1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất Cột bê tông ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu điện- Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II.DOC

50 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Thực tế cho thấy để đứng vững trên thịtrường, chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điềukiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi ph

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

SẢN PHẨM 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Về mặt lý thuyết

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nềnkinh tế trong khu vực và thế giới, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpngày càng đa dạng và phong phú sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tếcủa nhà nước phải đổi mới, để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế đang phát triển Các doanhnghiệp ngày càng có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế thế giới nhưngđồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trườngmang lại, mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của cácdoanh nghiệp trong nước mà còn của cả các doanh nghiệp nước ngoài

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước như hiện nay, cácdoanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra chocác doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thayđổi để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển Thực tế cho thấy để đứng vững trên thịtrường, chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điềukiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm.Nếu như việc tổ chức và huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sửdụng các nguồn vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, thì việc tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tácquản lý chi phí mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành,nâng cao chất lượng sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng để sảnphẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh với sản phẩmcùng loại của các doanh nghiệp khác Do vậy, kế toán chi phí sản xuất sản phẩm là mộtphần quan trọng của công tác kế toán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tácquản lý của doanh nghiệp nói riêng cũng như quản lý vĩ mô của Nhà nước nói chung

Trang 2

Về mặt thực tế

Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II là một đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Vật liệuXây dựng Bưu điện chuyên sản xuất và cung cấp các loại Cột bê tông như cột thôngtin, cột quân sự để đáp ứng cho nhu cầu của ngành Bưu chính Trong điều kiện nềnkinh tế thị trường hiện nay cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trongngành khiến cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp gặp phải nhiều khó khăn.Trong quá trình thực tập, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Bê tôngBưu điện II và theo kết quả của các phiếu điều tra thu thập được cho thấy rằng công tác

kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp chưa hoàn thiện, còn một số mặt hạnchế cần phải khắc phục Đồng thời qua hai cuộc phỏng vấn bà Đinh Thị Thình – Giámđốc và bà Phạm Thị Hòa- Kế toán trưởng đều nhất trí: kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm là vấn đề quan trọng cần tiến hành nghiên cứu để giúp cho nhà quản lý của Xínghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả haykhông từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm và racác quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Tóm lại chi phí sản xuất là chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong kinhdoanh, về bản thân Xí nghiệp công tác kế toán chi phí sản xuất vẫn còn nhiều mặt tồntại và hạn chế, vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu và phân tích tìm hướng giải quyếtgiúp Xí nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển trongđiều kiện cạnh tranh khốc liệt và tình hình tài chính bất ổn như hiện nay

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chiphí sản xuất sản phẩm, qua thời gian học ở nhà trường cũng như tìm hiểu thực tế côngtác kế toán ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu điện - Xí nghiệp Bê

tông Bưu điện II, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất Cột bê tông ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu điện- Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 3

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất

sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Thứ hai: Khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất

Cột bê tông ở Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II nhằm đánh giá những kết quả đạt được,phát hiện những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất Cột

bê tông ở Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II

Thứ tư : Về bản thân, nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao hiểu biết về công tác kế

toán nói chung, tạo điều kiện hoàn thiện kiến thức phục vụ cho công tác nghề nghiệpkhi ra trường

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu : Kế toán chi phí sản xuất Cột bê tông ở Xí nghiệp Bê tông

Bưu điện II

Không gian nghiên cứu : Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II.

Thời gian : Số liệu kế toán quý 1- năm 2011

1.5 Kết cấu luận văn

Nội dung luận văn gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm

Chương 2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng kế toán

chi phí sản xuất Cột bê tông ở Chi nhánh Công ty CP VLXD Bưu điện – Xí nghiệp Bêtông Bưu điện II

Chương 4 Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất Cột

bê tông ở Chi nhánh Công ty CP VLXD Bưu điện – Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II

Trang 4

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT SẢN PHẨM 2.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Các khái niệm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùngcác yếu tố sản xuất kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động) đểtạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của

xã hội Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp tiêu dùng một bộ phận nguồn lực(phát sinh chi phí), mặt khác doanh nghiệp tạo ra nguồn lực mới dưới dạng sản phẩm,công việc, lao vụ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01 – chuẩn mực chung thì “chi phí làtổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làmgiảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phảitiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp thương mại” của Trường Đại học Thươngmại thì chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí màdoanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống và laođộng vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền Trong đó, chi phí

về lao động sống được hiểu là sức lao động được biểu hiện bằng tiền công, tiền lươngphải trả cho người lao động Còn chi phí về lao động vật hoá là các chi phí về tư liệulao động và đối tượng lao động như chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí khấu haoTSCĐ, chi phí công cụ dụng cụ…

