Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, nếu biết khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người một cách hợp lí thì không những có thể sớm hoàn thành quá trình công nghiệp
Trang 1trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn Viện Triết học
Nguyễn thị tùng lâm
Vấn đề khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Luận văn thạc sĩ Triết học
Hà nội - 2005
Trang 2trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn Viện Triết học
Nguyễn thị tùng lâm
Vấn đề khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 602280
Luận văn thạc sĩ Triết học
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Văn Đức - Viện Triết học
Hà nội - 2005
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương 1Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 9
1.1 Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người và vai trò của chúng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 9
1.1.1.Các khái niệm: nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người 9
1.1.2 Vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá 15
Chương 2 Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ……….48
2.1 Một số nét cơ bản về thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con ngườ i ở nước ta hiện nay 48
2.1.1 Thực trạng việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên 48
2.1.2 Thực trạng việc khai thác và sử dụng nguồn lực con người 65
2.2 Một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 74
2.2.1 Nhóm giải pháp về nhận thức 74
2.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 76
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 84
Trang 4Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của bất kì một quốc gia nào, một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học, khác nhau, từ khoa học, tự nhiên tới khoa học, xã hội và nhân văn, đặc biệt là Triết học,, kinh tế học,, đó chính là mối quan hệ giữa
tự nhiên và con người Bản thân mối quan hệ giữa tự nhiên và con người là một phức hợp các mối quan hệ, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Trong phức hợp các quan hệ đó, mối quan hệ trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất là quan trọng nhất
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, để tồn tại và phát triển con người luôn lấy giới tự nhiên làm đối tượng lao động phổ biến của mình Tự nhiên không chỉ là môi trường sống thuần tuý của con người, mà còn là nơi để con người khai thác và tạo ra những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu tồn tại, phát triển của mình và xã hội Với tư cách như vậy, môi trường tự nhiên trở thành nguồn lực cho quá trình sản xuất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất,
dù nguồn lực tự nhiên có phong phú, đa dạng đến đâu, nhưng nếu không có sự tham gia của con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất thì nguồn lực tự nhiên chỉ luôn ở dạng tiềm năng Do đó, con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất và cũng như nguồn lực tự nhiên, con người trở thành một nguồn lực của quá trình sản xuất
Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, nếu biết khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người một cách hợp lí thì không những có thể sớm hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển
Trang 5bền vững về sau Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, chúng ta không chỉ học, hỏi có lựa chọn kinh nghiệm và thành tựu khoa học, - công nghệ của các nước tiên tiến đi trước, mà còn phải tập trung khai thác và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có của mình, nhất là con người và tự nhiên - hai nguồn lực trung tâm của sự phát triển
Xem xét quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, phải nói rằng, các nguồn lực trên chưa được chúng ta sử dụng hiệu quả; sự suy thoái, xuống cấp của môi trường tự nhiên và chất lượng của người lao động đang là những hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, chất lượng
và hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nguyên nhân chính
vẫn là do sự nhận thức của chúng ta chưa thật đúng và đầy đủ về vai trò của nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người cũng như chưa khai thác, sử dụng hợp lí hai nguồn lực này trong quá trình phát triển đất nước
Có thể khẳng định rằng, nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn lực
tự nhiên và nguồn lực con người, trên cơ sở đó có các giải pháp phù hợp nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực sự là việc làm cần thiết, là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách, có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn
Với mong muốn góp một phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận và
thực tiễn của vần đề nói trên, chúng tôi chọn “Vấn đề khai thác và sử dụng
một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” làm đề tài nghiên cứu luận
văn Thạc sĩ Triết học, của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người đã được đặt ra từ lâu Trong các tài liệu Triết học, mácxít trong và ngoài nước, đề tài tự nhiên và con người đã được nghiên cứu ở mức độ đáng kể Hầu hết các khía
Trang 6cạnh đáng lưu ý của vấn đề (tự nhiên-con người- mối quan hệ giữa chúng) đều đã ít nhiều được đề cập
ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này ngày càng nhiều Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, từ năm 1973 đã có bài
viết Con người và môi trường sống, đăng trên Tạp chí Triết học, số 3, 1973, rồi bài Những tư tưởng của Ph Ănghen về quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 4, 1980
Trong các bài viết đó, tác giả đã nhấn mạnh đến lí do thu hút sự chú ý hàng đầu của các nhà khoa học, thế giới thuộc tất cả các lĩnh vực về mối quan hệ mật thiết giữa con người - xã hội - tự nhiên, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mối đe doạ khủng hoảng sinh thái và nhấn mạnh ý nghĩa của những quan điểm của Ph Ănghen về các vấn đề trên Hay trong Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 3, 1992, tác giả Lê Quý An đã phân tích sự liên hệ mật thiết giữa ba
yếu tố quan trọng không tách rời trong xã hội, đó là “dân số, tài nguyên môi trường và phát triển”
Mối quan hệ tự nhiên - xã hội - con người cũng được tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm đề cập tới trong nhiều bài viết của mình Trong Tạp chí Triết học,
số 1, 1992, với bài Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, tác giả đã khẳng
định rằng, thế giới cực kì phức tạp và đa dạng, được tạo thành từ nhiều yếu tố, song suy cho cùng có 3 yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội; ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống “tự nhiên - con người - xã hội” vì chúng đều là những dạng, những trạng thái, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động Theo tác giả, ba yếu tố trên có vai trò khác nhau nhưng bao giờ cũng thống nhất bền vững và biện chứng
Tác giả viết: “Không thể đối lập, càng không thể tách cái sinh học, ra khỏi cái
xã hội trong bản thân con người Do vậy, cũng không thể tách con người ra
Trang 7khỏi môi trường tự nhiên hay môi trường xã hội Hai môi trường đó thống nhất với nhau tạo ra môi trường sống của con người”
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan trong bài Về mối quan hệ giữa sự thích nghi
và việc cải tạo môi trường tự nhiên trong quá trình hoạt động sống của con người, Tạp chí Triết học, số 1, 1992, có viết: “Trước khi con người cải tạo được tự nhiên thì con người phải thích nghi với nó Ngay cả khi khả năng ấy
là vô cùng to lớn, thì con người vẫn buộc phải thích nghi trong một giới hạn đáng kể với giới tự nhiên, bởi một lẽ đơn giản là con người không thể bất chấp các quy luật tự nhiên” Trong Luận án Tiến sĩ Triết học,, 1996 “Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học, và yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người”, tác giả Vũ Thị Tùng Hoa lại nhấn mạnh đến mối quan
hệ giữa tự nhiên và con người ở phương diện sinh học, để thông qua đó, thấy được sự khăng khít không thể tách rời giữa tự nhiên và con người trong hoạt động sống, hoạt động lao động sản xuất của con người
Trên Tạp chí Triết học, số 6, 1999, tác giả Phạm Văn Đức cho rằng, để khai thác có hiệu quả nguồn lực con người phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó có việc tạo ra cơ hội có việc làm là một giải pháp quan trọng và được
