1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử

98 2,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 857,78 KB

Nội dung

Nếu như, phần lớn các công trình nghiên cứu đều cho rằng, Nho giáo là một học thuyết về đạo đức nhằm để giáo dục và hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người; hoặc là coi Nho giáo là mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

1 TS Nguyễn thanh Bình

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

97

Môc Lôc

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 12

6 Ý nghĩa của đề tài 12

7 Kết cấu của Luận văn 12

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TUÂN TỬ 13

1.1 Bối cảnh lịch sử 13

1.1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Tuân Tử 13

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc 14

1.2 Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trong sự hình thành tư tưởng 22

1.2.1 Tuân Tử tiếp thu và phát triển tư tưởng chính trị, đạo đức của Khổng Tử và Mạnh Tử 22

1.2.2 Tuân Tử tiếp thu triết lí chính trị của phái Lão - Trang (Đạo gia) 26

1.2.3 Phái Mặc gia với việc hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử 29

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TUÂN TỬ 31

2.1 Ý thức chính trị và hệ tư tưởng chính trị 31

2.2 Một số nội dung chủ yếu trong quan niệm của Tuân Tử về con người 35

2.3 Quan niệm của Tuân Tử về vai trò của nhà vua, người cầm quyền 56

2.4 Quan niệm của Tuân Tử về vai trò của dân trong tưởng chính trị - xã hội 69

2.5 Những giá trị và hạn chế cơ bản trong tư tưởng chính trị – xã hội của Tuân Tử 79 KẾT LUẬN 86

Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 90

Trang 3

Khi nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử cũng vậy, chúng ta có thể thấy rõ tính chất hai mặt tồn tại trong hệ thống tư tưởng của ông Có những giá trị tích cực và tiến bộ trong tư tưởng Tuân Tử mà cho đến nay chúng ta cần kế thừa và học tập, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những yếu tố đã lỗi thời và lạc hậu do hoàn cảnh xã hội chi phối Nhưng đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét, tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử “lấy cái cùng cực làm căn bản, lấy cái yếu trọng làm đạo lí, bày tỏ những việc đời xưa mà chống giúp đương chế, dẹp sự rối loạn, dấy việc đạo

lí, thực là kẻ sĩ danh thế vào bậc thầy của vương giả” [74, tr.276], và như vậy thì “sách của ông cũng có thể làm lông, làm cánh cho sáu Kinh, thêm sáng cho họ Khổng” [74, tr.276] Cho dù Tuân Tử có thay đổi và cải biến tư tưởng của bậc thầy Khổng Tử cho phù hợp với bối cảnh xã hội bấy giờ của mình thế nào đi chăng nữa thì cốt lõi trong tư tưởng của ông vẫn giữ những

tư tưởng truyền thống của bậc thầy một cách đầy đủ và sâu sắc

Trang 4

2

Thông qua tư tưởng của Tuân Tử, ta thấy, ở Nho giáo có sự tích hợp những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, v.v một cách đầy đủ hơn, chúng không tách rời nhau mà đan xen, hòa quyện với nhau trong một hệ thống Cùng với sự kế thừa tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử đã bổ sung nhiều yếu tố của các trào lưu tư tưởng khác như Mặc gia, Đạo gia vào

hệ những tư tưởng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu là hệ tư tưởng, là công

cụ thống trị, quản lý xã hội của giai cấp phong kiến Là một nhà tư tưởng trong phái Nho gia, tư tưởng của Tuân Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan tới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Khi đọc sách Tuân Tử, có thể thấy rằng, học thuyết của ông vẫn còn những giá trị mà chúng ta đáng kế thừa, những điều hay mà qua bao thăng trầm của lịch sử nó vẫn còn sức sống để tồn tại Đó là tư tưởng đề cao vai trò của con người, đó là tư tưởng coi trọng một vị minh quân, đó là tư tưởng trọng dân hết sức tiến bộ Hơn nữa, cách mà Tuân Tử đưa ra phương pháp cai trị

nhằm đưa xã hội đi đến sự thái bình, thịnh trị đó là việc kết hợp giữa vương

đạo (cách cai trị đất nước thiên về đạo đức) và bá đạo (cách cai trị đất nước

thiên về pháp luật) là hết sức tiến bộ và đúng đắn mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải tiếp thu Tuân Tử đã chỉ ra được những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình trên và cho rằng, cần thiết phải kết hợp cả hai hình thức đó trong việc trị nước mới có thể thành công Đó là những cống hiến hoàn toàn mới

mẻ của Tuân Tử trong trường phái Nho gia, mà trước đó các bậc thầy của ông chưa hoặc mới chỉ đề cập đến một cách mờ nhạt Vì lí do này, có quan điểm cho rằng, tư tưởng của Tuân Tử không còn giữ được những tinh túy của bậc thầy Khổng Tử nữa Nhưng chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan để nhìn nhận lại tư tưởng của Tuân Tử để thấy rằng, không những Tuân Tử vẫn giữ được những cái tinh túy nhất của bậc thầy, mà trong tư tưởng của ông còn có thêm sự phong phú và sâu sắc, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ thêm về nền chính trị - xã hội Trung Quốc thời cổ đại Có như vậy

Trang 5

3

chúng ta mới có thể khẳng định được tư tưởng của Tuân Tử vẫn giữ được những truyền thống quý báu của Khổng Tử và Mạnh Tử, nhưng Tuân Tử cũng có những tư tưởng độc đáo của riêng mình nhằm thích ứng với nhu cầu của thời đại Chúng ta quay lại với tư tưởng của Tuân Tử để thấy, ở đó

có giá trị và hạn chế gì, và chúng ta có thể học tập được gì ở Tuân Tử trong bối cảnh lịch sử ngày nay

Nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung và

tư tưởng của Tuân Tử nói riêng đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến Mỗi công trình nghiên cứu có một góc nhìn khác nhau về tư tưởng của Tuân Tử Kế thừa những thành quả đã nghiên cứu trước đó, và tiếp tục khai thác những vấn đề khoa học trong tư tưởng triết học của Tuân Tử đang còn

bỏ ngỏ, tác giả chọn vấn đề:“Tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử” làm

đề tài nghiên cứu trong Luận văn thạc sỹ triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử, từ trước đến nay đã có nhiều công trình trong và ngoài nước Tiêu biểu là một số công trình của các tác giả sau đây:

1 Lã Trấn Vũ là một trong những học giả nổi tiếng của Trung Quốc

hiện nay Ông đã viết nhiều về tác phẩm về sử học, kinh tế và triết học Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông luôn cố gắng vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu các vấn đề khoa học xã

hội Tác phẩm Lịch sử các học thuyết chính trị Trung Quốc của ông phản

ánh sâu sắc về quá trình phát triển của các quan điểm, tư tưởng, học thuyết như Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia, v.v Khi trình bày tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ đã nêu rõ tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân

Tử bao gồm nhiều nội dung, nhiều học thuyết: Học thuyết tính ác, học thuyết về con người và xã hội, học thuyết về chính trị

Trang 6

nên thiện của Tuân Tử Hay trong thuyết xã hội, Tuân Tử cũng chỉ ra được

sự khác nhau giữa con người và con vật chính là ở tính xã hội; và trong học thuyết về chính trị, Tuân Tử đã đề cao vai trò của vị minh quân, chủ trương một nền chính trị trọng hiền tài Hơn nữa, Tuân Tử còn đặc biệt đề cao tính tập thể, tính đoàn kết để con người cùng nhau giữ cho thiên hạ thái bình

Nói chung, khi nghiên cứu về tư tưởng của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ tập trung làm rõ những nội dung cụ thể trong từng học thuyết và qua đó, ông nhấn mạnh mặt tích cực và tiến bộ của Tuân Tử trong bối cảnh xã hội loạn lạc, đặc biệt là Tuân Tử luôn đề cao vai trò của con người

2 Phan Bội Châu với tác phẩm Khổng học đăng Phan Bội Châu là

một môn đồ ưu tú của cửa Khổng sân Trình, thấm nhuần những tư tưởng tích cực của Nho gia Ông cố gửi gắm những điều tâm đắc của mình cho thế hệ

sau Khổng học đăng là tác phẩm tâm huyết của nhà Nho thành đạt Phan Bội

Châu viết về tư tưởng triết học Tác phẩm vừa mang tính kinh học khi bàn luận, diễn giải một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo ở một số tác phẩm tiêu biểu của từng nhà Nho trong lịch sử hình thành, biến đổi, phát triển của Nho giáo; vừa mang tính chất ứng dụng để có thể vận dụng tư tưởng của các nhà Nho vào thực tế để giáo dục, hoàn thiện con người và phát triển xã hội Trong tác phẩm này, với quan điểm hết sức tiến bộ, Phan Bội Châu đã đúc kết được tinh hoa của Khổng học và những chi phái, những nhà

tư tưởng tiêu biểu của Khổng học trong đó có Mạnh Tử và Tuân Tử

Trong phần nói về tư tưởng triết học của Tuân Tử, Phan Bội Châu ngay từ đầu đã khẳng định rằng, nếu “chúng ta có bộ óc nghiên cứu học vấn

Trang 7

5

và có cặp mắt phán đoán học thuật thì xin đem truyền bộ Tuân Tử ra xem,

dám chắc thầy Tuân là cháu đích thực của Khổng học” [19, tr.801] Khi nói

về Tuân Tử, Phan Bội Châu đã có cái nhìn rất tích cực về ông Tác giả đã phân tích các học thuyết của Tuân Tử qua từng câu chữ nguyên bản để người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của Tuân Tử

Phan Bội Châu khẳng định rằng, trong thuyết tính ác của Tuân Tử, chẳng những nó không mâu thuẫn với thuyết tính thiện của Mạnh Tử, mà

ngược lại còn bổ sung thêm cho học thuyết của Mạnh Tử ngày càng hoàn

thiện hơn Còn khi phân tích thuyết phi mệnh của Tuân Tử, Phan Bội Châu

đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ, Tuân Tử là người vô thần với quan niệm con người không phụ thuộc vào trời và tự nhiên: “Độ số của trời đi, vẫn đã có mực thường, chẳng phải vì Nghiêu mà làm cho Nghiêu được tồn, chẳng phải vì Kiệt mà làm cho Kiệt đến vương (thiên hành hữu thường, bất

vì Nghiêu tồn, bất vị Kiệt vương) “Tồn” hay “vương” chỉ quyền ở việc người, người lấy việc trị mà ứng với thiên hành thời được tốt lành (ứng chi

dĩ trị, tắc cát), lấy việc loạn mà ứng với thiên hành thời mắc lấy xấu dữ (ứng chi dĩ loạn, tắc hung)” [19, tr.807]; ngược lại con người có thể tác động lại tự nhiên để phục vụ đời sống của mình Tư tưởng này của Tuân Tử cũng là cách nhìn nhận tiến bộ và đi trước một bước so với thời đại của

