1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke

94 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 616,03 KB

Nội dung

Trong triết học của John Locke quan niệm chính trị - xã hội được xem là hạt nhân cơ bản và được đề cập đến trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, tạo tiền đề cho việc xác lập q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ DỊU

QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

CỦA JOHN LOCKE

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ VĂN SỰ

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE 9

1.1 John Locke và bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII 9

1.1.1 Gia đình, trường học và những tác phẩm chính 9

1.1.2 Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị - xã hội của John Locke 12

1.2 Tiền đề lý luận hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke 16

1.2.1 Tư tưởng chính trị - xã hội của Platon, Aristotle và ảnh hưởng của tư tưởng này đến quan niệm chính trị - xã hội của John Locke 16

1.2.2 Tư tưởng chính trị - xã hội trong triết học Tây Âu thời Trung cổ, Cận đại và ảnh hưởng của tư tưởng này đến sự hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke 21

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE 37

2.1 Quan niệm của John Locke về con người và quyền con người 37

2.1.1 Quan niệm của John Locke về con người cá nhân 37

2.1.2 Quan niệm của John Locke về quyền con người 45

2.2 Quan niệm của John Locke về quyền lực nhà nước 57

2.2.1 Quan niệm của John Locke về quyền lập pháp của nhà nước 57

2.2.2 Quan niệm của John Locke về sự giải thể chính quyền dân sự 70 2.3 Những mặt tích cực và hạn chế trong quan niệm chính trị – xã hội của John Locke 76

2.3.1 Những mặt tích cực trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke 76

2.3.2 Những hạn chế trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke 81

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, việc nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử triết học không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn Tuy nhiên, trong một thời gian dài vì những lí do khác nhau, nên ở Việt Nam, phần lịch sử triết học nói chung, lịch sử triết học phương Tây nói riêng không được quan tâm một cách đúng mức Cùng với quá trình đổi mới tư duy lý luận và coi trọng các nền văn hoá khác nhau, nên triết học ngoài Mác xít ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn

Một trong những giai đoạn góp phần không nhỏ cho sự phát triển của lịch sử triết học là thời kỳ Khai sáng ở Tây Âu Đây là thời kỳ mở đầu cho phong trào đề cao sức mạnh, sự sáng tạo, bảo vệ quyền tự do của con người Những tư tưởng này được đề cập trong quan niệm của một số nhà triết học như: Descartes, Spinoza, Hobbes, Locke Đây là những đóng góp quan trọng cho nền triết học nhân loại, nhưng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu liên quan đến các tác giả này còn hạn chế so với thời kỳ

cổ đại hay triết học cổ điển Đức Ngay cả trong giáo trình triết học, phần viết về các triết gia lớn thế kỷ XVII vẫn còn tản mạn, thậm chí chỉ được đánh giá, nhận định trên phương diện nhận thức luận, bản thể luận

Tiếp nối những giai đoạn trước, triết học Tây Âu có một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử triết học nhân loại, nhiều tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc đến giai đoạn sau trong đó có triết học John Locke Ông được coi là người đặt nền móng cho triết học phương Tây về đề cao vai trò của chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của con người, ông đã gợi mở những vấn đề liên quan đến nhà nước pháp quyền John Locke coi việc làm sáng tỏ tố chất con người là cơ sở đi đến khẳng định quyền công dân trong một xã hội mới khi những chướng ngại của chế

Trang 4

độ phong kiến bị gạt bỏ Bằng trải nghiệm thực tiễn, ông đã giải đáp câu hỏi của cuộc cách mạng tư sản về vị trí của con người trong chế độ mới với tư cách là con người tự do

Trong triết học của John Locke quan niệm chính trị - xã hội được xem

là hạt nhân cơ bản và được đề cập đến trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, tạo tiền đề cho việc xác lập quyền tự do bình đẳng của con

người và sau này được các nhà triết học Montesquieu, Rousseau, Stuart Mill, phát triển lên một tầm cao mới Quan niệm chính trị - xã hội của ông ảnh hưởng không chỉ ở Anh, Pháp mà còn ở cả Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu có hệ thống, đánh giá thực chất và ý nghĩa lịch sử quan niệm chính trị - xã hội của John Locke trở lên cấp thiết

Vì lí do trên, tác giả luận văn chọn: "Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke" làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong các tác giả nước ngoài viết về thời kỳ Khai sáng, luận văn tiếp cận được một số công trình dịch ra Tiếng Việt sau:

Công trình Lịch sử triết học và các luận đề của tác giả Samuel Enoch

Stumpt gồm hai phần: phần 1 khái quát lịch sử phương Tây nói chung, phần 2 là tuyển tập các tác phẩm gốc của các nhà triết học phương Tây từ thời kỳ sớm nhất đến thời hiện đại, trong đó triết học Tây Âu thời cận đại được trình bày ở chương 3 với tên gọi: Triết học và sự khai mở thế giới khoa học Trong phần viết về triết học John Locke, tác giả tập trung trình bày những vấn đề về nhận thức, lý thuyết Đạo đức và chính trị Trong đó những vấn đề về nhà nước, quyền tư hữu, chính quyền dân sự, quyền cai trị

là tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài

Cùng với Lịch sử triết học và các luận đề, công trình của tác giả Bryan Magee là một cuốn sách có tầm quan trọng với đề tài Câu chuyện triết học đã trình bày khái quát triết học Tây phương từ các nhà triết học cổ

Trang 5

đại Hy lạp đến các nhà tư tưởng hiện đại, từ Platon đến Augustin, Locke và Nietzcher Bryan Magee đã cho người đọc những kiến thức quý giá, bổ sung thêm về cuộc đời, hoàn cảnh lịch sử đã ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà triết học

Donald Abell (Lưu Văn Hy dịch) đã đưa ra các vấn đề như thuyết tri thức, triết học tôn giáo, siêu hình học, bản ngã cá nhân và sự bất tử triết học chính trị- xã hội, trong đó nhà triết học John Locke được nói đến ở phần

triết học chính trị - xã hội và được khảo sát chủ yếu trong tác phẩm: Khảo luận thứ hai về chính quyền

Ở công trình Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Derrida,

Forrest E Baird đã thể hiện rõ tư tưởng của John Locke qua một số tác phẩm tiêu biểu Tiếp cận với công trình này, người đọc sẽ có những hiểu biết cơ bản về tác phẩm của John Locke trên cơ sở so sánh với một số nhà triết học cùng thời cũng như thấy được sự kế thừa và sáng tạo của John Locke so với các nhà triết học trước

Ngoài một số công trình tiêu biểu trên, luận văn còn tiếp cận được một

số cuốn sách dịch ra Tiếng Việt như: Trích văn triết học của tập thể tác giả

J Herman Randall, Justus Buchler- Eve Shirk, Nxb Văn học, 2006; cuốn

106 nhà thông thái của Taranốp, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có nhiều bài viết, sách, giáo

trình về triết học phương Tây Trong số đó phải kể đến: Nhập môn triết học chính trị của Nguyễn Xuân Đế, Nxb TP Hồ Chí Minh (1994); Lịch sử tư tưởng chính trị của Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính Trị Quốc Gia (2001); Lịch sử triết học phương Tây trước Mác do Nguyễn Văn Phòng chủ biên, Nxb Đại Học Sư Phạm (2003); Những luận thuyết nổi tiếng thế giới của tác giả Vũ Đình Phòng, Lê Huy Hòa, Nxb Văn Hóa Thông Tin (2003); Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ

Trang 6

biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia (2004); Triết học chính trị của Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam của Lê Tuấn Huy, Nxb TP Hồ Chí Minh (2006); Đại cương lịch sử triết học phương Tây của

các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Nxb Tổng

hợp TP Hồ Chí Minh (2006): Lịch sử triết học phương Tây của Nguyễn Tiến Dũng, Nxb TP Hồ Chí Minh (2006); 101 triết gia, Nxb Tri Thức

(2007)

Bên cạnh các sách tham khảo, giáo trình như đã kể trên, còn có

một số bài viết đăng trên các tạp chí như: Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý nghĩa lịch sử của Đinh Ngọc Thạch, Tạp chí Triết học số 1 - 2007; John Locke - Nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học số 2 - 2008; Quan niệm của John Locke về sự hình thành và bản chất quyền lực nhà nước trên Tạp chí Thông tin chính trị học số 9- 2008 và Locke và triết lí về con người, Tạp chí Nghiên cứu con người số 3 - 2009 của Lê Công Sự

Các tư liệu này đã nhìn khái quát về triết học Tây Âu thời cận đại, về

tư tưởng của John Locke Đây là những tư liệu mang lại những cách đánh giá khác nhau xung quanh quan niệm chính trị - xã hội của John Locke Tuy nhiên các tư liệu trên chỉ đề cập đến vấn đề dưới góc độ chính trị học, luật học, giáo dục học thậm chí trong giáo trình cũng chỉ đề cập đến vấn đề bản thể luận, nhận thức luận mà chưa có sự phân tích một cách hệ thống quan niệm chính trị - xã hội của John Locke, chưa thấy ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học John Locke với triết học Tây Âu thời kỳ cận đại và trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, cần có cách nhìn nhận, luận giải một cách chính xác về những đóng góp cũng như mặt hạn chế để có một quan niệm đúng đắn và toàn diện hơn về quan niệm chính trị - xã hội của John Locke, tác giả luận văn cố gắng đi theo hướng nghiên cứu này

Trang 7

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng quan niệm chính trị - xã

hội của John Locke trong hai tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền

và Kinh nghiệm về nhận thức của con nguời qua đó phân tích những giá trị

và hạn chế của tư tưởng này

- Để thực hiện mục đích trên luận văn xác định một số nhiệm vụ sau: + Làm rõ điều kiện và tiền đề hình thành quan niệm chính trị - xã hội

của John Locke

+ Phân tích một số nội dung qua hai tác phẩm và làm rõ những giá trị và

hạn chế trong quan niệm chính trị – xã hội của John Locke

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào phương pháp luận Mác xít nghiên cứu lịch sử triết học

- Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phối hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung vào một số vấn đề cơ bản trong quan niệm chính trị- xã hội của John Locke như: con người và quyền con người, quan niệm

về quyền lực nhà nước, giá trị và hạn chế lịch sử trong quan niệm chính trị

- xã hội của John Locke

- Luận văn khảo sát quan niệm chính trị - xã hội của John Locke chủ

yếu trong các tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người , Khảo luận thứ hai về chính quyền

