến khách sạn vì hiện nay tất cả các ngành dịch vụ trong kinh doanh khách sạnđều bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng.Bởi vậy đây là vấn đề sẽ nghiên cứu xuyên suốt trong luận văn Làm thế nào để kháchsạn có thể có những giải pháp marketing hiệu quả nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượngkhách du lịch nội địa đến khách sạn?

Bằng quá trình tự nghiên cứu và thông qua sự hướng dẫn của thầy giáo TS

Nguyễn Viết Thái, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim – Lạng Sơn”.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Mục đích tổng quát của việc nghiên cứu là hướng tới việc áp dụng những giáipháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim Từ mụcđích tổng quát đó, luận văn hướng vào những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về các giải pháp marketing nhằm thu hútkhách nội địa đến khách sạn Hoa Sim: Trong thời kỳ nền kinh tế như hiện nay thì quátrình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang bị ảnhhưởng mạnh mẽ, hầu hết các ngành nghề đều có sự giảm sút và đang trên đà đi xuống

Là một trong những ngành kinh tế được coi là mũi nhọn thì ngành khách sạn cũngkhông tránh khỏi sự ảnh hưởng kể trên Đề tài “ Giải pháp marketing thu hút khách dulịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim – Lạng Sơn” hướng vào việc nghiên cứu, phân tíchcác khái niệm, nội dung có liên quan đến hoạt động marketing của khách sạn Hoa Sim

- Đánh giá thực trạng hoạt động marketing thu hút khách nội địa mà hiện naykhách sạn đang sử dụng Qua đó nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra nhữngnguyên nhân tồn tại những nhược điểm của những giải pháp marketing đó Thông quaviệc sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để có đượcnhững kết quả về hoạt động kinh doanh, lượng khách đến tiêu dùng dịch vụ của khách

Trang 8

sạn, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến vớikhách sạn ngày một nhiều hơn.

- Trên cơ sở phân tích những quan điểm, định hướng phát triển đề xuất các giảipháp marketing và các kiến nghị đối với các cơ quan trong ngành du lịch nhằm tăngcường thu hút khách nội địa đến khách sạn Hoa Sim trong thời gian tới

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài có thể tiếp cận dưới nhiều hình thức nhưngtrong luận văn, tác giả chỉ tiếp cần theo góc độ marketing Đó là việc nghiên cứu cáchoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Hoa Sim

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tế khách quan tại khách sạnHoa Sim trên cơ sở những điều tra phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm tình hình thực tếtại khách sạn Hoa Sim

- Về thời gian nghiên cứu: Thời gian để nghiên cứu giải pháp marketing nhằmthu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Hoa Sim được xem xét từ năm 2009 đếnnăm 2010 và những năm tiếp theo

- Về thị trường nghiên cứu: Các biện pháp marketing được các khách sạn đưa ranhằm thu hút khách du lịch không những đến khách sạn nghỉ ngơi mà còn sử dụng cácdịch vụ bổ sung mà doanh nghiệp trực tiếp cung cấp Với đề tài này thì thị trườngkhách là khách du lịch nội địa

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài các phần: lời cảm ơn, mục lục, danh mục các bảng biểu, tài liệu thamkhảo và các phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing thuhút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạtđộng Marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim

Chương 4: Các kết luận và đề xuất về hoạt động Marketing thu hút khách dulịch nội đại đến khác sạn Hoa Sim

Trang 9

CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG

KINH DOANH KHÁCH SẠN 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn

2.1.1.1 Khách sạn

Khi con người rời khỏi nơi cư trú của mình đến một nơi khác thì nhu cầu cơ bảncủa họ là sự nghỉ ngơi, ăn uống, những người đi du lịch thường lựa chọn khách sạn lànơi để thỏa mãn nhu cầu đó Khách sạn là cơ sở lưu trú được coi là phổ biến đối với tất

cả các khách du lịch Trong du lịch thì khách sạn chính là loại hình lưu trú cơ bản nhất,cùng với sự phát triển của ngành du lịch trong những năm vừa qua thì ngành kinhdoanh du lịch cũng có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng đa dạng, từ nhữngkhách sạn cao cấp năm sao mang đẳng cấp quốc tế đến các khách sạn phổ thông, từkhách sạn có quy mô nhỏ đến các khách sạn có quy mô lớn, từ các khách sạn hoạtđộng một cách độc lập đến các khách sạn thuộc các tập đoàn kinh tế lớn của các quốcgia có nền kinh tế phát triển mạnh Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khách sạn

Theo một nghĩa rộng, thuật ngữ ngành khách sạn có thể đề cập cho bất kỳ nhómnào tham gia vào du lịch, giải trí, vận chuyển hoặc cung cấp nơi nghỉ qua đêm, baogồm các tuyến du ngoạn bằng tàu thủy, hàng không, xe lửa, các công ty cho thuê ô tô

và các công ty lữ hành Ngành lưu trú được tạo nên bởi các doanh nghiệp cung cấp nhà

ở tạm thời để cho thuê Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về khách sạn như sau:

“Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lờibằng việc cho thuê các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách hàngghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ (có thể kéo dài đến vài tháng nhưng ngoạitrừ việc cho lưu trú thường xuyên) Cơ sở đó có thể bao gồm các dịch vụ ăn uống,vuichơi giải trí, các dịch vụ cần thiết khác.” (TS Bùi Xuân Nhàn – Giáo trình marketing

du lịch – Đại học thương mại)

2.1.1.2 Kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là kinh doanh sự lưu trú và các dịch vụ có liên quan đến

sự lưu trú của khách hàng Kinh doanh khách sạn có mối quan hệ mật thiết với kinhdoanh lữ hành nhưng nó cũng mang tính độc lập tương đối, điều này thể hiện ở chỗkinh doanh khách sạn chính là phục vụ lưu trú cho khách du lịch và các đối tượng cónhu cầu lưu trú nhưng không phải đi du lịch như khách công vụ, buôn bán

Kinh doanh khách sạn được định nghĩa như sau: “Kinh doanh khách sạn là việcsản xuất, trao cho khách hàng những hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ về

Trang 10

chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí phù hợp với mục đích, động cơ của chuyếnđi”.

