Quan niệm của John Locke về con người cá nhân

Một phần của tài liệu Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke (Trang 37)

Con người không chỉ là chủ thể mà còn là đối tượng nghiên cứu cơ bản của mọi hệ thống triết học, kể cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ngay từ khi loài người xuất hiện, con người đã luôn băn khoăn với câu hỏi: Con người có vai trò, vị trí như thế nào trong thế giới?. Để trả lời cho câu hỏi này không ít nhà triết học đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu những vấn đề liên quan đến con người nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thuyết phục. Aristotle đưa ra định nghĩa: "Bẩm sinh, con người là động vật chính trị", còn Protagore lại cho rằng “con người là thước đo của vạn vật”. Càng ở những giai đoạn sau yêu cầu giải phóng con người ra khỏi tư tưởng thần quyền, đem lại quyền tự do như vốn con người đã có trong trạng thái tự nhiên thì vấn đề con người lại càng trở lên cấp thiết. Mặc dù, có nhiều nhà nghiên cứu triết học đã và đang tìm hiểu vấn đề con người nhưng đây vẫn luôn là đề tài mang lại nhiều tranh cãi. Như F.M.Dostoievsky đã khẳng định: "Con người là một bí ẩn, cần phải đoán nhận bí ẩn ấy, và nếu anh đoán nhận nó suốt cả cuộc đời thì như thế cũng không phải là mất thì giờ" [dẫn theo 44,15].

Tiếp thu tư tưởng về con người của các bậc tiền bối như Francis Bacon, Thomas Hobbes, John Locke viết tác phẩm Kimh nghiệm về nhận thức của con người (1689). Là một nhà duy cảm điển hình ở nước Anh, John Locke đã đưa ra nhiều tư tưởng mới mẻ và táo bạo giải đáp cho những giới hạn trong nhận thức của con người: "Với tri thức luận, ông đưa ra những nghiên cứu mà cho đến nay nhiều người vần coi là quan trọng nhất

trong địa hạt này, đó là truy tầm cho được những hạn chế đối với những gì khả tri trước trí tuệ con người" [29, 127]. Trước Locke cũng có nhiều nhà triết học không ngừng khám phá khả năng nhận thức của con người đối với thế giới bởi vì thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng nên con người chỉ có thể nhận thức được cái gì hiện hữu xung quanh mình. Vì vậy, có những lĩnh vực mà con người chưa thể vươn tới để nhận thức tận cùng chúng trong các mối quan hệ với các sự vật khác. Điều này được thể hiện rõ nhất trong quan điểm của các nhà triết học Trung cổ và họ phải viện đến sự tồn tại của Thượng đế để giải thích cho những thắc mắc xung quanh giới hạn nhận thức của con người.

Locke đã đưa ra được câu trả lời cho những hạn chế của các triết gia trung cổ. Ông tiến thêm một bước quan trọng bằng cách thế tục hóa, xem nhận thức của con người có cơ sở từ thực tại. Phương pháp, con người có thể nhận thức được thế giới là phân tích những quan năng lý trí của chúng ta, từ đó sẽ cho chúng ta thấy được cái gì con người có đủ khả năng và cái gì con người không đủ khả năng để nhận thức, đó chính là những giới hạn của những gì mà trí năng của chúng ta chưa thể nhận thức được. Có thể là những sự vật hiện hữu một cách ngẫu nhiên. Nhưng dù bằng cách nào con người vẫn phải cảm nhận bằng các giác quan, kinh nghiệm mới cho chúng ta những tri thức về sự vật. Đây là xuất phát điểm trong nhận thức cũng như trong toàn bộ hệ thống triết học của ông: "Trước khi nghiên cứu bất kỳ vấn đề triết học và khoa học nào có liên quan đến thế giới và con người thì cũng cần nghiên cứu những năng lực của bản thân mình và xem xét lí trí của chúng ta có thể nhận thức được đối tượng nào, còn đối tượng nào thì không" [dẫn theo 21, 387 - 388]. Đó là lí do tại sao Locke lại đặt tên cho tác phẩm của mình là Kinh nghiệm về nhận thức của con người.

