Hình phạt là một dạng của trách nhiệm hình sự và một hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 47)

thức để thực hiện trách nhiệm hình sự

Từ việc nghiên cứu về trách nhiệm hình sự tại Chương 1 của luận văn này cũng như phân tích khái niệm và các đặc điểm của hình phạt cho thấy, trách nhiệm hình sự và hình phạt có mối liên hệ thống nhất, lôgíc và hữu cơ với nhau. Nói như vấy không có nghĩa là chúng đồng nhất với nhau. Vì có thể tồn tại trách nhiệm hình sự mà không tồn tại hình phạt, nhưng ngược lại không thể tồn tại hình phạt nếu không có trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hình sự và hình phạt không thể đồng nhất. Nếu so sánh với nhau thì trách nhiệm hình sự có nội hàm rộng hơn hình phạt. Hình phạt chỉ được coi là một bộ phận của trách nhiệm hình sự, một dạng đặc trưng, điển hình và phổ biến của trách nhiệm hình sự do Tòa án áp dụng trên thực tế đối với người thực hiện tội phạm. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do luật hình sự quy định nhằm hạn chế, tước bỏ quyền, lợi ích của người phạm tội. Cho nên, mục đích của việc thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước đối với người phạm tội chính là được thể hiện ở mục đích của việc áp dụng hình phạt. Đến lượt mình hình phạt lại có ý nghĩa là phương tiện quan trọng để thông qua đó đạt được mục đích của trách nhiệm hình sự. Điều này có ý nghĩa không chỉ nhằm trừng trị, mà còn có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới, cũng như giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Nói cách khác, giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt tồn tại mối quan hệ "mục đích và phương tiện thực hiện mục đích". Việc xác định mục

đích của trách nhiệm hình sự và hình phạt là phương tiện để thực hiện mục đích cho phép giải quyết đúng đắn vấn đề xây dựng hình phạt như thế nào mới có thể đáp ứng được mục đích của trách nhiệm hình sự.

Để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng ta cần phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Bảng 2.1: Phân biệt giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt Các tiêu chí so sánh Trách nhiệm hình sự Hình phạt 1. Phạm vi của phạm trù tương ứng. 1. Rộng hơn hình phạt vì còn bao gồm cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác. 1. Hẹp hơn trách nhiệm hình sự vì chỉ là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp đã nêu để thực hiện trách nhiệm hình sự. 2. Cơ sở phát sinh. 2. Xuất hiện khi có việc thực

hiện phạm tội nói chung 2. Chỉ xuất hiện khi bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án khẳng định được lỗi của người bị kết án trong việc thực hiện tội phạm cụ thể nói riêng.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)