Trong kinh doanh khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Chính vì vậy sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợpcủa sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên, đó là hai yếu tố đóng vaitrò quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn

* Đặc điểm của kinh doanh khách sạn

- Kinh doanh khách sạn nói chung là công việc diễn ra quanh năm, tuy nhiêncũng giống như du lịch, kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ tương đối rõ rệt

- Kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phức tạp về quản lý, luôn tạo cho ngườiđiều hành những thách đố nhiều mặt và không bao giờ chấm dứt

- Về lĩnh vực hoạt động, khách sạn là hỗn hợp các loại kinh doanh khác nhau,thực hiện chức năng khác nhau, cần các kiến thức khác nhau, quan điểm, hạng ngườikhác nhau nhưng có cùng một mục đích chung là phục vụ nghiêm túc, chu đáo nhu cầucủa khách

- Khả năng không thể lường trước đươc khó khăn trong quản lý do khách vànhân viên gây ra

- Cần giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng với phương châm phục vụ kịpthời và có chất lượng

- Do đặc điểm của sản phẩm khách sạn chủ yếu là các dịch vụ nên vai trò củatừng nhân viên trong việc chào bán, giới thiệu các dịch vụ cho khách có ý nghĩa rấtquan trọng giúp khách thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và bán được nhiều dịch vụ hơn

- Về môi trường kinh doanh, kinh doanh khách sạn luôn phải đương đầu với sựcạnh tranh cao do việc đầu tư, xây dựng quá nhiều khách sạn dẫn đến cung vượt cầulàm cho cạnh tranh trở nên gay gắt, khả năng sinh lợi thấp

2.1.2 Khái niệm khách du lịch và khách du lịch nội địa

2.1.2.1 Khách du lịch

Khách du lịch là người tìm kiếm các kinh nghiệm, thỏa mãn về vật chất haytinh thần khác nhau thông qua chuyến du lịch Bản chất của du khách sẽ xác định nơiđến du lịch, lựa chọn các hoạt động tham gia và thưởng thức

Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Khách du lịch là những người đi dulịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận được thu nhập ở nơiđến”

Theo UNWTO (tổ chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người rời khỏi nơi

cư trú thường xuyên của mình trên 24h với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mụcđích kiếm tiền”

Trang 11

2.1.2.2 Khách du lịch nội địa:

Theo luật du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam

và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”

Theo UNWTO: “Khách du lịch nội địa là những người đang sống trong mộtquốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thườngxuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm vớicác mục đích khác nhau ngoài hoạt động được trả lương nơi đến”

2.1.3 Khái niệm hoạt động Marketing trong kinh doanh khách sạn

* Khái niệm Marketing

Theo Philip Kotler: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính khoa học,nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thôngqua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”

Theo Alastair M.Morrison thì quan niệm về marketing khách sạn như sau:

“Marketing là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó bộ phận marketing của cácdoanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểmsoát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng vàđạt được những mục tiêu của công ty, của cơ quan quản lý đó”

Ngoài ra, marketing còn được định nghĩa như sau: “Marketing là nhận diện vàthỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bằng cách cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụthông qua các quá trình trao đổi đôi bên cùng có lợi”

* Sự khác biệt của marketing du lịch

Các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn, du lịch có những đặc trưng mà cácngành dịch vụ khác không có Có tám khác biệt cụ thể trong các dịch vụ của ngành là:

- Thời gian tiếp cận của khách với các dịch vụ của du lịch thường ngắn, có ítthời gian để tạo ấn tượng tốt với khách hàng Các sản phẩm không thể bảo hành được,khách không thể đổi dịch vụ được vì bản chất vô hình của chúng

- Hấp dẫn mua dựa trên khía cạnh tình cảm nhiều hơn do các sản phẩm kháchsạn, du lịch được tiêu dùng và sản xuất diễn ra đồng thời, luôn có sự tiếp xúc trực tiếpgiữa người và người

- Chú trọng nhiều hơn trong việc quản lý các bằng chứng vật chất Bằng chứngvật chất trong ngành du lịch bao gồm: giá, truyền thông và những thông tin truyềnmiệng của khách hàng Do tính vô hình của dịch vụ khách sạn, du lịch nên các bằngchứng hữu hình trở nên hết sức quan trọng

- Nhấn mạnh hơn về hình tượng và tầm cỡ của khách sạn, của điểm đến du lịch

do khách thường mua dựa trên yếu tố tình cảm nhiều hơn

Trang 12

- Đa dạng và nhiều kênh phân phối hơn Hơn nữa các trung gian trong ngànhtác động rất nhiều đến quyết định mua của khách Họ được coi như những chuyên giatrong bán hàng.

- Sự phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty bổ trợ Bản chất của sản phẩm du lịch

là một sản phẩm tổng hợp, khách du lịch đánh giá tổng thể chất lượng sản phẩm thểhiện qua các tổ chức, các đơn vị có liên quan Nếu có một khâu nào đó có chất lượngkém sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại

- Do đặc điểm đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng của các sản phẩm kháchsạn, du lịch nên các dịch vụ trong ngành rất dễ bị sao chép Đây là một thách đố rấtkhó khăn với những doanh nghiệp muốn làm khác biệt các dịch vụ của mình để nângcao tính cạnh tranh

- Sản phẩm khách sạn, du lịch thường có tính thời vụ rõ nét

2.1.4 Một số khái niệm liên quan

* Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là việc chia toàn bộ thị trường của một dịch vụ nào đóthành các nhóm Trong mỗi nhóm có những đặc trưng chung Một đoạn thị trường làmột nhóm hợp thành có thể xác định được trong một thị trường chung mà một sảnphẩm nhất định của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với họ thông qua một số đặctrưng nào đó của các thành viên trong nhóm

* Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là một hoặc một số phân đoạn thị trường được doanhnghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch chọn để tập trung nỗ lực marketing nhằm kinhdoanh có hiệu quả

2.2 Một số lý thuyết về hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn

2.2.1 Đặc điểm và hành vi mua của khách du lịch nội địa

2.2.1.1 Đặc điểm khách nội địa

Bản thân mỗi con người đều tự nhận thức được nhu cầu, mong muốn của mình

Họ đều tự mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mà họ cho là phù hợp với

Trang 13

mình Cầu của khách nội địa thường được định mức trong giới hạn về những quy định

về tài chính của mình

Khách du lịch nội địa thường đi du lịch theo gia đình, người thân hoặc bạn bè.Khách nội địa đi du lịch riêng lẻ còn hạn chế, chủ yếu do mục đích nghỉ dưỡng, nghiêncứu…

Khách nội địa thường đi du lịch vào 2 thời điểm chủ yếu trong năm là du lịchxuân, du lịch lễ hội để tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam,

và một thời điểm mà khách đi du lịch nhiều đó là mùa hè – thời gian nghỉ ngơi, rảnhrồi nhiều

Thời gian lưu trú của khách nội địa thường ngắn, trung bình chỉ khoảng 2-4ngày, điều này tuỳ thuộc vào thời gian chuyến đi của khách với các mục đích khácnhau

2.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách nội địa

a Các nhân tố giao tiếp

- Các yếu tố văn hóa: Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vimua của người tiêu dùng, Người mua mà ở đây cụ thể là khách du lịch chịu ảnh hưởngsâu sắc của nền văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội mà họ được xếp vào Đối vớiViệt Nam, là một đất nước có nền văn hóa lâu đời với 54 dân tộc anh em, và có tôngiáo đa sắc màu vì thế mà quan niệm tiêu dùng nhất là các sản phẩm du lịch rất đadạng Tuy không có sự phân tầng các tầng lớp xã hội một cách rõ rệt nhưng cũng hìnhthành những xu hướng tiêu dùng khác nhau Từ đó, tạo nên những tập thị trường khách

du lịch rất khác nhau

- Những yếu tố xã hội: Hành vi mua của khách hàng chịu ảnh hưởng của cácyếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò địa vị trong xã hội Kháchhàng khi quyết định mua thường tìm hiểu rất các nguồn thông tin khác nhau và thườngtham khảo ý kiến của những người khác Và đặc biệt là sự phát triển kinh tế- xã hội và

xu hướng luôn muốn khẳng định bản thân mình trong tất cả các hoạt động của conngười khiên việc lựa chọn tiêu dùng cũng được cân nhắc Những điều đó được thể hiệnrất rõ trong tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam

b Các yếu tố cá nhân và tâm lý

- Những yếu tố cá nhân: đó là các yếu tố tuổi tác và chu kỳ sống, nghề nghiệp,hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và ý niệm bản thân

