ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM CHO THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 53 - 54)

HUYỆN HÓC MÔN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Thực trạng giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn giai đoạn hiện nay thanh niên huyện Hóc Môn giai đoạn hiện nay

2.1.1. Khái quát về lịch sử - kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn

Hóc Môn là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20km. Với diện tích tự nhiên 109,261 km2, dân số có 330.724 người (năm 2009), Hóc môn có 11 xã và 01 thị trấn. Từ thế kỷ XIX đến ngày 30/4/1975, Hóc Môn là một quận của tỉnh Gia Định. Tháng 7/1976, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đến nay Hóc Môn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh.

Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp quận 12 và huyện Thuận An (tình Bình Dương), phía Tây giáp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An). Trên địa bàn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, thuận tiện cho việc đi lại giữa huyện với các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa.

Đất đai được cấu tạo thành 3 vùng: Vùng đất gò, vùng đất triền và vùng đất trũng, lại chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hai

mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng và gia súc phát triển. Hóc Môn từ lâu đã là vành đai xanh, vành đai thực phẩm của thành phố.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 53 - 54)