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu Chi phí

là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần

Trang 5

thiết cho quá trình sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh Do vậy,không phải mọi khoản chi trong kỳ hạch toán đều được tính vào chi phí sản xuất màchi hạch toán vào chi phí sản xuất những hao phí về tài sản và lao động có liên quanđến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơnthuần các loại vật tư, tài sản… của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì

từ chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá, tài sản,…), chi tiêucho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,…) đến chi tiêucho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ,…)

Như vậy có thể thấy chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mốiquan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, nếu không có chi tiêu sẽkhông có chi phí Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khácnhau về thời gian, có những khoản chi tiêu trong kỳ này nhưng chưa được tính vào chiphí (chi mua nguyên vật liệu nhập kho nhưng chưa sử dụng), có những khoản chi phítính vào kỳ này những thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước) Nguyên nhân của sựkhác biệt giữa chi phí và chi tiêu là do sự khác biệt về đặc điểm, tính chất vận động vàphương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu

kỹ thuật hạch toán chúng

2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

2.1.2.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành các yếu tố khác nhau mà mỗi yếu

tố chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đóphát sinh ở đâu và mục đích, công dụng của chi phí đó như thế nào Toàn bộ các chiphí được chia thành các yếu tố sau:

Chi phí nguyên vật liệu gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ … mà doanh nghiệp đã sử dụng cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho vàphế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực)

Trang 6

Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã

hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí côngđoàn (KPCĐ) mà doanh nghiệp phải chịu

Chi phí về khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ số khấu hao tài sản cố định

phải trích của tất cả các tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho

các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, bưu phí … phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí khác dùng vào sản xuất, ngoài

bốn yếu tố trên

Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tíchđánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất Ngoài ra, nó còn giúp cho việclập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cungcấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, kếhoạch quỹ lương và tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau đồng thời cung cấp tàiliệu để tính toán thu nhập quốc dân

2.1.2.2 Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này, ý nghĩa các bộ phận chi phí trong giá thành sản phẩm

khác nhau thì được xếp riêng theo ba khoản mục sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phần này bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…tiêu hao trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp gồm chi phí về tiền công, phụ cấp và các khoản tríchtheo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Chi phí sản xuất chung

Trang 7

Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất có chức năngphục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm.

Cách phân loại căn cứ vào mục đích và công dụng phục vụ tốt cho công tác quản lýchi phí sản xuất: cung cấp số liệu cho kế toán tính giá thành sản phẩm, phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sảnxuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau đồng thời còn giúp cho việc xâydựng kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Nhược điểm củaphương pháp này là mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mụcđích, công dụng mà không phân biệt chi phí đó có nội dung như thế nào

2.1.2.3 Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

Theo cách này, chi phí sản xuất được phân thành các loại:

Chi phí khả biến (biến phí)

Biến phí là những chi phí mà tổng số hoặc tỷ lệ so với khối lượng công việc hoànthành thay đổi (khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành tăng thì tổng chi phí tăng

và ngược lại) nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì không đổi Chẳng hạn, như:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp

Chi phí bất biến (định phí)

Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng, công việchoàn thành nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc hoàn thành thì lại thayđổi Chẳng hạn: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng…Trong chiphí sản xuất chung phần lớn là định phí

Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho việcxem xét cách ứng xử từng loại chi phí, phân tích điểm hoà vốn, phục vụ việc ra quyết

Trang 8

định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh Mặtkhác, giúp việc xác định kết quả trong báo cáo bộ phận để ra các quyết định quản lý.

2.1.2.4 Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia ra làm hai loại:

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản

xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định Những chi phí này kế toán có thểcăn cứ vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất nhiều loại

sản phẩm, nhiều công việc Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho cácđối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp

và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý

2.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm

2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

2.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung

Theo chuẩn mực, chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trongquá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức… Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền

và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị

Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong

Trang 9

tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí nàyphải xác định được một cách đáng tin cậy

Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuânthủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

2.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toánhàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giátrị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháptính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghinhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phảilập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đãlập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho,sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuấtchung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trườnghợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm naynhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán nămtrước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinhdoanh Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyêntắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu

2.2.1.3.Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đốivới tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghinhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị

Trang 10

sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm

cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn

sàng sử dụng thì được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các chi phí phát sinh saughi nhận tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phínày chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chiphí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ

Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặcduy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩnban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Số khấu hao của từng kỳ của TSCĐ hữu hình được hạch toán vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như:Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộphận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ

vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc

tự chế các tài sản khác

2.2.1.4.Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tàisản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xácđịnh giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghinhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi

sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận làTSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Trang 11

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhưngkhông được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanhnghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảngcáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phícho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong thời gian tối đa không quá 3 năm.

Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải đượcghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điềukiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình:

+ Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tươnglai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

+ Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một tài sản cố định vôhình cụ thể

2.2.1.5.Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đốivới chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào CPSX, kinh doanh trong kỳ; vốnhoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặcsản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đếncác khoản vay của doanh nghiệp Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá

Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặcsản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường Khi đó chi phí đi vay phátsinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xâydựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục

Trang 12

2.2.2 Vận dụng các quy định của VAS về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho (01 - VT): phiếu nhập kho do kế toán hay người phụ trách viết

khi có hàng hóa vật tư nhập kho Phiếu nhập kho cung cấp trị giá hàng tồn kho nhậptrong kỳ, là cơ sở để tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Phiếu xuất kho (02 - VT): phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh vật tư, bộ phận

quản lý hoặc bộ phận kho lập khi có nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Phiếuxuất kho lập thành 3 liên: liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 thủ kho giữ ghi thẻ kho,liên 3 do người nhận hàng giữ

- Hóa đơn GTGT (01GTGT- 3LL): hóa đơn GTGT liên màu đỏ nhận từ bên cung

cấp hàng hóa, dịch vụ bao gồm: tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, số tiền.Hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho phải đảm bảo trùng khớp các thông tin

- Bảng chấm công (01- LĐTL): bảng chấm công do các phân xưởng, bộ phận tiến

hành chấm công lao động hàng ngày Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công, kế toántính lương và BHXH cho nhân viên

- Bảng thanh toán tiền lương (02- LĐTL ): cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ liên

quan, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng và giám đốcduyệt và làm căn cứ để chi trả lương cho người lao động

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11-LĐTL): cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng

hợp thanh toán tiền lương để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho từng bộ phận

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06- TSCĐ) : phản ánh số khấu hao TSCĐ

phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (07- VT): phản ánh chi phí NVL,

CCDC phân bổ cho từng bộ phận sử dụng, cung cấp số liệu cho kế toán tập hợp chi phí

Trang 13

sản xuất bao gồm NVLTT và chi phí vật liệu, CCDC dùng chung trong phân xưởng đểvào sổ kế toán.

- Phiếu chi (02-TT): do kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ đã chi trả

cho các chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất

a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài… sử dụng trực tiếp choviệc sản xuất chế tạo sản phẩm

Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621-chiphí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đối tượngtập hợp chi phí (phân xưởng , bộ phận sản xuất)

 Kết cấu của TK 621 “ chi phi nguyên vật liệu trực tiếp”:

+ Bên nợ : - Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Trị giá NVL mua đưa thẳng vào sử dụng sản xuất sản phẩm

+ Bên có : - Trị giá NVL không dùng hết được nhập lại kho.

- Kết chuyển trị giá NVLTT thực dùng cho sản xuất vào các tài khoản liênquan để tính giá thành sản phẩm

TK621 cuối kỳ không có số dư

Trình tự kế toán

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ 2.1 (phụ lục 01)

b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Trang 14

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theolương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí.

Tài khoản sử dụng

Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánhchi phí nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm

 Kết cấu của TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”:

+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, tiền

công, các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ

+ Bên có: Kết chuyển CPNCTT vào các tài khoản liên quan để tính giá thành SP.

TK622 cuối kỳ không có số dư

Trình tự kế toán

Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ 2.2 (phụ lục 02).

c) Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến quản lý phục vụ sản xuất thuộcphạm vi phân xưởng và các chi phí sản xuất trực tiếp khác ngoài chi phí NVLTT và chiphí NCTT

Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chiphí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài vàchi phí bằng tiền khác

Tài khoản sử dụng

TK 627- Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm,từng bộ phận , từng giai đoạn sản xuất và được mở tài khoản cấp 2 theo yếu tố chi phí

 Kết cấu của TK 627 “chi phí sản xuất chung”:

+ Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ.