Câu trả lời được tác giả viết ngay trong phần Nhập đề: “Vì trí năng là cái đặt con người cao hơn ở địa vị mọi loài cảm giác, và cho con người một

lợi thế và sự thống trị trên mọi loài, nên nó xứng đáng là cao quý và đáng để chúng ta tìm hiểu" [dẫn theo 3, 389]. Theo Locke, việc tìm hiểu bản chất và trí năng của con người là một đề tài phức tạp nhưng vô cùng cao quý. Vì nó cho phép xác định vai trò, vị trí của con người cao hơn so với các loài vật. Đó là lí do mà con người không ngừng tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh dựa trên những tri thức mà con người có được bằng trải nghiệm cuộc sống. Từ quá trình khám phá thế giới, con người nhận ra giới hạn của trí năng con người để xác định đúng vị trí của mình trong xã hội. Với mục đích là tra cứu nguồn gốc, phạm vi tri thức con người, Locke xem xét khả năng phân tích của một người như chúng được sử dụng về các đối tượng mà chúng liên quan. Làm thế nào để trí năng con người đưa ra được những thước đo chắc chắn cho tri thức của chúng ta? Thông qua các khái niệm là một phương pháp rất quan trọng để con người tiến dần đến tri thức như những khái niệm về sự vật lấy ở đâu? Điều đó chỉ có thể thông qua các giác quan, sự tổng kết của kinh nghiệm. Locke đưa ra một lối so sánh rất thuyết phục: "Giống như mắt, trí năng cho phép chúng ta nhận thức mọi sự vật khác, nhưng đồng thời không để ý đến bản thân nó; vì vậy cần nghệ thuật và công sức để đưa nó ra khỏi nó và biến đối tượng nghiên cứu của chính nó" [3, 388]. Ông cho rằng con người phải dùng trí năng để nhận thức mọi sự vật xung quanh bằng các phương pháp khác nhau nhưng để nhận thức được bản thân nó là công việc rất khó khăn và phức tạp. Cách duy nhất để nhận thức được trí năng là phải biến trí năng thành đối tượng của chính nó và từ đó cho phép con người khám phá ra các khả năng và các mức độ của trí năng con người. Để có một sự hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc, bản chất cũng như các khả năng của trí năng con người thì điều quan trọng là phải phê phán cách hiểu sai lầm trong tư tưởng các nhà triết học đi trước.

Trước hết, Locke phê phán học thuyết về ý niệm bẩm sinh của nhà triết học người Pháp - Descartes (1596 - 1650). Theo Descartes, trong con người luôn có sẵn các tư tưởng bẩm sinh như những tri thức sơ đẳng, các quy luật logic, các tiên đề toán học. Trên tinh thần chủ nghĩa duy lí, Descartes cho rằng, phải đặt mọi tri thức mà con người có được từ trước tới nay dưới sự phê phán của lý tính; phải coi lí tính, trí tuệ của con người là tòa án có năng lực thẩm định và đánh giá mọi thứ. Ông đặt ra cơ sở cho lý luận nhận thức mà hạt nhân là thuyết ý niệm bẩm sinh. Theo Descartes, mọi tri thức của con người đều xuất phát từ ba nguồn gốc: Thứ nhất, một số xuất phát từ thế giới bên ngoài, chúng là kết quả tác động của các sự vật, hiện tượng lên các giác quan như nước, lửa, ánh sáng, mặt trời; Thứ hai, một số tri thức do hoạt động của trí tuệ con người tạo ra như khái niệm về đẹp, xấu, thiện, ác; Thứ ba, một số tri thức tiềm ẩn trong đầu óc con người tức là những tư tưởng bẩm sinh thì con người sinh ra đã có, chúng là những tư tưởng mang tính tất yếu, phổ quát và được mọi người chấp nhận. Theo quan niệm này, thì không ai cần phải học hỏi mà những tri thức này sẵn có trong trí khôn của chúng ta. Tư tưởng của Descartes được nhà triết học người Đức- Leibniz (1646 - 1716) vận dụng vào lý luận nhận thức. Theo ông, linh hồn con người như một viên đá trắng tiềm ẩm vô số những đường vân, nhận thức của con người như những nhà điêu khắc làm công việc khai thác những tri thức tiềm ẩn sẵn có trong linh hồn con người.