sử dụng như một công cụ quản lí hữu hiệu Đề cập đến việc tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tác giả Nguyễn Duy Quý, trong bài
“Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 9, 1998 đã nhấn
mạnh sự cần thiết phát triển con người và cho rằng, phát triển con người về thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người theo yêu cầu của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bên cạnh các bài báo trên các tạp chí, còn có các ấn phẩm dưới dạng
sách, như: “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Minh Hạc (Chủ biên), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” của Lê Hữu
Trang 8Tầng (Chủ biên), nhà xuất bản Khoa học, Xã hội, Hà Nội 1997, v.v… Ngoài ra, còn có những Luận văn, Luận án bàn về nguồn lực con người,
chẳng hạn như trong Luận án Tiến sĩ Triết học, của mình “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tác giả Đoàn
Văn Khái đã luận giải vai trò của nguồn lực con người và các giải pháp nhằm phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, v.v…
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về môi trường tự nhiên và con người của các tác giả trong và ngoài nước khá đa dạng, phong phú, có giá trị cao, nhưng các công trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm, xác định một phương pháp hợp lí trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người vẫn chưa nhiều Trong khi đó, sự cần thiết phải hiểu biết một cách sâu sắc về vấn đề này để làm cơ sở lí luận cho việc phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại là một đòi hỏi cấp bách Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết vấn đề trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở luận chứng vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người với tư cách là các nguồn lực cơ bản, quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tìm hiểu thực trạng của việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đó, luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác, sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích đó, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Trang 9- Làm rõ vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người, sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lý trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Phân tích thực trạng của việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người ở nước ta hiện nay và nêu ra một số giải pháp
có tính chất định hướng nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực đó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lí luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lí luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tư tưởng của các nhà Triết học, mác xít về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong và ngoài nước về vấn đề trên
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, logíc và lịch sử
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam; trên cơ sở đó, lý giải và phân tích một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cách thức khai thác và sử dụng các nguồn lực này
6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cho những người quan tâm đến vấn đề nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
Trang 107 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương 4 tiết và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 11Chương 1
Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1 Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người và vai trò của chúng trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
1.1.1 Các khái niệm: nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
Trước khi bàn về khái niệm “nguồn lực tự nhiên” và “nguồn lực con người” cần tìm hiểu khái niệm “nguồn lực” Cho đến nay, chưa có tài liệu nào chính thức định nghĩa về “nguồn lực” Tuy nhiên, nếu hiểu một cách khái quát và toàn diện thì “nguồn lực” là toàn bộ các yếu tố cả vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc Như vậy, dưới dạng tổng quát, nguồn lực bao gồm không chỉ những yếu tố đã và đang tạo ra sức mạnh trên thực tế, mà cả những yếu tố mới ở dạng sức mạnh tiềm, không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi cung cấp sức mạnh đó, phản ánh cả mặt số lượng và chất lượng đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó [25,tr.51](*) Tiêu chí để phân loại nguồn lực rất đa dạng dựa vào các quan hệ xác định Trong phạm vi khái quát nhất có thể chia nguồn lực thành: nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần Trong quan hệ với tư cách là một sự vật hiện tượng, một quốc gia có nguồn lực bên trong (con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên,…) và nguồn lực bên ngoài (sự trợ giúp của các quốc gia khác, các
tổ chức quốc tế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lí,…) Trong mối quan hệ chủ thể - khách thể, có nguồn lực chủ quan (con người), nguồn lực khách quan (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn trong nước và ngoài nước)… Như vậy, các nguồn lực hết sức phong phú,
đa dạng, trong đó tự nhiên và con người cũng được coi là một nguồn lực
* Khái niệm nguồn lực tự nhiên:
Trang 12Cũng giống như khái niệm về “nguồn lực”, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm nguồn lkực tự nhiên Trước đây, người ta không sử dụng khái niệm “nguồn lực tự nhiên”, thay vào đó là các
khái niệm điều kiện tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên Để có cách hiểu tường tận về khái niệm nguồn lực tự nhiên, trước hết cần phải hiểu thế nào
là “tự nhiên” và mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên với điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên
Mặc dù có nhiều cách luận giải khác nhau, nhưng về cơ bản “tự nhiên” được hiểu “là tất cả những gì đang tồn tại khách quan”, là toàn bộ thế giới vật chất với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó, “là tập hợp các điều kiện thiên nhiên vốn có sẵn, tồn tại ngoài tác động của con người” Như vậy, tự nhiên bao gồm các nhân tố tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động, thực vật… Tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như không khí
để thở, đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho con người cảnh đẹp giải trí tăng khả năng tồn tại và phát triển của mình
điều kiện tự nhiên, theo quan điểm của Triết học, Mác, là yếu tố không
thể thiếu đối với đời sống con người, là một bộ phận của giới tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sản xuất và đời sống con người ở đây, có thể hiểu, khi nói tới điều kiện tự nhiên thì không phải toàn bộ giới tự nhiên bao la, rộng lớn, mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất và đời sống con người
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động kinh tế;
nó cấu thành các nguồn lực vật chất nguyên thuỷ cho hoạt động kinh tế Với ý
Trang 13nghĩa như đã trình bày ở trên thì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
là khái niệm có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm tự nhiên
Trong một số công trình nghiên cứu, nguồn lực tự nhiên được hiểu như điều kiện tự nhiên Quan niệm này cũng có phần hợp lí, vì khi nói đến cả điều
kiện tự nhiên lẫn nguồn lực tự nhiên cũng đều nói đến những yếu tố tự nhiên tác động đến quá trình sản xuất của con người Tuy nhiên, theo chúng tôi, giữa hai khái niệm này có điểm khác nhau ở chỗ, khi nói đến nguồn lực tự nhiên tức là nói tới các yếu tố tự nhiên đã, đang và sẽ tham gia và thúc đẩy quá trình sản xuất, nghĩa là nói đến điều kiện tự nhiên ở dạng tiềm năng Nói cách khác, điều kiện tự nhiên chỉ được gọi là nguồn lực khi được con người
đã, đang và sẽ đưa vào khai thác và sử dụng
Hiện nay, đang có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm nguồn lực tự nhiên; tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:
Nguồn lực tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, khoáng sản và những điều kiện tự nhiên khác có tác
động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của con người.[34, tr.76]
Đây là một khái niệm rộng, nó bao chứa cả nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn những điều kiện tự nhiên khác Nghĩa là, xét về mặt nội dung, khái
niệm này rộng hơn so với khái niệm điều kiện tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên Nói một cách cụ thể, nguồn lực tự nhiên chính là sự kết hợp của tài
nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên nhưng được xem xét ở dạng tiềm năng Để hiểu cụ thể hơn, chúng tôi xin trình bày kết cấu của nguồn lực
tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên được người ta phân loại thành những tài nguyên
có thể sử dụng được lẫn tài nguyên sẽ được sử dụng trong tương lai Mục đích cách phân loại này là nhằm xác định phương hướng và kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đảm bảo nguồn tài nguyên cho phát triển
Trang 14kinh tế hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo; đồng thời đảm bảo sự cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Theo cách phân loại này, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 2 loại:
Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có
trữ lượng ở một mức độ giới hạn nhất định Chúng chỉ có thể được khai thác ở dạng nguyên khai một lần, bao gồm những tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất và những tài nguyên khi sử dụng thì cạn dần, không có cách gì hoàn trả lại, không có quy trình nào làm đầy lại được nguyên trạng của nó như các loại khoáng sản, dầu khí, khí đốt tự nhiên, các mạch nước ngầm có tốc độ làm đầy thấp đến mức được coi như là không phục hồi được…
Tuy nhiên, việc xếp tài nguyên nào đó vào tài nguyên không có khả năng tái sinh chỉ có tính chất tương đối, bởi vì đất đai con người vẫn có thể
mở rộng diện tích bằng cách lấn biển hay đối với khoáng sản dầu khí người ta
có thể tìm thêm những mỏ dầu mới Đối với loại tài nguyên này, chúng có thể được chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền
đề cho tái sinh (đất, nước tự nhiên,…)
Nhóm thứ hai, tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng có thể tái
tạo được (kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo…)
Nhóm thứ ba, tài nguyên cạn kiệt (than đá, dầu khí…)
Tóm lại, những tài nguyên không có khả năng tái sinh, đặc biệt dầu khí
và các loại khoáng sản khi sử dụng thì hết dần, để có những mỏ mới đòi hỏi phải có quá trình hình thành lâu dài của lịch sử Do vậy, cần có kế hoạch để khai thác hợp lí, đảm bảo sự phát triển khai thác trước mắt và lâu dài
Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì
hoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý Những tài nguyên sinh vật là nguồn tài nguyên có thể tái sinh được, chúng lớn lên cùng với thời
Trang 15gian và theo các quá trình sinh học, Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái sinh nữa Những tài nguyên này được chia thành 2 loại:
Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua tác động của con người
Nguồn tài nguyên này bao gồm 2 loại: nguồn rừng và các loại động thực vật trên cạn cũng như dưới nước Những nguồn tài nguyên này sau khi khai thác chúng ta có thể có những khu rừng mới hoặc các loại động thực vật tiếp tục sinh sôi nảy nở, nếu con người có các biện pháp và chính sách thích hợp
Tài nguyên có khả năng tái sinh, vô tận trong thiên nhiên là những tài
nguyên khi sử dụng không bao giờ hết Nguồn tài nguyên này bao gồm các nguồn năng lượng như mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí Vì đây là những nguồn tài nguyên khi sử dụng có khả năng tự tái tạo, đặc biệt chúng chính là các nguồn năng lượng mà con người cần hướng vào tận dụng Trong tương lai, đây sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu của con người, do đó cần có phương án nghiên cứu tích cực để có thể sớm đưa vào sử dụng một cách phổ biến
Có thể thấy rằng, thiên nhiên đã tạo ra cho con người những nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú Những nguồn tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống con người
* Khái niệm nguồn lực con người:
Rất nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo trong nước và của các tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực con người,
là nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại ngày nay Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu nguồn lực con người, tuy nhiên việc đưa ra quan niệm về nguồn lực con người lại không hoàn toàn giống nhau ở Việt Nam, chưa có khái niệm chính thức về nguồn lực con người, mặc dù các bài viết, các công trình nghiên cứu
Trang 16về nguồn lực con người, về nguồn nhân lực, về tài nguyên con người cũng không phải là ít, chẳng hạn như trong chương trình Khoa học, - Công nghệ cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội” mang mã số KX-07 do GS, TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất Trong Luận án tiến sĩ Triết học, của mình, tác giả Đoàn Văn Khái đưa ra quan
niệm về khái niệm nguồn lực con người như sau: Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội.[25, tr.56] Như vậy, qua
cách hiểu trên, có thể thấy, nguồn lực con người là khái niệm rộng, được hiểu thông qua những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, nguồn lực con người được biểu hiện là lực lượng lao động (số lượng lao động của một quốc gia), là nguồn lao động (đội ngũ lao động
hiện có và sẽ có trong tương lai gần)
Thứ hai, nguồn lực con người phản ánh phương diện chất lượng của
lực lượng lao động trong hiện tại và trong tương lai gần (dưới dạng tiềm
năng), được thể hiện bằng các chỉ tiêu về: thể lực (sức mạnh thần kinh cơ bắp), tâm lực (những phẩm chất đạo đức và đời sống tinh thần của người lao động)
và trí lực (trình độ học, vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kĩ năng kĩ xảo, tác
phong nghề nghiệp của người lao động)
Thứ ba, khái niệm “nguồn lực con người” còn được phản ánh thông qua cơ cấu dân cư (bao gồm 4 yếu tố: cơ cấu theo lứa tuổi, cơ cấu theo giới
tính, cơ cấu theo lao động, phân bố theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn, theo vùng, miền…) có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và sức mạnh của nguồn lực con người
Thứ tư, khái niệm “nguồn lực con người” còn cho thấy sự liên hệ, tác
động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, sự biến đổi và xu hướng biến đổi giữa các
Trang 17yếu tố nội tại bên trong nó (giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác)
Thứ năm, nguồn lực con người vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
xã hội (với vai trò là chủ thể khi đặt nó trong mối quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác ở phương diện con người là chủ thể của sự khai
thác, sử dụng các nguồn lực đó), vừa là mục tiêu (với vai trò là khách thể khi
nguồn lực con người lại trở thành đối tượng của việc sử dụng, khai thác, đầu
tư của chính sự phát triển xã hội đó)
Nói tóm lại, nội dung của khái niệm này được phản ánh qua những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, trình độ học, vấn, nghề nghiệp chuyên môn, nhân cách, sức khoẻ, tuổi thọ tức là nói lên khả năng của con người, của một cộng đồng người như là một tiềm năng cần bồi dưỡng, khai thác và phát huy Vì thế, khi xem xét nguồn lực con người đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, phải nhìn nhận con người với tất cả hiện trạng, tiềm năng, đặc điểm và sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội
1.1.2 Vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
* Một vài nét về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển tất yếu mang tính quy luật trong tiến trình vận động và phát triển của các quốc gia Thực chất,
công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp, hiểu theo nghĩa khái quát đây là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,-công nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.[13, tr.42]
Trang 18ở nước ta, công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp và năng suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học, và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng
Công nghiệp hoá không thể không gắn liền với hiện đại hoá Đây là hai quá trình nối tiếp, đan xen nhau Hiện nay trên thế giới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi theo hai hướng: công nghiệp hoá, hiện đại hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa Hai loại công nghiệp hoá, hiện đại hoá này, ngoài những biểu hiện giống nhau còn có những sự khác biệt nhất định về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối đối với quan hệ sản xuất thống trị
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ ở nước ta Thực chất, đó là quá trình nhằm tạo ra những tiền đề vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội Tại
Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm” [15, tr.25] Nội dung cốt lõi của quá
