0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan niệm của John Locke về quyền con người

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE (Trang 45 -45 )

Không chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ tố chất của con người mà John Locke còn đi đến khẳng định các quyền thiêng liêng của con người nói chung như quyền tự do vô hạn, quyền bình đẳng tự nhiên, quyền sở hữu và quyền chiếm hữu. John Locke đã tìm cho mình một quan điểm mới khác hẳn với thời trung cổ để luận giải những vấn đề liên quan đến con người. Có thể nói đây là bước đột phá quan trọng nhất để đi đến giải phóng con người khỏi những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến.

Kế thừa lí luận pháp quyền tự nhiên của Hobbes, Locke đã tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hệ thống hơn quan điểm của mình. Ông khẳng định phẩm chất tự nhiên đầu tiên của con người đó là sự bình đẳng tự nhiên, qua đó đưa ra sự so sánh giữa trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân của con người. Mỗi người sinh ra được bình đẳng về tinh thần không kể đến ưu thế quyền lực hay tài sản. Năng lực thể chất và khả năng hiện hữu của mỗi người không liên quan đến lĩnh vưc tinh thần. Không chỉ khẳng định sự bình đẳng về tinh thần, Locke còn khẳng định sự bình đẳng đó trên thực tế. Locke đưa ra quan điểm về "trạng thái tự nhiên hoàn hảo",

trong đó mọi người có thể hành động theo ý muốn trong khuôn khổ mà không phải phụ thuộc vào ai khác: "Để sắp xếp cho hành động của họ sắp đặt tài sản và cá nhân của họ theo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên, mà không phải xin phép và không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai khác" [24, 33] . Sự bình đẳng này là một quyền được tất cả mọi người thừa nhận, nó giống như một bản năng tự nhiên để mọi người tự giác thực hiện.

Cũng giống như Hobbes nói về quyền bình đẳng tự nhiên của con người trong tác phẩm Thủy quái: "Thiên nhiên đã tạo nên những con người hết sức bình đẳng về khả năng thể chất và tinh thần" [dẫn theo 3, 306]. Locke tiếp tục làm rõ hơn sự bình đẳng về năng lực thể chất và tinh thần đó khi không kể đến khả năng, hoàn cảnh sống, vị trí xã hội. Sự bình đẳng này là tự nhiên và nó phải biến thành bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người phải yêu thương lẫn nhau để duy trì trạng thái hòa bình. Vì mọi người đều tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình tôn trọng quyền bình đẳng của nhau nên công lí chỉ mang tính tương hỗ: "Đó cũng là một trạng thái bình đẳng khi mà tất cả quyền lực và quyền thực thi công lí có tính hỗ tương, không một ai có nhiều hơn người khác. Không có gì hiển nhiên hơn là những sinh vật của cùng một loài và một hạng, được sinh ra một cách ngẫu nhiên với cùng những thuận lợi tư nhiên, sử dụng cùng những năng lực, cũng phải là những sinh vật bình đẳng với nhau mà không có sự lệ thuộc hay khuất phục" [24, 33 ]. Bằng luận điểm này, một lần nữa, Locke khẳng định con người được bình đẳng sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, sử dụng năng lực của mình. Hành động của con người được dẫn dắt bởi lí trí của họ nên họ nhận thức được mình có nghĩa vụ như thế nào trong cộng đồng: “Sự thôi thúc tự nhiên giống nhau đã đưa người ta đến với nhận thức rằng sự yêu thương người khác hơn cả bản thân mình là bổn phận của mình” [24, 34]. Nếu những gì làm cho người khác bị xâm phạm thì cũng giống như

chính bản thân họ bị như vậy. Locke đã chỉ ra động lực thúc đẩy hành vi con người là bổn phận và nghĩa vụ của cá nhân và giải pháp Locke đưa ra cũng mang tính chất hòa bình hơn là dùng vũ lực.