- Những yếu tố tâm lý như: động cơ, nhận thức, tri thức học hỏi, niềm tin vàthái độ, tự nhận thức

Như vậy, cách lựa chọn sản phẩm dịch vụ của một người là kết quả của sự tácđộng qua lại phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, các nhân, tâm lý Có những yếu

Trang 14

tố không chịu ảnh hưởng của người làm công tác marketing nhưng chúng vẫn có lợicho việc phát hiện người mua quan tâm nhiều nhất đến dịch vụ đó Những yếu tố khácchịu ảnh hưởng của người làm công tác marketing và gợi ý cho họ phải phát triểnmarketing-mix như thế nào để người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng.

2.2.1.3 Quá trình quyết định mua của khách nội địa

Quá trình quyết định mua của khách du lịch nội địa là giai đoạn khách phải trảiqua trước và sau khi mua dịch vụ Có 5 giai đoạn trong quá trình mua song không phảilúc nào khách du lịch cũng phải tuân thủ cả 5 giai đoạn đó

+ Ý thức được nhu cầu: Mục đích chuyến đi của khách nội địa thường là thamquan, nghỉ ngơi… Đây chính là động lực thúc đẩy nhu cầu nghỉ ngơi tại các khách sạn

mà khách đến tham quan

+ Tìm kiếm thông tin: Việc tìm kiếm thông tin là rất quan trọng đối với cáckhách nội địa có nhu cầu nghỉ ngơi tại khách sạn vì thông qua các thông tin mang tínhchất sơ bộ đó khách có thể hiểu được phần nào các dịch vụ mà khách sạn cung cấp, từ

đó lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình

+ Đánh giá các phương án: Khách hàng có thể áp dụng các tiêu chuẩn của mình

để đánh giá hoặc áp dụng các tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế do các tổ chức quốc tếquy định, như chất lượng dịch vụ phòng, sự tiện nghi của khách sạn, thái độ phục vụcủa nhân viên các bộ phận trong khách sạn…

+ Quyết định mua hàng: Khách hàng đã biết được những dịch vụ nào của kháchsạn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của mình thì sẽ có ý định mua nhưng quyết định muacủa họ còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác ngoài nhu cầu

+ Đánh giá sau khi mua: Sau khi khách hàng đã sử dụng các dịch vụ mà kháchsạn cung cấp, họ sẽ đánh giá các dịch vụ đó bằng cách so sánh với mong muốn củamình thông qua các thông tin mà khách nhận được từ tất cả các nguồn thông tin khácnhau

2.2.2 Vai trò của hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

Marketing ngày nay càng quan trọng hơn bao giờ hết trong ngành kinh doanhdịch vụ nói chung, ngành khách sạn, du lịch nói riêng Cạnh trạnh ngày càng gay gắt,phân đoạn thị trường với tính phức tạp ngày càng cao, khách hàng ngày càng có kinhnghiệm đã nhấn mạnh hơn vai trò của marketing, cụ thể là:

- Về cạnh tranh: số lượng khách sạn, số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinhdoanh các dịch vụ du lịch ngày càng nhiều, xu hướng hình thành các hệ thống công tyđặc quyền và các tập đoàn hiện diện ở mọi nơi trong ngành Bằng cách dựa vào nguồnlực mạnh, các chương trình quốc gia về du lịch, họ đã tăng sức mạnh marketing và làm

Trang 15

tăng cạnh tranh trong ngành Hơn nữa, quá trình hợp nhất và tích tụ diễn ra thườngxuyên cũng làm cho sức mạnh marketing ngày càng gia tăng.

- Ngày nay các doanh nghiệp không phải chỉ cạnh tranh trong ngành mà cònchủ yếu cạnh tranh với những người ngoài ngành Sản phẩm du lịch không phải là thiếtyếu do vậy khách dễ từ bỏ chuyến đi do kích thích marketing của các ngành khác Mặtkhác, do bị lợi nhuận của ngành khách sạn, ngành dịch vụ du lịch lôi cuốn, nhiều công

ty lớn kinh doanh những lĩnh vực khác cũng chuyển hướng đầu tư vào kinh doanhkhách sạn, du lịch làm cho cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt hơn

- Đối tượng khách hàng và sở thích của họ ngày nay đã thay đổi nhiều Trêntổng thể, thị trường được phân đoạn sâu rộng hơn do nhiều nguyên nhân như nền kinh

tế, công nghệ, những thay đổi văn hóa xã hội và lối sống đòi hỏi các doanh nghiệpkhách sạn, du lịch phải có những sản phẩm thích hợp hơn để thỏa mãn tốt hơn nhu cầucủa họ

- Du khách ngày càng tinh tế và có kinh nghiệm tiêu dùng các dịch vụ trongkhách sạn Họ có đầy đủ thông tin để đánh giá các khách sạn tại nhà qua các chiếndịch quảng cáo, khuyến mại Để được họ chấp nhận đòi hỏi các doanh nghiệp kinhdoanh khách sạn, du lịch phải có các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn và hoạt độngmarketing cũng phải sâu sắc hơn

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn

* Môi trường bên ngoài

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch là nơi màdoanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những mối hiểm họa có thể xuất hiện Nó baogồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động và kết quảthực hiện của doanh nghiệp Những lực lượng này là những lực lượng doanh nghiệpkhông thể khống chế được mà doanh nghiệp phải theo dõi và thích ứng Các doanhnghiệp cần phải nắm được những xu hướng lớn đặc trưng cho môi trường hiện tại Môitrường vĩ mô của doanh nghiệp gồm có sáu yếu tố sau:

- Môi trường dân số: Những người làm marketing trong các doanh nghiệpkhách sạn, du lịch phải quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thànhphố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độhọc vấn, mô hình hộ gia đình cũng như các đặc tính tiêu dùng của các thị trường mụctiêu và cộng đồng tại địa bàn hoạt động

- Môi trường kinh tế: Các doanh nghiệp khách sạn, du lịch đang kinh doanhtrong những thị trường nhất định cần đặc biệt lưu ý tới các chỉ số kinh tế trong đó quantrọng nhất là các nhân tố ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng Sức mua hiện có

Trang 16

phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập hiện có, giá cả, tiền tiết kiệm, tình trạng vay nợ vàkhả năng có thể vay của công chúng trong thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạmphát của nền kinh tế