Trang 8

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu quan niệm chính trị - xã hội của John Locke qua

tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, chỉ ra những đóng góp, hạn

chế của tư tưởng này

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu tư tưởng John Locke

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE

1.1 John Locke và bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII

1.1.1 Gia đình, trường học và những tác phẩm chính

John Locke sinh ngày 29 tháng 8 năm 1632 trong gia đình Thanh giáo tại thành phố Wrington nước Anh Cha là luật gia theo tư tưởng cấp tiến, đứng về phe nghị viện, chống lại sự độc quyền, chuyên chế của Vua Charles I Ngay từ tuổi ấu thơ, cậu bé Locke đã được gia đình truyền dạy lối sống giản dị, đức tính cần cù, tình yêu lao động và sự thật, điều này đã tác động lớn đến sự hình thành nhân cách của triết gia về sau Do ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình, đặc biệt là của người cha nên John Locke luôn đấu tranh bênh vực chế độ nghị viện Năm 1646 Locke được gửi dến Westminster School Đây được xem là ngôi trường tốt nhất ở nước Anh lúc bấy giờ Tại đây, ông không chỉ học ngữ văn Hy Lạp mà cả tiếng do Thái

cổ và tiếng ả Rập Chính truyền thống gia đình đã giúp John Locke nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt Tại trường Westminter với những kỷ luật khắt khe đã để lại những ấn tuợng sâu sắc trong suy nghĩ của cậu bé và sau này John Locke đã lên án hệ thống giáo dục của nước Anh với khuynh hướng thiên về quá khứ Điều này đã giúp John Locke đưa ra suy nghĩ của mình xung quanh vấn đề giáo dục nhằm mục đích thay đổi những kỷ luật

hà khắc đó

Năm 1652, John Locke học ở trường đại học Oxford nổi tiếng của anh Quốc và đậu thạc sĩ năm 1658 Tại đây, ông say mê nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, toán học, triết học Năm 1661 tốt nghiệp thạc

sĩ và được bổ nhiệm chức danh giảng viên tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh Không chỉ dừng lại ở địa vị hiện tại mà khát vọng tri thức, lòng say mê

Trang 10

khoa học và sự quan tâm đến sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lí của con người đã dẫn ông đến nghiên cứu y khoa Đây cũng chính là cơ hội để John Locke kết bạn với bác sĩ David Thomas Quan hệ bạn bè và công việc đã làm cầu nối để ông tham gia vào công việc chính trị Ông gặp Bá tước Lord Ashley là nhà chính khách nổi tiếng, từ đây John Locke càng bị cuốn hút vào các vấn đề chính trị đang rất nóng bỏng ở nước Anh Ông được Ashley mời đến Luân Đôn với tư cách là bác sĩ riêng, thư ký, người nghiên cứu, người phụ trách đặc vụ chính trị và là một người bạn Sống và làm việc cạnh Ashley, Locke nhận ra mình đang ở tâm điểm của nền chính trị Anh Ashley đã thuyết phục vua Chales II thành lập ban thương mại và thuộc địa, John Locke trở thành thư ký của ban này Ông nhanh chóng hoà nhập vào những tư tưởng tiến bộ của Ashley Trong quá trình tham gia vào lĩnh vực chính trị Locke đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi những quan điểm, tư tưởng của con người này Do vậy những vấn đề chính trị - xã hội của

nước Anh được John Locke phản ánh rất sâu sắc trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền Không chỉ là những tư tưởng thuần tuý mà

John Locke là người tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị của nước Anh Những trải nghiệm đó đã giúp John Locke đưa ra những luận điểm rất sâu sắc về vấn đề quyền con người, quyền lực nhà nước Đúng như Bryan Magee đã nói: “Trong số những đóng góp quan trọng của Locke có thể kể đến… những nguyên tắc xã hội và chính trị nổi lên từ sự hỗn loạn

của nước Anh từ thế kỷ XVII" [29, 126]

Trong thời gian từ 1675 đến 1679 ông sang Pháp nghiên cứu triết học Descartes và thiết lập mối quan hệ với một số nhà tư tưởng lớn châu Âu lúc bấy giờ Năm 1681, Bá tước Ashley - người đứng đầu Đảng Quê Hương, lãnh tụ của phe nghị viện chống laị nhà vua Charles II bị kết tội phản quốc

Là bạn thân và thư ký trung thành của Ashley nên Locke tất yếu bị liên lụy

Sợ bị nghi ngờ dính líu đến âm mưu chống lại nhà vua nên ông trốn sang

Trang 11

Hà Lan vào năm 1683 Tại đây ông đã viết tác phẩm Lá thư về lòng khoan dung và tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người Hai tác phẩm

này nhanh chóng được công chúng đón nhận và xuất bản năm 1689 Ở Hà Lan ông vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành người lưu vong chính trị Locke là người cố vấn trực tiếp cho William và vạch kế hoạch đưa William lên làm hoàng đế thành công, Locke trở về nước Anh trên chiếc

tàu chở nữ hoàng Marry Năm 1690, John Locke xuất bản cuốn Hai khảo luận về chính quyền dân sự Cuốn sách làm ông nổi tiếng với tư cách là

nhà triết học và là một nhà lý thuyết chính trị Mặc dù trước Locke có nhiều nhà triết học viết về lĩnh vực chính trị nhưng tác phẩm của ông vẫn gây được tiếng vang lớn trong đời sống chính trị nước Anh đương thời, vì tác phẩm này được xuất bản đúng lúc diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng ở nước Anh

Sau cuộc cách mạng 1688, John Locke nắm giữ một số chức vụ trong chính quyền nhưng ông ít tham gia vào hoạt động chính trị mà tập trung

thời gian cho biên soạn lại và xuất bản các tác phẩm: Kinh nghiệm về nhận thức của con người (1683); Thư bàn về sự khoan dung (1689); Hai khảo luận về chính quyền dân sự (1689); Một số suy nghĩ về giáo dục (1693); Tính hợp lý của Thiên chúa giáo (1695); Lá thư gửi giám mục Worcester (1697); Một số suy nghĩ về hậu quả của việc hạ thấp tỉ giá và tăng giá trị của tiền tệ (1691)

Những năm cuối đời, John Locke vẫn giữ những chức vụ quan trọng

ủy viên tòa phúc thẩm, làm việc tại ủy ban thương mại và là người có đóng góp lớn cho tổ chức này Tuy nhiên, lĩnh vực triết học vẫn thu hút sự quan tâm của ông và John Locke đã thành công ở cả hai lĩnh vực triết học và chính trị John Locke luôn đấu tranh cho lẽ phải và đôi khi nó đưa ông đến

sự không nhất quán, điều này thể hiện trong câu nói của ông: "Không có

chân lý nào được toàn bộ nhân loại thừa nhận" Tuy là người gây nhiều

Trang 12

thiện cảm, song do bị cuốn hút bởi những hoạt động khoa học - chính trị nên Locke không có cơ hội lập gia đình, suốt đời ông sống độc thân Năm

1700, John Locke về hưu, cơn bệnh hen suyễn mãn tính làm cho sức khoẻ ông ngày càng suy giảm, ngày 28 tháng 10 năm 1704 tại nhà một người bạn thân, chính khách kiêm triết gia qua đời một cách nhẹ nhàng thanh thản

1.1.2 Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII và ảnh hưởng của nó đến

tư tưởng chính trị - xã hội của John Locke

Locke đi nhiều, viết nhiều không chỉ ở lĩnh vực triết học mà còn cả về giáo dục học, kinh tế, y học Bên cạnh đó ông bị ảnh hưởng bởi những nghiên cứu của khoa học tự nhiên nên ông là đại biểu duy cảm chủ nghĩa điển hình Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị mà tư tưởng của những tác phẩm đó không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nước Anh đương thời mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều triết gia sau này như: Montesquieu, Rousseau và có nhiều tư tưởng ảnh hưởng đến ngày nay

Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự say mê nghiên cứu triết học của ông là

Kinh nghiệm về nhận thức của con người viết năm 1683, trong thời gian

ông sống lưu vong tại Hà Lan Tác phẩm này được coi là một tuyệt tác nổi tiếng của ông liên quan đến lĩnh vực tri thức con người Ông cho rằng tri thức không mang tính bẩm sinh, trí năng con người lúc sinh ra như một tờ giấy trắng và tất cả những ý tưởng của chúng ta đều xuất phát từ kinh nghiệm Như vậy, kinh nghiệm là nền tảng xây dựng lên “những chất liệu của lí trí và kiến thức” Điều này cho thấy ông là nhà duy nghiệm điển hình

ở nước Anh thế kỷ XVII

Nếu Kinh nghiệm về nhận thức của con người là tác phẩm thành công khi nghiên cứu về tâm sinh lý, về trí tuệ con người thì Khảo luận thứ hai về chính quyền là tác phẩm gây tiếng vang lớn trên lĩnh vực chính trị Tác

phẩm này được soạn thảo trong những năm Ashley (Shafterbury), John

Trang 13

Locke và những người thuộc Đảng Quê Hương tìm cách khai trừ James Thực chất, tác phẩm được viết để phục vụ trực tiếp cho cuộc cách mạng Anh năm 1688 Những khủng hoảng trong đời sống chính trị, bất đồng về

tôn giáo được thể hiện rất sinh động thông qua tác phẩm Khảo luận thứ hai

về chính quyền Locke trực tiếp đưa ra những kiến giải của mình về vấn đề

nhà nước như quyền tự nhiên, khế ước xã hội

Những tác phẩm này phản ánh những sự kiện chính trị và quá trình tác giả tham gia vào hoạt động chính trị và đóng vai trò như một nhân chứng lịch sử của nước Anh lúc bấy giờ Đó là lí do trong tác phẩm của ông có sự kết hợp giữa lý thuyết và đời sống chính trị Tuy nhiên, ông ủng hộ phe nghị viện nên quan niệm của ông cũng thể hiện lập trường của tầng lớp tư sản Anh chống lại thế lực phong kiến