trình này là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật tiên tiến để đạt năng suất lao động cao Để tạo bước chuyển biến này, chúng ta phải trang bị cơ sở vật chất ngày càng hiện đại bằng cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật, xây dựng cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội hợp
lí, tạo nguồn vốn tích luỹ, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả chiều rộng và chiều sâu,
cả số lượng và chất lượng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
có những đặc điểm mới so với trước đây, đó là:
- Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá Khái niệm công nghiệp hoá luôn được bổ sung bằng những nội dung mới và bao quát toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất kinh doanh đến dịch vụ quản lí Với sự
Trang 19phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì yêu cầu hiện đại hoá gắn với công nghiệp hoá càng trở nên bức bách hơn bao giờ hết
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trong điều kiện
cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước chứ không phải trong điều kiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đặc biệt trong quá trình
đó lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đặt trong xu hướng quốc tế hoá, hội nhập kinh tế thế giới và tham gia phân công lao động quốc tế, chứ không phải khép kín theo kiểu “tự lực cánh sinh” như thời
kì trước đổi mới
- Khoa học,, công nghệ được xác định là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do đó, luôn đổi mới và tiếp thu công nghệ tiến tiến là một yếu tố quan trọng để đạt được tốc độ tăng trưởng tốt
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trên cơ sở nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với phát triển bền vững
Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công và đạt hiệu quả cao thì việc nhận thức và thực hiện đúng những vấn đề trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, huy động và sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả
Nguồn vốn bao gồm hai loại: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước
Trang 20Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất một cách hợp lí Nguồn vốn ngoài nước cũng là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội Chúng ta cần vận dụng mọi khả năng để thu hút tối đa nguồn vốn này Tuy nhiên, không nên hy vọng quá lớn vào nó, vì trên thị trường vốn quốc tế hiện nay, khả năng cung về vốn cho các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với cầu, đó là chưa kể sự cạnh tranh gay gắt để giành nguồn vốn này giữa các nước có nhu cầu, do đó tự lực tích luỹ vốn trong nước phải được coi là cơ bản và quan trọng hơn
Thứ hai, xây dựng và sử dụng tốt nguồn vốn nhân lực Muốn nâng cao
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà chỉ có các phương tiện và công nghệ thôi chưa đủ, mà còn cần phải có sự tham gia của người lao động Vì thế, cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người để sử dụng những phương tiện đó Nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là những con người có tài, có đức, ham học, hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc và cống hiến quên mình vì sự độc lập, phồn vinh và phát triển của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức khoa học,, văn hoá, được đào tạo thành thạo về kĩ năng nghề nghiệp, có năng lực quản lý,
tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh Nói tóm lại, đó là nguồn lực con người với tính cách là sản phẩm của một nền văn hoá hiện đại
Thứ ba, phải có tiềm lực khoa học, và công nghệ mạnh Trong điều
kiện hiện nay, khoa học, - công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh
và tốc độ phát triển kinh tế Nói chung, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia, suy đến cùng, tiềm lực khoa học, công nghệ là nguồn lực trí tuệ và sáng tạo của cả dân tộc Trước đây, khi mới bước vào thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tiềm lực khoa học, kỹ thuật của nước ta còn yếu Trong bối cảnh khoa học, - công nghệ đang thâm nhập và tác động mạnh
mẽ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trong lĩnh vực sản
Trang 21xuất, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công với tốc độ nhanh, chúng ta phải xây dựng một tiềm lực khoa học, - công nghệ hiện đại thích ứng, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, đây là một công việc vô cùng khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư kịp thời và đầy đủ, tạo đà cho sự phát triển khoa học, - công nghệ
Thứ tư, có quan hệ kinh tế đối ngoại rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thực chất của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là thu hút vốn bên ngoài và tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại của các quốc gia khác, nhằm mở rộng thị trường để phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thứ năm, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước là tiền đề quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá Tuy đây là sự nghiệp của toàn dân nhưng phải có một Đảng lãnh đạo
đi tiên phong
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã nhận thức được một cách rõ ràng những nguồn lực cơ bản, giữ vai trò quan trọng và quyết định tới sự thành công của quá trình này, trong đó có hai nguồn lực chính đó là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
* Vai trò của nguồn lực tự nhiên
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia không phân biệt khuynh hướng chính trị đều lựa chọn cho mình một đường lối phát triển kinh tế nhất định Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng hàm sản xuất Cobb-Donglass: Tổng mức cung của nền kinh tế (Y tính theo GDP) được xác định bởi các yếu
tố đầu vào của sản xuất (lao động: L, vốn sản xuất: K, tài nguyên thiên nhiên:
R và khoa học, công nghệ hiện hành: T):
Y = f(L, K, R, T)
Trang 22Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế Nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là động lực mà chỉ là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất Vai trò của nó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, cung cấp những tư liệu dinh dưỡng cho cơ thể như không
khí, ánh sáng, nước, các nguồn năng lượng, lương thực, thực phẩm, …Có thể khẳng định tự nhiên là môi trường sống của con người Thông qua môi trường
tự nhiên và bằng lao động, con người có thể tạo ra các sản phẩm vật chất và những giá trị tinh thần, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mình và xã hội loài người
Thứ hai, cung cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống con người như: đất đai, các loại khoáng sản, thuỷ sản, nông lâm sản…từ
nguồn tài nguyên thiên nhiên Con người khai thác và sử dụng chúng để làm
cơ sở cho sự phát triển của mình (chế biến ra tư liệu tiêu dùng, chế tạo ra tư liệu sản xuất) Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bảo đảm cung cấp ổn định nguyên vật liệu cho nhiều ngành, đồng thời, tạo ra
Thứ tư, có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất,
do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động Tài nguyên thiên nhiên dồi dào về
trữ lượng, phong phú về chủng loại, nhưng nếu ở vị trí quá khó khăn, hiểm trở cũng sẽ gây trở ngại cho quá trình khai thác Các điều kiện tự nhiên
Trang 23khác, chẳng hạn như khí hậu quá khắc nghiệt (hoặc lạnh quá, hoặc nóng quá) không phù hợp với các loại cây trồng cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động Nếu điều kiện địa lí thuận lợi, khí hậu phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình sản xuất
Tự nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, các
nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô -
đó là những sản phẩm có được từ việc khai thác nguồn tài nguyên chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế nhằm thúc đẩy sản xuất Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động
Tự nhiên là yếu tố quan trọng cho tích luỹ vốn và phát triển ổn định
Tại các nước đang phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên được coi là giải pháp quan trọng để tạo nguồn tích luỹ ban đầu phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, xây dựng hạ tầng cơ sở, góp phần cải thiện dân sinh Sự giàu có, dồi dào về tài nguyên là một trong những cơ sở giúp cho việc tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Ngoài ra, nguồn lực tự nhiên còn được xem là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên Không gian môi trường tự nhiên mà
