Những giá trị đạo đức truyền thống chủ yếu

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 30 - 44)

Các giá trị đạo đức truyền thống mà dân tộc ta có được trong suốt chiều dài lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã trở thành bộ phận cốt lỗi trong các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống ấy vừa là kết quả, vừa là cơ sở, là động lực của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, giao lưu và tiếp biến văn hoá, là yếu tố căn bản tạo dựng nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh và nhân cách con người Việt Nam. Các giá trị làm nên bản lĩnh đó là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống, khoan dung…

Tinh thần yêu nước: Trong các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị cao nhất, là sợ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử

Việt Nam từ cổ đại đến đương đại, nó là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của con người, trở thành một truyền thống vô giá và được lưu truyền.

Tinh thần yêu nước là một giá trị phổ quát mang tính toàn nhân loại, tuy nhiên, nội dung và nhất là những đặc trưng của lòng yêu nước của người Việt Nam lại có những đặc thù, sắc thái riêng. Một trong những nét đặc trưng đó là sức mạnh của gia đình Việt Nam đã níu kéo con người trong những nếp văn hóa của tình yêu đất nước, ở đó mọi mối quan hệ thu nhỏ của xã hội diễn ra, và tình yêu gia đình, nồi giống đã kết thành tình yêu đất nước. Theo kết cấu cơ bản của xã hội truyền thống Việt Nam là nhà - làng - nước, trong đó yếu tố nhà và làng gắn với gia đình, cộng đồng làng xã, là yếu tố nền tảng, vững bền, còn yếu tố nước được hình thành từ khá sớm, thời Văn Lang - Âu Lạc và luôn phải đương đầu với những thế lực bên ngoài đến xâm lược. Do vậy ý thức về quê hương, đất nước đã ăn sâu vào tiều thức và trở thành yếu tố bền vững của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, nó chi phối suy nghĩ, tình cảm, ứng xử và hành động của con người Việt Nam, nó tích hợp và sản sinh nhiều giá trị văn hóa Việt Nam.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chiến đấu bền bỉ, vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt, cũng có lúc thất bại cay đắng, nhưng cuối cùng dân tộc ta đã tồn tại và chiến thắng. Đó là “nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình”. Những tinh thần ấy đã in đậm trong ký ức nhân dân ta và tạo nên tình yêu đất nước vô biên. Đây là giá trị truyền thống bền vững, trường tồn của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện nổi bật mỗi khi Việt Nam đối mắt với xâm lược, cũng như mong muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh được thể hiện trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Vì thế yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và ở mỗi giai đoạn lịch sử tinh thần ấy lại mang những sắc thái khác nhau.

Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, giá trị đó được bổ sung và nâng lên một tầm cao nhận thức mới, nghĩa là tinh thần yêu nước vừa cụ

thể hoá trong từng hành động, lời nói… trong hoạt động sống hằng ngày vừa khẳng định được vai trò khi hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế. Tuy nhiên quan niệm và sự nhận định về tinh thần yêu nước mỗi thế hệ lại ít nhiều có nét khác nhau.

Yêu nước là phải sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc; là phải nhanh chóng xây dựng một quốc gia thống nhất và phát triển, có chế độ chính trị độc lập, nền kinh tế tự chủ và nền văn hoá đạt trình độ cao vì nếu không làm được như vậy, đất nước mãi mãi nằm lại ở trạng thái lạc hậu, nghèo nàn cũng như sẽ không giữ được độc lập. Nhưng điều đáng chú ý là trong khi xông vào cuộc chiến đấu xả thân vì sự nghiệp chung, ở mỗi một người tình cảm yêu nước đã vượt qua được những lợi ích riêng tư của bản thân, dòng họ, vượt qua được giới hạn hẹp hồi của làng xóm, quê hương. Tinh thần đó không ngẫu nhiên sinh ra mà xuất phát từ nhận thức ít nhiều sâu sắc về mối quan hệ giữa đất nước và bản thân, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, rồi từ đó sẵn sàn quên đi cái riêng để chiến đấu cho cái chung, vì tổ quốc. Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định rằng: Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam. Chính những tình cảm và tư tưởng yêu nước này của con người Việt Nam, nó tích hợp và sản sinh nhiều giá trị văn hoá Việt Nam

