Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 70)

- Các dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan: 1) Sự cố ý liên kết về mặt

2.2.4.5.Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộ

c) Khi nghiên cứu về chế định miễn hình phạt cần lưu ý rằng, mặc dù trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nhà làm luật vẫn chưa điều chỉnh

2.2.4.5.Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộ

trường hợp phạm nhiều tội

Về mặt lập pháp, cho đến nay kể cả Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 đều không đưa ra khái niệm cụ thể về "phạm nhiều tội". Tuy nhiên, tai Điều 50 của Bộ luật hình sự năm 1999 lại có quy định về

quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.

Về mặt lý luận, cho đến nay có một số nhà luật học đưa ra khái niệm phạm nhiều tội, như:

GS.TS. Võ Khánh Vinh có quan điểm: "Phạm nhiều tội là trường hợp

khi một người thực hiện một số tội phạm với điều kiện nếu như đối với các tội này người đó vẫn chưa hết án tích hoặc thời hiệu truy cứu về hình sự" [31].

TS. Lê Văn Đệ có quan điểm:

Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội phạm đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự

Qua sự phân tích, tổng hợp các quan điểm, nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng, GS.TSKH. Lê Cảm có quan điểm:

Nhiều (đa) tội phạm là một chế định độc lập của luật hình sự Việt Nam bao gồm bốn dạng (trường hợp) - phạm tội nhiều lần (1), phạm nhiều tội (2), tái phạm (3) và phạm tội có tính chất chuyên nghiệm (4) - mà những điều kiện như nhau nếu so sánh với các tội đơn nhất thì các dạng này thường cho thấy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm được thực hiện, cũng như của nhận thân người phạm tội [6, tr. 388]

Với các quan điểm như trên về trường hợp phạm nhiều tội, chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt thông qua sự phân hóa trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự biểu hiện cụ thể, khi người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thỏa mãn cấu thành của nhiều tội phạm khác nhau, mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi xét xử cùng một lần các tội phạm đó, Tòa án dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt để quyết định hình phạt đối với mỗi tội. Sau khi quyết định hình phạt đối với mỗi tội, Tòa án tổng hợp hình phạt của các tội thành hình phạt chung.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, Tòa án thường gặp những vụ án bị cáo phạm nhiều tội, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xét xử người phạm tội về nhiều tội hoặc một tội chủ yếu và coi những hành vi phạm tội khác chỉ là tình tiết xem xét mức độ trách nhiệm hình sự cao hơn so với trường hợp phạm tội chỉ thực hiện bằng một hành vi, cụ thể là:

- Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội

độc lập mà người đó đã thực hiện. Khi xét xử Tòa án sẽ áp dụng Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 1999 để quyết định hình phạt chung, Điều luật quy định

1) Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời hạn chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2) Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

3) Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định khoản 1 và khoản 2 Điều này [13].

Ví dụ cho trường hợp thứ nhất (khoản 1 Điều 51): Ngày 01/01/2011

bị cáo A bị Tòa án nhân dân quận HM xét xử về tội trộm cắp tài sản và tuyên phạt 10 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt quả tang 01/07/2010. Tuy nhiên, do trước đó (ngày 01/07/2010) trên địa bàn quận BĐ bị cáo A đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt tài sản là 01 xe máy trị giá 13.000.000đ. Ngày 01/04/2011, Tòa án nhân dân quận BĐ đã xét xử bị cáo A về tôi Lừa đảo chiếm đảo tái sản và tuyên phạt 12 tháng tù. Tòa án nhân dân quận BĐ đã áp dụng khoản 1 Điều 50 của BLHS năm 1999, tổng hợp hình phạt chung của hai bản án, buộc bị cáo A phải chấp hành hình phạt là 22

tháng tù. Thời hạn tù tình từ ngày 01/07/2010. Thời gian bị cáo đã chấp hành 09 tháng tù (01/07/2010 đến ngày 01/04/2011) được trừ vào hình phạt chung.

Ví dụ cho trường hợp thứ hai (Khoản 2 Điều 51): Bị cáo A đang chấp hành hình phạt 10 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt quả tang 01/07/2010. Ngày 01/10/2010 bị cáo A có hành vi chống đối cán bộ quản giáo. Ngày 01/02/2011 Tòa án nhân dân huyện TL xét xử bị cáo A về chống người thi hành công vụ và tuyên phạt 12 tháng tù. Tòa án nhân dân huyện TL đã áp dụng khoản 2 Điều 50 của BLHS năm 1999, tổng hợp hình phạt chung của hai bản án, buộc bị cáo A phải chấp hành hình phạt là 22 tháng tù. Thời hạn tù tình từ ngày 01/07/2010. Thời gian bị cáo đã chấp hành 05 tháng tù (01/07/2010 đến ngày 01/02/2011) được trừ vào hình phạt chung.

Ví dụ cho trường hợp thứ 3 (khoản 3 Điều 51): Ngày 01/06/2010 bị các H bị Tòa án nhân dân quận HM xét xử về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và tuyên phạt 24 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt 01//03/2010. Tuy nhiên, do bị cáo đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, nên được hoãn thi hành án. Trong thời gian được hoãn thi hành án, bị cáo H lại phạm tội Mua bán trái trái phép chất ma túy trên địa bàn quận TX. Ngày 01/10/2010 Tòa án nhân quận TX xét xử bị cáo H về tội Mua bán trái phép chất ma túy và tuyên phạt 30 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Trong trường hợp này, khi bị cáo H không còn điều kiện để hoãn thi hành án thì Chánh án ra quyết định tổng hợp hình phạt của hai bản án và buộc bị cáo H phải chấp hành hình phạt chung là 54 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy hình phạt và trách nhiệm hình sự luôn có mối quan hệ gắn bó và tác động đến nhau. Các bị cáo có nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội và cấu thành nhiều tội thì chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi đó. Khi xét xử, Tòa án buộc các bị cáo phải chịu hình phạt tương xứng với các hành vi phạm tội của họ. Hình phạt ở đây đã thể hiện rõ

sự phân hóa trách nhiệm hình sự và là một dạng thực hiện trách nhiệm hình sự.

- Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các hành vi đó liên quan chặt chẽ với nhau nhằm cùng mục đích (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với các hành vi đã thực hiện.

- Trường hợp người phạm tội thực hiện một hành vi phạm tội nhưng hành vi này thỏa mãn của nhiều cấu thành tội phạm khác nhau, như:

+ Hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn hai cấu thành tội phạm cụ thể, trong đó một cấu thành tội phạm không "thu hút" hết tình tiết của hành vi phạm tội mà còn có tình tiết khác có ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự nằm ngoài cấu thành tội phạm đó và trong sự thống nhất với tình tiết này hành vi phạm tội lại cấu thành tội thứ hai.

+ Một hành vi phạm tội vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm cụ thể vừa thỏa mãn cấu thành của hành vi đồng phạm của tội phạm cụ thể khác.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 70)