1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm của triết học mac lenin vào việc phát huy nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên nam đông tỉnh thừa thiên huế

76 3,7K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 451,5 KB

Nội dung

Con người là chủ thể sángtạo ra lịch sử, con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội.Trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử thì con người vẫn luôn là nguồn lựcquan trọng trong

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Vấn đề con người là vấn đề trung tâm và quan trọng trong lịch sử triếthọc Đó là vấn đề mà các nhà triết học từ thời cổ đại, từ đông sang tây luônquan tâm và đề cập đến Với tính cách là một khoa học chung nhất, triếthọc Mác - Lênin nghiên cứu con người một cách toàn diện trong tính hệthống của nó, đồng thời cũng làm rõ bản chất con người một cách toàn diện

và triệt để Triết học Mác - Lênin luôn khẳng định vai trò và sức mạnh củacon người trong sự phát triển và tiến bộ xã hội Con người là chủ thể sángtạo ra lịch sử, con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội.Trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử thì con người vẫn luôn là nguồn lựcquan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH ) đất nước hiệnnay đòi hỏi phải có sự huy động tổng hợp các nguồn lực Trong đó yếu tốquan trọng hàng đầu giữ vai trò quyết định đó chính là nguồn lực conngười Phát triển con người là chìa khóa thành công trong giai đoạn mới.Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới của đất nước cho thấy: Nguồn lực con người

là yếu tố quan trọng của sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững Việc pháthuy nhân tố con người, khơi dậy tiềm năng vô tận của con người là nhân tốquyết định thắng lợi trên con đường xây dựng xã hội theo mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước với mục tiêu đi tắtđón đầu về khoa học, công nghệ thì cần phải phát triển nguồn lực con người.Việc phát triển nguồn lực con người được đặt ra như là một trong nhữngchiến lược phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách vừa lâu dài Như lời nhậnđịnh trong nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản ViệtNam: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn lực to lớn củangười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của quá trình CNH, HĐH

Trang 2

Nam Đông là một huyện của tỉnh thừa thiên huế cùng với cả nướctrong tiến trình CNH, HĐH, huyện đã tiến hành CNH, HĐH nhằm trang bị

cơ sở kĩ thật cho sự phát triển của huyện nhà Trong những năm qua, huyện

đã đạt được một số thành tựu khả quan về kinh tế, chính trị và xã hội Bêncạnh đó, huyện còn tồn tại nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu vàtiềm năng phát trển của huyện Một trong những khó khăn của huyện lànguồn lực con người còn bị hạn chế so với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện nhà Thực tế nguồn lực con người ở huyện Nam Đông chưađược phát huy và sử dụng có hiệu quả như: Tình trạng thất nghiệp, thiếuviệc làm, việc làm không thường xuyên…còn khá phổ biến Hơn nữa tiềmnăng quan trọng của nguồn lực trí tuệ, văn hóa truyền thống vẫn chưa đượcphát huy đầy đủ Đây được xem là vấn đề cấp bách và lâu dài đồng thờicũng vừa là vấn đề nhạy cảm của huyện nhà

Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn lực con người và vai trò của nó đối với

sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước nói chung và của huyện Nam Đông nóiriêng có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Với các lý do nhưtrên tôi đã chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người

và sự vận dụng trong việc phát huy nguồn lực con người trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa ThiênHuế”

2.Tình hình nghiên cứu đề tài.

Trong những năm trở lại đây có nhiều công trình nghiên cứu về đề tàicon người và vận dụng trong việc phát huy nguồn lực con người trong quátrình CNH, HĐH Trong số đó có các công trình tiêu biểu sau:

PGS Mai Quốc Chánh – PTS Phan Công Nghĩa (2000): Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước; Nxb Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), về phát triển con người CNH,HĐH, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội

Trang 3

Vũ Bá Thể (2005), phát huy nguồn lực con người CNH, HĐH, NxbLao động - xã hội, Hà Nội.

TS Lưu Bích Ngọc (2001): Nguồn nhân lực con người cho thời kìCNH, HĐH ở Việt Nam; Tạp chí kinh tế và phát triển số 47

Phạm Công Nhân ( 2008): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đápứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế; Tạp chí cộng sản số 786

Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngànhnhư: Tạp chí triết học, tạp chí nghiên cứu con người, tạp chí lý luận - chínhtrị, tạp chí cộng sản cũng đề cập đến vấn đề này

Các công trình nghiên cứu, những bài viết trên có giá trị khoa học cao,phân tích một cách sâu sắc, khái quát từng khía cạnh về con người cũngnhư nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, chưa có một đề tài nàonghiên cứu và vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin trong việcphát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở huyện NamĐông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích:

Đề tài làm rõ quan điểm về con người trong triết học Mác - Lênin Đánh giá việc vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin trongviệc phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở huyệnNam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhiệm vụ:

Làm rõ khái niệm nguồn lực con người, những nhân tố tác động đến

sự phát triển kinh tế - xã hội đối với CNH, HĐH ở huyện Nam Đông - TỉnhThừa Thiên Huế

Phân tích, đánh giá thực trạng, những nguyên nhân, khuyết điểm củahuyện để đưa ra những giải pháp thích hợp và cụ thể

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận:

Trang 4

Đề tài này dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời kết hợpquan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, những chính sách củanhà nước về việc phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài vận dụng các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật vớinhững nguyên tắc khách quan, toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểmlịch sử cụ thể Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: Diễn giải, phân tíchtổng hợp, logic - lịch sử

5.Đóng góp của khóa luận.

Khóa luận làm rõ việc phát huy nguồn lực con người vào quá trìnhCNH, HĐH ở huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này

Đề tài là những gợi ý góp phần trong việc vận dụng quan điểm củatriết học Mác - Lênin trong việc phát huy nguồn lực con người trong quátrình CNH, HĐH ở huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

6.Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung của khóaluận gồm có 2 chương, 6 tiết với 74 trang

Trang 5

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI

1.1.Các quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước Mác.

Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, triết học có nhiều quan điểm vềvấn đề con người Trước Mác các nhà triết học đã chú ý nghiên cứu về bảnchất con người Song trong quan niệm của họ, kể cả duy tâm và duy vậtđều có những sai lầm và khiếm quyết, không đầy đủ, không nhận thức đúngbản chất con người

Trong quá trình phát triển của của các quốc gia phương đông đã hìnhthành nên những hệ thống triết học với những quan điểm và lập trườngkhác nhau Với đặc trưng là “ hướng nội ” nên những vấn đề con người, xãhội loài người là những vấn đề được các nhà triết học, các trường phái triếthọc quan tâm, hướng sự chú ý nhiều hơn cả

Quan điểm về con người trong triết học phương đông đã hình thànhrất sớm và được thể hiện một cách có hệ thống từ thế kỷ VI trước côngnguyên (TCN) Với tính đa dạng, phong phú của mình, quan niệm về conngười được phân tích, nghiên cứu một cách sâu sắc trong triết học Ấn Độ

và Trung Quốc mà tiêu biểu là các quan niệm của phật giáo và nho giáo.Trong triết học phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc(vật chất và tinh thần) Đời sống con người ở trần gian chỉ là ảo giác hư vô

Vì vậy, cuộc đời con người là phải hướng tới cõi niết bàn Trong quá trìnhtồn tại, người nào cũng có tính trần tục và phật tính Trần tục chính là tham,sân, si, là vô minh, ái dục Phật tính là tính giác ngộ về cõi niết bàn, về cõichân như

Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa người và vạn vật Với quanniệm trên, phật giáo thừa nhận bản tính con người vốn có cái ác và cái

Trang 6

thiện Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi niết bàn, nơi tinh thần conngười được giải thoát để trở thành bất diệt.

Theo quan điểm của triết học phật giáo, cũng như trong quá trình tồntại, cuộc đời con người thì chính bản thân con người quyết định qua quátrình tạo nghiệp Tạo nghiệp thiện chính là từng bước xóa bỏ tham, sân, si,từng bước xóa bỏ vô minh, loại trừ ái dục

Triết học nho giáo chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Kinh Dịch.Theo tư tưởng này, lúc âm - dương phân định, thanh khí làm trời, trọng khílàm đất, con người và vạn vật đều chịu sự chi phối của mệnh trời, nhưngcon người có thể cải thiện nó qua hoạt động tu dưỡng của mình trong cuộcsống Hiểu mệnh trời, sống theo mệnh trời và tự tu dưỡng mình chính làđạo làm người Khổng Tử cho rằng: bản chất con người là do “thiên mệnh”chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặcbiệt là người quân tử Mạnh Tử cho rằng bản tính vốn có của con người làthiện “nhân chi sơ, tính bản thiện”, nhưng do ảnh hưởng của phong tục tậpquán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt Tuân Tử lại chorằng: Bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phảichống lại cái ác thì con người mới tốt được

Như vậy, ngay từ thời cổ đại triết học phương đông đã rất quan tâmnghiên cứu đến vấn đề con người Ở đây con người được xem xét, tiếp cận

ở phương diện đạo đức, chính trị - xã hội mà ít bàn đến phương diện nhậnthức luận

Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết họcphương đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú về vấn đề con ngườitrong mối quan hệ chính trị, đạo đức Nhìn chung, con người trong triết họcphương đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chấtphát ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội Cơ bản các họcthuyết triết học đã lấy đạo đức làm nền tảng để giải quyết những vấn đề vềcon người trong tính đa dạng và phong phú Các học thuyết triết học

Trang 7

phương đông giải quyết vấn đề con người trên mặt đạo đức và chính trị,chưa nhìn nhận con người một cách thật cụ thể với những tính năng củamột thực thể xã hội.

