Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 111 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
111
Dung lượng
531,5 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các nước. Cải cách kinh tế được nhiều nước đang phát triển chọn lựa để tham gia toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chiến lược hầu hết các quốc gia đều dựa trên cơ sở vậndụng sát với các điều kiện cụ thể của nước mình theo những nguyên tắc riêng. Việt Nam trong quá trình đổimới để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra. Sau hơn hai thập kỷ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt: thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn, nhân lực, tài nguyên…); kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội; ổn định và tăng trưởng kinh tế, đờisống nhân dân cải thiện đáng kể… bên cạnhnhững kết quả đạt được như trên, kinh tế thị trường cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, một số tệ nạn gia tăng: tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, mại dâm, ma tuý, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, nhất là những giá trị về đạo đạo đức truyền thống. Điều này, thể hiện rõ ở một bộ phận người dân, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên. Dường như việc họ thờ ơ trước những cái xấu và hành vi vô đạo đức, cũng như bất chấp đạo lý, xem nhẹ tình nghĩa là một điều hiển nhiên. Lối 2 sống thực dụng, sống gấp và thiếu lý tưởng, đề cao lợi ích cá nhân, giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền được họ tôn sùng. Như C.Mác đã nói: “Cái đang tồn tại đối với tôi nhờ có tiền, cái tôi có thể trả tiền, nghĩa là cái mà tiền có thể mua được đó là bản thân tôi, người có tiền, sức mạnh của tiền lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi cũng lớn bấy nhiêu… tôi là người xấu, không thật thà, không có lương tâm ngu ngốc, nhưng tiền được tôn thờ, người có tiền được tôn thờ. Tiền là cái tốt nhất thì người có nó cũng tốt” [7, tr.212]. Nhữngnămđổimới vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực vănhoátinh thần. Là một trung tâm kinh tế - vănhoá - xã hội năng độngcủa cả nước, thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều kênh thông tin và cũng chịu ảnh hưởng của nhiều luồng vănhoá khác nhau, nhất là sự bùng nổ của cách mạng thông tin đã khiến cho quá trình giao lưu vănhóa ngày càng phức tạp. Điều này làm cho đờisốngtinh thần của một bộ phân thanh niên vừa phong phú vừa phức tạp, nhiều xu hướng mớinảy sinh nhưngđồng thời bị lệch chuẩn về mặt đạo đức trong lối sống, đòi hỏi bức xúc cần giải quyết. Theo Lênin thì nhiệm vụ thật sự xâydựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa, chính là là nhiệm vụ của Thanh niên. Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước; nếu chúng ta không kịp thời ra tay, ngăn chặn thì nguy cơ sẽ rất lớn. Thấy được vai trò, vị trí, khả năng to lớn ấy của thanh niên, chúng ta cần phải đào tạo ra những thế hệ trẻ vừa có đức, tài, vừa biết kết hợp hài hoà giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong lối sống thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành một thế hệ những con người Thành phố đạt tới những chỉ số phát triển về vật chất và tinh thần đáp ứng sự phát triển của đất nước và Thành phố. 3 Hiện tượng suy thoái, xuống cấp về đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêng ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt trong lối sống thanh niên cả nước nói chung, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong đó có thanh niên huyệnHóc Môn đang trở thành mối quan tâm của toàn đảng, toàn dân, toàn xã hộ; không chỉ vì nó có vị trí quan trọng, mà có thể xem đây là mặt trận mới có ý nghĩa thử thách đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó nhà trường và gia đình đóng vai trò quan trọng. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên huyệnHóc Môn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan mà mỗi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác độngcủa nó. Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hoá tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi có thể đi tắt đón đầu để phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là suy thoái về đạo đức, đạo đức truyền thống, lối sống con người Việt namhiện nay. Vấn đề này đã và đang thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trên nhiều lĩnh vực, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Huỳnh khái Vinh (chủ biên) (2001), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, gồm một số nội dung quan trọng như: Sự tác độngcủa các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; kế thừa và phát triển nếp sống đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc và cách mạng… tác giả đề ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xâydựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới. 4 Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn VănHuyên (chủ biên) (2002) “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” công trình đã đề cập đến một số nội dung quan trọng: “Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hoá”; “Một số suy nghĩ về giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Namhiện nay”; “Giá trị truyền thống Việt Nam nội dung và vị thế của nó trong giá trị nhân loại” . Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) (2003) “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, tác giả đã phân tích một số nội dung quan trọng: “Kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay và những biến đổi trong lĩnh vực đạo đức”; “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”; “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xâydựng đạo đức… Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999) “Sự thay đổicuả thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việcxâydựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, tác giả đã đưa ra một số vấn đề cơ bản như: Đạo đức mới trong cơ chế thị trường; sự biến đổicủa thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó xâydựng đạo đức mới, đưa ra phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới. Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê (1994) “Các giá trị truyền thống của con người Việt Namhiện nay” Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07-02, công trình đã đề cập đến một số nội dung: “Một số suy nghĩ về quá trình hình thành và biến đổicủa truyền thống yêu nước Việt Nam”; “Con người Việt Namhiện tại trong mối quan hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống”, v.v . Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2006) “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Namhiện nay”, tác giả đã khái quát một cách hệ thống chuẩn mực đạo đức truyền thống của con người Việt Nam và dưới sự biến đổicủa nền kinh tế 5 thị trường tác động đến chuẩn mực đạo đức, tác giả đưa ra những chuẩn mực chủ yếu của con người Việt Nam trong xâydựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã bàn đến các nội dung: Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo chuẩn giá trị chân thiện mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường, tạp chí triếthọc số 4; Nguyễn VănHuyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác độngcủa toàn cầu hoá, tạp chí triếthọc số 12; Võ Văn Thắng (2005), Một số mâu thuẫn nảy sinh trong xâydựng lối sốngmớiở nước ta hiện nay, tạp chí triếthọc số 8; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối lối con người Việt Namhiện nay, tạp chí triếthọc số 2, Cao Thu Hằng (2003), Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay, tạp chí triếthọc số 11,… và một số tài liệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban tư tưởng vănhóa trung ương soạn thảo. Mỗi công trình, đề tài là một góc nhìn riêng của tác giả, là tiếng nói hiện thực của từng nhà nghiên cứu góp phần xâydựng bức tranh thêm hài hòa về hành vi, lối sống con người và đất nước Việt nam trong bối cảnh hội nhập thế giới. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích là Làm rõ nội dung quan điểm triếthọc Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức truyền thống. Làm rõ những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, xem xét thực trạng về đạo đức lối sốngcủa thanh niên huyệnHóc Môn hiệnnay và đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc phát huy giá trị truyền thống đạo đức dân tộc tốt đẹp. Trên cơ sở mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là: 6 - Làm rõ một số giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cơ bản và vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích thực trạng những giá trị đạo truyền thống trong lối sống thanh niên huyệnHóc Môn. Từ đó, đề ra những giải pháp phát huy giá trị đạo đức truyền thống thiết thực phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên huyệnHóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam; phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên cùng với việc kết hợp hài hoà giá trị hiện đại; số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu tính từ năm 2007 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Triếthọc duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; Các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy và kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vấn đề xâydựng đạo đức mới trong lối sống thanh niên. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung nhất của luận văn là các nguyên tắc, phương pháp luận củatriếthọc duy vật biện chứng. Trong đó chú trọng phương pháp thống nhất lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, so sánh, đối chiếu và sử dụngnhững số liệu của Ủy ban nhân dân huyệnHóc Môn và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyệnHóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh. 7 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thứa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việcxâydựng lối sống đạo đức mới cho thanh niên. - Luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các tổ chức chính trị xã hội trong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên huyệnHóc Môn. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 2 chương, 6 tiết, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 8 Chương 1 NHỮNGVẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG 1.1. Quan điểm củatriếthọc Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về giá trị đạo đức truyền thống 1.1.1. Quan điểm củatriếthọc Mác-Lênin về giá trị đạo đức truyền thống C. Mác đã khẳng định rằng, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là mặt cơ bản của lối sống. Lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt độngcủa con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. C. Mác đã viết: “Phương thức sản xuất đờisống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [9, tr.15] Đây chính là chìa khoá để nhận thức bản chất củamọihiện tượng xã hội, trong đó có đạo đức. Đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và bị quy định bởi tồn tại xã hội. Nó là biểu hiệncủa một trạng thái, một trình độ phát triển nhất định những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng, về thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng qua chỉ là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế và cùng với tính quy định của yếu tố thời đại, đạo đức còn bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dân tộc. Tức trong mỗi dân tộc đều có một bản sắc vănhoá riêng được tạo bởi nét đặc trưng của lịch sử hình thành đất nước và bởi tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, các ứng xử đạo đức. Nhìn nhận tính độc đáo và sự khác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặp khái 9 niệm thiện ác, Ăngghen chỉ ra sự biến đổicủa chúng qua các thời đại và dân tộc. “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm thiện ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thành trái ngược nhau”. Luận điểm nàycủa Ăngghen có ý nghĩa rất lớn trong việc xóa bỏ thành kiến dân tộc đối với những đặc điểm về đờisống đạo đức và những phong tục tập quán không giống với các dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những cách thức riêng biệt trong tổ chức đời sống, trong những nghi lễ cuới xin, ma chay, trong lối xã giao, quy tắc mời chào, thăm viếng, . Những truyền thống, tập quán ấy được hình thành, phát triển, biến đổi và cải biến dần dần cho mỗi ngày một thích hợp hơn với sự tiến bộ lịch sử và lợi ích của nhân dân. Trong quan hệ gần gũi giữa dân tộc này và dân tộc khác, những truyền thống, tập quán đạo đức ấy thường có sự giao lưu và được bổ sung thêm.Tuy nhiên những hành xử của dân tộc này cho là tốt, là hợp lý thì ở dân tộc khác cho là sai trái, thiếu đạo đức. Như đối với người phương tây, mẹ con, anh em và những người thân yêu lâu ngày gặp lại thì thường ôm hôn nhau. Những cử chỉ đó dưới con mắt người phương đông thường bị coi là thiếu đạo đức. Chủ nghĩa Mác không đánh giá đạo đức theo những phong tục tập quán khác nhau của các dân tộc như thế, mà đánh giá đạo đức con người ở chỗ những hành vi nào đó có phù hợp hay không phù hợp với sự tiến bộ của lịch sử và hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, có rất nhiều thứ đạo đức khác nhau giữa các thời đại, các giai cấp, các dân tộc. Muốn hiểu đúng đắn một giá trị đạo đức nào đó, chúng ta phải luôn luôn gắn bó với cơ sở ra đờicủa nó, và phải đứng trên phương diện của dân tộc đó mà đánh giá… Nếu không nhận thức được sự biện chứng ấy của giá trị đạo đức nói chung và giá trị đạo đức truyền thống nói riêng mà khư khư giữ những giá trị lỗi thời, thì nhất định sẽ lạc lõng trong xã hội mới. Vì vậy Lênin đã xác định giá trị của đạo đức ở chỗ 10 nó phục vụ cho tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”. Lênin nhấn mạnh rằng: “phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu. Tất cả những con đường đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới vănhoá vô sản .”. Như vậy Lênin đã gắn vănhoá xã hội chủ nghĩa với phát triển. Vănhóa là yếu tố nội sinh, yếu tố làm cho chất lượng con người ngày một hoàn thiện, khả năng hoạt động sáng tạo của con người ngày một nâng cao, phương thức ứng xử giữa người với người ngày một cao đẹp. Đến lượt mình, sự phát triển chất lượng con người, việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người sẽ làm biến đổi toàn bộ định hướng những giá trị vật chất của nền vănhóa nhân loại và sử dụng toàn bộ tiềm năng to lớn của nó cho những mục đích tốt đẹp của con người. Theo nghĩa đó. C. Mác đã khẳng định vănhóa là phương thức hoạt độngsống đặc thù của con người, phương thức con người “tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên . theo quy luật của cái đẹp”. Đồng thời vănhóa cấu thành một hệ thống gí trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên nền tảng đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Hơn nữa nó không đứng ngoài sự phát triển, mà nó duy trì một sự phát triển bền vững và điều tiết sự phát triển đó. Sự phát triển diễn ra trên cơ sở kế thừa tổng số kiến thức mà nhân loại đã đạt được và cũng có thể coi kế thừa là khíacạnh cấu thành sự vậnđộng và phát triển. Kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của phát triển bền vững. Do đó những giá trị đạo đức, đạo đức truyền thống sẽ được kế thừa và phát triển khi nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể củamỗi quốc gia mà những giá trị đạo đức này cho là phù hợp, giá trị đạo đức kia lại không phù hợp.