Yêu nước là “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (tuyên ngôn độc lập). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Trong lịch sử dân tộc nhân cách đạo đức của những người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm luôn được nhân dân đề cao và ca tụng, từ

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung… rồi đến những năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ tinh thần ấy lại quật khởi biến thành những cơn sóng dữ nối tiếp nhau, từ già trẻ gái trái với một ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước” đã tạo nên cơn lốc cao vuốt nhấn chìm kẻ thù, đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Vâng cái tinh thần đó đã được in đậm trong nền văn hoá đạo đức Việt Nam. Trong cuộc sống riêng tư giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng có thể có nhiều khác biệt, nhưng tinh thần yêu nước là hằng số trong mỗi con người Việt Nam.

Qua mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, tinh thần yêu nước lại được hun đúc, cỗ vũ thêm và biến thành một giá trị tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Khi người dân Việt Nam bước vào công cuộc chống giặc cứu nước, thống nhất tổ quốc và xây dựng xã hội mới với một trình độ văn hoá ngày càng cao, được giáo dục khá liên tục và sâu sắc về truyền thống yêu nước và thống nhất dân tộc. Họ đi vào cuộc chiến đấu và lao động một cách tự giác, vô tư không đòi hỏi, song với một sự hiểu biết nhất định về tổ quốc, độc lập, tự do, về sự tốt đẹp của xã hội mà họ lựa chọn và tự nguyện bảo vệ, với một niềm tin sâu sắc vào cuộc sống tương lai. Với họ yêu nước được thể hiện ra một cách giản dị, đó là từ tình yêu gia đình, dòng tộc, làng xóm đến tình yêu quê hương, xứ sở, đất nước.

Ngày nay, yêu nước là yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng, yêu mến dân nước khác. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong tao động, học tập và nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, quyền bình đẳng của dân tộc, chiến thắng nghèo đói, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Có thể nói nó đã trở thành ý thức trong mỗi người về việc bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ quốc gia, ý thức độc lập, tự chủ, ý thức về bản sắc và các giá trị văn hoá dân tộc, ý thức tự cường trong xây dựng và phát triển đất nước về chính trị, kinh tế, xã hội.

Trước đây tinh thần yêu nước thể hiện mục tiêu độc lập dân tộc, giải phóng đất nước sẵn sàng hy sinh tất cả, thì ngày nay yêu nước phải gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong lịch sử Việt Nam, các vương triều lúc thịnh đạt và các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá đều gặp nhau trong tư tưởng “Dân vi bản”, nước phải gắn liền với dân và yêu nước phải đi liền với thương dân. Tư tưởng này càng được thể hiện rõ nét ở vị Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho nói rằng: Nếu đất nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Truyền thống ấy, được Đảng ta kế thừa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn mình. Nó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Hơn nữa, mỗi người cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc, kiến thiết đất nước bắt đầu từ những hành động cụ thể nhất mà mọi người có thề làm, chính là cố gắng học tập, lao động… để ngày càng làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Dân giàu thì nước mới giàu, vì vậy mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Mỗi cá nhân dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, trong lời nói cũng như trong hành động phải luôn nâng cao lòng tự hào dân tộc và luôn hướng đến một nhà nước thực sự

của dân, do dân, vì dân. Nguyễn Trãi từng khẳng định: Yêu nước là gắn liền với thương dân, khiến cho trong thôn cùng xóm không còn một tiếng hờn giận oán sầu.