Vào giữa thế kỷ XVI - XVII, chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển trong lòng chế độ phong kiến, cuộc cách mạng công nghiệp và những tiến

bộ khoa học kỹ thuật đang diễn ra rầm rộ ở châu Âu và nước Anh là một trong những biểu hiện thành công của cuộc cách mạng này Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đem lại những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực đưa nước Anh lên hàng ngũ của những nước phát triển Các công trường

thủ công đã dần dần thay thế bằng các công xưởng lớn Chính những thành

tựu về kỹ thuật đã dần khẳng định vị thế của chế độ tư bản với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản trong lịch sử Để duy trì vị thế kinh tế của mình giai cấp tư sản càng mở rộng các hoạt động thương nghiệp, cho vay nặng lãi, thậm chí xâm nhập cả vào lĩnh vực nông nghiệp Công nghiệp là ngành phát triển nhất lúc bấy giờ Để có được lợi nhuận, giai cấp tư sản không từ một thủ đoạn nào để tước đoạt ruộng đất của nông dân Những người nông dân vô tội bị đuổi ra khỏi mảnh đất của mình, bị đẩy vào con đường bần cùng hóa Thomas More đã mô tả: "Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn, hiền hậu biết bao, bây giờ trở thành những con vật

Trang 14

hung hãn, tham lam, cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị"[dẫn theo 37, 11] Hiện tượng này diễn ra phổ biến ở nước Anh, giai cấp tư sản tự cho mình quyền đi bóc lột nhân dân còn nhân dân lao động sống ở các vùng nông thôn ngày càng kiệt quệ, làng quê xơ xác Càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc tước đoạt ruộng đất, mở rộng thị trường làm cho giai cấp tư sản càng lớn mạnh hơn về tiềm lực kinh tế nhưng lại dẫn đến một mâu thuẫn mới là không có quyền lực chính trị

Những biến động về kinh tế đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về mặt xã hội Nước Anh là nước điển hình cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt vào thời kỳ cận đại Tầng lớp quý tộc bị phân hóa thành hai bộ phận: quý tộc cũ đại diện cho thế lực phong kiến, bảo vệ ngôi vua, gắn với chế độ quân chủ chuyên chế; tầng lớp quý tộc mới gắn với quyền lợi của giai cấp tư sản là những người có quyền lực kinh tế nhưng lại không có vị thế chính trị Tầng lớp này đại diện cho chế độ nghị viện và luôn có những cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời Như vậy, quan hệ sản xuất phong kiến lúc này đang trở thành "xiềng xích" kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, đại diện là giai cấp tư sản Một tất yếu là dẫn đến những xung đột về mặt chính trị

Đến giữa thế kỷ XVII, chế độ phong kiến càng trở lên phản động kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội Giai cấp tư sản Anh càng lớn mạnh thì càng nhanh chóng đòi hỏi xóa bỏ chế độ phong kiến Trong lúc đó, Charles

I âm mưu phục hồi chế độ phong kiến và lợi dụng những tranh chấp trong Nghị viện để tiến hành cuộc phản kích, dẫn đến cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ năm 1648 Cromwell (1599 - 1658) tập hợp quần chúng nhân dân

và giai cấp tư sản, quý tộc mới chống lại chế độ phong kiến nhằm thủ tiêu vương quyền, xóa bỏ hình thức cha truyền con nối Cuộc cách mạng thành công, phe cách mạng thắng lợi và việc xử tử Charles I đánh dấu một bước tiến mới của cách mạng và thiết lập nền bảo hộ của Oliver Cromwell Sau

Trang 15

khi Cromwell qua đời càng thúc đẩy sự sụp đổ mau chóng của chế độ bảo

hộ và chế độ quân chủ được phục hồi bằng sự kiện lên nắm quyền của Charles II, điều này đã đe dọa số phận của giai cấp tư sản và quý tộc mới Giữa nhà vua và Nghị viện lại xảy ra những xung đột mới

Bên cạnh những mâu thuẫn về mặt chính trị, giai đoạn này ở nước Anh cũng là thời kỳ rất rối ren về tôn giáo như xung đột giữa người Tin lành, người Anh giáo vời người Công giáo đã đẩy nước Anh vào các cuộc nội chiến kéo dài Những xung đột trong xã hội hiện tại làm con người hướng tới nền văn hóa Phục hưng ở thế Kỷ XVII Phong trào cải cách tôn giáo ở thế kỷ XVI dẫn đến những tranh cãi về khoan dung tôn giáo trong thời gian từ 1660 - 1668 Thực chất cuộc đấu tranh tôn giáo này là sự phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng tư sản và phong kiến, cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Anh, khi chế độ phong kiến đang suy tàn và chế độ tư sản đang khẳng định vị trí của mình trên vũ đài quốc tế Những điều kiện kinh tế, xã hội nước Anh đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng

của John Locke và đó là lí do trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền ông sử dụng nhiều điển tích tôn giáo và thể hiện tính không triệt để

trong quan niệm của mình

Cuộc cách mạng 1688 nổ ra chấm dứt thời kỳ xung đột chính trị, tôn giáo, James II bị trục xuất ra khỏi nước Anh và William lên nắm quyền mở

ra một thời kỳ mới của chế độ quân chủ lập hiến Với tư cách là một chứng nhân lịch sử, John Locke đã thể hiện rất sinh động những biến cố lịch sử trong một số các tác phẩm của ông

Tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền ra đời trong điều kiện

nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa tư sản và chế độ phong kiến lỗi thời, cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và bảo thủ, mâu thuẫn giữa nhân tính và phi nhân tính John Locke đã có lời giải đáp cho

Trang 16

lịch sử Vì thế, tác phẩm nhanh chóng ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội và được xem là "một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền chính trị học nhân loại" [24, 9] Trong suốt cuộc đời mình, John Locke không ngừng đấu tranh cho tự do cá nhân, bảo vệ quyền con người, chống chế độ độc tài Với những đóng góp trên, ông xứng đáng là người đặt nền móng cho triết học Khai sáng Mác đã khẳng định sự ảnh hưởng cuả Locke với phong trào Khai sáng: "Chủ nghĩa duy vật Pháp có hai phái, một phái bắt nguồn từ Descartes, một phái bắt nguồn từ Locke" [27, 91] Chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn của Locke trong trước tác các nhà triết học Khai sáng Pháp như Montesquieu, Rousseau - những người tạo ra con đường theo hướng đi mới

1.2 Tiền đề lý luận hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke

Những tư tưởng về quyền tự do, chủ nghĩa cá nhân, nhà nước pháp quyền ở phương Tây dã có từ thời cổ đại Càng về sau những tư tưởng này càng được phát triển mạnh mẽ Vì thế Locke có điều kiện kế thừa những tư tưởng thời trước một cách hệ thống và tiếp thu những quan điểm đó để hoàn thiện hơn quan niệm chính trị - xã hội của ông

1.2.1 Tư tưởng chính trị - xã hội của Platon, Aristotle và ảnh hưởng của

tư tưởng này đến quan niệm chính trị - xã hội của John Locke

Nói đến thời kỳ cổ đại không thể không kể đến hai đại biểu tiêu biểu nhất là Platon và Aristotle

Platon (427- 327 - TCN) đưa ra quan niệm chính trị pháp lí đại diện

cho lý tưởng cao đẹp được thể hiện trong hai hội thoại nổi tiếng Nhà nước

và Pháp luật Từ những tư tưởng về đạo đức đã hình thành trong ông quan

niệm về một nhà nước lí tưởng Ông cho rằng, một nhà nước tốt đồng nghĩa với có một chính phủ tốt Điều ông đặc biệt quan tâm đó là phải xây dựng một chính phủ tốt và buộc các nhà cai trị phải tự giáo dục mình Platon đưa

Trang 17

ra đề nghị về một nhà nước kiểu quân chủ - chính phủ của các nhà thông thái, trong đó các triết gia lãnh đạo nhà nước, các chiến binh thực hiện vai trò của nhà nước và thợ thủ công là công dân của nhà nước

Platon cho rằng việc chuyển hóa quyền lực trong xã hội là do sự đối kháng về quyền lợi và sự vận động về chính trị Ông đề nghị tiêu chuẩn về nhân cách của một nhà cai trị, xem đó là một yếu tố quan trọng của phép trị nước Người lãnh đạo nhà nước lí tưởng phải là các triết gia thông minh, có trí tuệ sâu sắc thể hiện ở nghệ thuật làm chính trị để giải quyết và quản lí các công việc chung Ngoài ra nhà cai trị phải là người có uy tín, yêu thương nhân dân mà không cần dùng đến vũ lực

Bên cạnh đó, Platon cảnh báo về nguy cơ lạm dụng quyền lực của các chế độ nhà nước như: Chế độ quân chủ - sự cầm quyền của một người có thể trở thành nền bạo chính; chế độ quý tộc - sự cầm quyền của một số ít người có nguy cơ trở thành chế độ đầu sỏ; chế độ dân chủ - sự cầm quyền của đa số nhân dân có thể trở thành chế độ mị dân Sự biến chất này diễn ra

vì các nhà cầm quyền có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của bản thân và lợi ích vị kỷ nhiều hơn là vì nhân dân Ông cho rằng, nguyên nhân

là do sự suy đồi về đạo đức nên ông luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức, lí tưởng cho nhà cai trị Platon khuyên người cầm quyền phải biết khước từ đúng lúc những khát vọng của mình hướng tới chân lí và chính nghĩa Song một thực tế của xã hội Hy Lạp đã mang lại cho Platon một sự thực cay đắng Ông nhận ra đó là một điều không tưởng và điều này đã làm thay đổi một quyết định của ông đó là phải có sự kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực Ông gắn nhà nước lí tưởng với quyền tối thượng của luật pháp

và mọi công dân đều phải phục tùng luật pháp Do vậy, nhà nước không thể trông chờ vào một vài cá nhân vì ngay cả đối với bản thân nhà cầm quyền

vì lợi ích của cá nhân có thể thay đổi ý kiến và sở thích của bản thân nên dễ gây ra sự hỗn loạn trong lĩnh vực lập pháp Thông qua đó Platon đề cao vai

Trang 18

trò của pháp luật Đây là phương tiện hữu hiệu nhất để đảm bảo xã hội phát triển trong trật tự ổn định, đảm bảo tự do của cá nhân đồng thời hạn chế sự tuỳ tiện của nhà cầm quyền Cá nhân phải phục tùng tuyệt đối nhà nước của mình và tự do của nhân dân chỉ được thừa nhận ở mức độ cần thiết cho nhà nước Trong quan niệm chính trị - xã hội của Platon có nhiều mâu thuẫn Một mặt ông cho rằng phải xóa bỏ sở hữu tư nhân và thiết lập sở hữu cộng đồng Mặt khác ông cho rằng cần phải duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội Ông đưa ra mô hình nhà nước lí tưởng, chống lại nhà nước Athen nhưng lại bảo vệ nền quý tộc chủ nô

