- Các dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan: 1) Sự cố ý liên kết về mặt
2.2.4.3. Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt
a) Một số vấn về miễn hình phạt. Bộ luật hình sự năm 1999, duy nhất
có Điều 54 quy định về miễn hình phạt, nội dung điều luật quy định: "người
phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự" [31]. Có
thể nhận thấy, ngay quy định trên của điều luật chỉ nói đến điều kiện được miễn hình phạt, chứ chưa đưa ra khái niệm miễn hình phạt một cách rõ ràng.
Theo GS. TSKH. Lê Cảm thì "miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp về
cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này" [6].
Tuy nhiên, qua nghiên cứu về hình phạt và những đặc điểm của hình phạt, đặc biệt là Điều 54 của Bộ luật hình sự năm 1999, chúng ta nhận thấy miễn hình phạt có các đặc điểm cơ bản sau:
- Miễn hình phạt là sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự của Nhà nước ta;
- Miễn hình phạt chỉ đặt ra đối với người bị Tòa án xét xử bằng bản án hình sự và quyết định kết tội có hiệu lực pháp luật;
- Người phạm tội được miễn hình phạt, nhưng có thể vẫn bị Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp khác do pháp luật hình sự quy định;
- Miễn hình phạt chỉ do Tòa án áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật hình sự.
Từ sự phân tích trên chúng ta nhận thấy mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt thể hiện qua những căn cứ, điều kiện dưới đây:
- Để áp dụng chế định miễn hình phạt bao gồm có hai căn cứ (chung và riêng) tương ứng với hai trường hợp được quy định tại Điều 54 của Bộ luật hình sự năm 1999 là: 1) Căn cứ chung là có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999; 2) Căn cứ riêng (khoản 3 Điều 314 của Bộ luật hình sự năm 1999, quy định "người không tố giác nếu
đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt") về không tố
giác một trong các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999.
- Những điều kiện để áp dụng chế định miễn hình phạt tương ứng trong hai trường hợp (chung và riêng) được quy định tại hai điều luật trên là: 1) trong trường hợp chung phải có hai điều kiện - người bị kết án phải xứng đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt và sự xứng đáng được hưởng khoan hồng đó nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình; 2) Trong trường hợp riêng (khoản 3 Điều 314 của Bộ luật hình sự năm 1999) phải có một điều kiện - người không tố giác tội phạm có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm.
b) Khi xem xét vấn đề miễn hình phạt, trên cơ sơ để Tòa án coi là
người phạm tội tương xứng đáng được khoan hồng đặc biệt (nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự) là sự xem xét và cân nhắc đồng bộ của Tòa án đối với các căn cứ của việc quyết định hình phạt (như tính chất và
mà của cả nhận thân người phạm tội nữa, cũng như vai trò quan trọng của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự). Thực tiễn xét xử cho thấy, những trường hợp mà người bị kết án được tòa án miễn hình phạt thường hạn chế và thông thường đó là những trường hợp bao gồm tổng thể tình tiết giảm nhẹ đáng kể được ghi nhận trong luật như:
- Bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng và gây ra hậu quả gì hoặc hậu quả ít nghiêm trọng nhưng: hoặc tuy đã gây ra hậu quả nhưng bị cáo đã hoàn toàn khắc phục hậu quả đó;
- Bị cáo tuy là người đồng phạm nhưng tính chất và mức độ tham gia vào việc thực hiện tội phạm không đáng kể nhưng trong khi đó lại góp phần đáng kể vào việc phát hiện điều tra tội phạm, cũng như can ngăn những người đồng phạm khác nên đã hạn chế được tác hại của tội phạm;
- Nhân thân bị cáo tốt (không có tiền án, tiền sự, sinh ra và được giáo dục trong gia đình có truyền thống cách mạng, chấp hành tốt chính sách của Nhà nước v.v...) và cho thấy bị cáo có khả năng tự cải tạo, giáo dục được mà không cần phải cách ly khỏi xã hội nên cũng không cần thiết phải quyết định hình phạt.