Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội là người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 49)

5. Chỉ có người phạm tội nào bị coi là có tội nói riêng trên cơ

2.2.4.1.Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội là người chưa thành niên

người phạm tội là người chưa thành niên

Luật hình sự Việt Nam không coi người chưa thành niên phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự như người đã thành niên phạm tội và họ được

hưởng chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Vấn đề này, được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể tại Chương X của Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều 68 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người chưa thành

niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này"

[31].

Điều 68 của Bộ luật hình sự năm 1999 đã căn cứ vào năng lực trách nhiệm hình sự của bản thân người đã thành niên phụ thuộc vào sự phát triển của trình độ nhận thức và khả năng tự kiềm chế khác nhau tùy vào lứa tuổi và môi trường sống cũng như căn cứ vào khả năng giáo dục của xã hội và yêu cầu phòng ngừa chung để xác định tuổi, phạm vị và mức độ chịu trách nhiệm hình sự của người đã thành niên.

Như vậy theo điều luật này thì pháp luật hình sự Việt Nam không buộc người dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mặt hành vi mà họ thực hiện có những dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy đương nhiên không đặt ra vấn đề hình phạt đối với họ. Những người trong độ tuổi này nói chung không có năng lực trách nhiệm hình sự, họ chưa có ý thức về hành vi phạm pháp.

Bộ luật hình sự năm 1999 đã có sự phân biệt trách nhiệm hình sự giữa người đã thành niên phạm tội ở lứa tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Về nguyên tắc, những người đã thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội do họ thực hiện (Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 1999). Từ thực tiễn Tòa án xét xử vụ án hình sự đối với người thực hiện tội phạm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cho thấy trách nhiệm

này chỉ bị coi là có năng lực trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định và có thể bị áp dụng hình phạt trong trường hợp họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên, nói chung ở lứa tuổi này họ đã có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Về mặt tâm lý họ có đủ khả năng hiểu biết tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và điều khiển được hành vi đó của mình. Thực tiễn xét xử tại Tòa án người chưa thành niên trong độ tuổi này thường bị kết án rất nhiều và phải chịu hình phạt nhất định, tương xứng. Tuy nhiên họ vẫn còn ít tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế; họ vẫn còn trong độ tuổi mà xã hội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục.

Nhìn chung mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện rõ nhất tại Chương X của Bộ luật hình sự năm 1999. Chương này đã thể hiện những nguyên tắc, đường lối cơ bản để xử lý người chưa thành niên phạm tội, tập trung tại Điều 69 của Bộ luật, đó là:

1) Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. 2) Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát. 3) Việc

truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 4) Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. 5) Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. 6) Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm [31].

Người chưa thành niên phạm tội có đặc điểm là họ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, do vậy khi xử lý hành vi phạm tội của họ chủ yếu nhằm giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Nếu người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc tội nghiêm trong gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giáo dục thì Tòa án có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Khi đó đương nhiên họ không bị áp dụng hình phạt.

Trường hợp người chưa thành niên phạm tội, họ phải chịu trách nhiệm hình sự mà khi Tòa án xét xử thấy cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì mục đích của hình phạt cũng chỉ nhằm giáo dục là chính. Thực tiễn cho thấy, người chưa thành niên chịu sự tác động chủ yếu của môi trường sống Sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như các đặc điểm nhân thân khác của người chưa thành niên chịu sự chi phối và quy định bởi sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Có những nguyên nhân và điều kiện phát sinh thuộc về trách nhiệm của gia đình và xã hội. Do đó, luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án khi xét xử không những phải xác định khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phải xác định họ có bị người khác xúi giục không. Tòa án phải làm rõ tất cả các vấn đề trên thì mới xác định được trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội ở mức độ nào, từ đó Tòa án quyết định hình phạt tướng xứng.

Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội luôn luôn thận trọng và ở mức thấp hơn so với người thành niên phạm tội tương ứng. Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo những quy định sau đây: 1) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc từ hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 2) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc từ hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì

mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định [31].

Từ nội dung của điều luật trên, chúng ta thấy giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại nhau. Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, khi xét xử Tòa án bao giờ cũng phải căn cứ các quy định trên để áp dụng và quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt của Tòa án bằng bản án hình sự phải phản ánh rõ mối liên hệ này. Tòa án xác định, đánh giá trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội song lại áp dụng hình phạt như người đã thành niên phạm tội là trái pháp luật. Tóm lại, khi người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án phải xác định trách nhiệm hình sự của họ đến đâu để áp dụng hình phạt và mức hình phạt tương xứng và đúng pháp luật.

Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội còn được thể hiện khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Tại Điều 75 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: 1) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này; 2) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội [31].

Qua phân tích về mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội, chúng tôi thấy Chương X Bộ luật hình sự năm 1999, còn một số vần đề cần sửa đổi hoặc bổ sung, như:

- Liên quan đến quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đối với người chưa thành niên phạm tội, phân tích

cho thấy Điều 52 của Bộ luật hình sự năm 1999 về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội, còn đối với người chưa thành niên phạm tội thì trong Chương X lại không quy định, dẫn đến nếu người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt mà lại áp dụng Điều 52 thì người chưa thanh niên sẽ bị thiệt so với người đã thành niên, hoặc nếu thực tiễn xét xử Tòa án gặp trường hợp này mà áp dụng "nguyên tắc có lợi cho bị cáo" để quyết định hình phạt thì sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong toàn ngành Tòa án. Để đầy đủ hơn và không trái với các nguyện tắc cơ bản cũng như đường lối xử lý của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội, chúng tôi mạnh dạn đề xuất bổ sung thêm khoản 3 Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999 theo hướng: khi quyết định hình phạt cho bị cáo theo Điều 74thì mức hình phạt đối với trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội sẽ được giảm xuống không quá "một phần hai" mức hình phạt đã tuyên và không quá "ba

phần tư" mức hình phạt đã tuyên đối với trường hợp người chưa thành niên

phạm tội chưa đạt.

- Điều 75 khoản 1 của Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định đối với trường hợp tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 nêu trên, còn trong trường hợp các tội được thực hiện đều dưới 18 tuổi, nhưng ở hai độ tuổi khác nhau: từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp này Điều 74 không quy định, vì vậy thực tiễn xét xử Tòa án sẽ lúng túng trong việc quyết định hình phạt. Do vậy việc phân hóa trách nhiệm hình sự sẽ gặp khó khăn.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 75 đã nêu trên còn đồng nhất mức hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm một tội với trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội. Với quy định này, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đã bị vi phạm. Theo chúng tôi, cần

khắc phục các thiếu sót trên theo hướng quy định rõ vẫn đề tổng hợp hình phạt như thế nào đối với trường hợp tội nặng nhất được người chưa thành niên thực hiện trong từng lứa tuổi cụ thể (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi như thế nào và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như thế nào) và hình phạt chung tổng hợp cần phải cao hơn quy định tại Điều 74 đối với từng lứa tuổi nêu trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 49)