Bên cạnh tư tưởng của Platon, John Locke còn có điều kiện kế thừa tư tưởng của Aristotle (384 -322 - TCN), người được xem là nhà bác học thiên tài của nền văn minh Hy Lạp cổ đại Ông đã để lại cho nhân loại một

di sản tri thức đồ sộ về nhiều lĩnh vực khác nhau như: triết học, vật lí, chính trị Aristotle xuất phát từ vấn đề con người Đây được xem là nội dung quan trọng trong thế giới quan của ông "nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mọi chân lí nhất là nhận thức giới tự nhiên" [dẫn theo 72, 206] Ông cũng giống với Protagore đề cao vai trò của con người trong thế giới, coi

"con người là thước đo của vạn vật" Aristotle phát triển tư tưởng này và cho rằng cái thần thánh là thước đo của nhân tính nhưng ở Aristotle đề cao con người đức hạnh Đức hạnh của con người được đo bằng chính trí tuệ của họ Điều này làm Aristotle rơi vào thuyết chủ trí về đạo đức của các bậc tiền bối khi cho rằng con người có đức hạnh bao giờ cũng là con người

có trí tuệ, người có trí tuệ kém phát triển thì không có khả năng thực hiện cái thiện còn các nhà khoa học thì đương nhiên có trí tuệ

Theo Aristotle, con người có hai phần đó là phần xác và phần linh hồn, giữa chúng có sự gắn bó hữu cơ với nhau nhưng phần hồn quan trọng hơn và tồn tại vĩnh viễn nên con người phải chăm lo cho phần hồn của mình Tuy nhiên, muốn nhận thức được con người phải đặt trong mối quan

Trang 19

hệ cộng đồng vì bản thân con người là có tính cộng đồng Hình thức tổ chức đời sống cộng đồng trong một thể chế nhất định được người ta gọi là nhà nước

Nghiên cứu về nhà nước Aristotle có hai tác phẩm tiêu biểu là Hiến pháp Athen và Chính trị Mở đầu tác phẩm Chính trị, Aristotle khẳng định:

"Mỗi quốc gia là một loại cộng đồng và mọi cộng đồng được thiết lập là nhằm một lợi ích nào đó bởi vì loài người luôn hành động để đạt được mục tiêu mà họ cho là tốt" [dẫn theo 51, 363] Theo ông, loại cộng đồng đầu tiên

là sự kết hợp giữa nam và nữ; cộng đồng thứ hai là sự kết hợp giữa người cai trị và nô lệ Điều này tất yếu làm nảy sinh cộng đồng thứ ba là gia đình, một nhóm gia đình hợp thành một làng và các làng hợp lại với nhau hình thành nhà nước để mọi người sống tốt với nhau chứ không phải sự tồn tại thuần túy

Aristotle là người đầu tiên phân loại quyền lực thành quyền lập pháp, hành pháp và cơ chế vận hành của nhà nước Quyền lực nhà nước là yếu tố tất yếu lãnh đạo tổng thể công dân và quan tâm đến đời sống của công dân

Từ đó ông rút ra một kết luận quan trọng là nhà nước không thể không có pháp luật Ông đề cao vai trò của pháp luật và coi đó là phương tiện mang lại tính hiệu quả vì chỉ có pháp luật mới mang tính khách quan vô tư và phù hợp với mục đích của nhà nước Ông phân loại chính phủ dựa trên tiêu chí

số lượng và chất lượng người cầm quyền Về điểm này Aristotle giống với Platon và là điều mà sau này John Locke kế thừa Theo Aristotle, chính phủ gồm hai loại, chính phủ chân chính vì mục đích chung như chế độ dân chủ, chế độ quý tộc, chế độ ôn hòa còn lại là chính phủ biến chất Từ thực tế của

xã hội Hy Lạp cổ đại, Aristotle chỉ rõ chế độ dân chủ có thể trở thành chế

độ mị dân và độc tài nếu luật pháp bị thay thế bởi lợi ích của cá nhân là những kẻ xu nịnh, gian sảo và tham lam quyền lực Chế độ dân chủ cũng như những chế độ khác đều có nguy cơ của sự biến chất Nếu Platon cho

Trang 20

rằng chế độ dân chủ là cơ sở của nhà nước lý tưởng thì theo Aristotle hình

thức chính phủ tốt nhất là Politia tức là chế độ dân chủ ôn hòa, chế độ này

giữ lại nhiều điểm tích cực của chế độ quý tộc và loại bỏ những điểm hạn chế của chế độ dân chủ

Nghiên cứu về các loại hình chính phủ là một trong những công trình

to lớn và đồ sộ thể hiện nét sắc sảo, phương pháp khách quan, hiện thực của Aristotle Ông chỉ rõ các chế độ nhà nước rất khác so với hình thức bề ngoài của nó và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến chất bất cứ lúc nào Vì thế, cần

có biện pháp tăng cường tính hiệu lực của pháp luật Theo Aristotle, ở đâu

mà pháp luật không có sức mạnh thì ở đó không có chỗ cho thiết chế nhà nước

Trong quan điểm của Aristotle còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như cho rằng địa vị xã hội là tiền định nên có người sinh ra đã là nô lệ, có người sinh ra đã là chủ nô Sở dĩ có hạn chế này là do ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp cổ đại, một chế độ xã hội hạn chế quyền tự do của người lao động và nô lệ Song trong quan niệm chính trị -

xã hội Aristotle đã thể hiện tư duy quan sát thực tế chính trị một cách sắc sảo nên các tư tưởng của ông sau này được nhiều nhà triết học vận dụng Những đóng góp của các nhà tư tưởng Cổ đại, tiêu biểu là Platon và Aristotle đã khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật, cơ chế cầm quyền của nhà nước Đặc biệt, hai ông đã lấy con người, nhu cầu con người làm điểm xuất phát cho học thuyết chính trị của mình Tư tưởng nhà nước của các nhà triết học Hy Lạp Cổ đại đã đề cao vai trò của pháp luật và sau này được các nhà Khai sáng phát triển lên học thuyết về Tam quyền phân lập Khẳng định vai trò của các triết gia thời kỳ Cổ đại, Ăngghen viết: "Không

có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu

âu hiện đại” [28, 254]

Trang 21

1.2.2 Tư tưởng chính trị - xã hội trong triết học Tây Âu thời Trung cổ, Cận đại và ảnh hưởng của tư tưởng này đến sự hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke

Thời kỳ trung cổ lại tiếp tục phát triển quan niệm về chính trị - xã hội của giai đoạn trước Những vấn đề về con người, chủ nghĩa cá nhân được làm rõ hơn nhờ vào những quan niệm của đạo Thiên chúa, nhất là vấn đề

về linh hồn con người Nét nổi bật nhất của tư tưởng chính trị phương Tây thời kỳ này là hệ tư tưởng thần học của Thiên chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị, nó ảnh hưởng và chi phối các khuynh hướng khác nhau Ăngghen nhận định: "Trong tay bọn giáo sĩ, chính trị, luật học cũng như tất cả các ngành của các khoa học khác, vẫn là những ngành của khoa thần học và những nguyên lí thống trị thần học cũng được áp dụng cho chính trị và thần học" [28, 193]

Nói đến tiền đề tư tưởng của quan niệm chính trị của John Locke không thể không kể đến Augustin (354 - 430) và Thomas d’Aquin (1225 - 1274) Đây là những đại biểu tiêu biểu thể hiện rõ nhất tư tưởng của thần học, nghiên cứu con người và nhà nước theo những chiều hướng khác nhau

Nếu Aristotle đề cao con người đức hạnh thì Augustin lại quan tâm đến con người ở góc độ "cái tôi" trong tính cá nhân riêng biệt của nó Theo ông, không gì quan trọng hơn cái tôi, Augustin đã cố gắng làm sáng tỏ những thuộc tính bên trong con người Ông đi đến một giả định con người gồm thể xác và linh hồn, thể xác ở bên ngoài, linh hồn ở bên trong Giữa chúng có mối liên hệ với nhau nhưng thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn mà thôi, còn linh hồn là bất tử và tồn tại vĩnh viễn Ông coi việc đi sâu vào bên trong linh hồn con người là cách con người tiến tới chúa Ngay sau đó ông lại phát hiện ra tính mâu thuẫn trong "cái tôi" của con người là làm sao có thể dẫn con người đạt được tính chân thực tuyệt

Trang 22

đối Ông cho rằng con người không có khả năng chân thực với bản thân mình và đối với Chúa Ông đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Tôi mắc sai lầm, lừa dối mình do vây tôi tồn tại" [dẫn theo 21, 208] Mặc dù, Augustin mâu thuẫn từ lập trường tôn giáo đó là ý chí tự do nhưng ông đã tìm thấy sức mạnh ý chí bên trong con người Đây là cơ sở để các nhà tư tưởng Khai sáng sau này kế thừa và khẳng định quyền tự do của con người trên thực tế Augustin quan niệm về bản chất của cái ác là không mang tính thực thể, không có nguồn gốc tồn tại của riêng mình, cái ác và cái thiện là hai thực thể tồn tại song song Ông phân biệt ba cấp độ của cái ác là: siêu hình học, đạo đức và vật lí

Theo quan niệm siêu hình học: Cái ác là tự thân nó và không có trong

vũ trụ Sự xuất hiện của cái ác là do những khoảng trống của tồn tại nên nó chỉ tồn tại ở một bộ phận nào đó của vũ trụ

Theo quan niệm đạo đức học: Cái ác là việc con người vi phạm những điều răn của chúa Nó xuất phát từ những khát vọng và mong muốn vô đạo đức tức là ý chí vô đạo đức Vậy ý chí này xuất phát từ đâu? Xét về bản chất, ý chí hướng tới cái thiện vì con người sinh ra không phải là ác mà luôn hướng tới cái thiện nhưng con người có thể đề cao cái thấp hèn hơn là đề cao cái thiện, qua đó vi phạm cái sự phân cấp giá trị của Chúa [xem 21, 223]

Theo quan điểm vật lí: Cái ác thể hiện qua bệnh tật, đau khổ và cuối cùng là cái chết Nguyên nhân là do con người mắc tội tổ tông Đây được xem là xuất phát điểm cho vấn đề tự do ý chí