- Môi trường tự nhiên: Việc phân tích môi trường tự nhiên giúp cho nhữngngười làm công tác marketing biết được các mối đe dọa và cơ hội gắn liền với các xuhướng trong môi trường tự nhiên như sự thiếu hụt nguyên liệu, mức độ ô nhiễm, chiphí năng lượng tăng, việc bảo vệ môi trường

- Môi trường công nghệ: Người làm công tác marketing cần theo dõi các xuhướng phát triển của công nghệ, thích ứng và làm chủ công nghệ mới để phục vụ tốthơn nhu cầu của khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

- Môi trường chính trị: Bao gồm hệ thống luật pháp, bộ máy thực thi luật pháp(các cơ quan quản lý nhà nước) và những nhóm gây sức ép khác co ảnh hưởng đếnquản trị marketing của doanh nghiệp

- Môi trường văn hóa: Những người làm công tác marketing hết sức quan tâmđến việc phát hienj những biến đổi về văn hóa, từ đó có thể dự báo trước những cơ hộimarketing và những đe dọa mới

* Môi trường ngành kinh doanh

- Những người cung ứng: Người cung ứng cho các doanh nghiệp khách sạn, dulịch là những cá nhân, tổ chức đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết để khách sạn,các doanh nghiệp du lịch hoạt động bình thường

- Đối thủ cạnh tranh: Hiểu được tình hình cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh làđiều kiện cực kỳ quan trọng để có thể lập kế hoạch marketing có hiệu quả Các doanhnghiệp cần biết 5 vấn đề về đối thủ cạnh tranh là: Ai là đối thủ của khách sạn? Chiếnlược của họ thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ ra sao? Nhữngthông tin này giúp ích gì cho doanh nghiệp trong hoạch định chiến lược marketing củamình?

- Các trung gian marketing: Do đặc điểm của sản phẩm khách san, du lịch nênrất cần các trung gian marketing, đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành,các khách sạn, các công ty vận chuyển, các nhà tổ chức hội nghị, các đại lý lữ hành,văn phòng du lịch Những người này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếmkhách hàng và bán các sản phẩm khách sạn cho họ

- Công chúng trực tiếp: Hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn, du lịch bịbao bọc và chịu tác động bởi hàng loạt các tổ chức công chúng Họ sẽ ủng hộ hoặcchống lại các quyết định marketing của doanh nghiệp

Trang 17

- Khách hàng: Các doanh nghiệp cần xem xét cả các khách hàng trong quá khứ

và các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Đó chính là những công trình nghiêncứu về tiềm năng thị trường hoặc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới

* Môi trường bên trong

Đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch, các yếu tố bên trong bao gồm:

- Khả năng tài chính: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp khách sạn, du lịch nói chung và việc quyết định ngân sách cho cáchoạt động marketing nói riêng

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Do đặc điểm của sản phẩm khách sạn,dịch vụ du lịch nên việc tạo ra các dịch vụ chất lượng đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹthuật, công nghệ tiên tiến

- Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp Nókhông những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ mà doanh nghiệp kháchsạn, du lịch cung cấp mà còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt khó bắt chước nhất cho cácđối thủ cạnh tranh

- Trình độ tổ chức, quản lý ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình phục vụ làm hài lòng khách

- Trình độ hoạt động marketing cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu luận văn 2 năm trước (2009-2010)

Trong 2 năm 2009 và 2010 đã có rất nhiều sinh viên nghiên cứu và bảo vệthành công các đề tài về giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa Khitìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề của đề tài “Giải pháp marketing thu hút khách dulịch nội địa”, em đã học hỏi được rất nhiều thông tin bổ ích thông qua các bài luận văncủa các anh chị năm trước, bao gồm những đề tài như:

* Năm 2009

- Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa tại nhà sáng tác Đại Lải –Hoàng Minh Giang – K41-B2 Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở nghiêncứu hệ thống lý luận, phân tích thực trạng hoạt động marketing thu hút khách nội địatạo nhà sáng tác Đại Lải, đồng thời đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường thu hút khách nội đia đến với doanh nghiệp

- Giải pháp marketing thu hút khách nội địa của công ty khách sạn Đồ Sơn –Mạc Thị Thư – K41-B3 Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động marketingthu hút khách du lịch nội địa của công ty khách sạn Đồ Sơn đồng thời đề xuất giảipháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến với công ty nhiều hơn

* Năm 2010

Trang 18

- Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Thương Mại– Đào Thị Bích Việt – K42-B7 Đề tài đã đưa ra được hệ thống các khái niệm và một

số lý luận cơ bản về khách sạn, đặc điểm kinh doanh khách sạn, khách du lịch,marketing và chính sách marketing nhằm thu hút khách Thứ hai, đề tài nghiên cứuthực trạng các hoạt động marketing của khách sạn Thương Mại để đưa ra vấn đề đangtồn tại trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hútkhách du lịch nội địa đến với khách sạn Thương Mại

Từ những phân tích trên có thể thấy đề tài về giải pháp marketing thu hút khách

du lịch nội địa chưa được nghiên cứu tại khách sạn Hoa Sim, do vậy mà đề tài: “Giảipháp marketing thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn Hoa Sim – Lạng Sơn”không trùng lặp với những đề tài đã được công bố

2.4 Phân định nội dung hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn

2.4.1 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

2.4.1.1 Phân đoạn thị trường

Việc phân đoạn thị trường là một trong những nguyên tắc cơ bản củamarketing Xuất phát điểm của việc phân đoạn là ở chỗ một doanh nghiệp chỉ có thểluôn luôn làm vừa lòng một số người và đôi khi có thể làm vừa lòng cho tất cả mọingười, chứ không thể luôn luôn làm vừa lòng tất cả mọi người

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành cũng vậy, các kháchsạn, các công ty lữ hành không phải chỉ nhằm thu hút khách trong một thị trườngchung mà cần tuyển chọn cho mình những phân đoạn thị trường nhất định để sử dụngnhững nỗ lực marketing của mình kinh doanh có hiệu quả

* Các tiêu thức phân đoạn

+ Phân đoạn theo địa lý: Có thể chia thị trường thành các nhóm khách hàng cócùng vị trí địa lý vì những người trong cùng một vị trí sẽ có những ảnh hưởng về mặtnào đó mang tính chất tương tự nhau như về mặt văn hóa, lối sống, thái độ cư xử Hầu hết các phương tiện truyền thông sẽ phục vụ cho các khu vực địa lý nhất định,chính vì vậy mà các thông tin quảng bá cho sản phẩm sẽ được chuyển được đến trựctiếp đối với khách hàng mục tiêu

+ Phân đoạn theo dân số học: Chia thị trường thành các đoạn thị trường theonhững số liệu, thống kê chủ yếu từ những thông tin điều tra dân số bao gồm độ tuổi,giới tính, gia đình, thu nhập

+ Phân đoạn theo mục đích chuyến đi: Chia các thị trường du lịch và khách sạntheo mục đích cơ bản của chuyến đi mà khách định thực hiện, phân đoạn thị trường

Trang 19

sao cho nó đại diện cho một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi quyết định muacủa khách hàng.