Một trong những đặc điểm quan trọng của triết học phương tây là giảithích thế giới bên ngoài Tuy nhiên, để nghiên cứu và giải thích thế giớibên ngoài thì trước hết và cần thiết phải nghiên cứu con người, do đó ở đâycon người được tập trung nghiên cứu khá toàn diện Có thể nói rằng, triếthọc phương tây trước Mác có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề conngười và bản chất con người

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là khởi đầu của tưduy triết học Về vấn đề con người, triết học Hy Lạp cổ đại cũng bộc lộ rõcuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật, vô thần và chủ nghĩa duy tâm, tôngiáo Các nhà triết học duy vật đầu tiên đã coi con người như một bộ phậncấu thành thế giới Prôtago, đã tuyên bố “Con người - thước đo của vạnvật” Arixtốt, xem con người là một sinh vật xã hội Bản tính con người làsống cộng đồng Ông cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và cảthể xác tựa như mỗi sự vật được tạo thành từ hình dạng và vật chất TheoArixtốt, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, năng khiếu nghệ thuật là làm chocon người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ

Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu có sự hiểu biết về conngười với tính cách là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời cũng có sự phânbiệt con người với tự nhiên Bên cạnh chủ nghĩa duy vật thô sơ mộc mạc vàquan điểm biện chứng tự phát về tự nhiên, về con người thì cũng đã nảysinh mặt đối lập với nó là chủ nghĩa duy tâm, mà đại biểu là Platon,Arixtốt

Tuy nhiên, con người trong triết học Hy Lạp cổ đại vẫn còn nhiều hạnchế Con người chỉ được nhìn nhận với tính cách cá thể Gía trị con ngườichỉ được bàn ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận Hoạt độngthực tiễn của con người hầu như không được bàn đến

Trang 8

Thời trung cổ là thời kì mà hệ tư tưởng cơ đốc giáo giữ vai trò thốngtrị, nên quan điểm về con người bị chi phối bởi tư tưởng tôn giáo Họ xemcon người là sản phẩm do thượng đế tạo ra Các nhà triết học thời kì nàycho rằng, chúa trời là lực lượng siêu nhiên, có quyền lực thần thánh tối caosáng tạo ra con người, đồng thời quyết định số phận của con người Giới tựnhiên và con người do chúa trời sáng tao từ hư vô, con người chỉ là hìnhảnh của chúa và linh hồn bất tử là bản chất của nó, vai trò, số phận, vị trí vàđẳng cấp của con người đều do chúa trời định đoạt.

Có thể nói rằng, con người trong triết học Trung cổ đã bị tước đoạt hếttính tự nhiên, năng lượng và sức mạnh Hình ảnh con người trở nên nhỏ bé,yếu đuối, vật vờ tạm bợ trong thế gới hữu hình dưới quyền lực vô biên củađấng sáng tạo Hệ tư tưởng của thời Trung cổ đã bóp chết ý muốn vươn lên

tự khẳng định mình, tự giải phóng mình mà nhiều nhà tư tư tưởng cổ đại đã

đề cập đến

Sang thời kì phục hưng và cận đại, do yêu cầu của xã hội các nhà tưtưởng thời kì này đã vùng lên đấu tranh chống lại sự chuyên chế về tinhthần của giáo hội và bóc trần những học thuyết hoang đường, phê phánthần học và mở đường cho khoa học phát triển Triết học thời kì này đặcbiệt đề cao trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể cótrí tuệ Đối lập với triết học tôn giáo thời kì Trung cổ các nhà triết học thời

kì này đã xuất phát từ điều kiện sống của đời sống hiện thực để giải thích

về con người trên cơ sở hiện thực Tuy nhiên đó mới chỉ là tự do cá nhân,giải phóng con người tư sản chứ chưa phải là giải phóng con người laođộng Ph.Bêcơn, coi thể xác con người là sản phẩm của tự nhiên, là thựcthể vật chất, còn tinh thần là thứ vật chất chỉ tồn tại trong óc con người.Rútxô, quan niệm bản tính con người là tự do và lịch sử nhân loại khôngtuân theo bất kỳ thế lực nào mà đó chính là kết quả hoạt động của conngười Xpinôda, cho rằng giới tự nhiên là thực thể duy nhất, tồn tại theochính mình, con người là sản phẩm của tự nhiên Triết học thời kì này

Trang 9

muốn giải phóng con người thoát khỏi gông cùm chật hẹp mà chủ nghĩathần học thời Trung cổ đã áp đặt cho con người Tuy nhiên để nhận thứcđầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa cótrường phái nào đạt được Con người chỉ mới nhấn mạnh về mặt cá thể màxem nhẹ mặt xã hội.

Nét nổi bật trong triết học thời kì này là sự phủ nhận quyền lực củađấng sáng tạo, đề cao sức manh của con người, đề cao vai trò của lý trí, đềcao các giá trị và đề cao tư tưởng con người Những tư tưởng triết học thời

kì này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của triết học sau này

mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu

Một trong những tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác đó chính làtriết học cổ điển Đức Sự ra đời của triết học cổ điển Đức đánh dấu sự pháttriển các quan điểm về con người trong triết học phương tây, đặc biệt là đềcao vai trò tích cực của hoạt động con người, ở đây con người hiện diệnnhư là chủ thể, đồng thời lại như là sản phẩm của quá trình hoạt động củachính mình

Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sựvận động của “ Ý niệm tuyệt đối ” đã cho rằng con người là hiện thân của”

ý niệm tuyệt đối” Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệ thống vềcác quy luật của quá trình tư của duy con người, làm rõ cơ chế tinh thần cánhân trong mọi hoạt động của con người

Đến giữa thế kỉ XIX Phoiơbách phát triển chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa vô thần lên đỉnh cao mới Theo ông, con người là một bộ phận củagiới tự nhiên, là một sinh vật có hình thể vật chất ở trong không gian vàthời gian Không phải thượng đế đã sáng tạo ra con người mà do giới tựnhiên đem lại Con người là kết quả của tự nhiên, con người và tự nhiên làthống nhất, không thể tách rời Phoiơbách đề cao vai trò tí tuệ con người.Nhưng với quan niệm nhân bản đã làm cho ông nhìn nhận con người phiếndiện, không đánh giá đúng bản chất con người Ở Phoiơbách con người chỉ

Trang 10

là một sinh vật có thân thể có cảm giác chứ không phải là một sinh vật xãhội có tính lịch sử cụ thể của nó, đó là con người chung chung trừu tượng

có tính tộc loại tổng hợp những tính chất sinh lý và đạo đức nhất định, conngười phi lịch sử

Như vây, triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò tích cực củahoạt động con người, thực hiện bước ngoặt trong lịch sử triết học phươngtây từ chỗ bàn về những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận…đến chỗ coicon người như một chủ thể hoạt động là nền tảng và điểm xuất phát củamọi vấn đề triết học Họ đều khẳng định con người là chủ thể, đồng thời làkết quả của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiếntrình của lịch sử nhân loại, cũng như toàn bộ mối quan hệ “con người tựnhiên” như một quá trình phát triển biện chứng

Tuy nhiên, triết học cổ điển Đức đã đề cao sức mạnh trí tuệ và hoạtđộng con người tới mức cực đoan Họ thần thánh hóa con người tới mứccoi con người là chúa tể của tự nhiên, bản thân giới tự nhiên cũng chỉ là kếtquả hoạt động của con người

Có thể nói rằng, ngay từ thời cổ đại vấn đề con người đã được đặt ratrong triết học như là một đối tượng trung tâm để xem xét lý giải cả ởPhương Đông và Phương Tây Tuy nhiên, họ đã tìm thấy bản chất conngười ở cái gì đó có tính siêu nghiệm, con người chung chung trừu tượng,

số phận của con người do lực lượng siêu nhiên hay thần bí nào đó điềukhiển và chi phối

Nhìn chung các quan điểm về con người trong lịch sử triết học trướcMác, dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hayduy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người Các quanniệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặttinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên sinh học màkhông thấy mặt xã hội trong đời sống con người

Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu

Trang 11

trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trịnhân bản để hướng con người tới tự do.

Các quan niệm triết học trước Mác đã đi đến những cách thức lý luậnxem xét con người một cách trừu tượng Đó là kết quả của việc tuyệt đốihóa phần hồn thành con người trừu tượng tự ý thức

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, với sự pháthiện ra quan niệm duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen đã tiếp thu thành tựu,

lý luận một cách có phê phán khái quát lịch sử phát triển của xã hội để xâydựng học thuyết cách mạng khoa học - học thuyết về con người

1.2.Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người 1.2.1.Con người là một thực thể thống nhất giữa các mặt sinh vật với xã hội.