Trang 15

+ Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK liên quan để tính giá thành sản phẩm và

lao vụ dịch vụ

TK 627 cuối kỳ không có số dư

TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2:

+ TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng

+ TK6273: Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng

+ TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

+ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của phânxưởng

+ TK6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng

 TK627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người tathường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực tếcủa công nhân sản xuất sản phẩm

Trình tự kế toán

Chi phí sản xuất chung được hạch toán theo sơ đồ 2.3 (phụ lục 03).

d) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phísản xuất TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cácdoanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phânxưởng, từng giai đoạn gia công chế biến…

Trang 16

 Kết cấu của TK 154 như sau:

+ Bên nợ : Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT,CPSXC) + Bên có :- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Giá thành thực tế sản phẩm chế tạo xong chuyển bán hoặc nhập kho

+ Số dư :(bên nợ) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Trình tự kế toán

Theo sơ đồ 2.4a (phụ lục 04).

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 631- giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ

 Kết cấu của TK 631 như sau:

+ Bên nợ :- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ

+ Bên có :- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154

- Giá trị sản phẩm hoàn thành kết chuyển vào TK 632

TK 631 cuối kỳ không có số dư

Trình tự kế toán

Theo sơ đồ 2.4b (phụ lục 05).

2.2.2.3 Sổ sách kế toán

a) Hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký

Trang 17

chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán)của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từngnghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái sử dụng các sổ:

- Nhật ký sổ cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154

c) Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ

kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

 Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

 Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh

số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng

từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khighi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ sử dụng các sổ:

Trang 18

- Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154

d) Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:

+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tàikhoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154

e) Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đượcthực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toánđược thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp cáchình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trìnhghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quyđịnh

Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế

theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó

Trang 19

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm là một vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệtquan tâm và cũng có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này Trong thời gianlàm luận văn em đã tham khảo các công trình luận văn sau:

Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm quần áo quân phục tại Xí nghiệp

Hoàng Cầu - Công ty may 19/5, Bộ Công an ”(2010) của Lương Thị Thúy -Trường Đại

học Thương mại

+ Về lý luận: Tác giả đã nêu lên những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất

trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại chi phísản xuất, các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Trong nội dung kế toán tập hợpchi phí sản xuất theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tác giả đã đưa ra cácchứng từ kế toán được sử dụng, các tài khoản sử dụng, việc vận dụng tài khoản trongtập hợp CPSX và các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất

+ Về thực tế: Qua phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất tại công

ty, tác giả phát hiện ra những ưu điểm, tồn tại Những ưu điểm trong tổ chức bộ máy kếtoán, hệ thống sổ sách, hệ thống tài khoản và công tác hạch toán chi phí sản xuất phùhợp với yêu cầu quản lý, chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc cơ bản hạch toán chi phí sảnxuất kịp thời, chính xác Những tồn tại của công ty là chưa trích trước tiền lương nghỉphép của CNTTSX dẫn tới biến động lớn về chi phí trong kỳ, phương pháp khấu haođường thẳng chưa phản ánh đúng giá trị hao mòn của TSCĐ…Từ những tồn tại đó tácgiả nêu ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty

Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bông xơ tại công ty cổ phần Bông

Miền Bắc ”(2009) của Nguyễn Thị Điệp - Đại học Thương mại.

+ Về lý luận: Các lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất được tác giả đưa ra bao

gồm: khái niệm, bản chất, phân loại, các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, cácchứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Trang 20

+ Về thực tế: Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản

xuất tại công ty, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được về bộ máy kế toán, sổ sách kếtoán, công tác hạch toán chi phí sản xuất, và việc sử dụng máy vi tính trong công tác kếtoán Bên cạnh đó vẫn có những tồn tại trong hạch toán như TK 627 không mở chi tiếtđến tài khoản cấp 2 nên việc kiểm soát chi phí chưa được chặt chẽ…

Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất dây điện tại công ty TNHH Ngân Xuyến

”(2009) của Ninh Thị Lựu - Trường Đại học Thương mại.

+ Về lý luận: Tác giả nêu ra các lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất sản

phẩm: khái niệm, phân loại chi phí sản xuất, nội dung kế toán chi phí sản xuất theochuẩn mực, chế độ kế toán

+ Về thực tế: Thông qua việc tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công

ty, tác giả đưa ra các kết quả công ty đạt được về bộ máy kế toán, công tác luân chuyểnchứng từ, đồng thời cũng nêu ra một số mặt hạn chế trong hạch toán từ đó đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty

Nghiên cứu các công trình luận văn cùng đề tài đã góp phần giúp em có địnhhướng trong nghiên cứu đề tài về kế toán chi phí sản xuất Từ những hoạt động sảnxuất kinh doanh, yêu cầu tổ chức quản lý khác nhau sẽ có những biện pháp hoàn thiệnkhác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

Thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản lý của Xí nghiệpphân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không,

từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm và đưa ra cácbiện pháp sản xuất kinh doanh phù hợp cho sự phát triển của Xí nghiệp Do đó, việcđánh giá và tính toán chính xác chi phí sản xuất sản phẩm là một công việc hết sứcquan trọng trong công tác kế toán của Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II Xuất phát từ yêucầu trên, đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề về công tác kếtoán chi phí sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp:

Trang 21

+ Về chứng từ: Xác định những chứng từ Xí nghiệp sử dụng trong kế toán chi phí

sản xuất, các yếu tố trên chứng từ có đảm bảo tính pháp lý hay không? Quy trình luânchuyển chứng từ có đảm bảo đúng quy định, phù hợp thực tế ko?

+ Về tài khoản: Xí nghiệp sử dụng tài khoản nào trong kế toán chi phí sản xuất?

Các tài khoản kế toán chi tiết có hợp lý, phù hợp với chế độ cũng như yêu cầu quản lýhay không? Việc vận dụng tài khoản trong hạch toán như thế nào?

+ Về sổ kế toán: Xí nghiệp sử dụng sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp nào? Cơ

sở và trình tự ghi chép đã hợp lý và đúng đắn chưa?

Các thông tin trên sẽ được thu thập thông qua điều tra khảo sát tại Xí nghiệp.Thông qua việc phân tích các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được nhằm đánh giáchính xác, đúng đắn thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất, mong muốn tìm ranhững giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp,phục vụ tốt cho công tác quản lý, đồng thời góp phần vào sự phát triển vững mạnh của

Xí nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Trang 22

CHƯƠNG 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỘT BÊ TÔNG Ở CHI NHÁNH CÔNG TY CPVLXD BƯU ĐIỆN - XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG BƯU

ĐIỆN II 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phương pháp điều tra là phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông quaviệc phát các phiếu điều tra có mẫu đã được thiết kế sẵn

* Mục đích : nhằm thu thập được những thông tin mang tính khách quan về công tác

kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêng của Xí nghiệp

* Trình tự tiến hành:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, phiếu gồm các câu hỏi khác nhau, nội dung đều

liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu, mỗi câu hỏi đều có sẵn các phương án trả lời, đểtạo thuận lợi cho người được khảo sát

Bước 2: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng có hiểu biết về kế toán, nhằm nâng

cao chất lượng của thông tin thu được

Bước 3: Thu lại phiếu điều tra, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả điều tra và tiến hành

xử lý các thông tin thu thập được

* Kết quả thu được

Trong thời gian viết luận văn, em đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với cán bộ,nhân viên ở Xí nghiệp Bê Tông Bưu Điện II, tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu Nội dung

và kết quả 5 phiếu điều tra được tổng hợp ở mục 3.3 ở chương này (Phụ lục 06 - Phiếu

điều tra)

3.1.1.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp vớingười cần khai thác thông tin và đặt ra những câu hỏi dưới dạng két mở Việc này giúp

Trang 23

cho thông tin thu thập được rõ ràng chi tiết hơn., đặc biệt nhờ có sự tiếp xúc trực tiếpnên thông tin thu thập được không bị chệch hướng với nội dung câu hỏi.

* Mục đích: nhằm đa dạng hóa, chi tiết hóa và cụ thể hóa thông tin thu thập được để

phục vụ cho việc nghiên cứu, mà phương pháp điều tra không làm được

* Trình tự tiến hành:

Bước 1: Xác định đối tượng được phỏng vấn để xây dựng các câu hỏi mở mà nội

dung của nó chủ yếu xoay quanh vấn đề kế toán và kế toán chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp cho phù hợp với từng đối tượng

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn với 2 đối tượng: Giám đốc Đinh Thị Thình và Kế

toán trưởng Phạm Thị Hòa – là người có kiến thức cơ bản về tài chính kế toán, có kinhnghiệm, thâm niên trong công việc, và là người hiểu rõ nhất về tình hình của doanhnghiệp mình

Bước 3 : Tổng hợp thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn

* Kết quả thu được

Nội dung và kết quả của cuộc phỏng vấn như sau:

Cuộc phỏng vấn 1: Phỏng vấn Bà Đinh Thị Thình- Giám đốc Xí nghiệp

PV : Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của chi phí sản xuất và

kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp?