+ Phân đoạn theo đồ thị tâm lý: Đồ thị tâm lý là sự phát triển các hình thái tâm

lý học về những lối sống nhất định Lối sống chi phối yêu cầu, cách thức tiêu dùng của

du khách

+ Phân đoạn theo hành vi: Chia các khách hàng theo những cơ hội sử dụng của

họ với những lợi ích được tìm kiếm, địa vị của người sử dụng, mức giá, sự tring thànhvới nhãn hiệu, giai đoạn sẵn sang mua, thái độ với sản phẩm, dịch vụ

+ Phân đoạn theo sản phẩm: Khách hàng thường có mối quan tâm đối vớinhững sản phẩm khác nhau Một phân đoạn gồm những người có cùng mối quan tâmđối với cùng một sản phẩm Tiêu thức này được dùng để phân đoạn cho những doanhnghiệp kinh doanh nhiều loại hình khác nhau (kinh doanh đa ngành), hay các cơ quanquản lý vĩ mô về du lịch

+ Phân đoạn theo kênh phân phối: Là chia các khâu trung gian theo chức năng

và theo những đặc tính chung mà các nhóm chức năng cùng có Có những nhóm chứcnăng nhất định như các đại lý lữ hành, hình thành và điều phối các tour du lịch và cácchuyến đi trọn gói

* Các phương pháp phân đoạn thị trường: Có 3 phương pháp

+ Phương pháp phân đoạn một giai đoạn: Phương pháp này chỉ sử dụng mộttiêu thức phân loại

+ Phương pháp phân đoạn 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sử dụng tiêu thức cơ bản để phân đoạn thị trường

- Giai đoạn 2: Dùng tiêu thức hỗ trợ để tiếp tục chia nhỏ thị trường+ Phương pháp phân đoạn nhiều giai đoạn: Chọn một cơ sở phân đoạn cơ bản,sau đó sử dụng hai hoặc nhiều hơn các tiêu thức khác để tiếp tục phân đoạn thị trường

2.4.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc phân đoạn thị trường bằng các tiêu thức phân đoạn khác nhau cho phépcác doanh nghiệp có thể đánh giá từng đoạn thị trường và quyết định xem mình sẽ xâmnhập và những phân đoạn thị trường nào có lợi nhất

* Đánh giá các đoạn thị trường

Để đánh giá các đoạn thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần xem xét các yếu

tố sau:

+ Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường

+ Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của đoạn thị trường

+ Mục tiêu và nguồn tài chính của công ty

* Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Trang 20

+ Tập trung vào một đoạn thị trường

+ Chuyên môn hóa có chọn lọc

+ Chuyên môn hóa sản phẩm

+ Chuyên môn hóa thị trường

+ Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh Sựkhác biệt này càng khác xa nhau càng tốt

+ Truyền tải được những sự khác biệt đã tạo rat ring các tuyên bố về vị thế vàcác mặt khác của marketing mix đến các thị trường mục tiêu

+ Thực hiện tốt những gì mà các doanh nghiệp đã hứa với khách hàng tiềmnăng của mình

* Các phương pháp xác định vị thế

+ Xác định vị thế dựa trên những nét đặc trưng của sản phẩm, ở đây cần xácđịnh mối liên quan trực tiếp giữa các mặt nổi trội của sản phẩm và các lợi ích mà cáckhách hàng mong đợi

+ Xác định vị thế dựa trên lợi ích, giải pháp hoặc nhu cầu, gắn giữa các lợi íchvới các giải pháp mà khách hàng có thể lựa chọn, hoặc tạo sự liên hệ gần gũi tới nhucầu và các vấn đề liên quan

+ Xác định vị thế theo trường hợp sử dụng cụ thể của khách hàng

+ Xác định vị thế đối với các nhóm khách hàng khác nhau

+ Xác định vị thế đối trọng với các sản phẩm khác

+ Xác định vị thế bằng tạo sự khác biệt cho sản phẩm

2.4.3 Các chính sách Marketing-mix nhằm thu hút khách

Trang 21

Sau khi doanh nghiệp lựa chọn được cho mình một hoặc một số đoạn thị trườngmục tiêu thì bước tiếp theo của quá trình marketing chính là việc doanh nghiệp xâydựng và áp dụng các chính sách marketing cho đoạnthị trường mục tiêu đó để nhằmđạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp Trong marketing khách sạn du lịch thì cácchính sách marketing đó chủ yếu thể hiện qua chính sách 7P của doanh nghiệp cụ thểlà: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, lập chương trình và tạo sản phẩmtrọn gói, quan hệ đối tác.

Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing củadoanh nghiệp, nó có vai trò định hướng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tung sản phẩm vàothị trường để thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hang trong thời kỳkinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp có thể được xây dựng dựa trên các yếu

tố sau: Chiến lược và phương án kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường,khả năng của doanh nghiệp

* Nội dung của chính sách sản phẩm: Nội dung của chính sách sản phẩm sẽ baogồm xác định kích thích tập hợp sản phẩm dịch vụ và phát triển sản phẩm mới

+ Xác định kích thích tập hợp sản phẩm bao gồm xác định các thông số sau:

- Xác định bề rộng: Là tổng số chủng loại dịch vụ có trong danh mục sản phẩmcủa doanh nghiệp

- Xác định chiều dài: Là tổng số các loại dịch vụ của các chủng loại dịch vụ đó

- Xác định chiều sâu: Là mức độ cụ thể hóa các loại dịch vụ thành các phương

án kinh doanh tương ứng với các chiến lược khác nhau

- Xác định mức độ đồng nhất: Nghĩa là sự gần gũi, thống nhất, giống nhau giữacác sản phẩm

+ Phát triển sản phẩm mới:

Phát triển sản phẩm mới là tất yếu vì nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi đòihỏi doanh nghiệp cần đáp ứng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắttrên thị trường và nhu cầu tất yếu thay thế các sản phẩm đã lỗi thời

Chính sách giá

Chính sách giá trong doanh nghiệp cực kỳ quan trọng, nó là chính sách duynhất tạo ra doanh thu và quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Vì thế để quyết địnhgiá một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp cần quan tâm một cách đầy đủ và có cáinhìn bao quát trong việc xem xét tất cả các vấn đề về giá cả, tỷ giá, chiết khấu…

Trang 22

Khi định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp thì các nhà làm marketing thườngquan tâm tới những mục tiêu sau:

- Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu này thường được đặt ra đối với các doanhnghiệp có uy tín lớn, chất lượng dịch vụ tốt và giá thường cao hơn mức trung bình củacác doanh nghiệp cùng hạng

- Chiếm lĩnh thị trường: Giai đoạn đầu của việc thâm nhập thị trường thì doanhnghiệp cần có một chỗ đứng an toàn, vì thế doanh nghiệp chọn giải pháp đặt giá ngangbằng hoặc thấp hơn mức trung bình để tiếp cận thị trường, tuy nhiên mức giá đó sẽthay đổi để đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp

- Dẫn đầu chất lượng: Đối với những doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ của

họ đạt mức chuyên nghiệp hoặc có những nét riêng biệt độc đáo thì giá của họ thườngrất cao