con người tồn tại trải qua hàng tỷ năm nay không hề thay đổi về độ lớn, có nghĩa không gian môi trường tự nhiên là hữu hạn Trong khi đó, dân số loài người trên trái đất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân (theo thống kế của Tổ chức y tế thế giới-WHO, cứ bình quân mỗi giây có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em Với tốc độ sinh đẻ như vậy thì dự báo đến năm 2120, dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỷ người) Như vậy, không gian môi trường tự nhiên mà mỗi người được hưởng sẽ giảm xuống và chất lượng suy giảm nhanh chóng, khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của con người cũng
Trang 24giảm theo Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trường tự nhiên, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp các điều kiện vật chất mà còn là nơi để cho con người hưởng thụ các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về tinh thần, thoả mãn các nhu cầu tâm lí, tạo khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động
Như vậy, có thể nhận xét rằng, tự nhiên là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế và ổn định đời sống của con người, là nơi cung cấp những yếu tố cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
Chỉ có thể thấy được sự tác động của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển xã hội thông qua những yếu tố cơ bản của nó như đất đai, nước, rừng, các loại khoáng chất, khoáng sản, các nguồn năng lượng
Trong số các nguồn lực tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của
con người và xã hội loài người, trước hết phải kể đến là nguồn lực đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Con người và các sinh vật ở cạn đều sống ở trên hoặc trong đất.Vì vậy, đất ẩm ướt hay khô ráo, đất tốt hay đất xấu, đất bẩn hay đất sạch đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người Nếu sống ở những nơi quá ẩm ướt, con người dễ mắc các căn bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ như sốt rét, giun sán, thấp khớp, thiếu iốt gây bệnh biếu cổ,… Đất là nền móng cho toàn bộ công trình xây dựng của con người Xã hội loài người càng văn minh thì nhu cầu xây dựng càng lớn Đường sá, cầu cống, đập nước, nhà cửa ngày càng nhiều… tất
cả các công trình này đều phải xây dựng trên đất Đất có giá trị cao về mặt kinh tế, lịch sử, tâm lí và tinh thần đối với con người
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt C.Mác viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [28, tr,265] Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong
Trang 25nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí, vai trò khác nhau Trong ngành công nghiệp, đất đai là mặt bằng để xây dựng nhà xưởng, là địa điểm
để trên đó tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn xây dựng một khu công nghiệp, bến bãi, kho tàng, trước hết phải có địa điểm, có một diện tích đất đai nhất định Đất đai là điều kiện cần thiết trước tiên để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng; các nhà máy mới được xây dựng làm tăng số lượng diện tích đất đai dành cho
yêu cầu này Trong nông nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là
yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này Đất đai không chỉ là một điều kiện thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai
và thông qua đất đai Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu được Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động
Bên cạnh nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước là một nguồn lực vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sản xuất của con người Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu được trong sản xuất và đời sống,
nó đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của con người như cung cấp nước ăn, uống,
vệ sinh, cung cấp cho các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
là cơ sở để xây dựng công trình thuỷ điện, vận tải thuỷ, tải nhiệt, các sản phẩm công nghiệp như đồ uống, hoá chất, v.v…
Nguồn tài nguyên rừng vừa có giá trị về kinh tế vừa có giá trị bảo vệ môi trường Về mặt kinh tế, rừng cho sản phẩm gỗ, là vật liệu kiến trúc quan
trọng Ngoài giá trị của gỗ, rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động, thực vật như thịt thú rừng, những cây dược liệu, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại Những sản phẩm này của rừng là một nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn ở những
Trang 26vùng núi cao của các nước đang phát triển Về mặt xã hội, rừng còn có giá trị
bảo vệ môi trường như chống xói mòn, lụt lội, điều hoà khí hậu, chống sức nóng của mặt trời, tạo môi trường sinh thái cho các hoạt động sống khác Giá trị của việc bảo vệ môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn so với giá trị kinh tế của gỗ rừng Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau
Từ xưa đến nay, con người thường có nhu cầu sử dụng gỗ và đất đai rất lớn
Do khai phá rừng để trồng trọt, diện tích rừng đang bị giảm dần, những dải rừng tự nhiên đang bị đe doạ, lượng khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng, nhiệt độ trái đất bị nóng dần lên Nguồn tài nguyên rừng thường được đánh giá qua các chỉ số như diện tích có rừng che phủ (triệu ha), tổng trữ lượng gỗ rừng (triệu m3), trữ lượng gỗ/ha có rừng che phủ
Các loại khoáng chất, khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công
nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ Trong số 16 loại khoáng sản chủ yếu được sản xuất trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển dẫn đầu thế giới về sản xuất bô-xít, phốt phát và chiếm tỷ trọng lớn
về sản xuất côban, cromit, thiếc, đồng Trong khi đó, các nước công nghiệp phát triển cung cấp 6 loại khoáng sản chủ yếu: kiềm, lưu huỳnh, phốt phát,
quặng sắt, niken và kẽm
Một yếu tố rất quan trọng đối với đời sống và quá trình sản xuất của
con người là các nguồn năng lượng Có thể nói, có năng lượng chúng ta mới
có khả năng thực hiện các quá trình sản xuất Không chỉ có hoạt động của con người mà cả hoạt động của thiên nhiên đều cần tới năng lượng Từ “năng lượng” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “công việc bên trong” Năng lượng biểu hiện ra dưới nhiều hình thức và có thể tích trữ, sử dụng theo các cách khác nhau Nguồn cung cấp năng lượng không thể ở đâu khác ngoài giới tự nhiên ở các nước công nghiệp phát triển, nguồn năng lượng được sử dụng bắt nguồn từ thiên nhiên là dầu hoả, khí đốt, than đá, thuỷ điện, uraniom, địa
Trang 27nhiệt, mặt trời, sức nước, sức gió Ngoài ra, còn một loại năng lượng được sử dụng chỉ để tạo ra nhiệt năng bao gồm củi đốt và năng lượng sinh khối (rơm
rạ, thân cây các loại, phân súc vật ) và đa phần được sử dụng ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, tỷ trọng dùng loại năng lượng này ở các nước đang phát triển sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Trong các nguồn năng lượng thì thuỷ năng là nguồn năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển Trên 45% điện năng tiêu thụ ở các nước đang phát triển được sản xuất ở các nhà máy thủy điện (ví dụ ở Pháp các nhà máy điện chiếm 58%) Bên cạnh nguồn năng lượng thuỷ năng, dầu mỏ là nguồn năng lượng có giá trị lớn nhất trên thế giới hiện nay Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển (bằng đường ống, tàu biển) và ít gây ô nhiễm môi trường hơn than
Tuy nhiên, sau hàng trăm năm bị coi là thứ nhiên liệu độc hại, vừa khó khai thác lại vừa gây ô nhiễm khi sử dụng, hiện nay than đá lại được ưa chuộng nhờ giá rẻ và nhờ kĩ thuật sử dụng hoàn toàn mới Lợi thế đầu tiên của than đá là trữ lượng dồi dào, đảm bảo giá cả ổn định Theo ước tính của các chuyên gia, nếu không tìm được thêm mỏ than mới thì nhân loại cũng đủ lượng than để dùng trong vòng 2 thế kỷ nữa, trong khi các mỏ dầu hoả và khí đốt đang cạn dần Lợi thế thứ hai là các mỏ than phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng lãnh thổ trên trái đất Chỉ trừ ở châu Âu là đã bị khai thác gần cạn, còn than có mặt ở khắp nơi: châu á, châu úc, châu Mỹ, Nam Phi Nhược điểm chính của than là gây ô nhiễm, do khói than đá có nhiều chất độc hại như khí CO2 Nhưng những nhược điểm này đang dần biến mất do những kĩ thuật lọc khí đang được thí nghiệm và đặc biệt có hai kĩ thuật có nhiều triển vọng là biến than đá từ thể rắn thành thể khí trước khi đem đốt và lọc than bằng luồng gió nhân tạo đã được bắt đầu tính đến trong những đề án xây dựng nhà máy nhiệt điện Do những ưu thế trên, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ XXI
