Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 87 - 94)

- Về văn hoá xã hội: Thành phần dân tộc của huyện khá thuần nhất, trên 90% là người kinh Ngoài ra còn có một số ít người Hoa, người Việt gốc

2.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế

- Xây dựng nền kinh tế phát triển cao, đáp ứng với yêu cầu của đời sống trong xã hội hiện nay (huyện)

Huyện Hóc Môn cần chủ trương tập trung sức phát triển kinh tế, dựa trên những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và những cơ hội mới do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại. Đồng thời cần nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong thanh niên.

Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, với phát triển văn hoá trong đó phải chú ý đến việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với các giá trị hiện đại. Phát triển kinh tế phải được đo bằng hiệu quả văn hoá, xã hội. Vì sự phát triển văn hoá, xã hội luôn chịu sự quy định của cơ sở kinh tế nhưng không phải là cơ sở duy nhất. Nếu tách khỏi cơ sở kinh tế thì sẽ không thể hiểu được nội dung, bản chất của hoạt động văn hoá, xã hội. Như vậy, xét về tổng thể, đạo đức, đạo đức truyền thống bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở kinh tế, chịu quy định của kinh tế. Vì chỉ có một nền kinh tế lành mạnh, được xây dựng trên những nguyên tắc công bằng, trên những giá trị đạo đức thiên liêng, thì nền kinh tế mới thực sự bảo đảm đời sống cho người lao động, tạo được niềm tin và tôn trọng giữa con người với con người, đập tan sự nghi ngờ của lớp trẻ về những giá trị mang bền vững và sẽ là cơ sở khách quan để xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh. Đến lượt nó văn hoá, đóng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế “soi đường cho quốc dân đi” (Hồ Chí Minh). Vậy xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người

phát triển toàn diện. Trong đó con người kinh tế phải được chú trọng phát triển trong xã hội có nhiều biến đổi. Con người đó phải có ý thức tiềm hiểu và chuẩn bị nhiều hơn cho năng lực của mình khi đối đầu với sự biến đổi công nghệ, phương thức quản lý, mối quan hệ đối tác và cạnh tranh toàn cầu. Để trở thành con người này, mỗi thanh niên phải tự tìm kiếm tri thức, kinh nghiệm làm hành trang cho mình trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn huyện. Do đó phải tập trung phát triển những ngành, nghề thuộc ưu thế của huyện; phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trẻ.

Đẩy mạnh việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như điện, nước sạch, chợ và đường giao thông. Đầu tư nhiều hơn những xã đặc biệt khó khăn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực, nhất là thế hệ trẻ đang là lực lượng kế thừa của huyện nhà; nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình và thực hiện công bằng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ tinh thần và đạo đức.

Tăng cường lãnh đạo và quản lý phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma tuý; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Xây dựng và hướng thanh niên vào các hoạt động của đoàn; tạo cho thanh niên những sân chơi lành mạnh như câu lạc bộ làm kinh tế giỏi; những gương điển hình trong lao động; những phương pháp làm kinh tế giỏi...

- Xây dựng con người vừa có tài vừa có đức.

“... Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hay hái tham gia vào cuộc đấu tranh của dân tộc.

Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học ...Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập.” [58, tr. 188 - 189].

Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên thành phố, thanh niên huyện Hóc Môn phải không ngừng học tập, tiếp thu những giá trị mới, khoa học kỹ thuật hiện đại... để tự hoàn thiện mình, luôn xứng đáng với lời dạy của Bác.

Ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tạo những điều kiện thuận lợi kích thích tài năng, năng lực hoạt động của cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển năng lực, tài năng cũng phải nói tới mối quan hệ của nó với đạo đức xã hội. Vì thực tế cho thấy, đạo đức là nhân tố bên trong của của hành vi kinh tế. Sự thành đạt của các cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tài năng của sự lãnh đạo và các thành viên mà còn phụ thuộc đáng kể vào uy tín đạo đức, cái tâm của cá nhân, tập thể ấy. Nền kinh tế thị trường luôn kích thích tinh thần tự chủ, tự giác của con người, đặt con người trước những thách thức gay gắt, đòi hỏi con người phải tìm ra biện pháp tốt nhất để thành công nhằm tránh thất bại. Mặt khác nó đòi hỏi con người phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng các quy luật cung - cầu... của xã hội để hướng họ đến những giá trị đạo đức, biết phát huy cái thiện, trừ bỏ cái ác, phân biệt đúng - sai, tốt - xấu...

Khi lấy con người làm mục tiêu, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến hai nhân tố đạo đức và tài năng, trí tuệ con người. Và cho tài năng, trí tuệ phải đi liền với đạo đức. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta khẳng

định rằng: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị khoá X đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận đồng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chính Minh” trong toàn Đảng toàn dân. Với mục đích là để tất cả mọi người sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về mặt đạo đức, lối sống; để mọi người biết cách trau dồi tri thức, khoa học kỹ thuật hiện đại; để mọi người gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc... để đất nước ngày một phát triển hùng mạnh cùng thế giới.

Như vậy, để trở thành con người vừa hồng vừa chuyên, mỗi thanh niên phải thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển huyện nhà, cũng như trong việc ghi tiếp những trang sử hào hùng của các anh để lại, không lùi bước trước khó khăn gian khổ, có quyết tâm vượt khó, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Thanh niên phải thấy được trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội mà ra sức học tập, học chủ động, học sáng tạo, học văn hoá, học khoa học - kỹ thuật, học lý luận, học cách ứng xử, học làm người; có nắm vững khoa học kỹ thuật chúng ta mới xây dựng được đất nước, mới quản lý được xã hội, mới nâng cao được mức sống của nhân dân; có nắm vững lý luận chúng ta mới biết được đích chúng ta đi, mới trả lời đúng đắn được câu hỏi học làm gì? Học cho ai?, mới vững vàng trước những biến đổi những thăng trầm của cuộc sống, mới biết đấu tranh với những cái sai, bảo vệ cái đúng. Có như thế, mỗi thanh niên đã là một sự kết hợp hoàn hảo giữa đức và tài, là con người mới phù hợp với điều kiện phát triển mới. Đảng ta đã chỉ rõ rằng, cùng với hoạt động kinh tế, mọi hoạt động văn hoá phải nhằm:

“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng

nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sồng có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [25, tr.114].

- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Con người và xã hội là không thể tách rời nhau. Con người là con người của xã hội, xã hội là xã hội của con người. Vì vậy phát triển xã hội là phát triển con người là hai mặt của một quá trình. Con người làm nên chỉnh thể có tổ chức chính là xã hội. Do vậy, nhu cầu cá nhân vừa là một bộ phận của xã hội, vừa tồn tại xung đột và mâu thuẫn với nhu cầu xã hội; việc thoả mãn nhu cầu cá nhân vừa phải dựa vào hoạt động tự thân, vừa phải dựa vào hoạt động của người khác và xã hội nên giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có mối liên hệ với nhau. Những lợi ích cá nhân của từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu không đối lập với lợi ích xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính. Nếu giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa lợi cá nhân và lợi ích xã hội thì có thể khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức. Vì đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp, hành vi ứng xử của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, lợi ích xã hội. C.Mác và Ph. Ăngghen đã từng nói rằng lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức.

Đạo đức chân chính là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, của loài người. Lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội gắn liền và là sự khúc xạ nền sản xuất xã hội cho nên nó góp phần định hình thái độ đối với lao động, việc làm và nghề nghiệp trên cơ sở thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội và thống nhất lợi ích, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị truyền thống có ảnh hưởng rất lớn đối với việc điều chỉnh lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, và định hướng hành vi con người phản quang lại sự lạnh lùng ích kỷ của đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân, đề cao lối sống thực dụng thiếu trách nhiệm với gia đình, tập thể.

Lênin đã nói rằng là phải quan tâm tới lợi ích chính đáng của người lao động. Nên việc khuyến khích lợi ích cá nhân (lợi ích chính đáng) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của mỗi cá nhân về nhiều phương diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ; thứ hai phát huy được vai trò chủ thể cá nhân, thúc đẩy con người hành động, là cơ hội tốt cho cá nhân phát triển trong điều kiện hiện nay. Nhờ việc theo đuổi các lợi ích cá nhân khác nhau mà hoạt của con người không những tạo ra những sản phẩm thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, góp phần làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho xã hội. Đồng thời chính lợi ích chính đáng của cá nhân đã làm nảy sinh ở con người lòng vị tha, sự nhân ái, tấm lòng từ bi... Nó góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng những giá trị đạo đức mới. Tuy nhiên, không nên đề cao, thậm chí thái quá cá nhân và lợi ích cá nhân và cũng không vì một lợi ích cá nhân nào mà hy sinh lợi ích tập thể hay vì lợi ích tập thể mà hy sinh lợi ích cá nhân. Nên nắm được mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Trong xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích chính đáng của cá nhân về cơ bản là nhất trí, vì trong cá nhân có lợi ích tập thể, trong tập thể có lợi ích cá nhân. Đôi khi lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn đó không cơ bản. Song không thể vì lợi ích tập thể mà bỏ qua những yêu cầu hoặc giới hạn đối với những quyền lợi chính đáng của cá nhân; đồng thời, lợi ích của cá nhân cũng không bao giờ được vượt quá hoặc ra ngoài quỹ đạo lợi ích của tập thể.

- Khuyến khích thanh niên làm kinh tế.

Cùng với thành phố, huyện Hóc Môn đẩy mạnh sản xuất nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên trong huyện. Đồng thời quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp; làm tốt công tác quản lý nhà nước của địa

phương đối với các dự án triển khai trên địa bàn. Lập và công khai danh mục các công trình. Lĩnh vực cần kêu gọi xã hội hoá đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển du lịch...

Là huyện vành đai cung cấp nguồn rau xanh cho thành phố, Đảng bộ và nhân dân trong huyện cần phát huy lợi thế mở rộng khuôn viên sản xuất, khuyến khích thanh niên tham gia làm kinh tế vườn.

Biết khơi dậy sức mạnh của thanh niên, đó là lợi ích của lớp trẻ: việc làm, thu nhập; Doanh nghiệp: vốn, thị trường, quan hệ cung cầu, lợi ích người lao động (thanh niên), lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội. Nắm bắt được những nhu cầu cấp bách đó, mới khơi đúng vấn đề mới tạo được niềm tin ở thanh niên trong huyện cũng như thanh niên trong nước có cơ hội phát triển và đầu tư.

Cần phối hợp với các đơn vị liên quan, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức ngày hội việc làm để giới thiệu việc làm, giải quyết nhu cầu vay vốn học tập, sản xuất kinh doanh cho thanh niên địa phương, nhất là góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Ngoài ra, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện cần thai thác hiệu quả các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, quỹ quốc gia giải quyết và tạo những điều kiện thuận lợi cho thanh niên vay vốn lập nghiệp. Giúp các doanh nghiệp trẻ xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm gắn với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho các nhà quản lý trẻ, những thanh niên có ý chí, hoài bão làm giàu chính đáng.

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề. Tập trung đầu tư nâng cấp hoạt động Trung tâm dạy nghề, liên kết xây dựng các khoá đào tạo nghề kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ cơ

bản và đào tạo nghề cho người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên địa phương.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế hiện nay (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w