Về lịch sử: Hóc Môn là huyện ngoại thành giàu truyền thống cách mạng, được thừa hưởng truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 54 - 56)

mạng, được thừa hưởng truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm, nên nhân dân huyện Hóc Môn luôn là ngọn cờ đầu trong phong trào cách mạng. Khi quân pháp xâm lược nổ súng tiến công thành Gia Định (1859), nhân dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Hóc Môn - Bà Điểm) đã cùng nhân dân Bến Nghé (Sài Gòn), Gia Định đứng lên chiến đấu chống lại chúng. Từ năm 1930 đến năm 1945, trải qua 15 năm đầy hy sinh gian khổ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, bất chấp sự đàn áp khủng bố khốc liệt của quân thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm một lòng tin theo Đảng, chấp nhận hy sinh xương máu, dù nhà cửa tan nát, vẫn không sờn lòng nhục chí, đã đứng lên lật nhào ách thống trị của bọn thực dân xâm lược và bọn tay sai phong kiến, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng tám ở Gia Định. Tiếp tục tinh thần đó, giai đoạn 1945 - 1954, Đảng bộ Hóc Môn vừa lãnh đạo củng cố chính quyền cách mạng, vừa tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang và phát động phong trào du kích chiến tranh. Quân dân Hóc Môn sáng tạo nên những địa đạo chiến đấu đầu tiên ở Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An và Tân An Hội, rồi phát triển ra nhiều xã khác trong huyện. Rồi giai đoạn 1954 - 1975, Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn luôn chủ động hình thành thế trận cài răng lược và lấy lực lượng tại chỗ quyết định giành chính quyền, phát động quần chúng diệt ác ôn giành quyền làm chủ.

Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, vô cùng ác liệt, Phong trào đấu tranh của nông dân vùng thị trấn Hóc Môn và các xã lân cận bùng lên mạnh mẽ, phối hợp nhịp nhàn với phong trào công nhân trong thành

phố và các quận nội thành tạo thành một làn sóng khởi nghĩa náo nức, âm thầm, không kém phần quyết liệt mà địch không ngờ được. Thời kỳ này Hóc Môn là địa bàn tranh chấp, lại là một vùng gò nổi, cách xa Trung tâm thành phố nên nơi đây sớm trở thành một địa bàn thuận lợi của chiến tranh cách mạng ở vùng chiến lược đô thị. Nhiều địa bàn của Hóc Môn trở thành căn cứ lõm của cách mạng, căn cứ du kích và bàn đạp tấn công trong nội thành; cũng là nơi kẻ thù đã không từ một thủ đoạn nào nhằm hủy diệt sự sống trên mảnh đất này; là nơi các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân huyện Hóc Môn đã bùng lên mạnh mẽ, kiên cường chiến đấu bám đất, bám làng với quyết tâm “một tất không đi, một ly không rời”. Mặc dù có bị địch đàn áp khủng bố ác liệt, bị tra tấn, tù đầy, bị hy sinh và cơ sở cách mạng nhiều lần bị phá vỡ nhưng được sự lãnh đạo của Đảng nhân dân huyện Hóc Môn vẫn kiên quyết đấu tranh, lớp này ngã xuống thì có lớp khác tiếp nối đấu tranh nên các phòng trào cách mạng ở Quận không bao giờ tắt.

Với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn luôn nâng cao ý thức về vai trò của lực lượng tại chỗ là quyết định để giành chính quyền, làm chủ ở xã ấp với phương châm đánh địch là “đẩy lùi từng bước, giành thắng lợi từng phần”. Đồng thời biết phát triển phong trào du kích chiến tranh, phát triển địa đạo chiến; vận dụng các hình thức chiến đấu linh hoạt, sáng tạo và bám trụ để chiến đấu nên đã giành được những thắng lợi, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại âm mưu thôn tính của hai tên đế quốc. Gắn liền với cuộc chiến ấy là những địa danh, những anh hùng dân tộc đi vào lịch sử mà thế hệ trẻ Hóc Môn hôm này rất tự hào đó là “Mười tám thôn vườn trầu”, “Thượng tướng Phan Trung Kiên, Đồng chí Nguyễn Văn Lốt...”. Những chiến công của ông anh trong sự nghiệp đấu tranh kẻ thù xâm lược là hành trang để tuổi trẻ Hóc Môn hôm nay luôn mang theo trên con đường hành trình xây dựng và phát triển huyện nhà.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 54 - 56)