ông Còn trong thuyết phi thập nhị tử của Tuân Tử, Phan Bội Châu đã ngụ

ý rằng, xưa nay bất kì tư tưởng hay học thuyết của một người nào cũng bị chi phối và ảnh hưởng của thời cuộc, và tư tưởng của Tuân Tử cũng không nằm ngoài quy luật chung đó

Qua tác phẩm, tác giả đã chứng minh rằng, bản thân tư tưởng Khổng học chính thống (trong đó có Tuân Tử) là một hệ thống triết học mang tính nhân bản rất sâu sắc, phát huy được những phẩm chất cao cả của con người

và nhằm phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của một xã hội bình đẳng Qua đó,

Trang 8

6

tác giả cũng muốn khẳng định rằng, cho dù hoàn cảnh lịch sử đã đổi thay, Khổng học vẫn luôn là ngọn đèn sáng, soi rọi cho đời sống tinh thần của con người Á Đông Đó là những giá trị học thuật rất đáng trân trọng Nội dung của tác phẩm đã đưa ta trở về với kho tàng trí tuệ phương Đông, tìm những giá trị cổ truyền chân chính trong cái kho tàng ấy để bổ sung cho hệ thống tư tưởng tiên tiến của thời đại mới, thúc đẩy nó đạt đến một tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của dân tộc và nhân loại

3 Trần Trọng Kim với tác phẩm Nho giáo Cũng giống như Phan Bội

Châu, Trần Trọng Kim nghiên cứu Nho giáo với tâm thế của nhà Nho Ông nhìn nhận Nho giáo không chỉ là một học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết học Ở đó, tác giả đã trình bày những phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong sự phát triển của chúng Sự đánh giá của Trần Trọng Kim mang tính chất khách quan nhất định, trong đó

có các học thuyết của Tuân Tử đã được giới thiệu khái quát trong Nho giáo

của Lệ thần Trần Trọng Kim Cũng theo con đường mà Khổng Tử đã đi, tuy nhiên do sự biến đổi của thời cuộc mà tư tưởng của Tuân Tử cũng thay đổi Khác với quan niệm của Phan Bội Châu khi nhìn nhận về Tuân Tử, tác giả Trần Trọng Kim lại cho rằng, tư tưởng của Tuân Tử “không đúng với tinh thần của Khổng giáo” [39, tr.270] Và Trần Trọng Kim lý giải rằng, vì do ảnh hưởng của hoàn cảnh thời Chiến quốc nên Tuân Tử thiên về mặt biện luận mà quên mất cái lối tâm học uyên bác của Khổng giáo

Khi phân tích tư tưởng của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ tập trung vào ba

phương diện là: Thứ nhất là về mặt triết lí của Tuân Tử: Tuân Tử quan niệm trời với người tồn tại độc lập với nhau Thứ hai, về mặt giáo dục thì

Tuân Tử cho rằng, tính người là ác nên phải dũng lễ nghĩa để giáo dục

người thành thiện Thứ ba, về mặt chính trị - xã hội thì ông cho rằng, nên

nhìn thẳng vào thực tế mà học tập, đặc biệt là cần phải học tập ở các đời vua sau này mới có tính ứng dụng cao

Trang 9

7

Tóm lại, khi nghiên cứu về Tuân Tử, Trần Trọng Kim đã cho rằng,

có lúc quan điểm của Tuân Tử có tính tích cực, như Trần Trọng Kim nhấn mạnh “mục đích lấy chính trị làm việc hành đạo” của Tuân Tử là rất hay, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong tư tưởng, vì Tuân Tử còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thời đại nên nhiều lúc quan điểm của Tuân Tử “tương phản với tông chỉ của Khổng giáo” [40, tr.270]

Nhưng nhìn chung, trong tác phẩm này, ông đặc biệt đề cao những giá trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số người Việt Nam lúc bấy giờ hồ nghi, xa lánh và ghét bỏ Ngoài ra, tác giả còn viết một thiên riêng về Nho giáo ở Việt Nam để trình bày khái quát và tóm tắt nhất quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam Cuối thiên này, tác giả còn khẳng định,

ở Việt Nam “từ khi dựng nước đến giờ, nhờ có Nho giáo, đời đời nhân tài bối xuất, người làm tướng văn, tướng võ, người đạo đức, văn chương, người

có khí tiết cao thượng, khá lấy làm vẻ vang, không phụ cái tiếng là một nước văn hiến” [40, tr.734] và “Nho giáo tuy không gây thành cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn cứ cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách,

có phẩm giá tôn quý Hãy kể một phương diện ấy, thiết tưởng cũng đủ làm cho người mình không nên bỏ Nho giáo vậy” [40, tr.735]

4 Giáo sư Cao Xuân Huy với tác phẩm Tư tưởng phương Đông gợi

những điểm nhìn tham chiếu Đây là tác phẩm lớn có nhiều giá trị, đã được

tặng giải thưởng Hồ Chí Minh Tác phẩm gồm ba phần, ông đã dành trọn vẹn phần thứ ba của tác phẩm để trình bày lịch sử hình thành, phát triển cùng những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo Mỗi nhà Nho, GS Cao Xuân Huy đều đưa ra các quan điểm và dẫn chứng rành mạch, khúc triết để chứng minh cho từng luận điểm

Về tư tưởng của Tuân Tử, GS Cao Xuân Huy cho rằng, Tuân Tử là một học giả kiệt xuất, nối gót Mạnh Tử phát triển Nho giáo nguyên thủy

Trang 10

8

Tuân Tử cải biến tư tưởng lễ trị và đưa nó lại gần với pháp trị nhằm làm

cho Nho giáo thích ứng với nhu cầu của thời đại Cũng giống như nhiều nhà nghiên cứu khác, Giáo sư Cao Xuân Huy đã nêu rõ ràng và cụ thể những tư tưởng của Tuân Tử qua các học thuyết của ông, qua đó cho ta thấy những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Tuân Tử Mặt khác, ông

đặc biệt chú ý đến quan điểm lễ của Tuân Tử vì nó gần với tư tưởng pháp luật, và quan điểm lễ nhích gần đến chữ Pháp của Tuân Tử được đặt ra là

do bản tính con người là ác nên phải đặt ra lễ nghĩa để uốn nắn con người

đi vào con đường thiện, biết vị tha, biết đoàn kết, có như thế xã hội, quốc gia mới sinh tồn được Như vậy, giữa đạo đức và hình phạt theo quan điểm của Tuân Tử phải đi liền với nhau, lễ nghĩa và hình phạt đều bắt nguồn ở tính ác Khi đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng, Tuân Tử cho rằng, phải có thánh nhân làm vua thì mới có xã hội lý tưởng Thánh nhân phải có quyền lực tối cao để thu phục lòng dân và thánh nhân phải biết chọn bậc hiền tài để giúp mình phát triển quốc gia

Như vậy, khi GS Cao Xuân Huy trình bày về tư tưởng của Nho giáo nói chung và tư tưởng của Tuân Tử nói riêng, ông đã khẳng định rằng, “các chi phái của Nho giáo có thể là nhất nguyên luận hay nhị nguyên luận, chủ quan luận, hay khách quan luận, duy lí chủ nghĩa hay là trực quan chủ nghĩa, đức trị chủ nghĩa hay công lợi chủ nghĩa v.v nhưng tất cả thống nhất

ở quan niệm luân thường, cương thường” [36, tr.205] Có nghĩa là, theo ông, tư tưởng của Tuân Tử cũng không đi chệch hướng với quan niệm của Nho giáo của Khổng Tử

5 Giáo sư Du Vinh Căn với Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia

đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng chính trị của các bậc Nho tiền bối Trong tác phẩm này, ông lấy tư tưởng pháp luật Nho gia làm mục đích lập luận Cuốn sách đã có những phát hiện rất nhiều mặt nên được nhiều học

Trang 11

9

giả trong và ngoài nước chú ý Chính vì vậy, khi cuốn sách ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong giới học thuật Trung Quốc cũng như thế giới Nếu như, phần lớn các công trình nghiên cứu đều cho rằng, Nho giáo là một học thuyết về đạo đức nhằm để giáo dục và hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người; hoặc là coi Nho giáo là một học thuyết triết học về con người, vì Nho giáo đặc biệt coi trọng và đề cao con người; hay coi Nho giáo là một tôn giáo, là một học thuyết chính trị - xã hội thì công trình nghiên cứu này của Du Vinh Căn được đánh giá cao vì đã phát hiện thêm giá trị tinh thần quý báu trong di sản tư tưởng dân tộc Trung Quốc – đó là

tư tưởng pháp luật Chính sự đóng góp khá mới mẻ khi tác giả tập trung nghiên cứu về tư tưởng pháp luật của Nho gia đã góp phần vào xây dựng nhà nước Trung Hoa ngày nay Khi nghiên cứu về tư tưởng của Tuân Tử, giữa rất nhiều những quan điểm cho rằng “Tuân Tử không nằm trong hàng ngũ Nho gia”, Du Vinh Căn đã chỉ ra rằng, tư tưởng của Tuân Tử là một hệ

tư tưởng mới trong hệ tư tưởng của Nho giáo tiên Tần, nhưng vẫn không nằm ngoài phái Nho gia Du Vinh Căn còn chỉ ra những điểm đặc sắc riêng

về tư tưởng chính trị của Tuân Tử khi ông đề cao lễ trị nhưng cũng coi trọng hình phạt; đặc biệt là ông nhấn mạnh tính quy phạm, cưỡng chế của lễ mà hình thành quan điểm lễ - pháp của riêng mình Ở Tuân Tử, giữa lễ và pháp

có sự kết hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau Đây là điểm mới ở tư tưởng của Tuân Tử khi ông muốn cải tạo tư tưởng của Khổng - Mạnh để thích ứng với nhu cầu cai trị đất nước theo hình thức trung ương tập quyền thống nhất lúc bấy giờ Du Vinh Căn khẳng định rằng, Tuân Tử là người đi đầu tìm tòi lý luận cho tư tưởng pháp luật chính thống phong kiến Ông cũng là người đi đầu trong việc kết hợp giữa hai tư tưởng lễ và pháp với nhau, chúng bổ sung

và hỗ trợ cho nhau trong quá trình trị nước, quản lí xã hội

Nhưng xét cho cùng thì công trình nghiên cứu của Giáo sư Du Vinh Căn cũng là xuất phát từ góc nhìn pháp lí để tìm hiểu của tưởng của Tuân