Trang 28Bên cạnh các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng đó, còn có các điều kiện tự nhiên khác như vị trí địa lý của các quốc gia, khí hậu…
Khí hậu trên trái đất được chia ra làm nhiều loại khác nhau theo vĩ tuyến Mỗi loại khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của con người đến sự sống của các loại động, thực vật tồn tại trong khu vực đó Mỗi một vùng khí hậu khác nhau cũng tạo ra những thuận lợi và không ít khó khăn cho dân cư sống trên khu vực đó trong quá trình sản xuất và sinh hoạt
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nhấn
mạnh: Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường trong từng dự án đầu
tư và từng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ
áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường [15, tr.302]
Với nền kinh tế vẫn còn dựa trên nền tảng chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên cùng với sức người, chúng ta nhận thức được rằng, nguồn lực tự nhiên đóng vai trò quan trọng, vẫn là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất vật chất ở nước ta Vì vậy, Đảng ta đã chủ động đề ra những kế hoạch, chiến lược cụ thể cho sự phát triển của từng vùng lãnh thổ, từng khu vực, phát huy thế mạnh đối với từng loại tài nguyên thiên nhiên như nguồn đất, nguồn nước, rừng, các loại khoáng sản, các nguồn năng lượng… Việc đánh giá đúng vai trò của nguồn lực tự nhiên có một ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thứ nhất, dù ở giai đoạn lịch sử nào, dù trình độ của lực lượng sản xuất
thấp hay cao, dù ở phương thức sản xuất nào, nguyên thuỷ hay tư bản chủ nghĩa, làn sóng nông nghiệp, công nghiệp hay hậu công nghiệp thì tự nhiên vẫn luôn là môi trường sống cần thiết của con người, con người không thể sống ngoài môi trường tự nhiên
Trang 29Thứ hai, hiện nay, có rất nhiều dẫn chứng chứng minh nguồn lực tự
nhiên chỉ có một vai trò nhất định trong sản xuất, không mang tính quyết định (chẳng hạn như ở Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc…), tức là sự ảnh hưởng của nguồn lực tự nhiên vào quá trình sản xuất mang ý nghĩa không lớn như trước đây Tuy nhiên, ở Việt Nam, với trình độ của lực lượng sản xuất như hiện nay, chúng ta biết rằng, sự phát triển của sản xuất vẫn còn phụ thuộc tương đối lớn vào nguồn lực tự nhiên Đây là nguồn cung cấp nhiên liệu, nguyên liệu cho quá trình sản xuất, cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất xã hội
Thứ ba, nguồn lực tự nhiên là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta đang có những biện pháp cần thiết để sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, có hiệu quả, cố gắng hạn chế tới mức tối đa
sự tác động tiêu cực của con người tới tự nhiên, đảm bảo cho phát triển sản xuất đồng thời gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt với các loại không có khả năng tái sinh, tái tạo Chẳng hạn như, trong công nghiệp khai thác khoáng sản luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ Sự quản lý, can thiệp đó được quy định bởi chính nhu cầu của các mục tiêu, chính sách như sự kích thích tăng trưởng kinh tế, sự cần thiết phải bảo vệ của quốc gia đối với các nguyên vật liệu chiến lược, tăng cường tính chặt chẽ trong sử dụng và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các công
ty khai thác, bắt buộc họ phải trải qua một tiến trình gồm 3 giai đoạn có quan
hệ lẫn nhau rất phức tạp đó là: thăm dò (ước tính quy mô và xác định mỏ tài nguyên), phát triển (phác hoạ về các mỏ tài nguyên và chuẩn bị địa điểm khai thác) và khai thác (sản lượng để phân phối và bán) Vì đặc điểm của công nghiệp khai thác khoáng sản không giống hầu hết các khu vực sản xuất khác: sản xuất trong thời kỳ trước có liên quan trực tiếp đến thời kì sau Nếu sản
Trang 30lượng khai thác hiện nay vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng tới sản lượng
có thể khai thác được của loại khoáng sản đó trong thời kỳ tương lai Do đó, phí tổn của việc khai thác một mỏ khoáng sản nào đó trong thời điểm hiện tại không chỉ phụ thuộc vào mức độ sử dụng hiện tại các đầu vào sản xuất cần thiết như lao động, năng lượng, giá cả của chúng mà còn phụ thuộc vào mức
độ sử dụng đầu vào trong quá khứ và sự ảnh hưởng của việc khai thác hiện nay, vào khả năng sinh lợi trong tương lai của mỏ khoáng sản; vào khả năng tận dụng và khai thác những nguồn tài nguyên có thể tái sinh, biến nó trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho quá trình sản xuất Việc khai thác nguồn tài nguyên này có thể tạo nên 2 hướng: một là, việc tăng tỷ lệ khai thác
ở giai đoạn hiện nay có thể làm giảm mức độ trữ lượng của một mỏ cụ thể và hai là, đẩy mạnh tỷ lệ khai thác như thế có thể làm tăng các hoạt động thăm
dò tìm kiếm những mỏ mới và làm tăng mức dự trữ cho tương lai Đối với tài nguyên có khả năng tái sinh, dạng tài nguyên này có thể tự tái tạo bản thân chúng nếu có một chế độ quản lý thích hợp, điều này có nghĩa, dạng tài nguyên này vẫn có thể bị cạn kiệt nếu chúng không được quản lý có kế hoạch, chẳng hạn như đối với các loài động vật, để chúng có thể sinh tồn, phát triển
và tái sinh ngoài việc khai thác hợp lý còn liên quan chặt chẽ tới điều kiện
cư trú tự nhiên, nguồn thực ăn,… Nếu môi trường tự nhiên cần thiết bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng tới sự sinh tồn
và tái sinh của chúng (điều này đã xảy ra với đàn voi ở Tây Nguyên của nước ta, khi diện tích rừng bị thu hẹp do sự khai thác bừa bãi, chúng không còn nơi sinh sống và dẫn đến hậu quả là quay trở về phá phách bản làng, nguy cơ suy giảm về trữ lượng)
Những bài học, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và của chính chúng ta cho thấy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước nhằm bảo vệ nguồn lực tự nhiên, nếu không, sự khai thác bừa bãi sẽ dẫn đến nguy cơ cạn
Trang 31kiệt không chỉ đối với nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh, mà ngay
cả nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh cũng sẽ không còn
* Vai trò của nguồn lực con người
Để thành công trong sự phát triển xã hội, ngoài các nguồn lực cơ bản như nguồn lực tự nhiên, nguồn vốn, khoa học, và công nghệ… thì nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy Những nguồn lực khác có thể cạn kiệt; ngược lại, nguồn lực con người được coi là một tiềm năng vô tận, có thể được khai thác và phát huy tác dụng ngày càng nhiều hơn, tốt hơn nếu có kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đúng đắn, hợp lý
Vai trò của nguồn lực con người trước hết được thể hiện ở chỗ, đó chính là lực lượng chân chính sáng tạo ra lịch sử, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội loài người, V.I.Lênin đã coi con người là lực lượng sản xuất cơ bản, hàng đầu của nhân loại, sản xuất ra những giá trị vật chất của
xã hội Bất cứ một nền sản xuất nào cũng không thể phát triển nếu xem nhẹ
yếu tố con người, thậm trí nếu không có người lao động thì cũng sẽ không có quá trình sản xuất Nếu như nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng và cần thiết đối với quá trình sản xuất thì nguồn lực con người đóng vai trò quyết định trong quá trình đó Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên chỉ có thể phát huy vai trò quan trọng, trở thành một nguồn lực của quá trình sản xuất khi được con người khai thác, sử dụng trong hoạt động sản xuất
Ngoài ra, con người còn là lực lượng sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội Bên cạnh những nhu cầu vật chất, con người còn có những
nhu cầu tinh thần Khi cuộc sống của con người ngày càng trở nên no đủ thì
sự đòi hỏi phải thoả mãn nhu cầu tinh thần càng cao
Trang 32nói tới nguồn lực con người là nói tới các yếu tố cơ bản như: số lượng, chất lượng, cơ cấu, với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá nguồn lực con người là số lượng người