Quan niệm về nhà nước được Augustin trình bày chủ yếu trong tác

phẩm “Thành bang của Thượng đế” Do ảnh hưởng của tư tưởng Thiên

chúa giáo nên ông giải quyết vấn đề chính trị xung quanh mối quan hệ giữa nhà thờ và nhà nước Ông chia xã hội loài người thành hai loại thành bang; thành bang thứ nhất là Thượng đế tức nhà thờ - thành bang của cái tốt;

Trang 23

thành bang thứ hai là nhà nước Như một điều tất yếu là thành bang của Thượng đế chi phối mọi hoạt động của trần gian đó là nhà nước Do vậy, nhà nước phải phục tùng nhà thờ và linh hồn là cái cao hơn so với cái vật chất Ông cho rằng, nhà thờ chăm lo cho phần hồn con người như giáo dục cho bộ phận người cầm quyền và phẩm hạnh cho công dân Theo Augustin, cuộc sống của con người ở trần thế chỉ là tạm thời, sau khi chết, linh hồn siêu thoát sang thế giới bên kia, thế giới đó mới là vĩnh viễn

Augustin quan niệm về nguồn gốc và bản chất của quyền lực là sở hữu chung của cộng đồng và xã hội, coi đó là công cụ thực hiện tình yêu và sự công bằng Theo ông, quy luật tất yếu con người cần đến công bằng nên ông vua đại diện cho nhân dân phải là người có quyền uy và đây là người được Thượng đế trao quyền thực hiện vì mục đích xã hội Ông phê phán sự lạm dụng quyền lực và biến nó thành sở hữu cá nhân, đó là ăn cắp tự do, là nguyên nhân gây nên bất bình đẳng và chiến tranh Augustin đứng trên lập trường duy tâm khách quan để bảo vệ triết học Kitô giáo và nhà thờ

Từ bản chất của quyền lực, ông đưa ra tiêu chí của người cầm quyền

là thực thi quyền uy, đòi hỏi có tầm nhìn xa, óc quyết đoán, cương nghị, không chấp nhận sự tầm thường của tri thức, ti tiện cả tính cách, sự mềm yếu của lí trí Người cầm quyền phải biết bảo vệ lợi ích của nhà nước và phải đáp ứng được những đòi hỏi của nhân dân, biết từ chối khoái lạc và hưởng thụ Bên cạnh đó còn phải đặt lí tưởng "công bằng làm gốc, từ thiện làm ngọn", thành bang có nghĩa vụ tạo ra hạnh phúc cho công dân Ông đưa ra cương lĩnh là trật tự, đoàn kết, hòa bình, người cầm quyền phải biết giới hạn tham vọng, biết phân biệt lợi ích quốc gia với những đòi hỏi không chính đáng của nhân dân Quan điểm của Augustin sau này được Machiavelli phát triển về vai trò của người cầm quyền trong nhà nước và trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke là ngăn chặn sự tiếm quyền làm tan rã nhà nước

Trang 24

Tuy nhiên, quan niệm chính trị - xã hội của Augustin đứng trên lập trường duy tâm khách quan, bảo vệ sự tồn tại của thần quyền Một mặt ông cho rằng sự giàu có dẫn đến bất công, khinh miệt và bóc lột người nghèo, phải ngăn chặn sự ham muốn vật chất, bắt người giàu phải có nghĩa vụ với người nghèo, với nhà nước Mặt khác ông lại tích cực bảo vệ sự bất bình đẳng của xã hội, coi sự nghèo khổ, bần cùng là điều kiện tốt để cứu rỗi Trong xã hội có một số người được chúa ban tặng quyền sung sướng và khuyên người nghèo hãy yên phận với cuộc sống của chính mình, không nên yêu của cải mà nên yêu Thượng đế

Cũng giống như Augustin chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng thần học thời kỳ trung cổ, Thomas d’Aquin được đánh giá là nhà triết học kinh viện lớn nhất Toàn bộ hệ thống triết học của Thomas d’Aquin chịu ảnh hưởng của Aristotle Ông cho rằng, Chúa đã tạo ra vô số sản phẩm trên thế giới này, trong đó con người là sản phẩm tối cao nhất ở con người có sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn Ông đề cao năng lực nhận thức của con người và coi đó là cơ sở của hành vi có đạo đức, có nhân tính của con người Tiêu chí đánh giá đạo đức của con người xét từ bên trong đó là đức hạnh, xét từ bên ngoài đó là luật và ân huệ Nếu con người thực hiện được tất cả các nghĩa vụ trên thì con người có hạnh phúc, hạnh phúc này do chúa quy định Như vậy, trong quan niệm về con người Thomas d’Aquin cũng không thể thoát khỏi tư tưởng thần học của các nhà triết học cùng thời Trong quan niệm về nhà nước Thomas d’Aquin cũng chịu ảnh hưởng của Aristotle, coi con người như một thực thể chính trị - xã hội Trật tự xã hội ở trần thế phản ánh trật tự của thượng giới, ở thượng giới có nhiều cấp

độ khác nhau thì ở trần thế có nhiều giai cấp Ông chia ra thành hai loại luật: 1 Thần luật, con đường đạt tới tư do ở chốn thiên đàng 2 Nhân luật, quy định đời sống xã hội của con người

Trang 25

Trong hai luật này thì nhân luật phụ thuộc thần luật đó là phụ thuộc vào ý Chúa Ông cho rằng, xã hội cần có nhân luật vì con người suy đồi sinh ra ý chí méo mó, cần dùng trí lực để trừng phạt, đe dọa Đây là cơ sở

để John Locke khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự xã hội và lí giải tại sao con người chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái có chính quyền

Thomas d’Aquin chia xã hội thành các hình thức chính phủ như: quân chủ, quý tộc, dân chủ nhưng ông ủng hộ đối với một chính phủ hỗn hợp đó

là sự kết hợp giữa nền dân chủ, chế độ quý tộc và chính phủ nhân dân Điều này giúp nhân dân có thể tham gia vào chính phủ, một phương tiện để duy trì trật tự xã hội và mọi người chiụ trách nhiệm của mình với tổ quốc Thomas d’Aquin bảo vệ sự phân chia đẳng cấp, quyết liệt chống lại sự bình đẳng xã hội vì chính quyền tối cao chính là nhà thờ, giáo hội mà đại diện là chúa Các vương quốc ở trần thế phải tuân theo ý chúa Ông biện minh: sở

dĩ xã hội có nô lệ là do tội lỗi của nó nên thượng đế bắt họ phải làm nô lệ Như vậy, luận giải theo cách nào về chính trị - xã hội, Thomas d’Aquin đều đi đến khẳng định: cả nhà nước và nhà thờ đều là sự sắp đặt của thượng đế nhưng ông có tinh thần thỏa hiệp khôn khéo hơn giữa nhà nước và nhà thờ Xã hội cần có nhà nước để chăm lo đời sống thể xác cho con người và đứng đầu nhà nước phải là giới thượng lưu và cần đến nhà thờ để chăm lo đời sống tinh thần cho con người, mang lại cho họ niềm vui Trong thời kỳ trung cổ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giáo lí nhà thờ, các nhà triết học viện đến thượng đế để giải quyết những bế tắc trong quan niệm chính trị - xã hội của mình và đồng thời bị ảnh hưởng bởi lập trường giai cấp nên vấn đề chủ quyền nhân dân, tự do của con người vẫn chưa được đặt ra Nếu có nhắc đến cũng chỉ là sự phản ánh tư tưởng thần học và phụ thuộc vào đấng tối cao là chúa

Trang 26

Tiếp tục quá trình phát triển, các quan niệm chính trị - xã hội được làm rõ hơn ở tời kỳ Phục hưng Trong giai đoạn này đánh dấu những bước tiến bộ của toàn nhân loại trên mọi lĩnh vực Ăngghen khẳng định: "Đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ, khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách,

khổng lồ về nhiều mặt, có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng”

[27, 459] Có thể nói những con người "khổng lồ" thời kỳ Phục hưng đã cống hiến nhiều tư tưởng quý giá làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại Đỉnh cao của văn hóa Phục hưng diễn ra vào thế kỷ XV- XVI Trong thời kỳ này không chỉ phục hồi giá trị văn hóa của thời kỳ cổ đại mà còn gạt bỏ những giáo lý của nhà thờ ra khỏi đời sống của con người, đề cập quyền tự do, quyền công dân, đòi tách nhà nước ra khỏi nhà thờ Vì vậy, nhà nước được xem là một lĩnh vực độc lập

Sinh ra trong thời đại những "người khổng lồ", Machiavelli (1469 - 1527) đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực chính trị, ông được coi là ông tổ của chính trị học Như Ăngghen nói: "Machiavelli là một nhà chính trị, một nhà sử học, nhà thơ đồng thời là tác giả đầu tiên viết về đề tài quân

sự đáng được nêu tên" [27, 460] Rõ ràng, với những đóng góp của ông xung quanh vấn đề quan hệ giữa đạo đức và chính trị, vai trò của thủ lĩnh, mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích của chính trị Machiavelli nghiên cứu chính trị trong lĩnh vực hiện thực mà không cần viện đến Thượng đế Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực chính trị so với thời kỳ trước và trong các giai đoạn sau có thể thấy dấu ấn của Machiavelli trong các tác phẩm của Hobbes, Locke

Machiavelli là người đầu tiên xác định được đối tượng, phương pháp của triết học chính trị Theo Machiavelli, đối tượng của triết học chính trị

là vấn đề quyền lực trong xã hội cụ thể Biểu hiện ở việc đưa ra các giải pháp chính trị, nghệ thuật chính trị và cơ sở của nó xoay quanh vấn đề lợi

Trang 27

ích của các nhóm cộng đồng Đại diện cho các nhóm là các Đảng và các liên minh, đứng đầu là các thủ lĩnh Ông tách biệt chính trị khỏi đời sống tâm linh và đạo đức, coi chính trị là một lĩnh vực độc lập không liên quan đến lĩnh vực khác Machiavelli đứng trên lập trường "chính trị vị chính trị" để giải phóng chính trị ra khỏi những quan niệm mang tính lí tưởng, thần thoại và đạo đức

Theo Machiavelli, chính trị phải có cơ sở hiện thực của nó và tất cả

những luận điểm của ông trong cuốn sách Quân vương được rút ra từ đời

sống chính trị Italia lúc bấy giờ Từ yêu cầu thống nhất đất nước, ông đi đến khả năng duy nhất có thể thống nhất được Italia là phải có một lãnh tụ quyết liệt và dũng mãnh tới mức có thể thu phục được các tiểu quốc nhỏ

bé, thống nhất họ thành một khối có đủ khả năng bảo vệ và đánh đuổi giặc ngoại xâm Ông đặc biệt chú ý đến vai trò của thủ lĩnh trong hoạt động chính trị Vì lợi ích của một quốc gia nhà chính trị có thể có những hành động bị lên án và coi là trọng tội nếu so sánh hành động đó trong mối quan

hệ cá nhân

Vậy nhân cách của người cầm quyền phải như thế nào? Theo ông, một quốc vương đích thực là một cá nhân mạnh mẽ, ranh mãnh, quyết liệt, biết nhìn xa trông rộng, biết sử dụng bạo lực và thờ ơ với nỗi đau của người khác, là con người bất nghĩa, hám lợi, không cần giữ lời hứa và là người nhẫn tâm: "Để đạt được mục đích chính trị, người cầm quyền không được dừng lại trước thủ đoạn lừa bịp, sức mạnh tàn bạo, sự phản bội Tất cả những biện pháp đó trong chính trị đều tốt Ông ta phải giống như con sư tử làm cho bầy sói khiếp sợ và như con cáo để khỏi sa vào bẫy." [dẫn theo 41, 20] Theo quan điểm này Machiavelli cho rằng, nhà vua phải sử dụng biện pháp cứng rắn, thậm chí là tàn ác để làm gương cho những kẻ nổi loạn vì điều đó chỉ có thể gây thiệt hại cho một số cá nhân mà vẫn đảm bảo trật tự cho cả cộng đồng

Trang 28

Làm thế nào một ông vua có thể giữ chữ tín với nhân dân Câu trả lời

được Machiavelli nói đến ngay trong cuốn Quân vương Theo Machiavelli,

giữ chữ tín là điều quan trọng và đáng khen nhưng vì lợi ích của quốc gia

và quyền lực chính trị thì lừa dối và bội tín là điều cần thiết và được tha thứ: "Một ông vua khôn ngoan không cần thậm chí không được giữ lời hứa bởi vì thường lệ chữ tín mà tự mình làm hại mình nhất là những nguyên nhân buộc ông phải hứa nay đã không còn [dẫn theo 41, 25] Vì mục đích chính trị, một ông vua có thể sử dụng các phương tiện để duy trì quyền lực, thậm chí là lợi dụng tình cảm tôn giáo nhân dân để quản lí những người dân ngoan đạo Với Machiavelli, tôn giáo phải là một công cụ đắc lực trong tay nhà nước và củng cố quyền lực người cầm quyền

Xuất phát từ nguyên nhân nào mà người cầm quyền phải sử dụng các biện pháp tàn bạo để duy trì quyền lực và trấn áp đối với những kẻ chống phá Machiavelli biện minh cho lí do đó là do bản tính con người là không thiện cũng không ác, do thiên hướng con người là xấu xa, luôn muốn làm việc ác Là một nhà chính khách không thể dựa vào cái tốt đẹp trong con người mà phải dựa vào sự chiếm ưu thế của điều xấu xa để đưa ra những hoạt động phù hợp nên bắt buộc người cầm quyền đưa ra những thủ đoạn

để duy trì quyền lực của mình: "Nếu bản chất mọi người đều tốt thì đó không phải là một lời khuyên đúng nhưng vì thiên hạ đều bất lương và không giữ lời hứa nên nhà vua thì ngược lại nhà vua cũng chẳng cần giữ chữ tín với họ" [dẫn theo 41, 25] Song song với việc sử dụng thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị thì người cầm quyền cũng cần phải có những chính sách mị dân để ban phát lòng thương đối với dân chúng để tăng uy danh của mình

Là một quân vương nên làm cho dân yêu mến hay sợ hãi? Theo cách luận giải của Machiavelli, bản thân người cầm quyền không thể vừa làm cho dân yêu vừa làm cho dân sợ nên chỉ có thể lựa chọ một trong hai cách

Trang 29

Machiavelli đã lựa chọn cách làm cho dân sợ hơn là làm cho dân yêu vì bản chất của con người là vô ơn, nông cạn, giả dối, chỉ biết tránh hiểm nguy gian nan, chỉ biết lo đến lợi ích của bản thân mình hơn là đối với xã hội Người cầm quyền để cho người khác sợ hãi cũng dễ quản lí như làm cho dân yêu, hai phương pháp này tác động khác nhau nhưng lại mang lại hiệu quả như nhau Như vậy, Machiavelli đã lấy động cơ con người làm cơ sở phân loại quyền lực Bên cạnh đó, Machiavelli còn khuyên các quân vương không nên làm cho dân oán ghét và khinh bỉ - đây dường như là một mâu thuẫn Ông đặt vấn đề người cầm quyền phải tự tay ban phát ân huệ, vì sự mất công bằng có thể gây ra sự uất ức cho người dân, dễ dẫn đến sự tan rã đời sống xã hội: "Điều cần thiết cho một vị vua chúa là được lòng dân, vì nếu không thế sẽ không biết nương tựa vào đâu khi gặp cơn hoạn nạn" [dẫn theo 41, 20]

Một quốc gia hùng mạnh không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm nghệ thuật chính trị của thủ lĩnh mà phải có nền tảng pháp quyền để đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người và được nhân dân ủng hộ Sự công bằng chỉ có thể thực hiện được khi có luật pháp, đó là công cụ quan trọng cho sự tồn tại của bất kỳ nhà nước nào Khác với Augustin và Thomas d’Aquin, Machiavelli cho rằng nguồn gốc của nhà nước là do con người tạo ra, xuất phát từ nhu cầu của con người để đạt được mục đích chung Ông giải thích nguyên nhân hình thành nhà nước bắt đầu từ việc con người sống phân tán như những động vật, khi số lượng tăng lên người ta nghĩ đến việc tự vệ và tìm ra một người đứng đầu khỏe mạnh và dũng cảm nhất để phục tùng người đó Mục đích của nhà nước là đảm bảo cho mọi người tự do sử dụng tài sản của mình một cách an toàn Điều này được Locke kế thừa và lí giải

rất rõ ràng trong Khảo luận thứ hai về chính quyền Machiavelli đã tìm

được cơ sở của việc hình thành nhà nước vì nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội là nguyên nhân kinh tế Có thể nói đây là một

Trang 30

điểm khác biệt và là bước phát triển trong quan điểm về nhà nước từ thời

kỳ cổ đại đến thời kỳ cận đại

Trong học thuyết chính trị của mình rất nhiều lần Machiavelli nhắc đến vấn đề kinh tế là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột, đấu tranh giai cấp trong xã hội Ông cho rằng, quyền lực vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, trong hành vi của họ: "Con người có khuynh hướng mãnh liệt nhằm trả thù khi bị làm nhục, bị thiệt hại về tài sản" Các

vị quân vương cần hết sức kìm chế việc tước đoạt tài sản của người khác Điều này dễ dẫn đến khả năng nhân dân buộc phải có những biện pháp cực đoan để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình

Machiavelli không chỉ yêu cầu xây dựng một nhà nước tập quyền mạnh mẽ mà ông cũng đưa ra những nguyên nhân dẫn đến việc lợi dụng quyền lực của những người cầm quyền Ông cho rằng, việc chuyển giao chính quyền kiểu thừa kế sẽ là sự mở đầu cho một chế độ bạo tàn vì con cháu của các thủ lĩnh này ngày càng xa rời công lí và sa vào ăn chơi trụy lạc Đó là lí do biến quân chủ trở thành nền bạo chính Ông phê phán gay gắt chế độ độc đoán và để thủ tiêu chế độ đó phải tiêu diệt những tên bạo chúa, những kẻ vô đạo đức Những người thực hiện được nhiệm vụ này là những người có đức hạnh

Machiavelli chia nhà nước thành các chế độ quân chủ, quý tộc và nhân dân mà sự biến dạng méo mó của nó là nền bạo chính Về đặc điểm này, Machiavelli giống với Aristotle khi cho rằng ba hình thức đầu là hình thức đúng nhưng không bền vững Do đó ông yêu cầu sự kết hợp những đặc điểm tích cực trong ba hình thức nhà nước để duy trì tồn tại lâu dài các kiểu nhà nước Vì vậy, ông đồng tình với quan điểm cho rằng hình thức nhà nước cộng hòa là ưu thế hơn cả vì nó đáp ứng đầy đủ về quyền bình đẳng,

tự do và thủ tiêu các đặc quyền phong kiến Còn ở đâu có sự tồn taị của nền quân chủ đại diện cho tầng lớp quý tộc và địa chủ phong kiến thì ở đó

Trang 31

không có sự bình đẳng Do vậy, nền cộng hoà bền vững hơn so với nền quân chủ vì nó dễ thích ứng với các điều kiện khác nhau, đảm bảo tốt hơn cho sự thống nhất và sức mạnh của nhà nước làm nảy sinh tinh thần yêu nước của nhân dân

Học thuyết chính trị của Machiavelli ra đời trong hoàn cảnh yêu cầu cấp thiết phải thống nhất nước Italia nên Machiavelli đã lấy mục đích biện minh cho phương tiện chính trị của mình, thậm chí dùng những thủ đoạn bội tín và tàn bạo Đây là cơ hội để chủ nghĩa đế quốc lợi dụng và làm méo

mó học thuyết chính trị của ông Mặt khác lập trường giai cấp không cho phép ông tiến xa hơn để giải phóng quần chúng khỏi sự áp bức của giai cấp

tư sản, mặc dù ông cho rằng nhân dân bao giờ cũng thông minh hơn, kiên định hơn, có lí trí hơn vua, thậm chí, ông còn thể hiện nỗi lo sợ trước nhiệt tình cách mạng của nhân dân Tuy nhiên, không thể phủ định được những đóng góp của Machiavelli trong việc tích cực đấu tranh chống những tàn dư chế độ phong kiến và giải quyết một số vấn đề liên quan đến quyền lực và bản chất chính trị, quan hệ giữa nhà nước và xã hội công dân, vấn đề thủ lĩnh chính trị

Bước sang thời kỳ cận đại, ý thức cá nhân của người phương Tây tiếp tục được phát triển mạnh, cá nhân không chỉ lệ thuộc hoàn toàn vào cộng đồng, quyền tự do con người được đề cao Trong xã hội, quyền tự do, bình đẳng được xem là quyền tự nhiên của con người và nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo các quyền đó