Trang 12

chủ yếu của Nho giáo nói chung và của Tuân Tử nói riêng cũng được

nghiên cứu và trình bày trong hai bộ Giáo trình này của Bộ Giáo dục và

Đào tạo Trong phần trình bày về triết học Trung Hoa cổ - trung đại, các tác giả đã nhấn mạnh, lịch sử lâu đời của Trung Hoa kéo dài nhiều thiên niên

kỷ cùng với sự phát triển đi lên của xã hội dẫn đến việc hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh Các trường phái này luôn lấy con người làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Trung Hoa đặt ra lúc bấy giờ Trong phần nói về phái Nho gia, ngoài Khổng Tử, hai bộ Giáo trình này đã nhấn mạnh hai học phái cơ bản nhất là Mạnh Tử và Tuân Tử, đặc biệt là quan niệm của hai ông về con người, về đường lối cai trị, quản

lý xã hội Qua đó khẳng định rằng, Mạnh Tử đã hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho gia trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận, còn Tuân Tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho gia; nhưng trái với Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng, con người vốn có tính ác và coi thế giới có quy luật riêng Theo ông, sức người có thể thắng trời Như vậy, tư tưởng triết học của Tuân Tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ

Ngoài ra, liên quan đến nội dung của đề tài còn có những công trình

nghiên cứu khoa học khác như: Lịch sử triết học phương Đông (gồm 5 tập) của Nguyễn Đăng Thục, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của GS Trần Đình Hượu, Lịch sử triết học Trung Quốc của GS Lê Văn Quán, Học

thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam của

TS.Nguyễn Thanh Bình, Triết lí phương Đông giá trị và bài học lịch sử của TS.Trịnh Doãn Chính, Triết lí chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà

Trang 13

11

nước và pháp quyền của Ths.Bùi Ngọc Sơn, v.v cùng nhiều bài báo đăng

trong các tạp chí khoa học như Triết học, Khoa học, Văn học, v.v

Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về tiến trình phát triển của Nho giáo trong lịch

sử Trung Quốc, về nội dung và những tư tưởng cơ bản của từng nhà Nho tiêu biểu Như vậy, chúng ta có thể khẳng định thêm rằng: Nho giáo không phải ngày bị mai một và quên lãng, mà ngược lại những mặt tích cực của Nho giáo nói chung và trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử nói riêng ngày càng được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau

Kế thừa những giá trị khoa học của những công trình đã nghiên cứu,

đề tài này sẽ tiếp tục tìm hiểu, khai thác những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử, trong đó có nhiều vấn đề mà những công trình trước đó còn bỏ ngỏ hoặc chưa thực sự làm sáng tỏ

3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

Mục đích của Luận văn là thông qua việc trình bày và phân tích

những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử để vạch ra những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của ông

Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài và mục đích đặt ra cho đề tài, nhiệm vụ của Luận văn là trình bày, phân

tích những nội dung chính sau:

- Bối cảnh và nguồn gốc tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử

- Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử

- Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tư tưởng chính trị - xã hội của

Tuân Tử

Trang 14

12

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu là sách Tuân Tử

và Tứ thư

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chung của triết học Mác - Lênin cùng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

về lịch sử triết học Ngoài ra, Luận văn còn kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử, qua đó nhấn mạnh những tư tưởng đặc sắc

mà chúng ta cần kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay

Những kết quả đạt được của Luận văn là sự bổ sung cho quá trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử Vì vậy, Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo nói chung và về tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân

Tử nói riêng

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của Luận văn gồm 2 chương, 7 tiết

Chương 1: Bối cảnh và nguồn gốc tư tưởng chính trị – xã hội của Tuân Tử Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị – xã hội của

Tuân Tử

Trang 15

13

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TUÂN TỬ

1.1 Bối cảnh lịch sử

1.1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Tuân Tử

Tuân Tử họ Tuân, tên Huống, tự là Khanh, sinh ra ở nước Triệu, khoảng cuối thế kỉ IV TCN và mất khoảng cuối thế kỉ thứ III TCN (313-238), thời Chiến quốc Người đời gọi ông là Tôn Khanh

Tuân Tử tính tình điềm đạm Trong quá trình tranh luận, “ông cứ bình tĩnh đưa ra lẽ phải trái, chứng cứ rành mạch, người ta nghe thì càng hay, không nghe, ông cũng không tức, và gặp kẻ hiếu thắng thì thôi, ông không nói nữa ’’ [24,tr.12] Ông học rộng, tự tín, có nhiều ý độc đáo, suy luận sắc bén và có tinh thần nghệ sĩ ít nhiều, nên nổi danh về từ phú Lúc học giả lớp trước như Thận Đáo, Điền Biền đều đã qua đời, “Tuân Tử là thầy già nhất, lại ba lần làm chức Tế Tửu, lãnh đạo học cung, trở thành học giả lớn có uy tín lớn nhất thời bấy giờ” [9, tr.469]

Tuân Tử đã ba lần làm quan ở nước Tề, giữ chức Tế tửu Nước Tề tôn kính ông là “Liệt đại phu” Thời Tề vương, vương hậu chuyên quyền, quyền hành nằm trong tay một lớp sủng thần, Tuân Tử đã từng chỉ ra cho tể tướng nước Tề “nữ chúa làm loạn trong cung, tôi dối làm loạn trong triều, quan tham làm loạn quan trường” Bản thân Tuân Tử cuối cùng cũng bị gièm pha, hãm hại, ông không làm gì được, đành phải bỏ đi Trong vấn đề trị nước, ông có một chủ trương rõ rệt là dùng đạo Nho để trị nước và muốn

đi chu du các nước để thuyết phục các vua chư hầu Chính bởi vậy mà ông muốn thuyết phục vua Tần thi hành đạo Nho để dựng nghiệp vương Năm

226 TCN, Tuân Tử được mời vào nước Tần Thiên Nho hiệu trong sách

Tuân Tử đã ghi lại những ý kiến về chính trị của Tuân Tử khi bàn luận với

Trang 16

14

Tần Chiêu vương Trong khi ca ngợi nước Tần đã đạt đến đỉnh cao bình trị, Tuân Tử khuyên họ “phải hạn chế uy hình mà trở lại với văn lễ” nhưng không được dùng Qua nước Sở, ông giữ chức Lệnh ở Lan Lăng Cuối đời ông về nước Triệu

Tuân Tử là một học giả kiệt xuất, nối gót Mạnh Tử để phát triển Nho giáo nguyên thuỷ Sống vào những năm cuối cùng của đời Chiến quốc, lúc nhà Tần sắp thống nhất thiên hạ và dừng nền chính trị tập quyền, Tuân Tử đã cải biến tư tưởng “lễ trị” để nhích nó lại gần với tư tưởng “pháp trị” nhằm làm cho Nho giáo thích ứng và có vai trò lớn hơn với nhu cầu thời đại

Sách Tuân Tử hiện nay có bộ Tuân Tử gồm 32 thiên Hầu hết các thiên trong sách Tuân Tử là tác phẩm của chính Tuân Tử, một số ít là của

đệ tử của ông, có chỗ lẫn cả một số câu chữ do người đời sau thêm vào Nhưng về cơ bản, bộ sách này đã phản ánh được một cách đầy đủ tư tưởng Tuân Tử, là tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu tư tưởng của ông

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc

Khi nghiên cứu tư tưởng của một thời đại nào của lịch sử cũng như bất kỳ một nhà tư tưởng nào, nếu chúng ta muốn có một kết luận chính xác, điều quan trọng là phải nắm được chính xác tình hình kinh tế và tình hình chính trị của thời đại ấy

Trong thời Xuân thu, ngoài cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa các nước, trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc đấu tranh giữa bọn quý tộc với nhau để giành đất đai và quyền thống trị nhân dân Ở nước Tấn, năm 403 trước công nguyên có ba họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy chia nhau đất nước, rồi không bao lâu đã phế truất vua Tấn Lúc đó, Trung Quốc đã bước vào thời đại Chiến quốc Bấy giờ chỉ còn lại bảy nước lớn

và một số ít nước nhỏ Trong bảy nước lớn thì Tề, Sở, Yên, Tần đã có từ

Trang 17

15

thời Tây Chu; Hàn, Triệu, Ngụy là những nước mới tách ra từ nước Tấn

Bảy nước đó tạo thành cục diện Thất hùng thời Chiến quốc Nước Tần ở

phía tây Hàm Cốc quan, sáu nước khác đều ở phía đông quan ải đó, nên thường được gọi chung là “Sơn Đông lục quốc” Giữa bảy nước đó, chiến tranh theo quy mô lớn diễn ra không ngớt, biên giới giữa các nước thường thay đổi tuỳ theo thắng bại trong chiến tranh

Thời Chiến quốc, Trung Quốc có những biến đổi lớn lao hơn về mặt kinh tế Đặc biệt, nghề luyện sắt và kĩ thuật luyện sắt phát triển cao hơn, đồ dùng bằng sắt được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn so với thời Xuân thu Các nước đều có những trung tâm luyện sắt, Hàm Đan nước Triệu, Uyển nước Sở, Đường Khê nước Hàn, Lâm Truy nước Tề đều là những nơi sản xuất đồ sắt phát triển Một số nước đặt ra chức “Thiết quan” chuyên môn quản lý kinh doanh ngành luyện sắt và thu thuế hàng sắt Lúc bấy giờ, không những phần lớn nông cụ như lưỡi cày, cuốc, liềm, xẻng, mai, rìu, dao, v.v, bằng sắt mà phần lớn đồ binh khí cũng đều bằng sắt Những nơi luyện sắt quy mô lớn có tới mấy trăm nô lệ làm việc Nhiều chủ lò luyện sắt nhờ bóc lột lao động của nô lệ trở nên giàu sang, thường hay giao du với bọn chư hầu, khanh tướng

Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt cũng thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của thủ công nghiệp Đồ chạm vàng và dát bạc, hàng dệt lụa và đồ sơn

là những sản phẩm thủ công tinh xảo nhất của thời Chiến quốc Nổi tiếng nhất có hàng tơ lụa màu của nước Tề, đồ sơn có tranh vẽ màu của nước Sở

Sự trao đổi hàng hoá trong một nước cũng như giữa các nước được mở rộng

và tăng cường hơn so với thời Xuân thu Tô Tần, chính khách của nước Tề nói

về Lâm Truy như sau: “ấp Lâm Truy dập dìu xe cộ, người đi sát cánh, tà áo nối nhau như bức mành, tay áo giơ lên như một bức trướng, mồ hôi rơi như mưa, nhà nhiều, người đông, khí sắc bừng bừng thịnh vượng” Trên thị trường

Trang 18

có loại đúc bằng vàng, có mang tên thành thị hoặc tên nước; hình thức, trọng lượng và giá trị tiền tệ các nước rất khác nhau Thương nhân lớn ở các thành thị còn làm nghề cho vay nặng lãi, tích trữ đầu cơ, nuôi rất nhiều

nô lệ để vận chuyển hàng hoá Quý tộc cũng bắt chước thương nhân làm kinh doanh buôn bán và cho vay nặng lãi Những thương nhân lớn có thế lực về kinh tế thường có nhiều tham vọng chính trị, như nhà buôn lớn Lã Bất Vi đã tung ra của cải để thao túng chính quyền nước Tần, hay như Mạnh Thường Quân, quý tộc nước Tề, làm nghề cho vay nặng lãi, đã dựa vào thế lực tiền tài để củng cố quyền lực chính trị của mình

Thời Chiến quốc, tuy sản xuất nông nghiệp bị chiến tranh phá hoại nghiêm trọng, nhưng nhờ việc sử dụng phổ biến nông cụ bằng sắt mà nhìn chung, công cuộc thuỷ lợi và canh tác nông nghiệp ở các nước đều dần phát triển Nhân dân ở dọc sông Hoàng Hà đắp hàng nghìn dặm đê dọc theo sông Nước Tần đã đắp đập Đô Giang nổi tiếng, tưới cho cả một vùng đồng bằng Thành Đô rộng lớn Ở Quan Trung có khơi con mương nước Trịnh, tưới cho cả một vùng đất đai ở phái bắc sông Vị Nhân dân các nước Tề, Ngụy, Sở đều đào mương ngòi thông với các sông Hoàng Hà, Tế, Nhữ, Tứ, Trường Giang; sông ngòi và mương máng đó hình thành làm một hệ thống, rất thuận tiện cho việc tưới ruộng và vận chuyển bằng đường thuỷ Nhân dân Giang Nam cũng xây dựng một hệ thống sông đào trên lưu vực Thái Hồ Nhân dân nước Sở đào mương tưới nước ở lưu vực Hán Các công trình thuỷ lợi được xây dựng khắp nơi, từ lưu vực sông Hoàng Hà tới lưu vực sông

Trang 19

17

Trường Giang, từ bờ biển phía đông đến Tứ Xuyên Nhưng vì tình trạng phân tranh giữa các nước, người ta không thể nào thực hiện được việc thống nhất quản lý công tác thuỷ lợi Thậm chí có nhiều lần để đối phó với nước thù địch, nhiều nước thường dùng biện pháp ngăn sông hoặc phá đê, đập để gây hạn hán hoặc lụt ngập cho đối phương Do đó, công cuộc thuỷ lợi chưa thể phát huy hết tác dụng của nó trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ

Những biến đổi, phát triển về kinh tế đã ảnh hưởng và tác động đến đời sống chính trị của xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc Cuộc đấu tranh giai cấp tiến lên một bước và quyết định sự hình thành trào lưu học tập

“chư tử”, “bách gia” Sự phân hoá ý thức ấy phản ánh sự phân tán về sở hữu đất đai, phản ánh quá trình chuyển hoá từ chế độ thị tộc đến chế độ tư hữu đa dạng theo từng khu vực địa lí, cùng với sự phát đạt của công nghiệp, thương nghiệp Ở các nước thời Chiến quốc, chế độ chính trị không còn là

sự chuyên chính của thị tộc như thời Tây Chu nữa, mà trở nên tương đối dân chủ, có phần nào giống với chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại Do sự cạnh tranh về kinh tế, chính trị, quân sự, , các nước đua nhau trọng dụng những kẻ sĩ (xuất thân bình dân) có tri thức chuyên môn Cái phong khí “Lễ hiền hạ sĩ” được gây nên từ đó Địa vị của các nhà tri thức chuyên môn trở nên rất cao và họ được “tự do nghị luận chính sự” [36,tr.247]

Thời Chiến quốc, chiến tranh còn nhiều hơn, quy mô lớn hơn và tàn khốc hơn thời Xuân thu Lời nói của Mạnh Tử: “Đánh nhau để tranh thành thì giết người, thây đầy thành; đánh nhau để dành đất thì giết người, thây đầy đồng” mô tả được phần nào chiến sự thời đó Phạm vi chiến trường rộng hơn, quân số xuất binh đông hơn, gấp hàng chục, hàng trăm lần thời Xuân thu

Mâu thuẫn và đấu tranh giữa các nước và giữa bọn quý tộc trong từng nước ngày càng mở rộng và sâu sắc Lúc này, tầng lớp trên như công

Trang 20

họ Điền đã phế vua Tề để tự lập Trong quá trình đó có một số ít đại phu lớn mạnh lên, còn số đông đại phu khác bị sa sút đi Chiến tranh cướp đoạt

và đời sống xa xỉ khiến chúng mất hết của cải và thái ấp Họ và con cháu của họ bị phá sản, trở thành các kẻ sĩ bình thường hoặc bị giáng xuống làm

nô bộc Tầng lớp đại phu đã suy yếu, không giữ vững được địa vị quý tộc thế tập của họ nữa Vua trực tiếp thống trị nhân dân, bắt nhân dân phải chịu binh dịch và sưu dịch, thu tô ruộng và thuế nhân khẩu

Hồi ấy, kẻ sĩ là một tầng lớp hoạt động sôi nổi nhất về chính trị, một

bộ phận trong họ xuất thân từ gia đình đại quý tộc bị sa sút, một bộ phận khác là những phần tử bình dân lớp trên biến thành Tầng lớp sĩ có tri thức văn hoá, có kinh nghiệm đấu tranh chính trị và thủ đoạn thu phục nhân dân hoặc có tài khuyến khích và tài thao lược, nên phần lớn trong số đó được vua chúa và quý tộc thời bấy giờ mời họ về làm quan lại, tướng tá, mưu sĩ Nếu ở nước này, nhà này không thích hợp với họ nữa, sĩ lại chuyển sang giúp nước khác, nhà khác Hôm nay, họ đang ở nước Tần, mai họ có thể ở

nước Sở, nên người ta gọi là du sĩ Vua các nước thời đó, như Uy Vương

nước Tề, Huệ Vương nước Ngụy, Chiêu Vương nước Yên đều là những

người nuôi kẻ sĩ có tiếng một thời Ngoài ra, có bốn công tử là Mạnh

Thường Quân nước Tề, Tín Lăng Quân nước Ngụy, Bình Nguyên Quân nước Triệu và Xuân Than Quân nước Sở, đều có nuôi kẻ sĩ trong nhà đến hàng nghìn người Sĩ lập được công lao thì vua chúa ban thưởng vàng bạc,

Trang 21

19

chức tước và ruộng đất Sĩ là một tầng lớp rất đặc biệt - là tiền thân của tầng lớp quan liêu về sau này, nhưng lúc đó đã có vai trò tương đối lớn trong nền chính trị bấy giờ

Ngoài ra, do sự phát triển của sức sản xuất, sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá, do chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên mà làm cho

tổ chức công xã nông thôn và chế độ tỉnh điền bị phá hoại nghiêm trọng Trong thôn xã, sự phân hoá giai cấp ngày càng mạnh mẽ, một số nhỏ nông dân trở thành địa chủ, phú nông, còn đa số nông dân thì mất ruộng đất phải

đi cấy rẽ, làm thuê, trở thành tá điền, cố nông Tầng lớp quý tộc, địa chủ và thương nhân giàu có cướp đoạt nhiều ruộng đất của nông dân Cùng với đó

là việc biến người nông dân thành kẻ làm mướn, cấy rẽ có lợi hơn dùng nô

lệ, do đó họ chuyển sang thuê mướn nhân công và cho phát canh, lấy tô Quan hệ sản xuất phong kiến kiểu nông nô xuất hiện và dần dần chiếm ưu thế trong nông nghiệp Nô lệ đến lúc này chỉ thu hẹp trong sản xuất thủ công, hầm mỏ và phục vụ trong nhà

Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động dưới thời Chiến quốc vẫn không được cải thiện hơn so với thời Xuân thu Nền kinh tế thời Chiến quốc có phát triển cao hơn thời Xuân thu, nhưng cũng chỉ tạo điều kiện cho giai cấp thống trị tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân để làm giàu thêm hoặc để mở rộng chiến tranh cướp đoạt Vì chiến tranh giữa các nước và các phe phái trong mỗi nước thời Chiến quốc có quy mô lớn hơn

và khốc liệt hơn, nên nhân dân chết chóc nhiều và bị bóc lột trăm bề Đời sống của họ còn cùng cực hơn cả thời Xuân thu Những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội cùng những hậu quả của nó và tình hình trên nếu không được ngăn chặn lại sẽ dẫn tới một nguy cơ làm cho xã hội ngày càng suy yếu và không tránh khỏi tan rã Điều đó, giai cấp thống trị ở nhiều nước dễ dàng nhận thấy

Trang 22

20

Thời Chiến quốc, những sự biến đổi lớn lao về kinh tế, xã hội và

chính trị nói trên được phản ánh trong phong trào biến pháp, tức là phong

trào cải cách được tiến hành ở nhiều nước Đầu thời Chiến quốc, nước Ngụy thực hành cải cách đầu tiên, rồi đến nước Triệu, nước Hàn Thế kỉ IV TCN, các nước Tề, Sở, Tấn, Yên đều lần lượt thực hành cải cách đầu tiên Mục đích và phương pháp cải cách của các nước giống nhau, đều là nhằm ngăn chặn nguy cơ suy yếu, tan rã xã hội, là nhằm làm cho nước giàu, quân mạnh, nhưng nội dung và quá trình tiến hành cải cách lại có khác nhau Có nước thực hành cải cách tương đối triệt để, có nước vẫn giữ một số thiết chế cũ, có nước cải cách về mặt này, có nước cải cách về mặt khác Nói chung trong quá trình thực hiện cải cách, các nước đều trải qua những cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ giữa phái cải cách tiến bộ và phái bảo thủ phản động