- Mục tiêu tồn tại: Với những doanh nghiệp mà đang ở vào thời kỳ suy thoái, sẽchọn cho mình cách đặt giá để đảm bảo tồn tại, do đó giá thường thấp hơn nhiều so vớimức thông thường và duy trì trong một thời gian ngắn

* Xác định khung giá cho sản phẩm: Khung giá của sản phẩm thường được xácđịnh theo 3 phương pháp là:

- Khung giá kín: Là giá có giới hạn tối thiểu và giá tối đa

- Khung giá hở: Là giá giới hạn giữa tối thiểu và tối đa

- Khung giá thoáng: Quyết định một mức giá nhất định

 Chính sách phân phối

Phân phối chính là việc đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mà họ cónhu cầu ở những thời điểm, thời gian, chất lượng, chủng loại, mong muốn Hay nóicách khác, nó chính là phương hướng thể hiện các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa sảnphẩm và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng đảm bảo 5 đúng và yếu tố văn minhphục vụ

Các thành viên tham gia vào kênh phân phối sản phẩm dịch vụ: bao gồm nhàcung cấp (khách sạn, nhà hàng), các trung gian phân phối (đại lý và công ty lữ hành,trung gian khác), và khách du lịch

Đối với các doanh nghiệp khách sạn có thể sử dụng các kênh phân phối sau:

- Các doanh nghiệp là người sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng (dịch vụ tưvấn, khách đến khách sạn thuê phòng ) kênh không cấp Đối với các du lịch nội địakhách hàng thường mua trực tiếp các phần chính của một chương trình du lịch như: đặtphòng trực tiếp và tự thuê phương tiện vận chuyển

- Các doanh nghiệp qua một đại lý bán lẻ đến người tiêu dùng: đại lý du lịchlàm trung gian cho khách sạn, các hãng hàng không, các hãng du lịch

Trang 23

- Các công ty quảng cáo làm môi giới cho lượng sản phẩm khách sạn du lịchqua lượng thông tin cung cấp

- Dịch vụ mang hàng đến tận nhà theo hợp đồng và miễn phí (thức ăn nhanh,dịch vụ xe bus và giặt khô )

- Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán buôn (nhà điều hành du lịch) sau

đó người bán buôn thông qua các nhà bán lẻ (đại lý du lịch) để bán cho khách hàng

 Chính sách xúc tiến

Là hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích hướng vào việc chào hàng,chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận thống nhất giữa doanh nghiệp và các kháchhàng tiềm năng của doanh nghiệp đó

Khi tiến hành công tác xúc tiến, các doanh nghiệp du lịch thường sử dụng cáccông cụ của xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cánhân, marketing trực tiếp

Quảng cáo: Là hình thức khuếch trương giới thiệu sản phẩm ý tưởng, hàng hóa

và dịch vụ phi cá nhân do một công ty trả tiền

Khuyến mại (xúc tiến bán): Là việc áp dụng hình thức giảm giá trong một thờigian ngắn nhằm tăng khả năng bán hàng

Quan hệ công chúng: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu

về hàng hóa, dịch vụ hay uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tintức có ý nghĩa thương mại và miễn phí

Bán hàng cá nhân: Là sự giới thiệu về hàng hóa và dịch vụ của người bán quacuộc đối thoại với một hay nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng

Marketing trực tiếp: Là việc sử dụng một hay nhiều công cụ truyền thôngmarketing như quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ để ảnhhưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng

 Chính sách con người

Là chính sách liên quan đến các nhân viên công ty cung cấp dịch vụ cho kháchhàng Chính sách con người trong kinh doanh bao gồm những nội dung như hoạchđịnh, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và đãi ngộ nhân viên,trong đó:

Hoạch định: Là công tác trong đó đề ra nhu cầu, xây dựng các kế hoạch nhân sự

và đề ra biện pháp thực hiện

Tuyển dụng: Là quá trình tạo ra con người ban đầu phục vụ cho quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 24

Bố trí sử dụng: Là việc doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, bố trí sắp xếp họ vào những công việc phù hợp với chuyên mônnghiệp vụ

Đào tạo bồi dưỡng: Là việc doanh nghiệp trang bị cho nhân viên những kỹ năngcần thiết và những kiến thức để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Đánh giá đãi ngộ: Là việc xác định mức độ hoàn thành của nhân viên trên cơ sở

đó xây dựng những chính sách đãi ngộ phù hợp

 Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình

Tạo sản phẩm trọn gói là sự kết hợp các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ ngoại vi

có liên quan thành một chào hàng dịch vụ tổng thế, với mức giá trọn gói

Lập chương trình là sự triển khai các hoạt động, các sự kiện đặc biệt hay nhữngchương trình để gia tăng sự tiêu dùng của khách hàng hoặc làm tăng sự hấp dẫn chosản phẩm trọn gói hoặc dịch vụ khách sạn

Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói có liên quan chặt chẽ với nhau, đóngvai trò quan trọng đối với ngành du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách dulịch trong các chương trình trọn gói, giúp khách sạn đối phó được với vấn đề cân đốicung cầu Những sản phẩm đặc biệt có sức mạnh hấp dẫn của mình đã đem lại một sứchút mới Lập chương trình sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút khách vào lúc trái vụ vàduy trì được sở thích khách hàng

 Quan hệ đối tác

Xu thế hiện nay có nhiều ngành kết hợp với nhau tạo thành một quá trìnhmarketing liên kết Chính sách quan hệ đối tác có vai trò trong việc gắn kết khách sạnvới các đối tác, tạo sự gần gũi giữa khách sạn với chính quyền và dân cư địa phương.Góp phần cho việc cung cấp dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh nhất và thuậnlợi nhất

Khi xây dựng các quan hệ đối tác doanh nghiệp cần xem xét đến các nỗ lực hợptác, các khoản phí tồn và lợi ích tài chính lâu dài mà các cố gắng đó đem lại trongtương lai

Trang 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN HOA SIM 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những thông tin nguyên gốc mà các điều tra viên và cácnghiên cứu viên tự điều tra trên thị trường để thu thập thông tin phục vụ trực tiếp chomục đích nghiên cứu

Có nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu thứ cấp tuy nhiên trong phạm vinghiên cứu của đề tài sử dụng 2 phương pháp cơ bản là: Phương pháp điều tra vàphương pháp phỏng vấn

* Đối với phương pháp điều tra

Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi có liên quan đến hoạt động marketing thuhút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim, được thể hiện trong phần phụ lục 01:Phiếu điều tra ý kiến khách hàng

- Đối tượng điều tra: khách du lịch nội địa tại khách sạn Hoa Sim

- Thời gian điều tra: phát phiếu ngày 4/4/2011, thu phiếu về ngày 25/4/2011

- Số phiếu phát ra là 30 phiếu, thu về 30 phiếu

* Đối với phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý sử dụng một biên bảnphỏng vấn bao gồm các câu hỏi về chính sách marketing nhằm thu hút khách du lịchnội địa đến khách sạn Hoa Sim, được thể hiện trong phần phụ lục 02: Biên bản phỏngvấn