* Vị trí vấn đề con người trong triết học Mác.

Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mácnói chung đã chứng tỏ một cách rõ rằng: Con người là điểm xuất phát điểmcác vấn đề triết học và xã hội

Tác phẩm: Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, đánh dấu một giai

đoạn mới trong học thuyết chủ nghĩa Mác, giai đoạn Mác chuyển từ lậptrường duy tâm, dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật và chủ nghĩacộng sản Tác phẩm thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và khát khao giải phóngcon người Kể từ đây vấn đề con người được Mác xem xét một cách toàndiện và triệt để

Có thể nói rằng bằng quan điểm duy vật biện chứng, tác phẩm đã xemxét đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình nghiên cứu Mác đã đưa

ra những luận chứng về vai trò triết học và về vai trò của con người tronghoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới tự nhiên và thay đổi bộ mặt xãhội Đồng thời, Mác đã đề ra phương pháp cách mạng cho giai cấp côngnhân, nhân dân lao động toàn thế giới tự đấu tranh giải phong mình và pháttriển mình

Trang 12

Triết học Mác xuất phát từ con người, nhưng Mác đã vượt qua quanniệm trừu tượng về con người để nhận thức con người hiện thực Theo Máccon người có đời sống hiện thực và biến đổi cùng với sự biến đổi đời sốnghiện thực của nó Như vậy triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch

sử nói riêng cần được hiểu như sự phát triển quan điểm nhân văn của Mác

và nhờ đó mà làm cho chủ nghĩa nhân đạo được phát triển đáp ứng yêu cầutrong thời đại mới

Tóm lại, không tuyên bố “ triết học con người ” nhưng triết học Mác Lênin lại quan tâm con người nhiều hơn cả và đi sâu giải quyết vấn đề conngười một cách triệt để nhất Chủ nghĩa nhân đạo Mác - Lênin là sản phẩmcủa công cuộc nghiên cứu về cội nguồn con người và xã hội loài người,nghiên cứu các động lực của lịch sử khẳng định lý tưởng con người trong

-sự thống nhất hài hòa của mặt sinh vật - xã hội của con người, gắn với conđường thực hiện lý tưởng ấy Con người trong triết học Mác - Lênin là conngười lịch sử cụ thể hình thành và phát triển của nó, trong bản chất và tồntại của nó với tính cách là một cá thể tộc loài, hoặc cá nhân thuộc tập đoàn,một giai cấp, một xã hội nhất định Chỉ có thể giải quyết được các vấn đềcủa con người khi gắn những vấn đề ấy với cuộc cách mạng xã hội rộnglớn và triệt để nhất của lịch sử loài người - cuộc cách mạng vô sản

Khác với các nhà tư tưởng khác, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Máckhông xem xét vấn đề bản chất con người một cách chung chung, trừutượng mà bằng cách tiếp cận con người hiện thực Triết học Mác chỉ rarằng: con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội,

là thực thể sinh vật - xã hội

Trước tiên Mác thừa nhận con người là động vật cao cấp nhất, là sảnphẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật như tiến hóa luận của Đác-Uyn đã khẳng định Như mọi động vật khác, con người là bộ phận củathiên nhiên, tìm thức ăn nước uống ở trong thiên nhiên Nó cũng phải đấutranh để “ tồn tại ”, sinh con đẻ cái…Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự

Trang 13

tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên Con người tự nhiên làcon người mang tất cả bản tính sinh học, tính giới, tính loài Yếu tố sinhhọc trong con người là điều kiện quy định sự tồn tại của con người Làđộng vật cấp cao nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm củaquá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên Trải qua hàng chụcvạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người qua các giai đoạnmang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển, đến mất

đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con người

Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong

cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệcủa nó đối với tự nhiên Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quátrình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinhhọc của cá nhân con người

Tuy vậy, triết học Mác không hiểu mặt tự nhiên của con người mộtcách thuần túy sinh vật - con người thực hiện đời sống sinh vật theo cáchriêng của mình, con người thực hiện cấc nhu cầu sinh lý một cách có ýthức, có văn hóa, có tổ chức với đạo đức ngày càng cao Như vậy, khi xemxét về con người triết học Mác không phủ nhận mặt tự nhiên sinh học củacon người mà xem giới tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người…Vì conngười là một bộ phận của giới tự nhiên ” [ 9,117 ]

Điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhấtquy định bản chất con người Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa conngười với thế giới loài vật là mặt xã hội Con người là bộ phận của giới tựnhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác vớicon vật Tồn tại của con vật là tồn tại thuần túy bản năng, còn bản năng củacon người là bản năng được ý thức Tồn tại của con người là tồn tại mangtính xã hội Trong quá trình sống cả con người và con vật đều phải quan hệvới môi trường, con người ngoài việc khai thác tự nhiên, còn sáng tạo thêmnhững cái mà tự nhiên không có Nhờ có hoạt động thực tiễn, con người

Trang 14

quan hệ với tự nhiên cũng có nghĩa là con người quan hệ với chính bảnthân mình, bởi tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người ” Mác kết luậnrằng: “ Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất

ra toàn bộ giới tự nhiên ” [ 9,137 ]

Tuy là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng cấu tạo của con ngườikhông hoàn toàn giống với con vật Con người là một động vật đặc biệt.Đặc điểm sinh học của con người chính là con người đã chuẩn bị về mộtchương trình di truyền sinh học để tiếp thu hình thái xã hội của sự vận độngvật chất, đặc biệt là cấu tạo của bộ óc Khác con vật, con người ngoàichương trình di truyền còn có chương trình kế thừa về mặt xã hội Bằngcon đường giáo dục và bằng con đường truyền đạt kinh nghiệm của thế hệtrước cho thế hệ sau

Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức về conngười một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực của nó, màtrước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất Triết học Mác,xem xét con người trong tính hiện thực của nó, trong quá trình phát triển

nó Khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình,

đó là lúc con người tách mình ra khỏi thế giới động vật Mác - Ăngghen đãphân tích vai trò của lao động sản xuất ở con người như sau: “ Có thể phânbiệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất

cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệusinh hoạt của mình - Đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con ngườiquy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người

đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình ” [ 9,29 ]

Tính xã hội của con người biểu hiện trong chính hoạt động sản xuấtvật chất của con người Trong hoạt động sản xuất vật chất con người khôngthể tách rời khỏi tính xã hội Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầutrực tiếp của nó, còn hoạt động của con người luôn gắn liền với xã hội vàphục vụ cho xã hội, xã hội cùng với điều kiện tự nhiên là điều kiện tồn tại

Trang 15

của con người Hoạt động của con người không phải tuân theo bản năngnhư là động vật mà là hoạt động có ý thức Tư duy của con người phát triểntrong hoạt động và giao tiếp xã hội trước hết là hoạt động lao động sảnxuất Bằng lao động có ý thức, con người không ngừng cải biến thế giới tựnhiên thành những sản phẩm, sự biến đổi và tái tạo tự nhiên nhằm tạo rađối tượng mới và hoàn cảnh mới cho mình Thông qua hoạt động lao độngsản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đờisống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan

hệ xã hội Đặc biệt con người ngày càng tạo ra nhiều mối quan hệ xã hộiphong phú, đa dạng và phức tạp hơn

Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thànhbản chất con người, song không có nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin xemnhẹ mặt tự nhiên của con người, bởi lẽ con người là thuộc về giới tự nhiên.Con người là một bộ phận của tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, là sựthống nhất giữa thể chất và mặt tinh thần, giữa mặt sinh học và mặt xã hội.Con người vừa chịu sự tác động của quy luật tự nhiên, vừa chịu sự tác độngcủa quy luật xã hội Mặt sinh học trong con người là những quy luật sinhhọc chung của con người và những động vật bậc cao khác như: những đặcđiểm về cơ cấu và chức năng của cơ thể, ảnh hưởng của môi trường vớihoạt động của cơ thể, đặc tính di truyền, một số nét tâm lý biểu hiện đặctính phản ánh cấp thấp Nhưng chính mặt xã hội trong con người đã làmcho mặt sinh học trong con người phát triển cao hơn những động vật khác.Bằng hoạt động lao động sáng tạo, con người đã vượt lên trên các động vậtkhác Không chỉ ở trong các mối quan hệ xã hội mà ở cả trong mối quan hệsinh học Thậm chí mặt sinh học trong con người cũng không tồn tại bêncạnh, mà tồn tại ngay trong mặt xã hội Bởi vì ở trong con người cũng khóphân biệt được đâu là mặt sinh học, đâu là mặt xã hội, chỉ có trong nhậnthức chúng ta mới dễ dàng tách biệt chúng ra mà thôi

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát

Trang 16

triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khácnhau Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể vớimôi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa…quy định phương diện sinh học của con người Hệ thống các quy luật tâm

lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học như hình thành tìnhcảm, khát vọng, niềm tin, ý chí Hệ thống các quy luật xã hội quy địnhquan hệ xã hội giữa người với người