Chiến tranh liên miên và tàn khốc trong thời Chiến quốc đã phá hoại rất nặng nề sức sản xuất xã hội thời đó Nhân dân phải chịu tai hoạ nặng nề, khao khát sống hoà bình, yên ổn Hơn nữa, lúc bấy giờ bộ lạc du mục phía Bắc là giống người Hung Nô đã tự cường, thường xuyên tiến hành đánh phá, cướp bóc miền biên giới phía Bắc Trung Quốc, càng làm cho nguy cơ suy yếu và tan rã xã hội ngày càng thêm nghiêm trọng Ba nước Yên, Triệu, Tần ở biên giới phía Bắc phải xây dựng trường thành, tổ chức phòng thủ, nhưng lực lượng bị phân tán nên nguy cơ bị ngoại xâm vẫn tồn tại Tình hình về các mặt nói trên đề ra một cách cấp bách yêu cầu thống nhất xã hội Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự chín muồi của thời cơ để nước Tần diệt sáu nước Vì thế khi quân Tần mở cuộc đông chinh nhằm thống nhất Trung Quốc thì “Sơn đông lục quốc” tan rã nhanh chóng

Năm 246 TCN, vua Tần là Doanh Chính lên ngôi Bấy giờ lãnh thổ của nước Tần đã rộng lớn, bao gồm các miền Thiểm Tây, Tứ Xuyên, miền Tây Hà Nam và miền Bắc Hà Bắc Vua Tần tự thấy đã có đủ lực lượng để

Trang 23

Việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc là phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội bấy giờ, bởi vì chỉ có thống nhất đất nước mới có thể chấm dứt được tình trạng hỗn chiến lâu dài, mới có đủ sức mạnh để chống ngoại xâm, mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở mang và thống nhất quản lí công trình thuỷ lợi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và công thương nghiệp trên quy mô toàn quốc, đem lại đời sống hoà bình, yên vui cho nhân dân lao động Trung Quốc cổ đại kéo dài từ thế kỷ XXI đến cuối thế kỷ III trước Công nguyên, với sự kiện Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng uy quyền bạo lực, mở ra thời kỳ phong kiến Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Quốc là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ; giữa tầng lớp thượng lưu của xã hội chiếm nô với những nông dân phá sản

bị nô dịch và trở thành phụ thuộc; giữa tầng lớp quý tộc truyền thống bị bần cùng hoá với những thương nhân giàu có tiếm quyền

Rõ ràng, tình trạng liên miên giữa các nước chư hầu dần dần đã làm cho đất nước suy kiệt, đời sống của nhân dân thời Chiến quốc ngày càng đau khổ, cùng cực; nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra để chống lại nhà vua, phế truất ngôi vua với mong muốn lập ra một ông vua mới với thiết chế mới; từ đó, trật tự, kỉ cương của xã hội ngày càng trở nên rối loạn Mặt khác, sự rối loạn trật tự xã hội đã tạo ra một tình trạng phi nhân tính,

vô đạo đang thống trị trong xã hội, làm cho các mối quan hệ giữa con người với con người đều bị biến dạng ghê gớm không kém gì so với thời Xuân thu trước đó

Trang 24

22

Thực tiễn xã hội không chỉ ở thời Xuân thu mà ngay cả trong thời

Chiến quốc bấy giờ vẫn đặt ra một vấn đề lớn: Cách tổ chức và quản lý xã

hội theo mô hình cũ không còn phù hợp nữa Vì vậy, cần phải thiết lập lại trật tự, kỉ cương của xã hội, đưa xã hội vào thế ổn định và phát triển Việc

nhận thức đúng đắn và giải pháp có hiệu quả vấn đề này gắn liền với việc phải lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với xã hội Trung Quốc bấy giờ để đưa Trung Quốc thoát ra khỏi tình trạng rối ren đó đã trở thành nỗi băn khoăn của thời đại và là nội dung chủ yếu trong đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc trong cả thời Chiến quốc Chính vì vậy mà trong xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, tụ điểm của kẻ sĩ với sự xuất thân đa dạng khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều đứng trên lập trường giai cấp, tầng lớp của mình mà mong muốn xóa bỏ trật tự xã hội cũ Trước tình hình

đó, đã tạo nên cục diện “bách gia tranh minh”, “bách gia chư tử” mà kết quả là làm xuất hiện nhiều nhà chư tử khác nhau trong thời Chiến quốc Tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử cũng ra đời trong bối cảnh lịch sử đó, nên ông cũng mong muốn đưa ra những biện pháp của mình nhằm cứu nước, cứu dân, thiết lập lại một xã hội có trật tự, có kỉ cương một xã hội thái bình, thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc

1.2 Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trong sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử

1.2.1 Tuân Tử tiếp thu và phát triển tư tưởng chính trị, đạo đức của Khổng Tử và Mạnh Tử

Khổng Tử là người sáng lập và là bậc thầy lớn nhất của Nho gia, ông

là người nước Lỗ thời Xuân thu của nước Trung Hoa Tác phẩm thể hiện

tập trung và rõ nét về tư tưởng của Khổng Tử là sách Luận ngữ Trong tư

tưởng của mình, Khổng Tử đã đề ra giải pháp trong việc cai trị để ổn định trật tự, kỉ cương của xã hội theo mô hình và thiết chế xã hội nhà Chu

Trang 25

23

Những tư tưởng và giải pháp đó được tập trung trong học thuyết về đường

lối đức trị (hay nhân trị, vương đạo) Chữ nhân chính là nền tảng trong chủ

thuyết của Khổng Tử Trong chính sách nhân trị, Khổng Tử đề cập đến các vấn đề chính trị như: chính sách cai trị (giáo dân, dưỡng dân, tiết dụng, phân phối tài sản, sử dụng sức dân, v.v), các quan chức (tuyển dụng, tiêu chuẩn, nghệ thuật lãnh đạo v.v) Tư tưởng chính trị lấy đạo đức là nội dung chủ yếu, là cái căn bản của Khổng Tử cũng khởi xuất từ quan niệm của ông

về bản tính và vai trò của con người Về cơ bản, tư tưởng chính trị của ông

là mang tính nhân đạo và nó hướng đến việc tìm kiếm những giải pháp, những biện pháp hoàn thiện con người và thiên hạ bình trị dựa trên những quy phạm và chuẩn mực của đạo đức Tư tưởng chính trị của Khổng Tử còn thể hiện ở quan niệm coi xã hội lý tưởng là một xã hội được xây dựng, hoàn thiện và duy trì trên cơ sở của đạo đức, của “đức trị” Người cầm quyền (bậc quân tử) cũng phải là người có tài đức để trị quốc và làm gương cho nhân dân noi theo Tầng lớp quý tộc dù đang nắm những địa vị xã hội

mà không có những phẩm chất về tài đức thì cũng không phải là những người quân tử, muốn là người quân tử thì họ phải sửa mình theo những tiêu chuẩn đạo đức nhất định; người bình dân nếu có những tiêu chuẩn về tài đức thì cũng được gọi là người quân tử và xứng đáng tham gia vào việc quốc gia Như vậy, tư tưởng chính trị của Khổng Tử lấy con người làm trung tâm (đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò của nhà cầm quyền), coi đạo đức và sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, người cầm quyền làm căn bản trong việc trị quốc, bình thiên hạ Hơn nữa, nhà cầm quyền không

có đạo đức và tu dưỡng đạo đức mà còn phải có trách nhiệm làm cho người dân hoàn thiện mình theo giá trị đó Ngoài ra, theo Khổng Tử, họ còn phải đưa ra và thực hiện những chính sách phù hợp để dưỡng dân, phải quan tâm đến người dân, chăm lo cho người dân có một cuộc sống no đủ, giàu có

Trang 26

24

Như Khổng Tử nói: “Khâu này nghe nói người có nước (tức là vua), có nhà (tức là các đại phu, chủ các ấp phong) không lo nghèo thiếu mà lo sự phân phối không quân bình, không lo ít dân mà lo xã tắc không yên Phân phối quân bình thì dân không nghèo; hòa thuận như vậy xã tắc dễ yên ổn, chính quyền không nghiêng đổ” [44, tr.165] Khi người dân có một cuộc sống no

đủ rồi thì phải giáo dân - bồi dưỡng đạo đức và nhân cách cho nhân dân, sau đó mới dạy đến văn chương, lục nghệ Khi dạy văn chương, lục nghệ cũng là nhằm mục đích rèn luyện nhân cách và đạo đức của con người Triết lý chính trị nhân bản của Khổng Tử còn hướng đến một nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện con người theo những giá trị cao đẹp Chính bởi vậy

mà trong tư tưởng của Khổng Tử, ông luôn đề cao giá trị đạo đức trong việc trị quốc, bình thiên hạ, trong việc xây dựng, hoàn thiện con người và xã hội

có trật tự, kỉ cương, có đạo đức và có giáo dục

Sau Khổng Tử, các quan điểm về đường lối đức trị của ông được kế thừa và phát triển bởi các nhà Nho, như Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân Tử

Mạnh Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng Tử Mạnh

Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến quốc Về cuối đời, ông dạy

học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan

trọng của Nho giáo Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử)

Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra quan điểm coi bản tính của con

người vốn là thiện Ông cho rằng, bản tính con người là thiện, là nhân nghĩa

thì giải pháp chính trị tất phải thực thi là nền nhân chính Trong quá trình cai trị, nhà cầm quyền phải biết coi trọng dân, bởi theo Mạnh Tử: “Dân là quý nhất, rồi đến xã tắc, sau mới đến nhà vua Cho nên, ai được lòng dân thì làm vua thiên tử; ai được lòng vua thiên tử thì làm vua chư hầu, ai được lòng vua chư hầu thì làm quan đại phu” [30, tr.791] Mạnh Tử đặt dân ở