lao động Số lượng người lao động ít hay nhiều có ảnh hưởng nhất định tới quá trình sản xuất Tuy nhiên, trong lý thuyết về “Quá độ dân số” đã chứng minh rằng, ở những nước phát triển, các giai đoạn diễn biến dân số cho thấy sức mạnh về lượng chỉ được phát huy mạnh mẽ khi trình độ phát triển của xã hội còn thấp Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, sức mạnh và ưu thế về lượng của nguồn lực này không còn giữ vai trò quan trọng nữa, vì số lượng của dân số phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lí, vào sự đoàn kết, liên kết giữa những người lao động trong cộng đồng, thậm trí, trong những điều kiện lịch sử cụ thể nào đó, số lượng dân cư quá đông còn gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển xã hội Nó có thể tạo nên một số sức ép lớn đối với tài nguyên và môi trường như vấn đề phải khai thác tài nguyên quá mức cho phép để đảm bảo các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,…, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái của môi trường…
Trong điều kiện cách mạng khoa học, - công nghệ phát triển như hiện nay, số lượng lao động không còn là yếu tố quyết định tới quá trình sản xuất,
mà chính là chất lượng của người lao động
Nói tới chất lượng của người lao động thường được thể hiện ở sức
mạnh về trí lực của con người thông qua năng lực chế tạo tư liệu sản xuất, nhất là thông qua sự phát triển của công cụ lao động, thông qua thói quen, kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những phẩm chất cần thiết khác của người lao động (sự hiểu biết ít hay nhiều về đối tượng lao động, sự am hiểu về tính năng tác dụng của các công cụ lao động, sự thành thạo hay không thành thạo trong việc sử dụng công cụ và khả năng sáng chế, cải tiến các công cụ lao động đó trong quá trình sản xuất) Nếu
Trang 33không có đội ngũ lao động có chất lượng cao thì dù tư liệu lao động có hiện đại đến đâu và đối tượng lao động có phong phú như thế nào cũng không có tác dụng, quá trình sản xuất không được thực hiện
Trong lực lượng sản xuất, trừ đối tượng lao động phổ biến là giới tự nhiên (còn được gọi là thiên nhiên thứ nhất), còn lại tất cả các yếu tố trong đó (từ công cụ lao động, các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất như phương tiện vận chuyển, bến cảng, kho chứa…đến giới tự nhiên thứ hai (đối tượng lao động đã trải qua chế biến) đều do con người sáng tạo ra Thông qua hoạt động có ý thức của mình, người lao động ngày càng phát huy được tính năng động, sức mạnh sáng tạo, cải biến thế giới Để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của mình, con người không ngừng cải tiến, sáng chế công cụ lao động, bổ sung và hoàn thiện tư liệu lao động mới, nhằm đạt năng suất và hiệu quả lao động ngày càng cao hơn, liên tục mở rộng phạm vi đối tượng lao động, tạo ra sự phong phú của giới tự nhiên thứ hai, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tự rèn luyện tri thức của mình
Với năng lực trí tuệ của mình, con người đã sản xuất ra ngày càng nhiều hơn những sản phẩm mang hàm lượng tri thức cao Điều đó thực sự đã làm nên những thay đổi mang tính cách mạng trong quá trình sản xuất, tạo ra
sự chuyển biến sâu sắc đối với xã hội loài người Sự ra đời của các ngành khoa học, cùng với những sáng chế, phát minh khiến cho khoa học, ngày nay
đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất, quản lí, điều khiển… Khoa học, đã tạo ra những ngành sản xuất mới hiện đại, những phương pháp sản xuất mới với hàng loạt các vật liệu nhân tạo nói cách khác, với sự phát triển của khoa học,, con người đã sáng tạo nên những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, những mắt khâu quan trọng của hệ thống sản xuất Tất
cả những kết quả này đều do con người với tri thức của mình tạo nên Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất
Trang 34Có thể đánh giá sự phát triển của tri thức con người thông qua quá trình phát triển của công cụ lao động qua các thời kì lịch sử Người nguyên thuỷ đã
sử dụng những công cụ lao động thô sơ, có sẵn trong tự nhiên như rìu bằng đá, cuốc bằng sừng… Nói chung, kinh tế hái lượm không đòi hỏi những công cụ phức tạp, và do vậy, năng suất lao động rất thấp Khi đã có được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, người lao động đã biết sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, các nguồn năng lượng sẵn có trong tự nhiên như: sức nước,
sức gió,… Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng sức gió để xay bột, trong sản xuất công nghiệp dùng động cơ hơi nước để khai thác than, luyện kim, chế
biến kim loại, ngành dệt phát triển, những công cụ lao động như máy bào, gọt mài, cần trục thô sơ, bàn dệt,… xuất hiện Công cụ sản xuất tiếp tục phát triển đến trình độ cơ khí máy móc và máy móc tự động hoá
ở thời kì mới, ngoài các nguồn năng lượng sẵn có như sức nước, sức gió, người ta còn khai thác các loại tài nguyên dưới lòng đất để làm nhiên liệu, nguyên liệu cho quá trình sản xuất như than đá, dầu hoả,… để tạo ra những nguồn năng lượng mới cho con người Thông qua các mục tiêu sản xuất như vậy, những nhà sáng chế kĩ thuật đã không ngừng tìm tòi, cải tiến, sáng tạo ra những công cụ lao động mới nhằm giảm dần cho sức lao động cơ bắp mà năng suất lao động xã hội vẫn được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của con người
Tuy nhiên, con người không dừng lại ở đó Trong quá trình khai thác tự nhiên và sử dụng những công cụ sản xuất, con người lại có những
ý tưởng, những sáng tạo mới, đưa sự hiểu biết của con người lên một nấc thang cao hơn, khẳng định sức mạnh của trí tuệ con người là nguồn lực
vô tận của sự phát triển xã hội Các ngành khoa học, công nghệ cao, công cụ sản xuất tiên tiến có hàm lượng trí tuệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới) dần dần hình thành và phát triển nhanh chóng
Trang 35Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại trải qua một thời gian chiến tranh tương đối dài nên tiềm lực kinh tế của chúng ta còn nhiều hạn chế Trong khi đó, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn lực tài chính không nhỏ Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định rằng, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta chỉ có thể dựa vào một nguồn lực quan trọng nhất đó là con người và nguồn lực con người Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia”
Trong nhiều nghị quyết Đảng ta đã đề cập tới vai trò của con người và việc chăm lo, phát triển nguồn lực con người trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chẳng hạn, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá VII) Đảng ta cũng khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[13, tr.5] Đại hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [14, tr.21] Con người chính là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong mối quan hệ và tác động qua lại giữa các nguồn lực cần thiết của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng vì:
Thứ nhất, con người có khả năng phát hiện, xác định mục tiêu, nội
dung và những phương pháp để đạt tới thành công Với ý nghĩa đó, nguồn lực con người giữ vai trò là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thứ hai, nguồn lực con người là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã
hội, lực lượng cơ bản để biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành hiện thực
Trang 36Thứ ba, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cơ bản nhất của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hai yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển
Nếu nguồn lực tự nhiên được xem như một món quà của thiên nhiên và
có tính hữu hạn thì nguồn lực con người lại là một tiềm năng vô hạn Nguồn lực con người không mất đi, cũng không bị cạn kiệt trong quá trình khai thác; trái lại, nó sẽ ngày càng được nâng cao về chất lượng cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội Đây được coi là ưu thế nổi trội, hơn hẳn của nguồn lực con người so với nguồn lực tự nhiên Trong cách đánh giá, nếu như trước đây, người ta thường coi trọng vai trò của kỹ thuật, công nghệ, của nguồn lực tự nhiên thì ngày nay, người ta quan tâm nhiều hơn tới vai trò của con người Nguồn lực con người đã trở thành nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất trong sự phát triển xã hội
Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng khai thác một cách hợp lý các nguồn lực, kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội Nhưng trên thực tế, vấn đề lại phức tạp hơn nhiều Vì những lý do khác nhau, việc khai thác một cách bừa bãi, không có
kế hoạch các nguồn lực tự nhiên vì mục đích phát triển kinh tế đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt Mặt khác, quá trình phát triển kinh
tế của đất nước ta những năm qua cùng với kinh nghiệm của các nước đi trước đã cho thấy, nguồn lực con người của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất
là về mặt chất lượng, việc đầu tư vào công nghệ sẽ không hiệu quả nếu không
có sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực
1.2 Sự cần thiết phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và
nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Theo tiến trình chung của lịch sử nhân loại, việc chuyển từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp rồi hậu công
Trang 37nghiệp là một quy luật khách quan Việt Nam dù muốn hay không cũng nằm trong sự tác động của quy luật chung đó
Trước đây, trong nền kinh tế nông nghiệp, tác động của con người vào
tự nhiên chỉ ở một mức độ nhất định Điều đó có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, vì vậy, không tạo
ra được năng suất lao động cao Khi cuộc cách mạng công nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, việc đầu tư tương đối lớn vào tư liệu sản xuất đã đem lại một kết quả khả quan trong quá trình khai thác tự nhiên Lực lượng sản xuất càng ở trình độ cao, việc khai thác tự nhiên càng trở nên mạnh mẽ, triệt
để hơn Một thực tế là sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều bao nhiêu, con người lại càng phá hoại giới tự nhiên bấy nhiêu, chính điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ngày càng trở nên xấu đi
Cuộc cách mạng khoa học, - kĩ thuật đã tạo ra tiền đề cho các ngành sản xuất phát triển Việc đẩy mạnh khai thác tự nhiên nhằm sản xuất ra nhiều của cải, nhằm làm giàu thay vì chỉ để nuôi sống mình như trước đây cũng như chuyển sang khai thác tự nhiên bằng máy móc thay vì phương tiện thủ công…
đã làm kiệt quệ nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên Nếu xem xét giới
tự nhiên ở tầm vũ trụ thì nó là vô hạn, nhưng trong phạm vi là tài nguyên thiên nhiên, tức là đối tượng của lao động sản xuất thì đó lại là hữu hạn Vì thế, trong quá trình phát triển hiện nay, không thể khai thác và chinh phục tự nhiên theo quan niệm cũ như trước đây, mà cần phải có sự điều chỉnh, xem xét lại nhằm khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tự nhiên Vậy, làm thế nào để có thể thực hiện được mục tiêu đó? Điều này chỉ có thể phụ thuộc vào con người với trí tuệ của mình Bởi vì, chính con người là lực lượng đầu tiên và chủ yếu trong việc khai thác tự nhiên, do đó, con người là nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng sinh thái, kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, thay đổi môi trường tự nhiên Làm thế nào để đáp ứng điều kiện sinh hoạt vật chất ngày càng cao của con người, đồng thời tạo cơ sở cho sự phát
Trang 38triển bền vững, trong đó môi trường tự nhiên không bị biến đổi theo chiều hướng xấu, tài nguyên thiên nhiên không bị kiệt quệ? Để làm được điều đó, nhiệm vụ trước mắt của con người là phải biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người, có như vậy xã hội mới có thể tồn tại và phát triển được
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Một vấn đề bức xúc đặt ra là nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta ngày càng kiệt quệ tới mức trầm trọng do việc khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí nguồn lực này, đồng thời việc sản xuất lại chủ yếu dựa vào những kỹ thuật, công nghệ lạc hậu dẫn tới sự tiêu tốn và lãng phí nhiều nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng Bên cạnh đó, thái độ không thân thiện của con người với môi trường, cách thức quản lí không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên Mặt khác, nguồn lực con người cũng không được phát huy một cách tối đa, người lao động thờ ơ với quá trình lao động với thái độ trông chờ, ỉ lại… vào Nhà nước vẫn còn khá phổ biến ở mọi lĩnh vực sản xuất
Để phát triển bền vững, chúng ta cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực của sự phát triển, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người Cả hai nguồn lực này có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định Tuy nhiên, chúng chỉ có thể phát huy, thực hiện tốt sức mạnh của mình khi được kết hợp với nhau và đặc biệt hơn nữa là chúng chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực một cách tối đa khi chúng được khai thác
và sử dụng một cách hợp lí Vậy, vấn đề đặt ra là thế nào là khai thác và sử dụng hợp lí?
Theo Từ điển Tiếng Việt [45, tr 466] hợp lí được định nghĩa là đúng lẽ phải, đúng với sự cần thiết hoặc hợp với logíc của sự vật Theo chúng tôi, trong trường hợp này, sự khai thác và sử dụng một cách hợp lí được hiểu là sự khai thác nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người một cách hiệu quả nhất,
Trang 39không chỉ thể hiện bằng sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất mà còn phải tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển mai sau
Như vậy, thông qua kết quả của quá trình khai thác cả hai nguồn lực, chúng ta có thể xác định được việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không Điều này được thể hiện bằng nhiều giá trị khác nhau, như thông qua sản lượng của quá trình sản xuất, đồng thời cả việc tạo điều kiện, tiền đề cho việc phát triển của thế hệ mai sau Cần phải hiểu trong trường hợp này, sự khai thác và sử dụng hợp lý hay không hợp lý không chỉ ảnh hưởng ngay trong thời điểm hiện tại, mà còn ảnh hưởng tới tương lai, ở những thế hệ mai sau
Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người hợp lý là nhằm bảo vệ nền tảng vĩnh cửu của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Vậy, tại sao phải có sự cần thiết khai thác và sử dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Trong học, thuyết hình thái kinh tế- xã hội của mình, Các Mác đã chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản của con người: Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất (lực lượng sản xuất) và quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất (quan hệ sản xuất), trong đó có lực lượng sản xuất giữ vai trò quan trọng và quyết định Lực lượng sản xuất được kết cấu bởi hai yếu tố cơ bản, đó là tư liệu sản xuất và người lao động Khi nói đến người lao động, người ta thường xem xét trong mối quan hệ với
tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, vì thông qua loại “khí quan vật chất” đặc biệt này, con người có khả năng “nối dài bàn tay”, đồng thời tác động vào tự nhiên nhằm tìm kiếm nguồn thức ăn và khi công cụ lao động tham gia trực tiếp thì quá trình tìm kiếm nguồn thức ăn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn
Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện mức độ chinh phục tự nhiên của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Do đó, lực lượng sản
Trang 40xuất chính là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người Như vậy, có thể thấy nhu cầu tồn tại của con người đã khiến cho con người bắt buộc phải có mối quan hệ với tự nhiên Từ trong tự nhiên, con người có thể thoả mãn nhu cầu sinh sống của mình, nhất là trong thời kì đầu của xã hội loài người, vì thế có thể nói “tự nhiên đã nuôi dưỡng” con người
Thứ nhất, có thể khẳng định tự nhiên chính là nguồn gốc của con người, con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,, đặc biệt là ngành khảo cổ học, đã chứng minh nguồn gốc tự nhiên của con người, chứng minh con người là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, giới tự nhiên là cái nôi của loài người, đồng thời là nền tảng trên đó con người xây dựng và tổ chức cuộc sống của mình Do vậy, mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên là mối quan hệ đầu tiên và cơ bản
Ngay từ thế kỉ XIX khi trình bày những quan điểm về sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, C.Mác đã coi xã hội là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển thống nhất giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế-Triết học, năm 1844”, C Mác viết: “Giới tự nhiên
là thân thể vô cơ của con người, và chính nó là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể con người Con người sống dựa vào tự nhiên Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều
đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên,
vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [28,tr.91-92] Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Mọi lịch sử đều xuất phát từ những
cơ sở tự nhiên và từ những thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra trong quá trình lịch sử” và “có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể