Mục đích và hiệu quả của hình phạt

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39)

Thứ nhất: về nục đích của hình phạt

Qua nghiên cứu các quy phạm pháp luật trong luật hình sự thực định hiền hành, như quy định về nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, hình phạt và hệ thống hình phạt, chúng ta nhận thấy mục địch của hình phạt - là kết quả cuối cùng mà nhà nước và xã hội mong muốn đạt được bằng việc áp dụng hình phạt do nhà làm luật quy định trong pháp luật hình sự.

Khi nói đến hình phạt là nói đến sự trừng trị, nó là nội dung và thuộc tích của hình phạt, đồng thời nó là cách thức tác động để giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Nếu không có trừng trị thì không có hình phạt, nó là tiền đề để đạt được mục đích phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hình phạt chỉ có giá trị trừng trị là tuyệt đối thì đó chỉ là sự "trả thù" mà thôi. Cho nên theo chúng tôi mục đích cao cả nhất và trực tiếp của hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, không phạm tội mới (trong khoa học luật hình sự gọi đó là mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt). Hình phạt khi được áp dụng không chỉ trực tiếp tác động đến người phạm tội mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến những thành viên khác trong xã hội. Đối với những thành viên không vững vàng, thiếu bản lĩnh sống trong xã hội khi gặp hoàn cảnh khách quan, thuận tiện ngoài xã hội dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội thì việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội có tác dụng răn đe, kiềm chế, giáo dục, ngăn ngừa họ không đi vào con đường phạm tội. Hình phạt làm cho họ thấy trước được sự trừng phạt của nhà nước, sự lên án của xã hội đối với họ nếu họ phạm tội. Đồng thời qua hình phạt giáo dục họ có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống trong xã hội, từ bỏ ý định phạm tội của mình. Còn đối với đại đã số nhân dân lao động, hình phạt không răn đe mà nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật cho mọi người, để họ tránh được những vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng.

Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội có căn cứ, đúng pháp luật còn nhằm củng cố niêm tin trong nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật. Áp dụng hình phạt đúng, có căn cứ làm cho nhân dân thấy rõ hơn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và sư cần thiết phải ngăn chặn tội phạm, qua đó hình phạt cũng nhằm giáo dục, động viên, tập hợp đông đảo nhân dân lao động tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh, phòng và

đích hình phạt, vì chỉ có sự tham gia tích cực này thì mới có điều kiện thuận lợi phát hiện tội phạm. Tội phạm phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh mới củng cố được lòng tin của nhân dân vào công lý.

Thứ hai: Hiệu quả của hình phạt

Luật hình sự với nhiệm vụ nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân v.v... Hình phạt là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ này, tuy nhiên với tư cách là công cụ để đạt được nhiệm vụ của mình thì hình phạt phải có hiệu quả nhất định. Hình phạt được áp dụng đối với người thực hiện tội phạm có đạt được mục đích như mong muốn hay không, dựa vào sự đánh giá hiệu quả của hình phạt. Nói cách khác, hiệu quả của hình phạt cao hay thấp, tốt hay xấu trước hết thể hiện ở mức độ đạt được của mục đích khi sử dụng hình phạt. Hình phạt và kết quả của hình phạt là mối quan hệ tất yếu mang tính khách quan. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, Tòa án áp dụng hình phạt như thế nào đối với người thực hiện tội phạm thì sẽ được kết quả tương ứng.

Hình phạt cùng với luật hình sự chẳng những tác động đến người phạm tội mà còn tác động đến các hiện tượng xã hội khác. Do vậy, hiệu quả của hình phạt được thể hiện dưới các phạm vi sau:

-Tình hình xã hội nói chung trong quan hệ với tình hình tội phạm dưới tác động của hình phạt;

-Tình hình phạm tội với những cơ cấu, diễn biến của nó dưới tác động của hình phạt;

-Mức độ tái phạm của người phạm tội cũng là thước đo hiệu quả cao hay thấp của hình phạt;

-Khả năng vận dụng hình phạt nói chung cũng như mức hình phạt áp dụng đối với người thực hiện tội phạm nói riêng là phương thức để đạt được hiệu quả của hình phạt.

Đối tượng tác động trực tiếp của hình phạt là tội phạm và người thực hiện tội phạm. Vì vậy, các thay đổi của tội phạm dưới tác động của hình phạt là đại lượng rõ nét cho phép đánh giá hiệu quả của hình phạt. Tình hình tội phạm với tất cả các đặc trưng của nó trong từng thời kỳ cho phép xác định hiệu quả của hình phạt ở nhiều mức độ, như: hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm nói chung, ở từng vùng, từng địa phương nói riêng... Song, do diễn biến và cơ cấu của tội phạm không những chỉ chịu tác động của hình phạt mà nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, nên cần xác định đúng mức độ tác động của hình phạt đối với sự thay đổi của tình hình tội phạm.

Các thông số về tái phạm là đại lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả của hình phạt. Tỷ lệ người phạm tội tái phạm hay không thể hiện rõ hình phạt trừng trị có thích đáng hay không? cải tạo, giáo dục người phạm tội có đạt yêu cầu hay không? Tuy nhiên cũng cần xem xét nguyên nhân và điều kiện của tái phạm. Có những trường hợp hình phạt và mức hình phạt được áp dụng đúng, phù hợp thì công tác cải tạo, giáo dục tốt, nhưng còn nhiều nguyên nhân, điều kiện khác có những tác động đến việc tái phạm của người phạm tội.

Ngoài ra, hình phạt với tư cách là công cụ để trừng trị tội phạm, nên tùy từng hoàn cảnh, giai đoạn thực tế của tình hình trị an xã hội, mà mỗi loại hình phạt được áp dụng với cường độ (mức độ) khác nhau để đạt được hiệu quả và mục đích của hình phạt. Mức độ phù hợp giữa hình phạt với ý thức pháp luật được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó là: thái độ của xã hội đối với hình phạt trong pháp luật thực định trên phạm vi toàn bộ hệ thống hình phạt, đối với một loại hình phạt, cũng như đối với hình phạt được áp dụng cho một tội phạm cụ thể. Xã hội có thể đồng tình, ủng hộ cao, tôn trọng nếu hình phạt được coi là công minh, công bằng. Ngược lại, sẽ khó có sự tôn trọng các quy định của hình

Chương 2

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)