Không đồng tình với lý luận thừa nhận tư tưởng bẩm sinh, Locke bác bỏ quan niệm của Descartes. Nếu tồn tại tư tưởng bẩm sinh tức là thừa nhận những luận đề sơ đẳng, mọi người thừa nhận là đúng thì tất cả con người đều phải biết nhưng trên thực tế thì trẻ sơ sinh, người lớn vô học đều không biết những kiến thức sơ đẳng về các lĩnh vực, không có ý niệm về các định lí khoa học, các quan niệm chính trị - xã hội đơn giản. Không có ý niệm bẩm sinh mà mọi tư tưởng đều có được trong sự suy diễn, trong quá

trình nhận thức. Tất cả những tri thức mà con người có được bắt nguồn từ cảm giác, kinh nghiệm. Locke khẳng định: "Tôi dám đố bất cứ ai thử tượng tượng ra một vị nào chưa bao giờ tác động vào vòm họng của họ, hay hình dung ra một mùi mà chưa bao giờ ngửi" [dẫn theo 3, 391]. Như vậy, tất cả những ý niệm về mầu sắc, âm thanh, mùi vị có được là do con người cảm nhận được bằng kinh nghiệm thực tế của mình.

Phê phán tư tưởng bẩm sinh, Locke cho rằng, không cần có những ý niệm bẩm sinh, mọi người dựa vào những khả năng tự nhiên của mình vẫn có thể có được toàn bộ tri thức và chân lí. Trong quyển I mang tưạ đề

Không có các nguyên lí và các ý niệm bẩm sinh, John Locke đã khẳng định:"Người ta có thể đạt tới mọi tri thức họ có nhờ sử dụng các khả năng tự nhiên của họ mà không cần sự giúp đỡ của các nguyên lí bẩm sinh nào" [dẫn theo 3, 391]. Nếu có tư tưởng bẩm sinh thì sự lĩnh hội tri thức, mọi chân lí mà một người biết thì tất cả mọi người cũng sẽ biết. Theo Locke trên thực tế có một số chân lí mà mọi người đều đồng ý một cách phổ quát thì đó cũng không chứng tỏ đó là tư tưởng bẩm sinh. Bởi vì, ngay cả những chân lí được thừa nhận một cách phổ quát thì vẫn có những người không biết đến chúng. Đối với một người có trí khôn sâu sắc nhất cũng không thể sáng tạo ra một ý niệm đơn giản nếu không thông qua cảm giác và phản tư: "Cho dù là một trí khôn sâu sắc nhất hay vĩ đại nhất, bén nhậy nhất cũng không có khả năng sáng tạo hay hình thành nên một ý niệm đơn giản mới trong trí khôn" [dẫn theo 3, 396].

Locke tự đặt câu hỏi: Tri thức con người bắt nguồn từ đâu? để trả lời câu hỏi đó, ông đề cao vai trò của kinh nghiệm trong quá trình nhận thức và đi đến giải đáp nguồn gốc ý niệm và các nguyên tắc của quá trình nhận thức. Locke cho rằng, mọi tri thức con người đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và cảm giác. Đây là tiền đề để ông đưa ra luận đề “Tabula rasa” (tấm bảng sạch), theo đó thì tâm hồn con người lúc sinh ra giống như một tờ giấy

trắng, trên đó chưa hề có một ký hiệu hay ý niệm nào cả, mọi ý niệm đều được hình thành nhờ kinh nghiệm cảm tính. Vậy “tấm bảng sạch” được lấp đầy bởi chữ viết như thế nào? Trong quyển II thuộc tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người với nhan đề “Các ý niệm”. Locke đã đưa ra câu trả lời rất rõ ràng: "Tôi trả lời cho câu hỏi này bằng một từ duy nhất: kinh nghiệm; tất cả tri thức của chúng ta đều dựa trên kinh nghiệm, và từ kinh nghiệm phát sinh tri thức" [dẫn theo 3, 394]. Từ kinh nghiệm để hình thành nên tri thức trong trí khôn chúng ta. Bằng cơ quan cảm giác, con người quan sát các sự vật bên ngoài. Nhưng quan sát các sự vật bên trong tâm trí cần có cách diễn tả riêng theo ngôn ngữ của nó thông qua sự hoài niệm, từ đó cung cấp cho trí khôn chúng ta mọi vật liệu để suy nghĩ. Về điểm này, Locke bị ảnh hưởng bởi phương pháp nhận thức quy nạp của Francis Bacon khi cho rằng: "Khoa học là khoa học kinh nghiệm, và thực chất đã là áp dụng phương pháp hợp lí vào các tư liệu cảm tính" [dẫn theo 72, 278]. Là nhà triết học duy lí, Locke đề cao vai trò của kinh nghiệm trong quá trình nhận thức, ông đưa ra quan niệm về cấu trúc kinh nghiệm.

Theo Locke kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức. Ông chia kinh nghiệm nói chung thành hai loại: 1. Kinh nghiệm từ bên ngoài: Được mang lại do các cơ quan cảm giác của con người, có khách thể là đối tượng bên ngoài, nó là cơ sở của quá trình nhận thức cẩm tính. Kinh nghiệm bên ngoài mang lại những tri thức cá biệt, ngẫu nhiên, nhất thời. Những tri thức do kinh nghiệm bên ngoài mang tính trực quan xác thực nhất để hình thành ý niệm đơn giản.2. Kinh nghiệm bên trong: Khách thể của nó là hoạt động bản thân linh hồn, là cơ sở của hoạt động nhận thức lí tính. Trên cơ sở của kinh nghiệm bên ngoài hình thành nên các ý niệm đơn giản, từ đó có sự so sánh, đối chiếu liên kết giữa các ý niệm đơn giản với nhau hình thành ý niệm phức tạp (ý niệm, phạm trù) phản ánh bản chất của một nhóm các sự vật, hiện tượng.

Trên cơ sở phân chia cấu trúc kinh nghiệm, Locke đưa ra tư tưởng sự phân chia tính chất của các sự vật thành chất có trước và chất có sau. Những đặc tính như khối lượng, quảng tính, chuyển động, vận động. Những cái có thể biểu hiện bằng số lượng toán học bề ngoài và dù sự vật có biến đổi như thế nào thì chúng vẫn còn, đó là chất có trước. Chất có trước là vì đặc tính khách quan có trong bản thân các sự vật, hiện tượng. Còn chất có sau chỉ những đặc tính dễ biến đổi như: màu sắc, mùi vị, âm thanh, v.v. Chất có sau sinh ra do sự tác động của chất có trước và nhờ sự tác động của các sự vật khách quan vào các giác quan của chúng ta có nghĩa là chúng phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của con người. Tuy nhiên, chất có sau là những đặc tính đơn thuần mang tính chủ quan do con người tạo ra không liên quan đến sự vật. Chính lí do này đã đẩy ông đến quan điểm duy vật không triệt để và dần dần hướng về phía duy tâm chủ quan. Ông thể hiện lập trường không nhất quán cho rằng, chất có sau có được là hoàn toàn thuần túy do sự chủ quan của con người, lúc lại lí giải là do sự tác động của các sự vật vào các giác quan của con người. Còn ý niệm về chất có trước lại hoàn toàn không có trong sự vật. Đây chính là một hạn chế của ông mà sau này Beckeley sử dụng để xây dựng hệ thống triết học duy tâm chủ quan của mình.

Locke không dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc và các nguyên tắc của quá trình nhận thức mà ông còn chia các cấp độ của nhận thức. Trong quyển IV, tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người với tựa đề: “Về tri thức và xác suất”, Locke đã đưa ra khái niệm tri thức:"Tri thức là tri giác về sự hòa hợp hay không hòa hợp giữa hai ý niệm" [dẫn theo 3, 410]. Và ông khẳng định dứt khoát tri thức của chúng ta chỉ liên quan đến ý niệm mà thôi. Theo cách luận giải của ông, trí khôn của chúng ta có đối tượng trực tiếp đó là các ý niệm, ý niệm về sự vật có được là kết quả quá trình con người tri giác, cho ta những tri thức về sự vật. Để có được tri thức về sự

vật, con người phải trải qua các quá trình khác nhau. Theo Locke, tri thức của con người có các cấp độ sau:

Thứ nhất, tri thức cảm giác có phạm vi hẹp nhất không vượt xa hơn sự hiện hữu của các sự vật đang hiện diện trước các giác quan nên nó mang tính sơ khai, xác thực.

Thứ hai, tri thức trực giác là loại tri thức mà trí khôn chúng ta có thể nắm bắt được ngay khi tiếp xúc với sự vật qua các cơ quan cảm giác. Loại

Một phần của tài liệu Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke (Trang 37)