vấn đề ổn định đời sống nhân dân, khôi phục lại sản xuất và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Giai đoạn đầu 10 năm sau ngày giải phóng (1975-1985), nền kinh tế huyện đã có sự thay đổi toàn diện so với thời kỳ chiến tranh cả về bản chất chính trị lẫn cơ cấu tổ chức, xu hướng phát triển. Tiếp tục đến giai đoạn (1986-1996), thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Hóc Môn đã đạt được mục tiêu trong chặng đường đầu đổi mới là đưa nền kinh tế - xã hội địa phương chuyển dần theo cơ chế thị trường, tăng cường sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Năm 1991: Giá trị tổng sản lượng 2 ngành sản xuất công - nông nghiệp đạt trên 96 tỷ đồng, trong đó công nghiệp chiếm 53,6%, nông nghiệp 46,4%. Đến năm 1995 giá trị sản lượng 2 ngành này đạt tới 156 tỷ đồng, trong đó công nghiệp đạt 60%.” [2, Tr.164].
Những năm 1997-2005, Hóc môn tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới, tiếp tục vượt qua nhiều khó khăn để phát huy những thành tựu đã đạt được, đi dần vào phát triển ôn định. Từ một huyện ngoại thành thuần nông, Hóc Môn đang dần trở thành một huyện bán nông thôn bán thành thị; Từ một huyện không có công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, Hóc Môn đã có công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với nhiều ngành nghề, tốc độ tăng trưởng trong những năm 1996- 2005 là hơn 9%/ năm.
Trong giai đoạn 2005 - 2010 vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 17,8%/năm. Trong đó, sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 93 triệu đồng/ha đất sản xuất/năm. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng có xu hương tăng. Số lượng cơ sở thương mại - dịch vụ tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người ở Hóc Môn là 29.112
triệu đồng/người/ năm (2008). Huyện đã hoàn thành công tác xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2 (2008), năm 2009 đã đưa 1.256 hộ ra khỏi diện hộ nghèo, hiện còn 10.834 hộ nghèo chiếm 12,29% số hộ toàn huyện. [26, tr.14-15].