TL: Trong công tác quản lý, chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu vô cùng quan

trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn

là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗichu kỳ kinh doanh…Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của cácdoanh nghiệp nói chung và của Xí nghiệp Bê tông Bưu điện II nói riêng, vì đó là conđường chủ yếu làm tăng lợi nhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Do vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩmđược coi trọng đúng mức vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp

Trang 24

PV: Thưa bà, hiện nay Xí nghiệp đang thực hiện trả lương cho công nhân theo hình thức nào?

TL :Hiện nay, Xí nghiệp đang thực hiện trả lương cho công nhân theo hình thức

lương sản phẩm dựa trên ngày công thực tế, đơn giá tiền lương sản phẩm và khối lượngsản phẩm thực tế sản xuất ra trong kỳ Ngoài ra, còn có chế độ khen thưởng thoả đángcho những công nhân làm việc năng suất, hiệu quả, những người có ý kiến sáng tạođóng góp cho sự phát triển chung của đơn vị Việc tính lương và khen thưởng như vậy

có tác dụng khuyến khích công nhân lao động hăng say hơn, có ý thức trách nhiệm caohơn, làm việc hết mình để phấn đấu nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhữngsản phẩm tăng lên cả về khối lượng và chất lượng Đồng thời Xí nghiệp cũng rất quantâm đến đời sống và sức khoẻ của người lao động khi thực hiện trích bảo hiểm chocông nhân và có khoản phụ cấp độc hại cho những người mà công việc yêu cầu phảitiếp xúc trực tiếp với chất gây hại cho cơ thể Nhờ đó, công nhân yên tâm sản xuất, gắn

bó lâu dài với Xí nghiệp

Cuộc phỏng vấn 2:Phỏng vấn Bà Phạm Thị Hòa- Kế toán trưởng Xí nghiệp

PV: Thưa bà, mô hình tổ chức bộ máy kế toán có phù hợp với Xí nghiệp hay không?

TL: Mô hình tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp được xây dựng theo kiểu tập

trung Với mô hình này, các phân xưởng sản xuất chỉ phản ánh số liệu sơ bộ, thu nhận

và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển số liệu về phòng kế toán Xí nghiệp xử

lý Mô hình này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô hoạtđộng tại đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chỉ đạo ở Xí nghiệp

PV: Thưa bà, hiện nay Xí nghiệp mới chỉ ứng dụng phần mềm Excel chứ chưa áp dụng phần mềm kế toán máy vào trong công tác hạch toán kế toán Điều này có gây khó khăn gì trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản phẩm nói riêng tại

Xí nghiệp hay không?

Trang 25

TL : Thực tế tại Xí nghiệp khối lượng công việc của kế toán dồn vào cuối quý rất

nhiều Chính vì vậy, thực hiện kế toán thủ công với sự trợ giúp của phần mềm Exceltrên máy vi tính như hiện nay thì công việc của kế toán nói chung và kế toán tập hợpchi phí sản xuất sản phẩm nói riêng sẽ tương đối vất vả Đặc biệt là vào cuối quý kếtoán phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm, sau đómới chuyển sang các phần hành kế toán khác như kế toán bán hàng, xác định kết quảkinh doanh…

3.1.1.3 Phương pháp quan sát

* Mục đích: Bằng việc tìm hiểu quy trình thực hiện kế toán chi phí sản xuất sản

phẩm tại Xí nghiệp ở tất cả các khâu: lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kếtoán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để thu thập những thông tin liên quan đến công tác

kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất sản phẩm nói riêng tại Xí nghiệp

* Trình tự tiến hành:

Bước 1: Xác định vấn đề, nội dung cần tìm hiểu liên quan đến công tác kế toán chi

phí sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp

Bước 2: Tiến hành quan sát, tìm hiểu quy trình kế toán chi phí sản xuất tại Xí

nghiệp

Bước 3: Tổng hợp kết quả quan sát được.

* Kết quả thu được: được trình bày ở Biểu 3.1- Biểu 3.20 (Phụ lục)

3.1.1.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

* Mục đích : sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn để tiến hành nghiên cứu nhằm thu

thập những thông tin liên quan tới kế toán chi phí sản xuất sản phẩm

* Trình tự tiến hành

Bước 1: Nghiên cứu những chuẩn mực thông tư, giáo trình kinh tế, báo, luận văn

và các tài liệu thu thập được tại Xí nghiệp như các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết vềchi phí sản xuất, các hóa đơn chứng từ liên quan đến kế toán chi phí sản xuất

Bước 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w