Cùng thời với Locke, Hobbes khẳng định động lực thúc đẩy hành vi con người là tính ích kỷ và con người mà ông nhắc đến cũng hoàn toàn mang tính vị kỷ chỉ biết lo đến lợi ích cá nhân hơn lợi ích xã hội. Đây là đặc điểm khác biệt giữa quan điểm xã hội của hai nhà triết học. Hobbes chỉ thừa nhận trạng thái tự nhiên mang tính hình thức còn thực chất nó là một cuộc chiến tranh giữa mọi người chống lại nhau. Nếu không có một quyền lực chung làm cho mọi người khiếp sợ thì sẽ không thể chấm dứt được trạng thái chiến tranh nên con ngưòi sống trong trạng thái tự nhiên bản năng lấn át lí trí. Còn với Locke, trạng thái tự nhiên là một trạng thái lý tưởng đã từng tồn tại trong lịch sử loài người, là cuộc sống hòa bình phù hợp với các luật tự nhiên của con người. Dù ở trạng thái nào thì bản chất con người vẫn được thể hiện thông qua nghĩa vụ của mình và không bị phục tùng bởi bất kỳ quyền lực nào thì tự bản thân họ luôn tuân theo "lý trí tự nhiên" để mọi người bình đẳng với nhau về quyền lợi, không ai có quyền xâm phạm đến lợi ích cũng như tới quyền tự do của người khác.

Không chỉ khẳng định sự bình đẳng của con người trong trạng thái tự nhiên, mà Locke tiếp tục phát triển "Pháp quyền tự nhiên” bằng việc khẳng định bản chất tự do tự nhiên của con người.

Nếu trạng thái tự nhiên là một "tự do hoàn hảo" thì trạng thái công dân gắn liền với sự hình thành của xã hội dựa trên các nguyên tắc về sở hữu, về chế độ nhà nước, các tiêu chuẩn của pháp lí và đạo đức. Vì vậy, nghĩa vụ của cá nhân trong trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân hoàn toàn khác nhau. Trong trạng thái tự nhiên, con người chỉ việc thi hành luật tự nhiên được đặt vào tay của mỗi người, vì vậy mỗi người đều có quyền trừng phạt

những kẻ xâm phạm đến luật của họ, đến mức có thể cản trở sự vi phạm ấy [xem 24, 37] .

Rõ ràng trong trạng thái tự nhiên mọi người có quyền lực tuyệt đối với bản thân mình và bất kỳ ai cũng có quyền thống trị kẻ xâm phạm đến lợi ích của mình: "Trong trạng thái bình đẳng hoàn hảo đó, nơi mà mặc nhiên không có phẩm vị cao hơn hay quyền tài phán nào của người này lên người khác, thì bất kỳ điều gì có thể thể hiện như là hành động truy tố của luật tự nhiên, mỗi người nhất thiết đều phải có quyền để làm" [24, 37]. Chính lí trí của mỗi người điều khiển hành vi của họ để ngăn chặn không có những hành động đi xâm hại các quyền của người khác. Còn trong xã hội dân sự, quyền lực của toàn thể xã hội đại diện chung cho ý chí của mỗi người và bắt buộc mọi người phải tuân phục dưới quyền lực ấy. Luật pháp là công cụ cơ bản để mọi người thể hiện quyền bảo toàn sở hữu của cá nhân đồng thời bảo vệ sự tồn tại của nhà nước và đưa ra các quy tắc chung cho toàn xã hội. Trong trạng thái tự nhiên cái gì khiến mọi người phải thực hiện nghĩa vụ của mình đó chính là "luật tự nhiên": "Trạng thái tự nhiên có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi người phải tuân thủ; và lí trí - vốn là luật này - huấn thị cho toàn thể con người - những người có ý chí riêng nhưng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều bình đẳng và độc lập với nhau. Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tự do hay tài sản của người khác" [24, 36]. Trong trạng thái tự nhiên, luật tự nhiên cho phép mỗi người không những có quyền trừng phạt kẻ xâm phạm đến quyền lợi của mình mà còn có quyền bắt kẻ vi phạm này phải bồi thường hư tổn do hành vi của họ gây ra.