Trang 27

25

hàng quý nhất, trước cả xã tắc, rồi cuối cùng mới đến vua và theo ông quan niệm, dân là gốc của nước, của vua, là nội dung của một nhà nước Đó là quan điểm hết sức tiến bộ lúc bấy giờ Mạnh Tử còn nhấn mạnh, vua phải coi dân là của báu: “Một vị vua chư hầu nên quý trọng ba điều này; một là đất đai, hai là nhân dân, ba là chính quyền Nếu bỏ ba điều ấy mà quý trọng trân châu bảo ngọc thì thế nào cũng mang họa vào thân” [30, tr.794] Theo ông, một nhà nước theo đường lối nhân chính là một nhà nước được lòng dân Chính vì vậy mà nhà nước thi hành đường lối nhân trị, theo ông, nhà nước ấy phải coi trọng dân, biết dựa vào sức mạnh của dân Ngoài ra, Mạnh

Tử còn cho rằng, nhà vua, người cầm quyền cũng phải quan tâm đến đời sống vật chất của nhân dân để dân được sống no đủ, sung túc Ông đã từng nói, nhà cầm quyền không thể bỏ lỡ việc sinh nhai của nhân dân: “Đạo lí trong dân chúng là có của cải bền vững thì sẽ có lòng dạ bền vững, không

có của cải bền vững thì sẽ không có lòng dạ bền vững” [30, tr.627]; do đó cần nuôi dưỡng dân và đảm bảo đời sống kinh tế của dân Khi đã làm cho dân có được một cuộc sống no đủ thì nhà cầm quyền phải giáo hóa dân Nếu nhà cầm quyền không giáo hóa dân để dân phạm tội thì đó là lỗi của nhà cầm quyền

Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử, sau này khi nói về người quân tử, Tuân Tử cũng cho rằng, việc cai trị phải được giao cho người hiền tài trị nước Tuân Tử cho rằng, cái tài của người quân tử không phải là giỏi về sản xuất, buôn bán, mà là người có đạo đức và có khả năng cai trị quốc gia

Quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử về dân sau này cũng được Tuân Tử kế thừa và phát triển Tiếp tục quan điểm Khổng Tử, Mạnh Tử coi dân là gốc của nước, là quý, trong tư tưởng của Tuân Tử, ông đặc biệt đề cao vai trò của dân Như ông ví dân là nước, vua chỉ là thuyền, nước có thể

Trang 28

26

chở thuyền và nước có thể lật thuyền Vì vậy mà theo ông, nhà vua, người cầm quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhân dân có một cuộc sống yên bình thì thiên hạ mới thái bình, thịnh trị, mới có trật tự, kỉ cương

Sau này, Tuân Tử cũng đề cao hình thức cai trị bằng đạo đức, nhưng

do ông cho rằng, bản tính con người là ác nên ông còn nhấn mạnh việc phải dùng thêm “lễ” để chấn chỉnh, để tiết chế tính ác của con người

Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử có nhiều điểm tiến bộ mà sau này Tuân Tử đã tiếp thu, kế thừa Mạnh Tử đã đề ra học thuyết nhân chính, coi việc trị nước căn bản phải dựa vào đạo đức nhân nghĩa, vào đạo đức của nhà vua, của người cầm quyền Nhà vua, người cầm quyền phải thực thi điều nhân nghĩa đối với người dân Tóm lại là với ông, nhà vua và người cầm quyền phải coi dân làm trọng, lấy dân làm gốc, làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, đời sống vật chất đầy đủ rồi sau đó tiến hành giáo hóa đạo đức cho dân Tư tưởng về nhà nước nhân nghĩa của Mạnh Tử đã gợi mở ra những tư tưởng về một nhà nước do dân và vì dân Sau này tiếp thu quan điểm của Mạnh Tử, Tuân Tử cũng quan niệm rằng, không chỉ nhà vua, người cầm quyền mà vai trò của nhân dân hết sức quan trọng trong việc trị nước Trong đường lối cai trị của nhà cầm quyền phải bao gồm chính sách dưỡng dân, và giáo hóa dân

Nhìn chung, mặc dù có những quan điểm khác biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội, nhu cầu cai trị cùng những nhiệm vụ thực tiễn chính trị đặt ra của xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc, nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng, ở Tuân Tử có sự tiếp thu và phát triển tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử về phương diện chính trị - xã hội

1.2.2 Tuân Tử tiếp thu triết lí chính trị của phái Lão - Trang (Đạo gia)

Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, người nước Sở, sống cùng thời với Khổng

Tử Ông xây dựng một thế giới quan khá mới mẻ, là cơ sở cho các quan

Trang 29

27

niệm của mình về xã hội Tác phẩm mà Lão Tử để lại chính là Đạo đức

kinh gồm 81 chương, chỉ khoảng 5.500 chữ Lão Tử đặt cơ sở cho sự ra đời

một học phái là phái Đạo gia hay Lão gia, Tư tưởng chính trị của Lão Tử có thể thâu tóm trong hai chữ “vô vi” Lão Tử tìm nguyên nhân của sự rối loạn

xã hội và hình thành nên những quan điểm về chính trị - xã hội trên cơ sở những tư tưởng của mình về Đạo Lão Tử đã xây dựng một thế giới quan độc đáo để luận giải cho chính trị quan của mình Trên cơ sở những quan niệm của mình về Đạo vô vi, Lão Tử muốn áp dụng những quan niệm đó vào xã hội, con người xuất phát từ một nguyên lý: “Người theo đất, đất theo trời, trời theo đạo, đạo theo tự nhiên” Lão Tử đã xếp sắp nhận thức về tự nhiên và xã hội theo hệ thống, ông cho rằng “đạo – chủ thể tối cao đã “vô

vi nhi vô bất vi”, thì xã hội của loài người từ cái đạo mà ra cũng phải “vô vi nhi vô bất vi” Như thế là Lão Tử đã thống nhất tự nhiên và xã hội vào nguyên tắc vô vi Nguyên tắc “vô vi” xuyên suốt tư tưởng của Lão Tử về chính trị

Sau Lão tử, Trang Tử là một nhà tư tưởng bậc nhất trong phái Đạo gia Ông sinh ở đất Mông, thời đó thuộc Tống, sống vào thế kỉ IV TCN, cùng thời với Mạnh Tử Hồi trẻ, Trang Tử làm một chức quan nhỏ, coi một

xưởng chế tạo sơn, sau ở ẩn, viết một bộ sách có tên là Trang Tử (hay còn gọi là Nam Hoa kinh) mà trong đó, tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của

Lão Tử Tư tưởng chính trị của Trang Tử chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Lão Tử khi ông cho rằng, Đạo là bản nguyên của vũ trụ, bản tính của đạo là đức Nhưng điểm độc đáo trong tư tưởng chính trị của Trang Tử nằm ở luận thuyết của ông về tự do và con đường từ tự do đến vô vi

Tư tưởng của Tuân Tử cũng chịu ảnh hưởng của hai ông về triết lí tự nhiên Quan niệm về trời của Tuân Tử là sự kế thừa và phát triển quan niệm

về trời của Lão, Trang Tuân Tử không coi trời là vị chủ thể tối cao có

Trang 30

28

những “nhân cách” mà chỉ là sự vận hành tự nhiên, khách quan và thường hằng, đều bị chi phối bởi cái động lực tự nhiên huyền diệu mà biến hoá

Học thuyết của Tuân Tử ít nhiều chịu ảnh hưởng của các học thuyết

đã có từ trước và bấy giờ trong đó có tư tưởng của phái Đạo gia, đó cũng là

lẽ tất nhiên Song Tuân Tử tiếp thu một cách có phê phán quan điểm duy vật của nhiều môn phái trước và nâng triết học duy vật cổ đại lên một giai đoạn cao hơn Tuân Tử khẳng định, Trời là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hoá của vạn vật, tự nhiên không

có ý thức gì cả Nếu ý chí của con người hành động thuận theo trật tự của giới tự nhiên thì sẽ được hạnh phúc, làm trái lại sẽ gặp tai ương Ông không chỉ khẳng định, quy luật của giới tự nhiên không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người mà còn cho rằng, tự nhiên không thể quyết định vận mệnh con người Theo ông, con người chỉ cần ra sức sản xuất và tiết kiệm thì Trời sẽ không để cho con người nghèo khổ; và nếu giữ gìn thân thể cẩn thận, ăn ở có giờ giấc thì Trời sẽ không để cho con người đau ốm Tuân Tử đưa ra khẩu hiệu “chế ngự mệnh trời và lợi dụng nó” để dạy người

ta bỏ tư tưởng quen ỷ lại tự nhiên, phát huy sức người, khống chế và vận dụng giới tự nhiên một cách tốt hơn nữa Tuân Tử còn đưa ra nhiều quan điểm về nhận thức trong đó chứa đựng nhiều yếu tố, tính chất duy vật, như khẳng định con người có đủ năng lực nhận thức sự vật bên ngoài, con người có thể biết được quy luật của sự vật khách quan, v.v

Còn về mặt xã hội, Tuân Tử cũng từng có chủ trương như Thương Ưởng rằng, đối với nhân dân bị nô dịch, chính phủ nên cho họ cơ hội giải phóng, cho họ cơ hội có đất đai, sau nữa lại cho họ thêm giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá của họ lên, để họ có thể do “ngu mà trí”, do “hèn mà sang”, do “nghèo mà giàu”

Trang 31

trong cuốn Mặc Tử gồm 53 chương Các quan niệm của Mặc Tử về chính trị nằm rải rác trong các chương Kiêm ái, Thượng hiền, Tiết dụng Thiên

chí, v.v nhằm bàn về chính sách cai trị như chính sách kiêm ái, phi công,

tiết dụng; việc tuyển người cầm quyền và trách nhiệm của người cầm quyền (thượng đồng, thượng hiền) Ông cho rằng, muốn ổn định xã hội thì không phải quay lại với thiết chế và của trật tự xã hội cũ mà phải sửa chữa, phải thay đổi nó sao cho đơn giản, tiện lợi cho nhân dân Mặc Tử cũng giống Khổng Tử và Mạnh Tử đều coi nguồn gốc quyền lực của nhà vua là từ Trời,

từ một lực lượng siêu tự nhiên Còn phương thức cai trị tốt nhất theo quan

niệm của Mặc Tử là phương thức kiêm ái, và kiêm ái còn là hạt nhân chi

phối toàn bộ quan điểm của Mặc Tử Ở phương thức này, Mặc Tử cũng yêu cầu người cầm quyền phải là những người hiền, có tài năng và mẫn cán trong công việc, chứ không chỉ là người quân tử nói chung Người hiền, theo ông, ngoài khả năng quản lý nhà nước còn phải biết sửa mình (tu dưỡng) theo các chuẩn mực và giá trị đạo đức Theo ông, một người như thế mới có thể thi hành được đạo kiêm ái, giúp dân, giúp nước, vì những lợi ích chung của xã hội Phương thức kiêm ái cũng phải được bảo đảm bằng việc tiết kiệm, không xa xỉ trong việc sử dụng tài sản của nhân dân và xã hội Ông còn cho rằng, cai trị thiên hạ phải làm cho nước ngày càng giàu thêm Như Mặc Tử nói: “Người có đức nhân mưu tính cho thiên hạ không khác gì người con có hiếu mưu tính cho cha mẹ Người con có hiếu mưu tính cho cha mẹ ra sao? Đáp: “Cha mẹ nghèo thì làm cho cha mẹ giàu lên [ ] Người nhân mưu tính cho thiên hạ thì cũng vậy Nghĩa là thiên hạ nghèo thì làm cho thiên hạ giàu lên, nhân dân ít thì làm cho nhân dân nhiều