- Đối tượng phỏng vấn: giám đốc và phó giám đốc khách sạn

- Thời gian phỏng vấn: ngày 26/4/2011

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn và được tập hợp trước nhằm phục vụcho mục tiêu dự án khác đang tiến hành Dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp

* Đối với dữ liệu bên trong doanh nghiệp

Khai thác tối đa nguồn bên trong khách sạn Cụ thể đó là các số liệu mà kháchsạn cung cấp như: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và năm 2010, cơ cấulượng khách nội địa đến với khách sạn trong năm 2009, 2010

* Đối với dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp

Trang 26

Tìm kiếm nguồn dữ liệu bên ngoài Có thể thu thập từ cơ quan nhà nước, các tổchức marketing cho tuyến điểm du lịch, sách báo, tạp chí du lịch

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Là quá trính xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được, rút ra các phát hiệnnghiên cứu tại địa điểm cần phân tích Sau đó tiến hành phân loại, tổng hợp thông tinthông qua các bảng biểu, Qua quá trình phân tích dữ liệu rút ra được những kết luậncần thiết và là cơ sở cho quá trình đưa ra các hướng giải quyết vấn đề tốt hơn

Để phân tích dữ liệu có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: Phươngpháp tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp đánh giá

Phương pháp tổng hợp, so sánh bao gồm các quá trình tổng hợp các kết quảđiều tra, phỏng vấn về hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạnHoa Sim, tổng hợp những số liệu về số lượng khách nội địa đến khách sạn, so sánh kếtquả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2009 - 2010

Phương pháp thống kê bao gồm quá trình thống kê kết quả phiếu điều tra khách

du lịch nội địa tại khách sạn Hoa Sim

Phương pháp đánh giá: Qua những dữ liệu thu thập được (sơ cấp và thứ cấp)đưa ra những nhận xét về những gì mà khách sạn Hoa Sim đã đạt được và những tồntại trong hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa từ đó đưa ra giải pháp vàkiến nghị nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến khách sạn ngày càng nhiều hơn

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động Marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim

3.2.1 Giới thiệu chung về khách sạn

3.2.1.1 Thông tin chung

Tên giao dịch: Khách sạn Hoa Sim

Địa chỉ : số 1A Nguyễn Thái Học, phường Chi Lăng, thành phố Lạng SơnĐiện thoại : 025.3812008

Email : kshoasim@yahoo.com.vn

hoasim@tocolimex.comWebsite : http://www.tocolimex.com/

Khách sạn Hoa Sim là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần du lịch và Xuất nhậpkhẩu Lạng Sơn – một công ty có vị thế quan trọng trong việc phát triển du lịch của tỉnhLạng Sơn Địa thế khách sạn nằm ở ngay trung tâm thành phố giáp bờ Nam sông KỳCùng, trên trục đường Nguyễn Thái Học, phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, nơitập trung các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương Xứ Lạng: Chùa Tiên, Thành

Cổ, Chùa Thành, bến đá Kỳ Cùng, đền Cửa Đông, Cửa Nam, động Tam Thanh, Nhị

Trang 27

Thanh, nàng Tô Thị… , cách chợ Đông Kinh 600m, cách chợ đêm 1000m, được côngnhận là khách sạn 2 sao với 59 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi như hệ thống truyền hìnhcáp, điện thoại liên lạc quốc tế, internet, dịch vụ karaoke vũ trường, dịch vụ hội trường

để tổ chức hội thảo và hệ thống nhà hàng với sức chứa 800 khách cùng một lúc sẵnsàng phục vụ, tiệc ngồi, tiệc đứng, các món ăn Âu, Á và các món đặc sản xứ Lạng cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình sẽluôn đem đến cho quý khách cảm giác hài lòng thoải mái, tự tin và ấn tượng Từ đây

du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ, uy nghi của núi rừng xứ Lạng và sự pháttriển của thành phố Lạng Sơn đang từng ngày khởi sắc

3.2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của khách sạn

Kinh doanh lưu trú

Khách sạn có tổng số phòng là 59, các phòng được trang bị đầy đủ các thiết bịtiện nghi, hiện đại theo đúng tiêu chuẩn 2 sao Khách sạn có nhiều phòng với mức giákhác nhau để khách có thể tùy ý lựa chọn

Kinh doanh ăn uống

Nhà hàng được trang trí lịch sự và ấm cúng, phục vụ khách 3 bữa chính: sáng, trưa,tối, khách hàng có thể thưởng thức các món ăn Châu Âu, Châu Á và đặc sản dân tộc

do những đầu bếp đầy kinh nghiệm chế biến

Kinh doanh các dịch vụ khác

- Dịch vụ giải trí: hát karaoke, massage, vũ trường…

- Dịch vụ thông tin liên lạc: điện thoại, fax, truyền hình cáp, Internet công cộng

- Dịch vụ môi giới: gọi taxi cho khách, đặt chỗ nhà hàng giúp khách…

- Dịch vụ cần thiết cho khách: báo thức, đổi tiền, giặt là…

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại khách sạn

tân

Trang 28

Để hoạt động có hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp phải tổ chức lao động của mìnhthành những bộ phận cụ thể có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo cho các bộphận làm việc có hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác Khách sạnHoa Sim phân chia chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận như sau:

1 Ban giám đốc khách sạn: gồm 2 phần

Giám đốc khách sạn: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh củakhách sạn, thiết lập quan hệ và thường xuyên nắm thông tin từ các tổ chức năng, dulịch lữ hành, khách hàng

Phó giám đốc khách sạn: trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh kháchsạn và tìm kiếm thị trường

Phó giám đốc nhà hàng: phụ trách kinh doanh về ăn uống, giám sát hoạt độngkinh doanh nhà hàng, tham mưu cho giám đốc tổ chức kinh doanh, quản lý nhân sự

2 Phòng kế toán

Tổ chức và quản lý toàn diện công tác kế toán, tài chính, thống kê, hạch toánthu chi, tài chính, kiểm giá… thực hiện báo cáo định kỳ, kiểm tra, kiểm soát tiền, tàisản vật tư và chi tài chính của khách sạn Theo dõi doanh thu hàng ngày của các bộphận, cuối tháng tổng hợp và báo cáo, lập báo cáo quyết toán cuối tháng, quý, nămtheo yêu cầu của ban giám đốc khách sạn, quản lý và phân phối hàng nhập kho đề nghịcủa tổ và bộ phận

3 Bộ phận kinh doanh ăn uống

- Bộ phận nhà hàng

Phối hợp với bộ phận bếp để phục vụ khách khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ

ăn uống của nhà hàng Luôn luôn tìm hiểu phong tục tập quán của khách để nắm rõđược sở thích của từng người, tăng uy tín của nhà hàng

- Bộ phận bếp

Chế biến món ăn theo yêu cầu của khách

Phối hợp cùng nhân viên nhà hàng phục vụ theo yêu cầu của khách nâng caotinh thần trách nhiệm, ý thức nhiệm vụ được giao

4 Bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân trong khách sạn có nhiệm vụ thay mặt giám đốc đón tiếp khách.Khi khách đến hoặc rời khỏi khách sạn nhất thiết đều phải tiếp xúc với nhân viên lễtân