Như vậy, trong trạng thái tự nhiên mỗi người tự làm quan tòa cho chính bản thân mình, điều này dẫn đến sự phân xử thiếu công minh "luật tự nhiên như tất cả các luật khác liên quan đến con người trên thế giới này, sẽ là vô hiệu nếu không một ai trong trạng thái tự nhiên có quyền để thực thi

luật đó nhằm bằng cách này để bảo vệ người vô tội và ngăn chặn kẻ vi phạm" [24, 37]. Với trạng thái tự nhiên, nghĩa vụ, đạo đức, lí trí là phương tiện để mọi người tự điều chỉnh hành vi của mình vẫn chưa đảm bảo chắc chắn cho luật tự nhiên được thi hành và đôi khi ít sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, tính mạng của cá nhân. Locke so sánh hai trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân để chứng tỏ sự chiếm ưu thế hơn của quyền lực đại diện cho ý chí chung của cộng đồng đó là nhà nước và sự ra đời, tồn tại của xã hội công dân là một quy luật tất yếu của lịch sử.

Không chỉ khẳng định sự bình đẳng của con người trong trạng thái tự nhiên mà Locke còn tiếp tục phát triển lý luận "Pháp quyền tự nhiên " bằng việc khẳng định bản chất tự do - tự nhiên của con người. Sự tự do của con người là tự do hành động theo ý muốn của nó dựa vào sở hữu ý chí. Chính lí trí đã vạch ra và giới hạn nhất định được con người sử dụng quyền tự do của mình mà không xâm phạm đến tự do của người khác. Tuy nhiên, buông lỏng sự tự do quá mức cũng không phải là giải pháp tốt vì nó có thể sẽ dẫn con người đến những hành động trái với luật tự nhiên: “Con người sinh ra như được chứng minh, với một địa vị tự do hoàn hảo và sự thụ hưởng không bị kiểm soát đối với tất cả các quyền và những ân huệ của luật tự nhiên một cách bình đẳng như bất kỳ ai khác hay như với tất cả lượng người có trên thế giới này” [24, 125].

Cùng với sự bình đẳng tự nhiên thì sự tự do của con người cũng được Locke khẳng định đó là điều hiển nhiên giống như khi sinh ra con người đã có lí trí, ông viết: "Người ta có một quyền tự do không có sự kiểm soát để sắp đặt con người hay tài sản của mình, nhưng anh ta không được tự do hủy diệt bản thân, hay làm việc đó cho dù là đối với một sinh vật bất kỳ nào thuộc tài sản của anh ta" [24, 35]. Con người có quyền tự do lựa chọn hành động nhưng không phải vì thế mà lấy được tự do hay tài sản của người khác - đó là những quyền hạn mà luật tự nhiên đặt ra cho mỗi người. Điều

đó kiểm soát trạng thái tự nhiên là một trạng thái tự do hoàn hảo nhưng vẫn có những quy tắc và trật tự nhất định.

Con người sinh ra vốn tự do nhưng để thực hiện quyền tự do thì con

người phải đạt đến một sự phát triển lí trí nhất định. Đứa trẻ vẫn chịu sự quản lý của cha mẹ nếu chưa đến tuổi thành niên. Cha mẹ sẽ hướng dẫn con cái cho đến khi chúng đủ năng lực nhận thức đối với luật tự nhiên và giữ cho hành động đó trong giới hạn cho phép. Bởi vì, chính bản thân con cái chưa nhận thức hết hành động của mình, để định hướng sự phát triển lý trí một cách đúng đắn, cần phải có sự hướng dẫn bởi lí trí của cha mẹ. Nhưng khi nào thì một người được hưởng quyền tự do trọn vẹn theo luật tự nhiên để người đó có thể tự quyết định đối với sở hữu của bản thân và hành động theo ý chí của họ? Jonh Locke trả lời: "Đó là trạng thái trưởng thành, khi mà anh ta được cho là có năng lực nhận thức đối với luật tự nhiên, để có thể giữ cho hành động của mình trong những giới hạn của nó" [24, 95]. Điều đó có nghĩa là sự quản lí của cha mẹ khi đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành không phải là làm cho nó mất tự do mà ngược lại, dạy cho nó biết sử dụng đúng đắn giá trị mà luật tự nhiên đã đem lại cho con người, nhưng cha mẹ không có quyền ra mệnh lệnh hay ra những luật lệ quyết định đến tự do của con cái.