Trang 32

30

lên” (Mặc Tử, Tiết táng, hạ) Trong khi Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng, nhà cầm quyền là cha mẹ của dân, thì Mặc Tử có lẽ là người đầu tiên bảo nhà cầm quyền phải lo cho dân như con lo cho cha mẹ, nghĩa là ngược lại, dân là cha mẹ của nhà cầm quyền” [47, tr.208] Có thể Tuân Tử đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của Mặc Tử mà đề cao đạo hợp quần của nhân loại, như ông nói: “Người ta sức không bằng con trâu, chạy không bằng con ngựa, thế mà trâu ngựa đều bị người ta dùng được là tại sao? Tại người biết hợp quần” [24, tr.121] Muốn hợp quần thì phải có trật tự, phân biệt trên dưới Đó cũng

là một lẽ nữa để ông chủ trương tập quyền, hạn chế tự do cá nhân Trong trường phái coi trọng đạo đức để trị nước thì ông là người thực tế nhất

Những tư tưởng trên của Mặc Tử được Tuân Tử kế thừa và phát triển

ở những quan niệm cụ thể về phương thức cai trị thiên hạ, về tính tiết kiệm,

về việc quan tâm đến đời sống của nhân dân và đề cao vai trò của nhân dân nhằm xây dựng và duy trì một quốc gia giàu mạnh, thái bình, có trật tự, có

kỉ cương

Kết luận chương 1

Như vậy, trong bối cảnh kinh tế xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc cùng với những trào lưu tư tưởng đang trong thời kì nở rộ lúc bấy giờ đã đồng thời tạo động lực cho các nhà tư tưởng đưa ra các học thuyết của mình nhằm cứu nước, cứu dân, mong lập lại một xã hội có trật tự và kỉ cương, một xã hội thái bình, thịnh trị Tư tưởng của Tuân Tử nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng được ra đời cũng xuất phát và chịu ảnh hưởng từ chính bối cảnh lịch sử ấy

Trang 33

31

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN

TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TUÂN TỬ

2.1 Ý thức chính trị và hệ tư tưởng chính trị

Chính trị là một lĩnh vực chủ yếu của xã hội, của đời sống xã hội Không có một lĩnh vực nào của xã hội, của đời sống xã hội không có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp tới chính trị Lý luận chính trị hình thành trên cơ sở phản ánh các hướng thay đổi của đời sống xã hội hiện thời, thể hiện qua trình độ tổ chức cao của đời sống xã hội, tính phức tạp của các quá trình xã hội và tốc độ biến đổi của chúng cũng như sự phụ thuộc ngày càng nhiều của hoạt động cá nhân vào các mục tiêu của xã hội, của cộng đồng Chính trị là sự cần thiết, đồng thời là nhu cầu của con người hiện thời

Là một hiện tượng xã hội đặc biệt, chính trị xuất hiện cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp và hình thành Nhà nước Do chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất của đời sống xã hội, cho nên sự tiếp cận của khái niệm này từ những góc độ khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau

* Những quan niệm khác nhau về chính trị thời kỳ trước chủ nghĩa Mác

 Ở Hy Lạp cổ đại, người ta hiểu chính trị là công việc nhà nước, công việc của xã hội Platôn cho rằng, chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao,

là nghệ thuật cai trị Aritxtôt thì quan niệm: Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, là khoa học kiến trúc xã hội

 Mác Vâybe (nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX) cho rằng, chính trị

là khát vọng tham gia vào quyền lực

 Theo các nhà khoa học Mỹ, chính trị là sự tìm kiếm giải pháp để thực hiện phân phối các lợi ích

 Theo các nhà khoa học Nhật Bản, chính trị là hoạt động nhằm áp đặt quyền lực, thoả mãn lợi ích

Trang 34

32

 Theo quan điểm của các nhà Triết học Mác – Lênin

Qua nhiều tác phẩm của C.Mác, Ph.Ănghen và V.I Lênin, thuật ngữ

chính trị được hiểu theo các nghĩa, các khía cạnh, nội dung chủ yếu sau đây:

 Chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các giai cấp

 Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền nhà nước

 Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế

 Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Nói một cách khái quát, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi các quyền lực chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước

Tuy nhiên, kiểu định nghĩa hiện tượng chính trị thông dụng nhất

chính là cách tiếp cận nó từ phương diện thuật ngữ “Chính trị” Theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp Politica có nghĩa là những công việc liên quan

tới Nhà nước, là nghệ thuật cai trị Nhà nước, tức là phương pháp nhất định

để thực hiện các mục đích của quốc gia bên trong và bên ngoài lãnh thổ của

nó Thuật ngữ Hy Lạp Politica còn có nghĩa là một tổ chức xã hội nằm

dưới một quyền lực nhất định, trước hết là quyền lực Nhà nước Cách tiếp cận thứ hai lấy kinh tế là nguồn gốc cơ sở của chính trị, và cho rằng, chính trị là toàn bộ đời sống xã hội, trong đó cốt lõi nhất là kinh tế Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế

Là hiện tượng lịch sử - xã hội đặc thù, chính trị ra đời khi giai cấp, dân tộc xuất hiện Chính trị sẽ trở thành tiêu điểm của mọi cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển khi xã hội hình thành nhà nước Cùng với sự phát triển của xã hội, tư tưởng chính trị cùng trải qua một quá trình hình thành và phát triển phù hợp với điều kiện khách quan của lịch sử, từ nhu cầu và nhiệm vụ chính trị thực tiễn đặt

Trang 35

“chính trị cũng có lôgic nội tại của nó” Khi phản ánh các mối quan hệ đương thời thì chính trị đồng thời cũng có sự kế thừa những quan điểm, những tư tưởng, học thuyết chính trị trước đó Chính trị cũng có giá trị nhất định trong việc giải thích những đảo lộn diễn ra trong mỗi thời đại, góp phần nhận diện sự biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội

Vì vậy, có thể xem tư tưởng chính trị - một hình thái của ý thức xã hội, một bộ phận của thượng tầng kiến trúc - là hệ thống những quan điểm, học thuyết phản ánh các mối quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia - dân tộc xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị diễn ra trong lịch sử, cũng như thái độ của các giai cấp, các dân tộc với quyền lực chính trị mà tập trung ở quyền lực nhà nước qua các thời đại lịch sử

Theo triết học Mác - Lênin, hình thái ý thức chính trị xuất hiện trong

xã hội có giai cấp và nhà nước Khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước thì ý thức chính trị cũng xuất hiện để phản ánh các quan hệ chính trị, kinh

tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước Lịch sử phát triển của ý thức

xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo mỗi hoàn cảnh lịch

sử cụ thể mà có hình thái ý thức xã hội thích hợp nổi lên hàng đầu và tác

Trang 36

34

động mạnh đến các hình thái ý thức xã hội khác Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội thì ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng có vai trò định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác, vì

“đặc trưng của ý thức chính trị là thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp” [7, tr.587]

Ý thức chính trị và hệ tư tưởng (hay hệ tư tưởng chính trị) là những cấp độ của tư tưởng chính trị và giữa chúng có mối quan hệ với nhau Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin: “Hệ tư tưởng là trình độ nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, nghĩa là

nó được tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội” [7, tr.357] Trong thực tế thì, bất kì một tư tưởng nào khi phản ánh mối quan hệ xã hội hiện tồn tại thì đồng thời bao giờ cũng

kế thừa ít nhiều những giá trị của những hình thái tư tưởng của xã hội cũ và trước đó Hệ tư tưởng chính trị còn là “hệ thống những quan điểm, tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, được cụ thể hoá trong cương lĩnh chính trị, trong đường lối chiến lược và sách lược của chính Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nước” [7, tr.373] Bởi thế mà, ý thức chính trị khi được nâng lên ở tầm tư tưởng, thì tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện sâu sắc hơn nhiều Vì thế, hệ tư tưởng chính trị là cấp độ cao, là cấp độ tư tưởng - lý luận của ý thức chính trị Nó được hình thành một cách

tự giác, được các nhà tư tưởng xây dựng và truyền bá Do vậy, tư tưởng chính trị là một trong những bộ phận chủ yếu của kiến trúc thượng tầng xã hội, và xét đến cùng, nó phản ánh các quan hệ kinh tế xã hội, phản ánh lợi ích căn bản và địa vị của các giai cấp và mối quan hệ chính trị - xã hội giữa

Trang 37

35

các giai cấp đó trong việc quản lý xã hội, bảo vệ đất nước, v.v Hệ tư tưởng chính trị có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội trong nhiều mặt Thông qua đường lối, cương lĩnh của chính Đảng, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và có thể trong những giới hạn nhất định, làm thay đổi cơ sở kinh tế Trong đời sống tinh thần của xã hội, hệ tư tưởng đóng vai trò chủ đạo, thâm nhập, chi phối các hình thái ý thức xã hội khác Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm chính quyền có vai trò to lớn trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Khi hệ tư tưởng của giai cấp nắm quyền lực thống trị còn giữ vai trò tiến bộ, tích cực thì hệ tư tưởng của nó có tác dụng tích cực, và thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử Ngược lại, nếu giai cấp nào đó trở nên lạc hậu, bảo thủ hay phản động thì hệ tư tưởng của giai cấp đó sẽ kìm hãm sự phát triển của lịch sử và xã hội

Những luận điểm của triết học Mác - Lênin về tư tưởng chính trị, về

hệ tư tưởng chính trị và vai trò của nó đối với các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử có

ý nghĩa phương pháp luận hết sức quan trọng và cần thiết trong việc nghiên cứu hệ tư tưởng của Nho giáo nói chung và những vấn đề căn bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử nói riêng