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoànchỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầusinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc,

ở, nhu cầu sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ và hưởngthụ các giá trị tinh thần

Thực tế chỉ ra rằng, qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con ngườitạo ra các mối quan hệ xã hội và cùng thông qua các mối quan hệ xã hộiđó,con người tự khẳng định mình.qua nhiều “mối dây ràng buộc” con nườigắn với nhau trong mối quan hệ xã hội Thực tế cuộc sống của con ngườirất phong phú, từ khi ra đời đến khi già cả và chết, tất cả đều gắn chặt vớicác mối quan hệ xã hôi

Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, hình thức cơ bản về mối quan hệgiữa người với người xuất hiện bao gồm: sự phân công lao động xã hội và

sự trao đổi lao động như các hoạt động xã hội, phương thức phân phốinhững phương tiện thiết yếu đối với đời sống con người

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệgiữa mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống nhất Mặtsinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặctrưng bản chất để phân biệt con người với loài vật Nhu cầu sinh học phảiđược “nhân hóa” để mang giá trị văn minh con người và đến lượt nó, nhucầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học Hai mặt

Trang 17

trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau tạo thành con người tự nhiên

- xã hội

Nói chung, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩmcủa xã hội Vì vậy con người chính là một thực thể sinh học - xã hội gọi làthực thể sinh học vì nó là một cơ thể sống, gọi là một thực thể xã hội vì nómang bản chất xã hội Tự nhiên và xã hội trong con người có mối quan hệbiện chứng với nhau, là sản phảm của tự nhiên, đồng thời con người sángtạo ra lịch sử xã hội

1.2.2 Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.

Như chúng ta đã biết, con người vốn có bản chất tự do, có tính loài và

có ý thức, sản xuất không chỉ vì nhu cầu bản thân mà còn muốn tạo ra mộtthế giới loài người theo quy luật của cái đẹp Đồng thời con người cũngsáng tạo ra những quan hệ giữa người với người ( quan hệ kinh tế, quan hệchính trị…) - quan hệ bản chất bao trùm tất cả các mối quan hệ khác

Như vậy con người khác với con vật ở ba mặt: quan hệ với tự nhiên,quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân Cả ba quan hệ đó đều mang tính

xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chấtnhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người Trong khi phê phánPhoiơbách, Các Mác đã khẳng định tính loài của con người Nó có tính loài

xã hội và loài người chính là xã hội loài người Con người có tính xã hộibởi trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mangtính xã hội Khi khẳng định tính loài trong bản chất con người Mác đãkhẳng định: “ chỉ có thể được hiểu là loài, là tính phổ biến nội tại, thì nêngắn bó một cách tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau ’’

Theo Mác và Ăngghen con người chỉ tồn tại với tư cách là người trongquan hệ với người, với cộng đồng, với thế giới xung quanh nó Hệ thống cácmối quan hệ xã hội, được hình thành trong quá trình con người tham gia vào

hoạt động thực tiễn, tham gia vào đời sống xã hội Do vậy, trong luận cương

Trang 18

Phoiơbách 1845, Mác khẳng định: “ bản chất con người không phải là một

cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nócon người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội ” [ 9,390 ]

Luận đề trên khẳng định rằng: không có con người trừu tượng, thoát

ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xácđịnh, sống trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định trong một thời gian nhấtđịnh Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình conngười tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cảthể lực và tu duy trí tuệ Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó ( nhưquan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cánhân,gia đình,xã hội…) Con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội củamình

Đây là luận điểm nổi tiếng, tiêu biểu nhất của triết học Mác về bảnchất con người, tạo nên bước ngoặt căn bản trong việc nhận thức conngười, là cơ sở lý luận khoa học cho chủ nghĩa Mác - Lênin và khoa họckhác khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về con người Mác đã phêphán quan điểm duy tâm khách quan của Hêghen khi ông cho rằng conngười là hiện thân của “ ý niệm tuyệt đối “ Mác chỉ rõ tính chất siêu hìnhtrong quan niệm của Phoiơbách khi ông đồng nhất tính sinh học và bảnchất của con người, tách con người ra khỏi đời sống xã hội, hòa tan bảnchất con người và bản chất tôn giáo Do đó không thấy được hoạt độngđích thực của con người là hoạt động thực tiễn Mác chỉ rõ rằng: “ đời sống

xã hội thực chất là có tính thực tiễn, tất cả sự thần bí đưa lý luận đến chủnghĩa thần bí đều được giải đáp một cách hợp lý trong đời sống thực tiễncủa con người và trong hiểu biết thực tiễn ấy

Như vậy bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực,không phải là cái tự nhiên mà là lịch sử, không phải cái vốn có trong mỗi

cá nhân riêng biệt mà là tổng hòa của toàn bộ các mối quan hệ xã hội Tưtưởng đó là sự vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật vào lý luận con người,

Trang 19

tồn tại cá nhân quyết định ý thức cá nhân Như thế có nghĩa là các mốiquan hệ trong một hệ thống xã hội nhất định sẽ quyết định những nhu cầucủa các mối quan hệ đó.

Qua luận điểm trên của Mác cho ta thấy :

Bản chất con người hình thành và thể hiện ở những con người hiệnthực Đấy là những con người cụ thể sống trong những điều kiên cụ thể mà

ở đó những mặt khác nhau tạo nên bản chất của con người sẽ được bộc lộ ởnhững mức độ cụ thể

Tất cả những mối quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bảnchất của con người Các quan hệ này không kết hợp với nhau theo phéptính cộng mà chúng tổng hòa, nghĩa là chúng có vị trí, vai trò khác nhaunhưng chúng không tách rời nhau, mà tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhậplẫn nhau

Mọi người đều biết rằng, con người sở dĩ trở thành người là nhờ vàolao động Trong thực tế giới tự nhiên không thỏa mãn con người, vì vậymuốn tồn tại và phát triển được con người phải lao động sản xuất Chínhtrong quá trình lao động sản xuất, con người bộc lộ hai loại quan hệ cơ bảnmang tính khách quan: quan hệ của con người với giới tự nhiên được thểhiện ở lực lượng sản xuất và quan hệ giữa con người với con người đượcthể hiện ở quan hệ sản xuất Hơn nữa, mỗi con người, mỗi thế hệ người khi

ra đời không thể tự chọn cho mình những quan hệ theo sở thích mà phải gianhập ngay vào quan hệ đã có, và dù muốn dù không phải và tất yếu phải trởthành “ cái mang những mối quan hệ xã hội ấy ”

Luận điểm trên đã phản ánh đúng bản chất của con người là “ tổnghòa tất cả các quan hệ xã hội ”, chứ không phải của riêng một quan hệnào Vì vậy, nó là tiêu chuẩn để phân biệt con người khác với tất cả các sựvật khác trong thế ( con người tách khỏi đời sống xã hội thì không còn làcon người ) Không hiểu đúng thực chất luận điểm này, có người đã vộicho rằng chủ nghĩa Mác chỉ nhấn mạnh mặt xã hội ( quan hệ sở hữu, quan

Trang 20

hệ giai cấp…) của con người, mà coi nhẹ mặt tự nhiên và tinh thần củanó.

Lịch sử nhân loại đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,

mà mỗi hình thái đều có những mối quan hệ của nó Con người vừa cấttiếng khóc chào đời đã phải gia nhập vào những mối quan hệ xã hội ấy.Chính vì lẽ đó trong đời sống của mình, con người không biểu hiện ra

là một thực thể sinh học mà là một thực thể xã hội Khác với mối quan hệ

tự nhiên, đặc điểm chủ yếu của các mối quan hệ xã hội là phụ thuộc vàohoạt động sản xuất của con người Địa vị con người không phải được tính

từ các điều kiện tự nhiên, mà ở chổ nó thuộc về giai cấp nào, quan hệ của

nó đối với hoạt động sản xuất ra sao, vị trí và vai trò của nó trong quá trìnhsản xuất và tổ chức lao động, sản phẩm xã hội mà nó được phân phối Cácquan hệ xã hội cùng với các điều kiện tự nhiên đã tạo ra hoàn cảnh sinhsống của con người Thừa nhận tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồntại cá nhân quyết định ý thức cá nhân tức cũng là thừa nhận hoàn cảnh lànguồn gốc trực tiếp của tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm Bởi thế nếu khôngxuất phát từ hệ thống là những quan hệ xã hội nhất định thì không thể hiểuđược Những ưu điểm, nhược điểm của một con người, của một thời đại,một giai cấp là gì? Hay nói một cách khác, thông qua ưu điểm, nhược điểmcủa các cá nhân trong xã hội, người ta cũng có thể hiểu được bản chất của

xã hội

Khi nói đến bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hộicũng có nghĩa là tất cả các mối quan hệ xã hội đều góp phần vào việc hìnhthành nên bản chất con người, chứ không riêng một quan hệ nào nhưng có

ý nghĩa quyết định nhất là các quan hệ sản xuất Tất cả các quan hệ khácđều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quyết định của quan hệ này Đó là điều

mà các nhà xã hội học tư sản trước kia và hiện nay không bao giờ thừanhận Họ thường chỉ nhấn mạnh tới quan hệ tuổi tác, nghề nghiệp…Chínhquan hệ chính hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã quyết định sự phân chia

Trang 21

các thành viên trong xã hội thành những giai cấp khác nhau Trong xã hội

có giai cấp thì bản chất con người không thoát khỏi bản chất giai cấp côngnhân Bản chất này in đậm dấu ấn vào ý thức của từng cá nhân, vì thế nóiđến bản chất con người trong xã hội có giai cấp là nói tới bản chất giai cấpcủa nó

Ánh sáng di truyền học hiện đại đã bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằngnhững yếu tố văn hóa, đạo đức, tinh thần của con người cũng được ghi lạitrong gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Những đặc điểm ditruyền của từng người vừa bảo đảm những thuộc tính sinh học của mình,vừa đảm bảo để con người tiếp thu chương trình xã hội Từ đó có thể, quyếtđịnh sự tiến bộ của xã hội loài người không phải là nguyên nhân sinh học

mà là nguyên nhân xã hội, là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cáccuộc cách mạng xã hội Chương trình di truyền chỉ là cơ sở, là khả năngcho sự phát triển các năng lực và phẩm chất của con người Chỉ có bằngcon đường rèn luyện và giáo dục làm cho mọi người có điều kiện tiếp thutất cả những thành tựu của nền văn hóa vật chất và tinh thần đã được gắnchặt trong chương trình xã hội

Có nhiều cách để tiếp cận tìm hiểu về tổng hòa những mối quan hệ xãhội Nếu xét theo thời gian thì đó là những quan hệ quá khứ, hiện tại vàquan hệ tương lai, trong đó suy cho cùng thì những quan hệ hiện tại giữ vaitrò quyết định Nếu xét theo các loại quan hệ thì đó là quan hệ vật chất vàquan hệ tinh thần, trong đó quan hệ vật chất giữ vai trò quyết định Nếu xéttheo tính chất đó là những quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên, ngẫunhiên, ổn định, không ổn định…Trong đó suy đến cùng thì những quan hệtrực tiếp, tất nhiên, ổn định giữ vai trò quyết định

Nếu cụ thể hóa các quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức…)Thì con người có bao nhiêu quan hệ sẽ có bấy nhiêu quan hệ góp phần hìnhthành nên bản chất của con người, trong đó suy cho đến cùng thì các quan

Trang 22

hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định giữ vai trò quyết định Trong quan hệkinh tế thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan trong hơn cả Khi cácquan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất của con người cũng có

1.2.3.Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử.

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tạicon người Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâudài của giới hữu sinh Song điều quan trong hơn cả là con người luôn luôn

là chủ thể của lịch sử Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử

xã hội loài người do chính hoạt động của con người làm nên chứ khôngphải do sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào Đó là quá trình conngười đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thânmình Mác đã khẳng định: “ cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng conngười là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quênrằng chính con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân giáo dục cũngcần được giáo dục ” [ 1,391 ]

Trong tác phẩm: biện chứng tự nhiên, Ăngghen cũng cho rằng: “ thúvật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sửphát triển dần dần cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấykhông phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vàoviệc làm ra lịch sử ấy thì đều có thể diễn ra mà chúng không hề biết vàkhông phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con

Trang 23

vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tựmình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu ” Lịch sửchẳng qua chỉ là hoạt động có ý thức của chính bản thân con người.

Hoạt động của con người làm ra lịch sử, nên để có lịch sử trước hếtphải có con người Tiền đề đầu tiên của lịch sử là sự tồn tại của những cánhân con người song Vì vậy, hành động của lịch sử đầu tiên là hành độnglao động sản xuất để con người tách khỏi động vật Con người tách khỏiđộng vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử như thế ấy

Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, trên cơ sở phê phán

Hêghen đã không hiểu mối liên hệ qua lại biện chứng giữa chủ thể - kháchthể, con người - tự nhiên Mác đã đưa ra quan niệm rằng: chủ thể - conngười ngay từ đầu là thực thể tự nhiên và điều đó có nghĩa là con ngườithực thể hóa theo hai cách: nó được phú cho sức mạnh tự nhiên đến mứcnào thì những vật thể tồn tại bên ngoài nó được đồng hóa chiếm lĩnh đếnchừng ấy và nếu không có nó thì không thể tồn tại được Mác - Ăngghencho rằng: Trong hoạt động thực tiễn con người phải sử dụng các phươngtiện, các công cụ vật chất, sức mạnh vật chất của mình tác động vào tựnhiên - xã hội để cải tạo chúng phù hợp với nhu cầu con người Hoạt độngsản xuất ra của cải vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên Mác - Ăngghen viết:

“ hành vi lịch sử đầu tiên là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhucầu, việc sản xuất ra đời sống vật chất, đó chính là hành vi lịch sử, một điềukiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn năm vềtrước, người ta phải thực hiện hàng ngày hàng giờ nhằm duy trì đời sốngcon người ” [ 9,40 ]

Con người thông qua hoạt động thực tiễn - đó là dùng lao động để sảnxuất vật chất, đã biến đổi tự nhiên nhằm phục vụ những nhu cầu của bảnthân mình và cải tạo xã hội Mác - Ăngghen đã khẳng định “ lao động còn

là một cái gì đó lớn lao hơn thế nữa Bằng việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạtcủa mình con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của

Trang 24

mình ” [ 1,388 ] Chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người và xãhội loài người, Mác đã viết “ Nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì

và phát triển của mình,con người đồng thời sáng tạo ra đời sống vật chất vàtinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó ” [ 1,432 ].Mác - Ăngghen đã lấy sản xuất vật chất làm điểm xuất phát để nghiêncứu xã hội và lịch sử, tổng kết thành nguyên lý rằng: xã hội loài người bắtđầu tồn tại của mình khi mà con người sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cầnthiết cho đời sống của con người Hoạt động sản xuất vật chất của mìnhcon người đã tạo nên hàng loạt mối dây liên hệ giữa cá nhân cũng như giữadân tộc này với dân tộc khác trong suốt lịch sử nhân loại

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thựctiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sựvận động phát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điềukiện có sẵn của tự nhiên, con người thì trái lại thông qua hoạt động thựctiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tựnhiên thứ hai theo mục đích của mình

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử củamình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời cũng là chủ thể sángtạo ra lịch sử chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa làđiều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổiđời sống bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, conngười thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển

từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội

và do đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người

Con người là chủ thể của lịch sử phải là con người làm nên lịch sử củamình và của xã hội mà đỉnh cao là cách mạng Công lao bất hủ của Mácchính là ở chổ đã làm cho mọi người thấy “ sự phù hợp giữa biến đổi củahoàn cảnh và hoạt động của con người chỉ có thể xem xét và hiểu cách hợp

Trang 25

lý như là thực tiễn cách mạng ” [ 19,193 ] Mác cho rằng cần phải coi lịch

sử như là quá trình tự sinh của con người, do con người thực hiện trong quatrình thực tiễn cải tạo thế giới Đối với Mác giáo dục không phải là sự tácđộng từ bên ngoài vào sự hình thành những phẩm chất nào đó của conngười, mà là quá trình tự biến đổi của con người Quá trình đó được thựchiện trong tiến trình hoạt động của chính con người Vì thế, thực tiễn cáchmạng không chỉ là quá trình con người biến đổi ngay chính bản thân mình,

sự nghiệp cách mạng mà giai cấp vô sản tiến hành, không chỉ nhằm biếnđổi hoàn cảnh mà còn nhằm biến đổi cả con người “ Cách mạng là cầnthiết không những vì chỉ có cách mạng mới có thể lật đổ được giai cấpthống trị, mà vì chỉ có trong cách mạng thì giai cấp lật đổ mới có thể vất bỏđược sự thối nát của xã hội cũ và trở thành khả năng sáng tạo ra cơ sở mớicủa xã hội ” [ 25,99-100 ]

Con người làm ra lịch sử song không phải làm theo ý muốn tùy tiệncủa mình, trong những điều kiện mình có quyền lựa chọn mà là trongnhững điều kiện có sẵn do quá khứ để lại Với những điều kiện ấy, mỗingười, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các hoạt động cũ của thế hệ trước trongnhững hoàn cảnh mới, một mặt tiếp tục các hoạt động mới của mình đểbiến đổi hoàn cảnh cũ

Có thể khẳng định rằng, lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của conngười theo đuổi mục đích của mình Vì vậy, con người với tính cách là chủthể đã tạo nên một nền sản xuất xuyên suốt tiến trình lịch sử loài người, đưaloài người đi từ phương thức sản xuất này đến phương thức sản xuất khác tiến

bộ hơn bằng cách mạng xã hội, ở mỗi giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau thìphương thức sản xuất cũng khác nhau mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt chế

độ xã hội này với chế độ xã hội khác Mà trong tiến trình phát triển của cácphương thức sản xuất, của lịch sử xã hội thì con người vừa là sản phẩm củaquá trình đó và cũng là chủ thể của tiến trình lịch sử nhân loại

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi

Trang 26

giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trongmối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũngphải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thốngđóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của conngười Mặc dù là “ tổng hòa các mối quan hệ xã hội ”, con người có vai tròtích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua

đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nóirằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sựvân động và biến đổi của bản chất con người

Tóm lại, với quan niệm coi con người không chỉ là chủ thể của hoạtđộng sản xuất vật chất là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết địnhtrong lực lượng sản xuất xã hội, mà hơn nữa nó còn đóng vai trò chủ thểhoạt động của quá trình lịch sử của chính mình, lịch sử xã hội loài người.Bằng hoạt động thực tiễn của mình con người đã in dấu bàn tay của mìnhvào giới tự nhiên, không ngừng chinh phục thế giới khách quan, cải tạohoàn cảnh qua đó hoàn thiện mình Do vậy, con người làm nên lịch sử củachính mình đó không chỉ là một chuỗi biến cố được tạo nên bởi điều kiệnkhách quan mà con người là chủ thể của những biến đổi to lớn của hoàncảnh Bằng hoạt động năng động và sáng tạo mà con người làm cho bộmặt của xã hội cũng thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn Con người tạo

ra xã hội và lịch sử của chính mình Theo đó, có thể nói rằng bằng hoạtđộng cải tạo tự nhiên, con người đã trở thành chủ thể phát triển và hoànthiện chính bản thân mình - lịch sử nhân loại

Lực lượng giải quyết các mâu thuẫn đó không ai khác đó chính là conngười Con người với khả năng lao động và năng lực sáng tạo của mình đãlàm nên các cuộc cách mạng trong những thời đại văn minh mà con người

đã tồn tại Con người với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của sự pháttriển xã hội, chủ thể sáng tạo lịch sử nên con người luôn là đại diện chochất lượng và trình độ mới, với tư cách ấy con người được đặt ở vị trí cao

Trang 27

nhất của sự phát triển xã hội, của tiến bộ lịch sử, là cội nguồn của mọi sựphát triển.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phảilàm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đóchính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theokhuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác,

có ý nghĩa định hướng giáo dục

1.3.Con người là động lực cơ bản của sự phát triển xã hội.

Con người là sản phẩm của tự nhiên, song đến lượt mình con ngườilàm biến đổi cải tạo chính tự nhiên vì mục đích sinh tồn và phát triển củamình Con người chinh phục, cải tạo tự nhiên không phải với tư cách lànhững cá nhân riêng biệt mà với tư cách là một thành viên của cộng đồng

xã hội, con người luôn có quan hệ với nhau Con người và xã hội khôngtách rời tự nhiên mà tồn tại và phát triển cũng chính trong tự nhiên ấy, dựavào tự nhiên ấy Theo Mác - Ăngghen: khi xem xét tiến trình phát triển củalịch sử nhân loại xuất phát từ “ những cơ sở tự nhiên ấy ” Điều đó có nghĩalà: nếu không có tự nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sảnxuất, song đến lượt mình, sản xuất xã hội lại trở thành điều kiện tiên quyết

để con người cải biến tự nhiên, biến đổi xã hội

Lịch sử chính là lịch sử của xã hội loài người mà trong đó con người

là chủ thể của lịch sử Con người là động lực cơ bản của sự phát triển xãhội được thể hiện ở vai trò của con người trong tiến trình phát triển của lịch

sử và biểu hiện trong chính sự phát triển của xã hội

Trước hết có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựavào hai nguồn tài nguyên là: thiên nhiên và con người Cái quý nhất trongnguồn tài nguyên con người là trí tuệ Mọi nguồn tài nguyên thiên nhiênđều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt Song sự hiểu biết của conngười đã, đang và sẽ không bao giờ dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trítuệ không có giới hạn Tính vô hạn của nguồn tài nguyên trí tuệ con người

Trang 28

là nền tảng để nhận thức tính vô hạn của thế giới vật chất, tiếp tục nghiêncứu những nguồn tài nguyên thiên nhiên còn vô tận nhưng chưa được khaithác và sử dụng, phát hiện ra những tính năng mới của tự nhiên đang sửdụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên vốn không có sẵn trong tựnhiên, nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong điều kiện mới Bởivậy, có thể nói trí tuệ con người là nguồn lực vô tận của sự phát triển xãhội.

Con người là một trong những yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất nguyên nhân của mọi sự biến đổi xã hội Lực lượng sản xuất biểu hiện mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Lực lượngsản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất

-ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động mà cụ thể

ở đây là sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụlao động Chính con người là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, cùngvới quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của conngười ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trí tuệ con người

Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phátminh khoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con người vẫn có sứcmạnh áp đảo Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo dù rộng lớn đến đâuhay dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sựphản ánh rất tinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quátrình phát triển khoa học do trí tuệ con người tạo nên Mọi máy móc dùhoàn thiện, dù thông minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt độngcủa con người Do đó, con người luôn luôn đã và sẽ vẫn là chủ thể duy nhấtcủa hoạt động xã hội

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học phát triển mạnh mẽ với nhiềungành khoa học và công nghệ hiện đại với hàm lượng chất xám ngày càngchiếm tỷ lệ cao dẫn tới khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thìcon người vẫn là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội và

Trang 29

của lịch sử Cơ sở nền tảng của sự phát triển xã hội do con người quyếtđịnh Do vậy, trong thời đại ngày nay, khi nói con người là nguồn lực quantrọng nhất của sự phát triển xã hội, chủ thể và động lực của lịch sử pháttriển của xã hội là nói tới con người đại diện cho trình độ và chất lượng trítuệ mới.

Tiến trình phát triển của lịch sử xã hội là sự chuyển biến từ hình tháikinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác thông qua cáchmạng xã hội Con người là nhân tố, là động lực cơ bản của mọi cuộc cáchmạng xã hội Tất cả các cuộc cách mạng xã hội đều do con người làm nên

và vì mục đích của con người Con người mà cụ thể ở đây chính là quầnchúng nhân dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò thắng lợicủa mọi cuộc cách mạng Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến từhình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, thì conngười ( nhân dân lao động ) là lực lượng tham gia đông đảo nhất Tấtnhiên,suy đến cùng nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sựphát triển của lực lượng sản xuất, dẫn tới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất,nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của con người Tất cả nhữngthay đổi trong tiến trình phát triển của lịch sử đều phục vụ mục đích và đápứng nhu cầu phát triển của con người

Con người là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần nhằmthúc đẩy sự phát triển của xã hội Con người đóng vai trò to lớn trong sựphát triển của khoa học, nghệ thuật văn học, đồng thời áp dụng nhữngthành tựu đó vào hoạt động thực tiễn Những sáng tạo về văn học nghệthuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị…của con người vừa làđiều kiện, vừa là cội nguồn để thúc đẩy sự phát triển về mặt tinh thần của

xã hội loài người Mặt khác các giá trị văn hóa tinh thần chỉ tồn tại khi conngười chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến

Khi nói tới vai trò của con người như là động lực phát triển của xã hội,thì phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác: Nhân tố tự nhiên,

Trang 30

nhân tố kỹ thuật…nhưng nhân tố con người vẫn là điều kiện tiên quyết cho

sự phát triển của xã hội Xét ở mức độ sáng tạo, con người đã vượt lên trêntất cả để khẳng định vị trí cao nhất trong quan hệ với tự nhiên và mức độchinh phục tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của chính mình Điều đó đãchứng tỏ rằng, con người đã quyết định đến sự tiến lên, sự tiến bộ và sựphát triển của xã hội mà con người tồn tại Trong thế giới mà không có conngười thì không có quan hệ sản xuất, tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt về giới tựnhiên, đồng thời không thể hiện được sự tiến bộ của xã hội vì chỉ có trithức của con người mới cải tạo được tự nhiên và chinh phục tự nhiên, pháttriển xã hội Cùng với quá trình phát triển sản xuất, sức mạnh kĩ năng và trítuệ con người được nâng cao Chính nhân tố con người đã đưa lại sự thayđổi đối với tư liệu sản xuất và chỉ có con người với những khả năng về trítuệ của mình mới làm được điều đó

Với năng lực nhận biết các quy luật khách quan và bằng hoạt độngthực tiễn của mình, con người biến đổi khả năng thành hiện thực theonhững quy luật vốn có của thế giới khách quan Điều đó cho thấy tính năngđộng chủ động của con người trong mối quan hệ của nó với tự nhiên và xãhội,cho thấy con người không chỉ có khả năng cải tạo tự nhiên mà còn cókhả năng cải tạo, biến đổi xã hội, cải tạo chính mình và làm nên lịch sửthông qua hoạt động thực tiễn

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh rằng trong mọi giai đoạnphát triển, con người là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định sự pháttriển theo hướng tiến bộ của xã hội Với sự ra đời của triết học Mác -Lênin, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá, lý giải một cách sâusắc khoa học và toàn diện Đặc biệt triết học Mác - Lênin đã có những phântích đúng đắn khoa học về vai trò của con người đối với sự phát triển của

xã hội Thông qua thực tiễn, con người tự khẳng định vai trò là động lựcđối với sự phát triển của xã hội Nhờ hoạt động lao động con người đã biếnđổi tự nhiên và biến đổi chính bản thân mình

Trang 31

Con người là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vậnđộng theo hướng tiến bộ Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động củacon người Con người là chủ nhân của các quan hệ kinh tế - xã hội Vớitính cách là một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thểsáng tạo “ tiêu dùng ” sản phẩm sản xuất, vừa là nguồn lực đặc biệt của quátrình sản xuất.

Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vậtchất mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội Bằnghoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tựnhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ mình và làm đẹp cho tự nhiên,đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình Dovậy, sự phối hợp của các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sứcmạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo

tự nhiên và xã hội

Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, Đảng ta luôn xác địnhcon người là vị trí trung tâm của quá trình phát triển Con người vừa là sảnphẩm của xã hội vừa là chủ thể để xây dựng xã hội mới: Xã hội xã hội chủnghĩa Đảng ta luôn khẳng định rằng: “ phát huy nội lực, trước hết là pháthuy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quảnguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của nhànước ”

Trang 32

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở HUYỆN NAM ĐÔNG -

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.Thực trạng về nguồn lực con người ở huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.1.Vài nét về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Nam đông là một huyện miền núi thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế được

hình thành từ sau ngày miền nam giải phóng, thống nhất đất nước Mảnh

đất và con người vùng này có mặt rất sớm trong tiến trình lịch sử của tỉnh

nhà Là huyện miền núi có 11 đơn vị hành chính cơ sở xã, thị trấn; trong đó

có 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số và 5 xã đồng bào từ các vùng đồng bằng

đi xây dựng vùng kinh tế mới Toàn huyện có 66 thôn và khu vực dân cư;

có 5.178 hộ với 24.186 khẩu, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số có 2002

hộ với 10.133 khẩu, chiếm 42% dân số toàn huyện; tỷ lệ hộ nghèo còn8,7% trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chiếm 13,5%; có 99,7% hộdùng nước hợp vệ sinh và có 99,87% hộ dùng điện lưới quốc gia, đời sốngnhân dân cơ bản ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp

Đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Nam Đông đã bao đời sống trong cảnh đóirét, tối tăm…Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đời sống của họ đã đượcđổi thay và trở thành người chủ của quê hương mình; họ đã cùng đồng bào

cả nước chịu đựng bao gian khổ để xây dựng và bảo vệ chính quyền cáchmạng cho tới ngày thắng lợi hoàn toàn, cùng đất nước đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội

Huyện Nam Đông là khu căn cứ địa cách mạng của nhân dân TỉnhThừa Thiên Huế Trong hai cuộc kháng chiến, bọn đế quốc đã dùng rất

Trang 33

nhiều bom đạn và chất độc hại khác thả xuống Nam Đông nên mảnh đấtnày bị tàn phá nặng nề Có trên 1.500 đã ngã xuống và 160 người đượccông nhận là liệt sĩ, 110 người là thương binh, 2.294 người được công nhận

là người có công với cách mạng…Điều đó ảnh hưởng không ít đến đờisống của nhân dân huyện nhà

Nam Đông chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa hèthường hay nắng nóng mưa nhiều Nam Đông là vùng có lượng mưa cao,cường độ mưa lớn, sông suối nhiều nhưng ngắn và độ dốc cao, nên lượngphù sa không đáng kể Nạn lũ lụt thường xuyên, liên tục xảy ra hàng năm,gây thiệt hại nhiều cho hoa màu và cơ sở hạ tầng Lượng mưa hàng nămnằm trong khoảng từ 1400 đến 3200 mm Về mùa khô thì sông cạn, đồicao, độ dốc lớn, đồng ruộng bị khô cạn và bị chia cắt do địa hình khôngbằng phẳng vì là vùng núi Khí hậu không chỉ thay đổi theo mùa mà cònthay đổi theo tháng, tuần Trong một ngày của mùa hè thì khí hậu khôngphải lúc nào cũng oi bức mà ban đêm thường rất mát mẻ và gần sáng hơi selạnh

Trong chiến tranh nhân dân, Nam Đông luôn theo Đảng, Bác Hồ làmcuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng huyệnnhà đi lên chủ nghĩa xã hội, dần dần từng bước đi lên CNH, HĐH nôngthôn Với những thành tích vẻ vang trên, toàn huyện có 6 xã dân tộc thiểu

số thì 5 xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân”, có 4 người mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Bà

mẹ Việt Nam anh hùng ”

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ huyện Nam Đông đã lãnh đạonhân dân tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xãhội, chính trị - văn hóa, bộ mặt miền núi đã có nhiều khởi sắc, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện

Là huyện miền núi nằm về phía tây nam của Tỉnh Thừa Thiên Huế,cách thành phố huế 59km Địa bàn huyện là một thung lũng nằm ở phía

Trang 34

đông dãy Trường Sơn, có chiều dài 37km, phía tây giáp huyện A Lưới,phía đông giáp huyện Phú Lộc, phía nam giáp huyện Tây Giang của tỉnhQuảng Nam, phía bắc giáp huyện Hương Thủy Tổng diện tích toàn huyện

là 698.77km2, trong đó đất rừng chiếm 468.226 ha, đất nông nghiệp chiếm2.384 ha, diện tích lúa nước là 585.4 ha, diện tích lúa rẫy là 118.6 ha, cònlại là đất trống đồi trọc

Với phương thức canh tác phổ biến trước đây của đồng bào dân tộc là:

“ phát, đốt, chọc, trỉa ” đây là đặc trưng cơ bản của đồng bào dân tộc Dovậy, đồng bào sinh sống bằng nương rẫy, chỉ vài năm là bỏ hoang Từ khithực hiện công cuộc đổi mới hiện nay mà nhất là thực hiện Nghị quyết TW

5 (khóa VII) và Nghị quyết của tỉnh, của huyện Đảng bộ lần thứ VIII(nhiệm kỳ 2005 - 2010) về phát triển kinh tế Đảng bộ huyện đã xác địnhhướng phát triển kinh tế là: Coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện cả

về trồng trọt và chăn nuôi, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,các loại hình dịch vụ ở nông thôn tập trung sức phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa, coi trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất câytrồng, chú ý trong việc cơ cấu cây giống, thời vụ và những thành tựu khoahọc kĩ thuật

Việc áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, đời sống nhân dân

đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất, phương thức canh tác, tăng năngsuất, giá trị và hiệu quả trên mỗi đơn vị canh tác Giống lúa được xác nhận

và đưa vào gieo cấy tăng từ 45% năm 2000 lên 90% năm 2005; năng suấtlúa tăng từ 38,3 tạ/ha lên 45 tạ/ha Sản lượng lương thực có hạt năm 2005đạt 3850 tấn; bình quân lương thực có hạt tăng từ 131kg/người năm 2000lên 170 kg/người năm 2005 Gía trị thu nhập bình quân ha canh tác đạt 17triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2000

Từ những chủ trương đó huyện đã tăng cường phát triển chăn nuôi cóchuồng trại và đi vào thâm canh, chất lượng đàn tăng dần; đàn bò hàng nămlai sin đạt 80% số bê sinh sản, từng bước nạc hóa đàn lợn; đàn gia cầm phát

Trang 35

triển nhanh; diện tích ao hồ nuôi và sản lượng cá nước ngọt tăng Tỷ trọngngành chăn nuôi chiếm 25,4% trong nông nghiệp.

Trồng rừng kinh tế được huyện chú trọng; phát triển diện tích rừngkinh tế với chú trọng rừng phòng hộ nhằm phát triển bền vững môi trườngsinh thái Trồng rừng 1.174 ha rừng tập trung và 208 ha rừng phân tán,khoanh nuôi tái sinh 3.340 ha; công tác quản lý và bảo vệ rừng được tăngcường Tỷ trọng lâm nghiệp chiếm 30% trong ngành nông lâm nghiệp.Huyện cũng rất quan tâm khuyến khích phát triển các ngành nghề hiện có;phát triển mới các ngành như: Chế biến mủ cao su, cau khô, dệt Zèng, maymặc, thêu ren…tạo thêm việc làm cho người lao động Nét chuyển biếnmới là ở một số xã người dân đã tích cực tham gia tập huấn, đào tạo nghề,bước đầu sản xuất những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu khách tham quannhư dệt Zèng, đan lát Gía trị sản xuất ngành công nghiệp tăng thêm bìnhquân 14,42% năm Từ đó nguồn thu nhập trong nhân dân ngày càng cao,đời sống nhân dân ngày một được nâng lên rõ rệt không còn hộ đói, giảm

hộ nghèo, các phương tiện đi lại, nghe nhìn và các phương tiện phục vụđời sống khác hầu như gia đình nào cũng có