Cùng thời, người có ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm chính trị -

xã hội của John Locke là Hobbes Ông là người đầu tiên đưa ra giả thuyết

về một trạng thái tự nhiên và xem xét bản tính con người khác hẳn so với cách nhìn nhận, đánh giá của tôn giáo Ông khẳng định: trong trạng thái tự nhiên mọi người đều tự do và bình đẳng tuyệt đối nhưng sống không tách rời nhau Mỗi cá nhân đều mong muốn bảo vệ mình và có nhu cầu sống

Trang 32

trong trạng thái hòa bình là cơ sở khẳng định quyền tự nhiên của con người

Con người sinh ra vốn tự do nhưng bản tính con người là ác, ai cũng

có nhu cầu, ước vọng riêng nên đẩy họ vào trạng thái chiến tranh và hỗn loạn Những luận thuyết của Hobbes đưa ra được dựa trên cơ sở vật lí học Ông quy mọi sự vật, hiện tượng của thế giới về mối quan hệ số lượng và toán học, ngay cả trái tim con người cũng được ông coi như chiếc "lò xo", dây thần kinh là những "sợi chỉ" còn các khớp xương là những "bánh xe", tất cả hợp thành một bộ máy làm cho toàn bộ cơ thể chuyển động

Ông phủ định quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng con người là "động vật chính trị", theo Hobbes con người là một thực thể thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, con người có những nhu cầu, khát vọng

và ham muốn riêng Xét về bản tính thì mọi người sinh ra đều bình đẳng về bản tính và tâm hồn, tuy có sự khác biệt nhưng không quá lớn để người này

tự nghĩ mình hơn người khác và tự hào về những điều mình làm được mà người khác không làm được Vì thế, cơ hội sử dụng những khát vọng của con người là như nhau Mỗi cá nhân có quyền chạy theo nhu cầu, lợi ích riêng của mình, hơn nữa con người lại không cùng nhau chia sẻ lợi ích mà luôn muốn được hưởng nhiều hơn người khác Chính sự ích kỷ này là nguyên nhân dẫn đến làm điều ác: "Con người là một động vật ranh ma hơn

cả chó sói, gấu, rắn" [dẫn theo 53, 14] Tất cả mọi người đều muốn giành giật những điều kiện thuận lợi về mình và tất cả các mối quan hệ được phát sinh cũng dựa trên cơ sở lợi ích Nếu những tư lợi riêng của người này bị người kia xâm lấn sẽ gây ra sự tranh đấu

Có ba nguyên nhân dẫn con người đến tranh đấu: Thứ nhất là sự cạnh tranh; Thứ hai là sự đa nghi; Thứ ba là sự vinh quang Lòng ham muốn vị

kỷ của mỗi người tạo ra cho nó sự thèm muốn thế lực hơn là hòa bình Tuy nhiên, không phải loài người thèm muốn hòa bình mà sự thèm muốn quyền

Trang 33

lực là phổ biến ở tất cả mọi người Để đáp ứng lợi ích cá nhân, mỗi người đều muốn vì lợi ích riêng của mình hơn là vì xã hội

Khi tính ích kỷ của con người được phát triển mà không có sự kiểm soát thì hậu quả sẽ như thế nào? Hobbes cho rằng tính ích kỷ, tư lợi là nguyên nhân gây ra chiến tranh, trong đó mọi người đều thù địch và chống lại nhau Thay thế cho trạng thái hòa bình mà họ tìm thấy trước kia thì giờ đây là sự hỗn loạn, làm cho luật tự nhiên của con người bị phá vỡ Con người luôn tiềm ẩn trong mình trạng thái tự do nhờ đó con người có thể bảo tồn cuộc sống của mình và một mặt luôn muốn vươn lên làm chủ thể xã hội nên cần thiết phải thiết lập các quy tắc ứng xử trong trạng thái tự nhiên Khi

đó quyền tự do của con người được phát triển không giới hạn được làm bất

cứ điều gì theo sự điều khiển của lý trí để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của họ

Như vậy, tự nhiên là trạng thái tự do hoàn hảo đã từng tồn tại trong xã hội loài người, đặc biệt Hobbes nhấn mạnh quyền tự do ý chí của con người Một người tự do là không bị cản trở làm những điều họ muốn làm trong các việc và trí khôn của họ có thể làm Con người càng tự do và bình đẳng bao nhiêu thì họ càng bất hạnh bấy nhiêu Vì tự do phát triển không giới hạn do nhu cầu sinh tồn con người trở nên tiêu diệt tự do của nhau Mặc dù, mọi người muốn tồn tại trong trạng thái hòa bình nhưng sự lo sợ người khác xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, lo lắng giữ phần sở hữu bản thân, đồng thời luôn mong muốn chiếm giữ được nhiều hơn phần của cải về mình và đó là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột, chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào Để tránh khỏi đời sống chiến tranh giữa mọi người với nhau

và tìm kiếm trạng thái hòa bình, theo Hobbes, cần có sức mạnh quyền lực nào đó làm cho mọi người nể sợ và phục tùng dưới quyền lực ấy

Từ bản tính con người, Hobbes đã đi đến một giải pháp về một thứ quyền lực dựa trên cơ sở của khế ước xã hội Khế ước xã hội đã đưa xã hội

Trang 34

chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái có nhà nước (xã hội công dân) Nhà nước là sự thỏa thuận chung theo khế ước do bản thân nhân dân sáng tạo ra, nghĩa là nó có nguồn gốc từ trần gian chứ không phải từ thượng đế Theo Hobbes, bản khế ước được ký kết giữa đa số nhân dân với một người hay một nhóm người nào đó để duy trì trạng thái hòa bình: "Cách duy nhất

để dựng lên một quyền lực chung… là trao quyền lực của mình cho một người hay là một hội đồng" [dẫn theo 47, 43] Người đại diện hay hội đồng này có thể dồn tất cả ý chí của mọi người bằng đa số phiếu ý chí thống nhất ấy do sự giao ước của tất cả mọi người Khi giao ước này được ký kết

có nghĩa là mọi người tự nguyện chuyển nhượng quyền tự nhiên của mình cho một số người, trạng thái sống tự nhiên của đa số công chúng sang trạng thái dân sự

Trong xã hội công dân phải sử dụng những công cụ bạo lực mạnh để trừng phạt những ai vi phạm khế ước Theo Hobbes, "luật pháp không có quyền bảo vệ công dân nếu không có một lưỡi gươm trong tay một người hay trong tay một số người để cho các luật ấy được thi hành" [dẫn theo 53,17] Hobbes đã khẳng định rõ ràng không chỉ ký kết chuyển nhượng quyền của đa số nhân dân vào tay một người hay một số người mà còn đòi hỏi những người cầm quyền phải công minh khi sử dụng các công cụ bạo lực để đảm bảo hòa bình cho xã hội Nếu Machiavelli đưa ra mẫu hình về

"thủ lĩnh chính trị" thì Hobbes khẳng định vai trò của vị chủ tể nắm quyền lực tương đối để cứu cánh hòa bình và an ninh

Như vậy, khi đi đến một khế ước xã hội, mọi người đã tự chủ trao quyền của mình cho người cầm quyền và đặt hết ý chí vào người đại diện

đó Do vây, người cầm quyền sẽ là hiện thân đại diện cho ý chí thống nhất giữa chúa tể và nhân dân Buộc người dân phải thận trọng hơn trong những hành động của mình, kiểm soát hành động đó không để đi quá xa so với trong trạng thái tự nhiên Sẽ là vô lí khi người nào đó đứng lên chống lại

Trang 35

chúa tể vì như thế là chống lại chính mình và sự chống đối ấy quay trở về trạng thái tự nhiên hỗn loạn Quyền lực của chúa tể phải là tuyệt đối để đảm bảo trật tự, hòa bình và tính nghiêm minh của luật pháp, còn các cá nhân phải tuân theo các đạo luật của nhà nước nghĩa là phải thi hành các giao ước của họ đã ký kết

Hobbes đưa ra các hình thức nhà nước như: chính thể quân chủ; chính thể cộng hòa; chính thể quý tộc Hobbes đồng ý ủng hộ loại chính thể quân chủ nhưng không giống với hình thức của chế độ phong kiến mà bổ sung thêm nội dung chính trị tư sản Loại hình chính thể này là một giải pháp chính trị, xuất phát từ nhận thức của ông về bản tính con người là ác, nhiều ham muốn ích kỷ và chỉ có thể kiểm soát bản tính đó bằng sức mạnh của nhà nước Ông coi nhà nước là một giải pháp hòa bình cho xã hội loài người Tuy nhà nước có những hạn chế như bó buộc hơn quyền tự do của con người nhưng cần có sự tồn tại của nhà nước để con người được sống trong hòa bình và an ninh hơn

Trong quan niệm chính trị - xã hội của Hobbes có nhiều điểm hạn chế Ông xuất phát từ bản tính con người, tuy có điểm hợp lý nhưng mang tính một chiều, thụ động chưa nhận thức được bản chất giai cấp xã hội, tính nhân loại của con người Về nhà nước ông cho rằng, chính tính ích kỷ, sự

lo sợ và lý trí của con người là nguồn gốc ra đời của nhà nước mà chưa thấy được sức mạnh của lực lượng sản xuất cơ bản là con người

Bỏ qua điểm hạn chế đó, tư tưởng Hobbes có nhân tố tích cực như: thấy được đặc trưng cơ bản khác biệt giữa loài người và loài vật Ông không ngần ngại nói lên những thói hư tật xấu của con người, nguyên nhân

và hậu quả của tính ích kỷ, qua đó ông dự báo về khả năng suy đồi của xã hội phương Tây Nhà nước là sản phẩm khế ước giữa con người với nhau chứ không phải là sản phẩm của thượng đế Với kết luận này, ông đã đấu tranh chống nhà nước chuyên chế phong kiến với sự thống trị của thần

Trang 36

quyền Hobbes đã đi đến quan điểm về chủ quyền nhân dân và tìm ra quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân và chỉ rõ lợi ích cá nhân là một trong những động lực thúc đẩy hoạt động con người và sự phát triển của xã hội Tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành quan niệm chính trị - xã hội của Jonh Locke