Tinh thần yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển qua mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm, thế nhưng cái tinh thần ấy đâu đó vẫn chưa thể hiện rõ nét trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đổi mới, hội nhập, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, muốn thoát khỏi tình trạng nước nghèo nàn lạc hậu thì chúng ta phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước hướng mạnh vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Nếu trước đây người Việt Nam bằng tinh thần yêu nước đã rửa được cái nhục mất nước, thì nay vẫn trên tinh thần ấy làm sao rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu. Chúng ta cũng phải khắc phục cách nghĩ, cách làm của con người Việt Nam để có thể kế thừa và phát huy một cách tốt nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy, yêu nước là yêu nhân dân lao động, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tất cả những giá trị này được đặt trong sự kết hợp hài hoà, trong mối liên hệ biện chứng đã tạo nên những sắc thái độc đáo, bền vững, tạo nên sức mạnh tinh thần của một dân tộc trường tồn trong lịch sử với những chiến công hiển hách. Chính lịch sử này đã hun đúc nên một tinh thần dân tộc quật cường mà biết bao thế hệ đã kế thừa để rồi đọng lại những tư tưởng quân sự quý giá và hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc, là cơ sở đưa chúng ta đến những hệ giá trị mới.

Lòng thương người: Đối với người Việt Nam, lòng thương người đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức thường nhật không thể thiếu. Do đó, lòng thương người trước hết là thái độ khát vọng và hành động tận tuỵ vì con người và tình yêu đối với con người. Đồng thời còn hàm

chứa cả thái độ căm thù và khinh ghét những thói xấu xa, ăn bám, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, của tập thể và tự do của những người lao động.

Tuy chịu ảnh hưởng của các tư tưởng nho, phật, đao giáo với quan niệm từ bi bác ái, thương người, nhân - lễ nhưng chúng ta càng khẳng định, củng cố thêm tinh thần thương người của dân tộc. Trên cơ sở tiếp nhận ấy, chúng ta đã cải biến nó thành cái đặc sắc riêng của mình, như không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chữ nhân quá thiên về lễ nghĩa của nho giáo. Người Việt Nam hiểu chữ nhân là đạo làm người, đạo làm người xuất phát từ bản chất con người đó là “lá lành đùm lá rách”, Chị ngã em nâng”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Mọi người luôn luôn “thương người như thể thương thân”, và vì lẽ đó, trong quan hệ đối xử hàng ngày, người Việt Nam luôn coi trọng tình, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết. Chữ tình chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Trong gia đình thì “anh em như thể tay chân”, với làng xóm “sớm khuya tối lửa tắt đèn có nhau”, cao cả hơn là tình yêu đất nước “...người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Chính vì, coi trọng chữ tình mà trong những xung đột người Việt Nam cố gắn giải quyết theo phương châm “có lý có tình”, với họ tình cảm con ngươì là cao quý hơn cả. “Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quan hệ giữa người và người. Thương nước thương người, thương mình, là truyền thống đậm đà của nhân dân ta”. Như vậy cái cốt lỗi để làm nên những truyền thống tốt đẹp, cái đặc sắc của dân tộc, cái sợi dây để bảo đảm trật tự xã hội không phải là bạo lực gươm đao mà là tấm lòng bao dung, thương người sâu sắc được kết tinh từ trong quá trình lao động và đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển cùng lịch sử nhân loại.

Ngày nay, những vấn đề ngăn chặn cái ác, hành vi vô nhân đạo, khuyến khích cái thiện, đoàn kết thương yêu con người, quý trọng của công, quan tâm

đến nỗi bất hạnh của người khác, chống chiến tranh, chống nạn đối, mù chữ là những vấn đề cấp bách không chỉ cái riêng của một cá nhân, một dân tộc mà nó đã trở thành cái chung của thế giới. Lòng nhân ái mang đặc trưng riêng của mỗi nước đã vượt ranh giới vương tới cái nhân ái chung, cái toàn bộ của nhân loại vì “hạnh phúc, tự do của mỗi người, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Như vậy, lòng thương người là một đặc tính nổi bật của người Việt Nam. Vì đó là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, là mục đích tự thân, là điều kiện cao nhất, đồng thời nó cũng là phương tiện, là điều kiện cho hạnh phúc của mỗi cá nhân. Với mục tiêu vì hạnh phúc con người, Đảng và nhà nước ta luôn cố gắn xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, hạnh phúc, công bằng, văn minh, kêu gọi mọi người trong xã hội thương yêu lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”, biết sống vì nhau, đấu tranh cho cái thiện chống cái ác, đòi hỏi

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 30 - 44)