5 Bộ phận buồng

Bộ phận buồng có nhiệm vụ kinh doanh buồng ở, đáp ứng nhu cầu lưu trú chokhách Nhân viên buồng phải được đào tạo về nghiệp vụ buồng, có trình độ giao tiếp,nhiệt tình, chu đáo đối với khách và yêu nghề

Trang 29

6 Bộ phận bảo vệ

Bộ phận bảo vệ có chức năng quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động bảo

vệ trong khách sạn, quản lý và điều hành công tác phòng cháy chữa cháy trong kháchsạn, theo dõi giờ giấc ra vào của nhân viên, phân công lịch làm việc, tham gia công tácđào tạo và đánh giá nhân viên Kiểm tra hàng hóa vật tư của khách

Tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn khu vực khách sạn Bảo

vệ an ninh trật tự trong khách sạn

3.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 – 3 năm gần đây

Trải qua một quá trình phấn đấu kiên trì, khách sạn đã đứng vững và phát triển,

ý chí quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo trong khách sạn đãđược đáp lại bằng những thành tích, kết quả đáng kể sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008, 2009, 2010

của khách sạn Hoa Sim

Nguồn: khách sạn Hoa Sim

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

- Tốc độ tăng trưởng của khách sạn năm sau cao hơn năm trước, giá trị lợinhuận của khách sạn hàng năm đều tăng đáng kể

- Doanh thu của khách sạn đạt mức kế hoạch đề ra, thị trường ngày càng mởrộng và tăng mức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh

Doanh thu của khách sạn năm 2009 là 6.345,682 triệu đồng, tăng 960,753 triêuđồng tương ứng 17,84% so với năm 2008 Năm 2010 doanh thu của khách sạn là7.117,273 triệu đồng, tăng 771,591 triệu đồng tương ứng 12,16% so với năm 2009

Trang 30

Tổng doanh thu của khách sạn tăng lên hàng năm là do khách sạn không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên cơ sởnghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và thế mạnh của doanh nghiệp.

- Công suất sử dụng phòng cũng tăng lên Năm 2008 là 45% năm 2009 tăng lên60% và năm 2010 là 69% Điều này cho ta thấy hàng năm, lượng khách đến với kháchsạn càng đông hơn, cả về khách quốc tế lẫn khách nội địa

Với mong muốn phát triển khách sạn một cách bền vững, xác lập vị thế củamình thì khách sạn Hoa Sim từ trước tới nay luôn xây dựng, định hướng, phát triểncho phù hợp với xu thế của ngành Để thu hút được khách, khách sạn đã giữ vững và

mở rộng thị trường, thị phần trong ngành du lịch, luôn nâng cao năng lực cạnh tranh

3.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing thu hút khách

du lịch nội địa của khách sạn Hoa Sim

3.2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

* Môi trường dân số

Những người làm marketing trong khách sạn luôn quan tâm đến vấn đề dân số

vì đây là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp trong việc thu hút khách du lịch củakhách sạn Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, mô hình hộgia đình của khách du lịch ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình ra quyết định mua của

họ Từ đó quyết định số lượng khách du lịch đến với khách sạn

* Môi trường kinh tế

Suy thoái, lạm phát và thất nghiệp là ba nhân tố môi trường kinh tế có ảnhhưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch Suy thoái kinh tế làm cho lạm phát

và thất nghiệp gia tăng, từ đó người dân ít có tiền để dành cho du lịch, nghỉ ngơi,thương mại mà thay vào đó là chi tiêu cho sinh hoạt Trong bối cảnh nền kinh tế thếgiới khủng hoảng cũng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trựctiếp đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực khách sạn du lịch Trước tình hình đó khách sạn Hoa Sim cũng phải chịunhững ảnh hưởng nhất định Vì thế, khách sạn tăng cường quản lý chi phí, chú trọngđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, không ngừng đào tạo trình độ đội ngũcán bộ, nhân viên để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thu hút khách đếnvới khách sạn và tăng doanh thu

* Môi trường tự nhiên

Tự nhiên là tài sản vô giá đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Kinh doanh dulịch được hiệu quả thì cần phải gần những điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn Kháchsạn Hoa Sim có một vị trí rất thuận lợi – nơi tập trung các di tích, danh lam thắng cảnh

Trang 31

của quê hương xứ Lạng: Chùa Tiên, Thành Cổ, Chùa Thành, bến đá Kỳ Cùng, đềnCửa Đông, Cửa Nam, động Tam Thanh, Nhị Thanh, nàng Tô Thị… nên có điều kiện

để thu hút khách du lịch

* Môi trường công nghệ

Kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đến nâng cao chất lượng dịch vụ Cáckhách sạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của riêng mình bằng công nghệ hiện đại, thỏamãn được nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách các dịch vụ như: internet, thể thao, giảitrí

* Môi trường chính trị:

Chính trị có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhưng nó chi phối đến tổng thể và toàn diện đến kinh doanh du lịch Sự ổn định vềchính trị của Việt Nam là một điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam vì tạo đượcniềm tin cho du khách Điều này được thể hiện rõ khi nhà nước Việt Nam có chínhsách mở cửa thì du lịch Việt Nam cũng bước sang một bước mới, phát triển nhanh hơntạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và khách sạn Hoa Sim nói riêng có điềukiện để phát triển nhanh hơn

* Môi trường văn hóa:

Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của người tiêu dùng.Người mua chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội

mà họ được xếp vào Khách sạn cần rà soát lại các hoạt động của mình để đảm bảochúng đều phù hợp đối với khách hàng, phù hợp với các chuẩn mực văn hóa, giá trịđạo đức của từng nhóm khách hàng; phát triển các dịch vụ của khách sạn mình nhưngvẫn đảm bảo được các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của người dân xứ Lạng

3.2.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành (vi mô)

Tiềm năng phát triển của ngành khách sạn là lý do cơ bản dẫn đến việc cạnhtranh ngày càng gia tăng Sự cạnh tranh mang tính toàn cầu, trước một môi trườngcạnh tranh gay gắt đó, khách sạn Hoa Sim đã xem xét các yếu tố sau:

Trong phạm vi toàn ngành: Các chiến lược đầu tư về du lịch, chiến lược giá cảcủa các khách sạn cùng hạng về chất lượng dịch vụ gây sức ép cạnh tranh cho kháchsạn Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một lợi thế cạnh tranh tuy nhiên cơ sở vật chất kỹthuật của khách sạn Hoa Sim vẫn còn nhiều hạn chế nên khách sạn đang phải cố gắngrất nhiều trong quá trình phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn

Trong phạm vi của khách sạn, khách sạn Hoa Sim có nhiều đối thủ cạnh tranhtrực tiếp như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Vạn Xuân, khách sạn Kim Sơn,khách sạn Nam Kinh Khi xem xét đối thủ cạnh tranh khách sạn thường xem xét vềcác yếu tố sau: Thị trường và khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, về sảnphẩm, giá cả các dịch vụ, để có thể đưa ra được các hoạt động marketing phù hợp

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w