Tóm lại, quan niệm chính trị - xã hội của John Locke là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ từ thời cổ đại Tuy có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau nhưng vấn đề trung tâm thu hút sự chú ý của các nhà triết học là vấn đề con người và coi đây là cơ sở để luận giải vấn đề liên quan đến nhà nước Có thể nói, quá trình các nhà triết học đi tìm chân lí, đấu tranh cho hòa bình, lẽ phải của con người thiết lập một xã hội công bằng là một quá trình lâu dài, bền bỉ và đầy thử thách Từ chỗ quyền con người chưa được thừa nhận đến chỗ được thừa nhận nhưng phải tuân theo ý chúa tức là chỉ được thừa nhận trong tư tưởng đến sự đấu tranh cho tự do, bình đẳng của con người bằng hiện thực Trên cơ sở đó để hình thành mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội - nhà nước và pháp luật được sử dụng là công

cụ hữu hiệu đảm bảo cho sự phát triển của xã hội Nhìn chung, những quan niệm chính trị - xã hội từ thời cổ đại đến thời cận đại có những nội dung khác nhau nhưng về cơ bản đều phản ánh được kinh nghiệm của nhân loại trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, vai trò của pháp luật Đây là kinh nghiệm không thể thiếu làm tiền đề tư tưởng cho quan niệm chính trị - xã hội của John Locke Với nhãn quan chính trị tinh tế, bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII và cuộc đời thăng trầm của John Locke là tác nhân quan trọng để tác giả hình thành nên quan niệm chính trị - xã hội hết sức sâu sắc được thể hiện thông qua tác

phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền - Một trong những cuốn sách có

ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị châu âu đương thời và gây được tiếng vang lớn đối với nền chính trị nhân loại sau này, mở đầu cho một thời đại mới - thời đại tranh đấu cho quyền tự do chân chính của con người

Trang 37

CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE

2.1 Quan niệm của John Locke về con người và quyền con người

2.1.1 Quan niệm của John Locke về con người cá nhân

Con người không chỉ là chủ thể mà còn là đối tượng nghiên cứu cơ bản của mọi hệ thống triết học, kể cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Ngay từ khi loài người xuất hiện, con người đã luôn băn khoăn với câu hỏi: Con người có vai trò, vị trí như thế nào trong thế giới? Để trả lời cho câu hỏi này không ít nhà triết học đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu những vấn đề liên quan đến con người nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thuyết phục Aristotle đưa ra định nghĩa: "Bẩm sinh, con người là động vật chính trị", còn Protagore lại cho rằng “con người là thước

đo của vạn vật” Càng ở những giai đoạn sau yêu cầu giải phóng con người

ra khỏi tư tưởng thần quyền, đem lại quyền tự do như vốn con người đã có trong trạng thái tự nhiên thì vấn đề con người lại càng trở lên cấp thiết Mặc dù, có nhiều nhà nghiên cứu triết học đã và đang tìm hiểu vấn đề con người nhưng đây vẫn luôn là đề tài mang lại nhiều tranh cãi Như F.M.Dostoievsky đã khẳng định: "Con người là một bí ẩn, cần phải đoán nhận bí ẩn ấy, và nếu anh đoán nhận nó suốt cả cuộc đời thì như thế cũng không phải là mất thì giờ" [dẫn theo 44,15]

Tiếp thu tư tưởng về con người của các bậc tiền bối như Francis

Bacon, Thomas Hobbes, John Locke viết tác phẩm Kimh nghiệm về nhận thức của con người (1689) Là một nhà duy cảm điển hình ở nước Anh,

John Locke đã đưa ra nhiều tư tưởng mới mẻ và táo bạo giải đáp cho những giới hạn trong nhận thức của con người: "Với tri thức luận, ông đưa ra những nghiên cứu mà cho đến nay nhiều người vần coi là quan trọng nhất

Trang 38

trong địa hạt này, đó là truy tầm cho được những hạn chế đối với những gì khả tri trước trí tuệ con người" [29, 127] Trước Locke cũng có nhiều nhà triết học không ngừng khám phá khả năng nhận thức của con người đối với thế giới bởi vì thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng nên con người chỉ có thể nhận thức được cái gì hiện hữu xung quanh mình Vì vậy, có những lĩnh vực mà con người chưa thể vươn tới để nhận thức tận cùng chúng trong các mối quan hệ với các sự vật khác Điều này được thể hiện

rõ nhất trong quan điểm của các nhà triết học Trung cổ và họ phải viện đến

sự tồn tại của Thượng đế để giải thích cho những thắc mắc xung quanh giới hạn nhận thức của con người

Locke đã đưa ra được câu trả lời cho những hạn chế của các triết gia trung cổ Ông tiến thêm một bước quan trọng bằng cách thế tục hóa, xem nhận thức của con người có cơ sở từ thực tại Phương pháp, con người có thể nhận thức được thế giới là phân tích những quan năng lý trí của chúng

ta, từ đó sẽ cho chúng ta thấy được cái gì con người có đủ khả năng và cái

gì con người không đủ khả năng để nhận thức, đó chính là những giới hạn của những gì mà trí năng của chúng ta chưa thể nhận thức được Có thể là những sự vật hiện hữu một cách ngẫu nhiên Nhưng dù bằng cách nào con người vẫn phải cảm nhận bằng các giác quan, kinh nghiệm mới cho chúng

ta những tri thức về sự vật Đây là xuất phát điểm trong nhận thức cũng như trong toàn bộ hệ thống triết học của ông: "Trước khi nghiên cứu bất kỳ vấn đề triết học và khoa học nào có liên quan đến thế giới và con người thì cũng cần nghiên cứu những năng lực của bản thân mình và xem xét lí trí của chúng ta có thể nhận thức được đối tượng nào, còn đối tượng nào thì không" [dẫn theo 21, 387 - 388] Đó là lí do tại sao Locke lại đặt tên cho

tác phẩm của mình là Kinh nghiệm về nhận thức của con người

Câu trả lời được tác giả viết ngay trong phần Nhập đề: “Vì trí năng là

cái đặt con người cao hơn ở địa vị mọi loài cảm giác, và cho con người một

Trang 39

lợi thế và sự thống trị trên mọi loài, nên nó xứng đáng là cao quý và đáng

để chúng ta tìm hiểu" [dẫn theo 3, 389] Theo Locke, việc tìm hiểu bản chất

và trí năng của con người là một đề tài phức tạp nhưng vô cùng cao quý Vì

nó cho phép xác định vai trò, vị trí của con người cao hơn so với các loài vật Đó là lí do mà con người không ngừng tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh dựa trên những tri thức mà con người có được bằng trải nghiệm cuộc sống Từ quá trình khám phá thế giới, con người nhận ra giới hạn của trí năng con người để xác định đúng vị trí của mình trong xã hội Với mục đích là tra cứu nguồn gốc, phạm vi tri thức con người, Locke xem xét khả năng phân tích của một người như chúng được sử dụng về các đối tượng mà chúng liên quan Làm thế nào để trí năng con người đưa ra được những thước đo chắc chắn cho tri thức của chúng ta? Thông qua các khái niệm là một phương pháp rất quan trọng để con người tiến dần đến tri thức như những khái niệm về sự vật lấy ở đâu? Điều đó chỉ có thể thông qua các giác quan, sự tổng kết của kinh nghiệm Locke đưa ra một lối so sánh rất thuyết phục: "Giống như mắt, trí năng cho phép chúng ta nhận thức mọi sự vật khác, nhưng đồng thời không để ý đến bản thân nó; vì vậy cần nghệ thuật và công sức để đưa nó ra khỏi nó và biến đối tượng nghiên cứu của chính nó" [3, 388] Ông cho rằng con người phải dùng trí năng để nhận thức mọi sự vật xung quanh bằng các phương pháp khác nhau nhưng

để nhận thức được bản thân nó là công việc rất khó khăn và phức tạp Cách duy nhất để nhận thức được trí năng là phải biến trí năng thành đối tượng của chính nó và từ đó cho phép con người khám phá ra các khả năng và các mức độ của trí năng con người Để có một sự hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc, bản chất cũng như các khả năng của trí năng con người thì điều quan trọng là phải phê phán cách hiểu sai lầm trong tư tưởng các nhà triết học đi trước

Trang 40

Trước hết, Locke phê phán học thuyết về ý niệm bẩm sinh của nhà triết học người Pháp - Descartes (1596 - 1650) Theo Descartes, trong con người luôn có sẵn các tư tưởng bẩm sinh như những tri thức sơ đẳng, các quy luật logic, các tiên đề toán học Trên tinh thần chủ nghĩa duy lí, Descartes cho rằng, phải đặt mọi tri thức mà con người có được từ trước tới nay dưới sự phê phán của lý tính; phải coi lí tính, trí tuệ của con người là tòa án có năng lực thẩm định và đánh giá mọi thứ Ông đặt ra cơ sở cho lý luận nhận thức mà hạt nhân là thuyết ý niệm bẩm sinh Theo Descartes,

mọi tri thức của con người đều xuất phát từ ba nguồn gốc: Thứ nhất, một số

xuất phát từ thế giới bên ngoài, chúng là kết quả tác động của các sự vật,

hiện tượng lên các giác quan như nước, lửa, ánh sáng, mặt trời; Thứ hai,

một số tri thức do hoạt động của trí tuệ con người tạo ra như khái niệm về

đẹp, xấu, thiện, ác; Thứ ba, một số tri thức tiềm ẩn trong đầu óc con người

tức là những tư tưởng bẩm sinh thì con người sinh ra đã có, chúng là những

tư tưởng mang tính tất yếu, phổ quát và được mọi người chấp nhận Theo quan niệm này, thì không ai cần phải học hỏi mà những tri thức này sẵn có trong trí khôn của chúng ta Tư tưởng của Descartes được nhà triết học người Đức- Leibniz (1646 - 1716) vận dụng vào lý luận nhận thức Theo ông, linh hồn con người như một viên đá trắng tiềm ẩm vô số những đường vân, nhận thức của con người như những nhà điêu khắc làm công việc khai thác những tri thức tiềm ẩn sẵn có trong linh hồn con người

Không đồng tình với lý luận thừa nhận tư tưởng bẩm sinh, Locke bác

bỏ quan niệm của Descartes Nếu tồn tại tư tưởng bẩm sinh tức là thừa nhận những luận đề sơ đẳng, mọi người thừa nhận là đúng thì tất cả con người đều phải biết nhưng trên thực tế thì trẻ sơ sinh, người lớn vô học đều không biết những kiến thức sơ đẳng về các lĩnh vực, không có ý niệm về các định lí khoa học, các quan niệm chính trị - xã hội đơn giản Không có ý niệm bẩm sinh mà mọi tư tưởng đều có được trong sự suy diễn, trong quá

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w