Học thuyết của Tuân tử là một hệ thống lý luận khá chặt chẽ về tự nhiên, về nhận thức cũng như về con người, xã hội Với quan niệm duy vật làm nền tảng, ông phát triển Nho giáo với hướng đi sâu vào đời sống chính trị - xã hội hiện thực Do đó học thuyết của ông đã giải đáp một cách thiết thực nhiều vấn đề do thực tiễn chính trị - xã hội bấy giờ đặt ra

2.2 Một số nội dung chủ yếu trong quan niệm của Tuân Tử về con người

Vấn đề con người là một trong những vấn đề trọng tâm trong triết học phương Đông Các nhà triết học, tư tưởng phương Đông rất coi trọng

và đánh giá cao vai trò con người với tư cách là con người xã hội trong tiến

Trang 38

xã hội của Nho giáo nói chung và Tuân Tử nói riêng

Người phương Đông có quan niệm rằng, “tri nhân tắc triết” (biết về con người, về đời người, xã hội loài người là nhà triết học) Triết học Trung Hoa thiên về thực tiễn, hầu hết các triết gia Trung Hoa đều coi con người là cực trọng Nhất là đối với đạo Nho, thì hạnh phúc cá nhân, gia đình, trật tự quốc gia, xã hội phần lớn đều tuỳ thuộc vào con người, vào việc giáo dục con người Nho giáo khẳng định rằng, bình thiên hạ, trị quốc, tề gia phải bắt đầu và phụ thuộc vào việc tu thân, vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người, thì tất nhiên không thể không tìm hiểu bản tính của con người Vì có như vậy thì mới đưa ra được một cách chính xác những phương pháp giáo dục, đào tạo con người một cách phù hợp và có hiệu quả Cho nên, vấn đề “nhân tính” là vấn đề rất quan trọng và căn bản của Nho giáo nói chung và triết học Nho giáo về con người nói riêng

Vấn đề “tính người” (tính - còn được hiểu là ý thức, bản chất của con

người) chẳng những gắn bó chặt chẽ với vấn đề nguồn gốc, bản chất của con người mà quan trọng hơn, nó còn là cơ sở, điểm xuất phát để từ đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo đề xuất những học thuyết về chính trị, đạo đức, giáo dục Đúng như Giáo sư Nguyễn Tài Thư đã chỉ rõ, vấn đề con người

“không những được đề ra từ đầu của xã hội có giai cấp mà còn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử, không những được coi là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác về con người mà còn là nơi thể hiện lập trường triết học của các phe phái một cách rõ rệt nhất” [26, tr.63] Ngoài ra, vấn đề con người là một trong những vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu nhất của Nho giáo, còn vì rằng, trong quan niệm của nhiều nhà Nho, những diễn biến trong lịch

Trang 39

37

sử không phải bao giờ cũng chịu sự chi phối và bị quy định bởi kinh tế mà còn do sự chi phối và bị quy định bởi nhiều nhân tố khác, trong những nhân

tố ấy, có những nhân tố thuộc con người

Ngoài ra, trong quan niệm phần lớn của các nhà Nho, vấn đề con người gắn liền và liên quan trực tiếp đến việc củng cố, ổn định trật tự kỷ cương của xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử Chính vì vậy mà, vấn đề con người được bàn đến trong tất cả các học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức, học thuyết giáo dục, học thuyết triết học, v.v Trong tư tưởng triết học về con người ở Nho giáo, vấn đề quan trọng nhất và trước hết là bản tính của con người và vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội

Vấn đề tính người là một trong những cơ sở để các nhà Nho nói chung và Tuân Tử nói riêng đề xuất ra học thuyết chính trị, đạo đức; là căn

cứ để đưa ra những phương thức cai trị và nhằm phục vụ địa vị và lợi ích của các đẳng cấp, giai cấp thống trị

Người đặt nền tảng và cơ bản đầu tiên về “tính” của con người chính

là Khổng Tử Ông cho rằng: bản tính của con người mới sinh ra là ngây

thơ, trong sáng, tự nhiên, bản tính ấy do bẩm thụ được ở trời nên mọi người đều có cùng bản tính này Khổng Tử cũng cho rằng, bản tính này của con người có thể bị thay đổi bởi các điều kiện và yếu tố ngoại cảnh, và sự tu dưỡng đạo đức của con người Đến thời Chiến quốc trở về sau, vấn đề tính người mới thực sự được các nhà Nho quan tâm với nhiều quan niệm tương

đồng và khác biệt nhau Sau Khổng Tử, từ trong quan niệm tính người của

nhà Nho, có thể khái quát thành một số nội dung cơ bản bao gồm hai loại quan niệm sau:

Kế thừa, phát triển tư tưởng về tính người của Khổng Tử, trước Tuân

Tử còn có quan niệm cho rằng, bản tính của con người vốn thiện Tiêu biểu

Trang 40

38

cho quan niệm này chính là Mạnh Tử Ông cho rằng, bản tính của con người từ khi mới sinh ra đã là thiện Ông lập luận để khẳng định quan niệm này của ông như sau: “Đã đành dòng nước không phân biệt đông, tây; nhưng há nó chẳng phân biệt trên, dưới sao? Tính người vốn thiện cũng như tính của nước là chảy xuống phía dưới thấp vậy Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện; cũng như không một thứ nước nào mà chẳng chảy xuống thấp” [13, tr.144] Mạnh Tử cho rằng, bản tính thiện của con người sẵn có từ khi sinh ra, nó là cái tự nhiên, và giống như quy luật nước

chảy từ cao xuống thấp Làm rõ luận điểm trên của mình, trong sách Mạnh

Tử, ông đã lấy hình ảnh một đứa trẻ sắp rơi xuống giếng mà luận đoán và

khẳng định rằng: “Người ta ai cũng có lòng chẳng nỡ (thấy người khổ)…Bỗng đứa trẻ sắp rơi xuống giếng, ai cũng lo sợ, thương xót Do đó

mà xem, không có lòng thương xót không phải là người; không có lòng từ nhượng không phải là người; không có lòng phải trái không phải là người

Lòng thương xót là đầu mối của nhân Lòng hổ thẹn (tu ố) là đầu mối của

nghĩa Lòng từ nhượng là đầu mối của lễ Lòng phải trái (thị phi) là đầu

mối của trí Người ta có bốn đầu mối ấy (tứ đoan) như có tứ chi…Phàm có

đầu mối ấy nơi ta mà biết mở rộng, bồi bổ thêm thì khác nào lửa mới nhen, suối mới tuôn Nếu bồi bổ được thì đủ che chở bốn bể, nếu không bồi bổ thì không đủ thờ cha mẹ” [14, tr.106] Như vậy, Mạnh Tử quan niệm rằng, mọi

người sinh ra đều có tứ đoan, mà nếu được phát triển thì sẽ trở thành tứ

đức Mạnh Tử quan niệm rằng, tính người là có lòng nhân, nhân là cái căn

bản của con người Ông còn quan niệm, tứ đoan, tứ đức - tất cả đều là cái sẵn có trong mỗi con người, là bản tính nguyên sơ của mỗi người

Quan niệm thứ hai cho rằng, bản chất của con người không thiện mà cũng không ác Tiêu biểu cho quan niệm này là Cáo Tử Ông cũng cho

rằng, bản chất của con người là cái nguyên sơ, cái ban đầu, nhưng nó cũng

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Duy Anh (2003), Việt Nam Văn hoá sử c-ơng, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn hoá sử c-ơng
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2003
[2]. Minh Anh (2001), “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr.34-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2001
[3]. Minh Anh (2002). “Tìm hiểu tư tưởng tu thân của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 12), tr.40-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng tu thân của Nho giáo”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2002
[4]. Hoàng Thị Bình (2001), “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử””, Tạp chí Triết học, (số 8), tr.38-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử””, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Thị Bình
Năm: 2001
[5]. Nguyễn Thanh Bình (2001), “Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết “tính người” của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 3), tr.37-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết “tính người” của Nho giáo”," Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2001
[6]. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và ảnh h-ởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và ảnh h-ởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX)
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác-Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
[8]. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ănghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[9]. Du Vinh Căn (2000), Tổng quan t- t-ởng pháp luật nho gia, Nxb Nhân dân Quảng Tây, Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan t- t-ởng pháp luật nho gia
Tác giả: Du Vinh Căn
Nhà XB: Nxb Nhân dân Quảng Tây
Năm: 2000
[10]. Doãn Chính (2001), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị – xã hội của Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học, (số 7), tr.24-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị – xã hội của Mạnh Tử”, "Tạp chí Triết học, (
Tác giả: Doãn Chính
Năm: 2001
[11]. Doãn Chính, D-ơng Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (2002), Đại c-ơng triết học Trung Quốc, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại c-ơng triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính, D-ơng Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2002
[12]. Doãn Chính (chủ biên) (1992), Đại c-ơng lịch sử triết học ph-ơng Đông cổ đại, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại c-ơng lịch sử triết học ph-ơng "Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1992
[13]. Đoàn Trung Còn dịch (1995), Mạnh Tử, tập hạ, NXb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạnh Tử, tập hạ
Tác giả: Đoàn Trung Còn dịch
Năm: 1995
[14]. Đoàn Trung Còn dịch (1995), Mạnh Tử, tập thượng, NXb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạnh Tử, tập thượng
Tác giả: Đoàn Trung Còn dịch
Năm: 1995
[15]. Hoàng Tăng Cường (1998), “Triết lí tu thân của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 3), tr.46-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lí tu thân của Nho giáo”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Tăng Cường
Năm: 1998
[16]. L-ơng Minh Cừ (2005), “Tư tưởng dân bản trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học, (số 6), tr.35-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng dân bản trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: L-ơng Minh Cừ
Năm: 2005
[17]. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Khai thác các giá trị truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất n-ớc trong điều kiện toàn cầu hoá”, Tạp chí Triết học, (số 4), tr.28-tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác các giá trị truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất n-ớc trong điều kiện toàn cầu hoá”", Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2002
[18]. Phan Huy Chú (1992) , Lịch triều hiến ch-ơng loại chí, tập 1, 2, 3, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến ch-ơng loại chí
Nhà XB: Nxb Khoa học Xó hội
[19]. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng học đăng
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1998
[83]. Trang Web: http://vnthuquan.net/truyen/tutuong Tuân Tử Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w