1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay

59 3,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ    VẬN DỤNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA MỚI HUYỆN ANH SƠN, NGHỆ AN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Hoàng Ngọc Vĩnh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga HUẾ, 05/2010 1 Để hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị, bạn bè và người thân, đặc biệt là thầy Thạc sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh (ĐHKH Huế) giáo viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thời gian nghiên cứu. Em cũng xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm Huế; Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lý do khách quan khác, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn! Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga Khoa: GDCT 2 A MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhnếp sống văn hóa của Người là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân đất Việt. Không chỉ là lớp lớp cha ông, mà còn cả các thế hệ thanh niên hôm nay và mai sau, tất cả ai cũng đi đầu trong việc thực hiện lối sống mới, đạo đức mới mà Người đã từng dạy. Ngày nay, chúng ta đang được sống, học tập và làm việc trong một môi trường xã hội tương đối ổn định, đây là điều kiện thuận lợi để bản thân mỗi người trở thành một công dân tốt, sống có ích cho xã hội và nhân dân. Thế giới đã, đang và sẽ diễn ra một cách sôi động xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Hội nhập và hợp tác cùng phát triển là điều tất yếu của tất cả các quốc gia, Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Cùng với sự giao lưu hội nhập kinh tế thế giới là sự giao thoa các nền văn minh, các nền văn hóa Đông-Tây-kim-cổ. Bản thân dân tộc Việt Nam ngay từ buổi khai thiên lập địa, những ngày đầu khởi nguyên, khởi thủy đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng: Lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn hóa Việt Nam là văn hóa coi trọng tri thức hiền tài. Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương con người, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình và tổ quốc, dân tộc và đồng loại. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Phát huy truyền thống quý báu ngàn đời của cha ông ta, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng mối quan hệ của con người; quan tâm đến đời sống văn hóa, nâng cao lý tưởng đạo đức cách mạng, khoa học cho con người. Vì con người khao khát chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì mới có được chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, do nhiều tác động của bên ngoài, vấn đề gia phong, gia lễ của từng gia đình; về mối quan hệ giữa người với người; giữ gìn nếp sống truyền thống… bị chi phối bởi nhân tố kinh tế, văn hóa vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng cuộc 3 sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, chuyện thị hiếu và giải trí. Điều đó không những đã làm cho việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại bị hạn chế mà còn làm cho nét đẹp truyền thống đang có nguy cơ mai một. Với những lí do khách quan và chủ quan trên, hơn nữa, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhnếp sống văn hóa của Người đã được tuyên truyền rộng rãi, nhưng đâu đó vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự thấm nhuần và trở thành ý thức, hành động của mỗi người dân. Qua đây, thiết nghĩ cần phải tăng cường tìm hiểu, giáo dục tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt tưởng của Người về nếp sống văn hóa trong bối cảnh hiện nay, để tưởng của Người mãi trường tồn, bất diệt và thực sự trở thành kim chỉ nam hành động, lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa không chỉ thành thị mà còn nông thôn, từ thành phố đến miền núi xa xôi, hẻo lánh. Đây cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn “Vận dụng tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình đổi mới của đất nước, để làm sáng rõ tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tưởng của Người về văn hóa nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mọi cấp độ liên quan đã được công bố như: Lê Xuân Vũ, “Trong ánh sáng tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 2005. Giáo sư Song Thành, “Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất”, Nhà xuất bản?, Nơi xuất bản?, Năm xuất bản?. Bùi Đình Phong, “Hồ Chí Minh văn hóađổi mới”, Nhà xuất bản Lao động, Nơi xuất bản?, Năm xuất bản?. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thức, “Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa văn nghệ”, Tạp chí “Tư tưởng văn hóa”, số 5, năm 2005. Thạc sĩ Phan Hồng Giang “Ôn lại một số lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa”, Tạp chí “Tư tưởng văn hóa”, số 4, năm 2006. 