Trong quan điểm về quyền tự do của con người, Locke thể hiện tính chất nhân đạo rất rõ nét trong mối quan hệ giữa người với người. Con người tham gia vào trật tự xã hội phù hợp với những luật lệ của xã hội ấy. Con người có lí tính nên động lực thúc đẩy họ là con người của lòng nhân ái và tình thương. Còn với Hobbes cũng đề cập đến con người lí tính, nhưng Hobbes lại làm nổi bật thiên hướng xấu xa, ích kỷ của con nguời trên cơ sở lợi ích vị kỷ cá nhân. Locke đã tạo điều kiện để con người có thể phát triển phẩm tính tự do của mình cho thấy ông hiểu khá sâu sắc về bản

chất con người nói chung. Từ khẳng định quyền tự do, Locke đã làm rõ phẩm tính sở hữu, chiếm hữu của con người.

Trong trạng thái tự nhiên, con người có quyền bình đẳng và tự do không giới hạn, nhưng các quyền này không được đảm bảo một cách chắc chắn. Vì ai cũng có quyền trừng trị kẻ vi phạm, sự trừng phạt này đi quá giới hạn lại là lấy đi sự tự do của người khác, đó là nguyên nhân dẫn đến trạng thái chiến tranh:"Người nào trong trạng thái tự nhiên mà lấy đi tự do vốn thuộc về người khác, thì nhất thiết phải giả định rằng cũng sẽ có ý đồ lấy đi thứ khác nữa, đó chính là sự tự do nền tảng của tat cả những con người còn lại …Vì thế người đó bị xem như đang trong trạng thái chiến tranh" [24, 50-51]. Trạng thái chiến tranh xảy ra làm phá vỡ trật tự tự nhiên vốn có của xã hội loài người.

Nếu trong trạng thái tự nhiên, người ta sống với nhau theo lý trí thì trạng thái chiến tranh lại sử dụng vũ lực để tranh giành quyền lợi và xâm chiếm lợi ích người khác. Khi tự do của người khác bị lấy đi và họ không có quyền với mạng sống của chính mình thì khi đó bắt đầu hình thành trạng thái nô lệ. Đó chính là hậu quả của những cuộc chiến tranh, tranh giành quyền lực lẫn nhau. Như Locke nói: "Đây là điều kiện hoàn hảo của tình trạng nô lệ, vốn không là gì khác ngoài một trạng thái chiến tranh được tiếp nối giữa người đi chinh phạt hợp pháp với người bị bắt" [24, 59]. Nếu trong trạng thái tự nhiên, con người sống dựa vào sự ban phát tự nhiên thì ở trạng thái nô lệ con người phải sử dụng sức lao động của mình để làm ra của cải vật chất và sở hữu phần của cải do mình làm ra. Chính lao động đã tách quyền sở hữu chung của mọi người với tự nhiên thành phần sở hữu riêng của cá nhân. Locke giải thích: "Thượng đế đã trao tặng thế giới này chung cho tất cả mọi người, và cũng đã cho họ lý do để sử dụng nó nhằm có được sự thuận lợi nhất và sự tiện nghi cho cuộc sống... Nhưng dù có như vậy, việc trao tặng cho con người sử dụng nhất thiết phải

có biện pháp để chiếm giữ chúng theo cách này hay cách khác, trước khi chúng có thể là một vật thể sử dụng, hay tối thiểu là có ích đối với một người cụ thể nào đó" [24, 63]. Của cải trong tự nhiên là của chung đối với tất cả mọi người, nhưng nhờ lao động của mỗi người có quyền có phần sở hữu riêng đối với phần tài sản của chính mình mà không ai có quyền được sử dụng phần sở hữu riêng này của cá nhân. Về vấn đề này, Locke viết: "Từ tất cả những điều hiển nhiên, là dù mọi vật được trao tặng chung, nhưng con người, bằng việc là chủ nhân của bản thân và chủ sở hữu của riêng cá nhân mình và của hành động hay lao động của nó, trong tự thân mỗi người vẫn có một nền tảng cao cả cho sở hữu" [24, 82].

Điều đầu tiên mà Locke khẳng định là mỗi người đều có phần sở hữu

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE (Trang 45 -45 )

×