Về công tác phát triển văn hóa - xã hội, đổi mới sự nghiệp giáo dụcđào tạo Đối với giáo dục được huyên chú trọng cả 3 ngành học: Phổ thông,mầm non, giáo dục thường xuyên Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổiđạt 93.2%, chất lượng dạy và học được nâng lên Năm 2004 huyện đạtchuẩn quốc gia phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.Đội ngũ giáo viên từng bước chuyển hóa; cơ sở vật chất dạy và học đượctăng thêm 100% trường học được kiên cố hóa, trong đó 44% số phòng họcđược tầng hóa Thành lập mới trường trung học phổ thông và trường trunghọc cơ sở thị trấn

Khoa học - công nghệ có bước chuyển biến; ứng dụng khoa học - côngnghệ vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, chế biến nông - lâm sản; tậphuấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, thay đổi công cụ lao động, chuyển đổi cây

Trang 36

trồng vật nuôi Triển khai thực hiện đề án 47,112 về tin học hóa cơ quanĐảng, Nhà nước từ huyện đến xã, thị trấn đã phát huy kết quả bước đầu.Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; các chươngtrình y tế cộng đồng được triển khai kịp thời; trang thiết bị y tế tiếp tục đầu

tư như máy siêu âm, X quang, sinh hóa…đã chủ động phẫu thuật cấp cứutại chỗ, giảm chuyển bệnh lên tuyến trên Chất lượng đội ngũ y bác sĩ đượcnâng lên; 100% y tế xã có bác sĩ, 3 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trẻ

em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 29%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn1,49%, giảm 0,21% so với năm 2000

Văn hóa - thông tin hướng các hoạt động vào tuyên truyền chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các sự kiện chính trị của đấtnước, quê hương; phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có bướcchuyển biến mới; bảo tồn và từng bước phát huy giá trị văn hóa cộng đồngcác dân tộc; tăng kinh tiếp và phát sóng truyền hình; 100% xã phủ sóng,truyền thanh, truyền hình; phát sóng truyền hình tiếng dân tộc Cơ Tu 3lần/tháng Phong trào xây dựng thôn, cơ quan văn hóa tạo nếp sống lànhmạnh trong đời sống nhân dân; các thiết chế văn hóa từng bước được đầu

tư xây dựng mới 28 nhà Gươl ở các thôn

Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành và toàn xã hộiquan tâm bằng nhiều giải pháp thiết thực và đạt những kết quả khá vữngchắc Triển khai kịp thời và có hiệu quả nghị quyết 07 - NQ/TU của BanThường vụ tỉnh ủy, quyết định 135/1998/QĐ - TTg, 134/2004/QĐ - TTgcủa chính phủ về chính sách đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ

lệ hộ nghèo còn 27% ( theo tiêu chí năm 2005 ); trong 5 năm đã xóa 815nhà tạm, đến nay cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ chính sách và hộnghèo

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân cơ bản được nânglên,một bộ phận có tích lũy Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ướcđạt 3,74 triệu đồng, tăng 1,1 lần so với năm 2000 Xã Hương Phú, Hương

Trang 37

Sơn đạt tiêu chí thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn.

Đối với công tác an ninh, quốc phòng đã tổ chức quán triệt học tậphội nghi trung ương 8 ( khóa XI ) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tìnhhình mới, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhândân, cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; quán triệt sâu sắc quan điểm pháttriển kinh tế gắn với xây dựng tiềm lực quốc phòng vững chắc

Chất lượng tổng hợp lực lượng vũ trang có chuyển biến và từng bướcđược nâng lên; tỷ lệ lực lượng dân quân tự vệ chiếm 3,8% so với số dân,trong đó đoàn viên chiếm 41%, đảng viên chiếm 11% trong lực lượng cơđộng Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu giao quân, huấn luyện quân sự vớichất lượng ngày càng cao; hoạt động của cụm tuyến, xã, thị trấn an toànlàm chủ sẵn sàng chiến đấu được duy trì; diễn tập điều hành theo cơ chế 02

ở 2 cấp và diễn tập quân dân y kết hợp đạt yêu cầu đề ra

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững: Quántriệt,học tập nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược bảo vệ

an ninh quốc gia cho cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn với xây dựng thếtrận an ninh nhân dân; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những âmmưu “ Diễn biến hòa bình ”; thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch đảmbảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không xảy ra “ điểm nóng ”;kiện toàn, nâng cao chất lượng công an xã và làm nòng cốt trong giữ gìntrật tự an toàn xã hội ở địa phương

2.1.2.Thực trạng về nguồn lực con người ở huyện Nam Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đông-Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố quan trọng hàngđầu để phát triển kinh tế của đất nước Con người ngày càng thể hiện vaitrò là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất, mọi nền vănminh của quốc gia Vì vậy, phát triển con người bền vững trở thành trungtâm của sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời để phát triển toàn diệnmang tính bền vững, đòi hỏi không chỉ có vốn kinh tế, vốn tài nguyên thiên

Trang 38

nhiên mà phải có vốn con người, vốn xã hội Khi xét về thực trạng củahuyện Nam Đông trên cơ sỡ những vấn đề đã phân tích thì thực trạngnguồn lực con người ở huyện Nam Đông được xét dựa trên các mặt cụ thể.

a.Về dân số.

Số dân toàn huyện Nam Đông có 4.818 với 22.824 khẩu, riêng đồngbào dân tộc Cơ Tu có 1.762 hộ với 9.136 khẩu theo thống kê năm 2008, làhuyện có mật độ dân số thấp nhất trong toàn tỉnh

Dân số Nam Đông từ năm 2006-2008

Nguồn: Phòng thống kê huyện Nam Đông

Nhìn vào bảng dân số ở huyện Nam Đông ta thấy tốc độ tăng dân số ởmức trung bình và điều đặn Đáng lưu ý nhất là năm 2007 có tốc độ tăngdân số nhanh nhất trong 4 năm, điều này là do người dân đã có một thờigian hiểu sai về pháp lệnh dân số của nhà nước Đặc biệt đến năm 2008 tốc

độ tăng dân số giảm xuống Kết quả này có được là nhờ thực hiện tốt chínhsách của nhà nước giảm tỉ lệ sinh Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số vẫn còntiềm ẩn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào khi mà tâm lí của người dân vẫnmuốn có nhiều con và tư tưởng trọng nam khinh nữ, các biện pháp kếhoạch hóa gia đình vẫn chưa đạt kết quả cao

b.Về nguồn lực con người.

Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinhthần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội…tạo nên năng lựccủa con người, của cộng đồng người, có thể sử dụng phát huy trong quátrình xây dựng và phát triển đất nước Như vậy nói tới con người là nói tớicon người với tư cách là chủ thể của các hoạt động xã hội, nguồn lực conngười bao gồm hai mặt:

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Vũ Huy Chương: “ Vấn đề đào tạo nguồn lực tiến hành CNH, HĐH”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đào tạo nguồn lực tiến hành CNH, HĐH
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[6]. PGS Mai Quốc Chánh – PTS Phan Công Nghĩa ( 2000 ), “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH cho đất nước ”, Nxb chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH cho đất nước
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
[7]. Nguyễn Văn Chính: “ Xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay ”.Tạp chí khoa học chính trị số 1- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay
[8]. Nguyễn Hữu Dũng: “ Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế ”. Tạp chí lý luận chính trị số 1- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế
[10]. Đoàn Văn Khải, ( 2000 ), “ Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người ”, tạp chí triết học số 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người
[11]. Bùi Thị Ngọc Lan, ( 2007 ), “ Một số bổ sung phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam ”, Tạp chí lý luận chính trị số 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bổ sung phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
[12]. Trương Gia Long: “ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”. Tạp chí cộng sản số 1 tháng 1 - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
[13]. Đinh Xuân Lý: “ Một vài khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực con người cho CNH, HĐH ”. Tạp chí cộng sản số 3 tháng 2 – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực con người cho CNH, HĐH
[14]. TS Nguyễn Xuân Mãn ( 2003 ), “ Đào tạo nguồn lực con người cho Đồng Bằng Sông Cửu Long ”, Tạp chí cộng sản số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn lực con người cho Đồng Bằng Sông Cửu Long
[15]. TS Lưu Bích Ngọc ( 2001 ), “ Nguồn lực con người cho thời kì CNH, HĐH ở Việt Nam ”, Tạp chí kinh tế và phát triển số 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực con người cho thời kì CNH, HĐH ở Việt Nam
[16]. Phòng thống kê huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế. “ báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2006 đến 2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2006 đến 2010
[17]. Trương Minh Sâm: “ Phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam ”. Nxb Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh
[20]. TS Nguyễn Thanh ( 2002 ), “ Phát triển nguồn lực con người phục vụ cho CNH, HĐH đất nước ”, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn lực con người phục vụ cho CNH, HĐH đất nước
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
[22]. Nguyễn Thành Trung ( 2008 ), “ Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay ”, Tạp chí triết học số 07 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
[24]. Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông ( 2010 ), “ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2006 -2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2006 -2010
[26]. Nguyễn Hữu Vui, “ Lịch sử triết học ”, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo ( 2006 ), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo, ( 2008 ), Giáo trình triết học, Nxb chính trị - hành chính Hà Nội Khác
[3]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển, Hà Nội, năm 2001 Khác
[9]. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w