- Các dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan: 1) Sự cố ý liên kết về mặt
c) Khi nghiên cứu về chế định miễn hình phạt cần lưu ý rằng, mặc dù trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nhà làm luật vẫn chưa điều chỉnh
3.1. ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG
HÌNH PHẠT TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Qua sự phân tích đặc điểm và nội dung phán ánh của mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng ta biết đây là những chế định quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Giữa hai chế định này có mối liên hệ hệ biện chứng và hữu cơ, chặt chẽ và thống nhất với nhau nhưng không thể đồng nhất. Theo luật hình sự và luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta thấy có thể phát sinh, tồn tại trách nhiệm hình sự nhưng chưa chắc đã tồn tại hình phạt (trường hợp, khi có đủ các điều kiện luật định thì Cơ quan điều tra có thể miễn trách nhiệm hình sự với sự phê chuẩn đồng ý của viện kiểm sát, Viện kiểm sát trực tiếp miễn trách nhiệm hình sự và Tòa án cũng có quyền miễn trách nhiệm hình sự). Ngược lại khi đã tồn tại hình phạt thì không thể không có trách nhiệm hình sự.
Giữa hai chế định trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng có sự tác động và ảnh hưởng qua lại đến nhau. Chế định trách nhiệm hình sự là cái chung, bao hàm cả hình phạt với tính cách là cái riêng. Hình phạt là một dạng phổ biến và thường xuyên và quan trọng nhất để thực hiện trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn, khi xét xử vụ án hình sự Tòa án áp dụng hình phạt và mức hình phạt đối với người phạm tội người phạm tội càng chính xác bao nhiêu thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự người đó càng có ý nghĩa, được xã hội hội chấp nhận và ủng hộ bấy nhiêu. Song, khi hình phạt và mức hình phạt được áp dụng không chính xác đối với người thực hiện tội phạm thì không
những ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đạt được mà cả mục đích của hình phạt cũng sẽ không đạt được, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Chắc chắn khi hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội rõ ràng là không chính xác, thì sẽ không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dự luận và xã hội nói chung.
Do vậy, công cuộc đấu tranh, phòng và chống tội phạm có hiệu quả cao hay không, phụ thuộc rất nhiều vào thực tiễn giải quyết mối liên hệ giữa