4 Ngoài ra, còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí: Tạp chí Triết học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Văn hóa, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Dân tộc học, của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng như: Trần Văn Giàu, Phạm Văn Đồng, Trịnh Gia Bàn… Các công trình nghiên cứu trên đã khái thác văn hóa nói chung và văn hóa đời sống trên nhiều bình diện khác nhau. Đó là những liệu quý để tác giả khóa luận kế thừa thực hiện thành công đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần khái quát được sự “Vận dụng tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay” 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Chỉ rõ những nội dung cơ bản của tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống mới. Nêu rõ thực trạng nếp sống văn hóa mới trong thời gian vừa qua trên tại địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Rút ra được một số kinh nghiệm bước đầu trong quá trình thực hiện nếp sống văn hóa mới huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay. 5. Đối tượng nghiên cứu tưởng Hồ Chí Minh đời sống văn hóa mới. Lý luận và thực tiễn công cuộc xây dựng nếp sống mới ở huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật về xã hội; Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam; tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Phương pháp cụ thể: Khóa luận là sự kết hợp các phương pháp: Điền dã; Phương pháp logic-lịch sử; Phương pháp phân tích-tổng hợp; Phương pháp khái quát hóa. 7. Phạm vi đề tài 5 Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung cơ bản của tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn hóa mới. Quá trình nhận thức, vận dụng tưởng của Người của Đảng bộ huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay. 8. Đóng góp khoa học Về lý luận: Khóa luận là sự khái quát “Vận dụng tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay” Về thực tiễn: Khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người học tập, nghiên cứu có nội dung liên quan. 9. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1, Những quan điểm cơ bản về nếp sống văn hoá mới trong tưởng Hồ Chí Minh; Chương 2, Huyện Anh Sơn với việc thực hiện tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn hóa mới hiện nay. B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những quan điểm cơ bản về nếp sống văn hoá mới trong tưởng Hồ Chí Minh 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm tưởng Trong lịch sử phát triển của loài người có rất nhiều nhà tưởng. tưởng, học thuyết của họ đã và đang có giá trị rất lớn cho sự phát triển của loài người. Vậy tưởng là gì? Khi định nghĩa tưởng đã có rất nhiều người định nghĩa tưởng khác nhau. Theo tưởng bách khoa Việt Nam, nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội năm 2005 thì: “Tư tưởng là kết quả khái quát nhất, khả năng của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng”. 6 Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “mọi tưởng đều rút ra từ kinh nghiệm. Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh xuyên tạc hiện thực”. Nhưng tưởng không chỉ đơn thuần sự phản ánh với khách quan. Trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, tưởng xác định con đường để cải tạo thế giới. Vì vậy, nội dung của bất kì tưởng nào cũng bao hàm những mục đích và những nhiệm vụ của hành động thực tiễn. Đó là sự khác nhau căn bản giữa tưởng và các hình thức phản ánh khác. Sau khi xuất hiện, tưởng có tính độc lập tương đốiảnh hưởng tích cực trở lại sự phát triển của hiện thực. Những tưởng khác nhau có tác động tới hiện thực theo những hướng khác nhau. tưởng xưa nay không thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi của trật tự thế giới cũ. tưởng nói chung không thể thực hiện được gì hết. Muốn thực hiện tưởng thì cần có những con người sử dụng được lí luận áp dụng vào thực tiễn. Theo giáo trình tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2009 thì: “khái niệm “tư tưởng” đây không phải dùng với nghĩa tinh thần tưởng, ý thức tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động, cải tạo hiện thực”[7; 11] 1.1.2 Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh Trong cuộc đời hơn 60 năm chiến đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã lập nên một sự nghiệp to lớn, trong đó có sự nghiệp lí luận. Di sản tưởng lí luận Người để lại được Đảng và nhân dân ta định danh là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4- 2001), xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng 7 Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”[6; 22]. Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản, kế thừa thành tựu các định nghĩa tưởng Hồ Chí Minh của Việt Nam trong thời gian qua, Giáo trình tưởng Hồ Chí Minh, xuất bản tháng 2/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu lên định nghĩa tưởng Hồ Chí Minh được coi là khá hoàn thiện nhất cho đến hiện nay: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”[7; 14]. Dù định nghĩa theo cách nào tưởng Hồ Chí Minh đều được nhìn nhận với cách là một hệ thống lí luận. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. - tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. - tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại. - tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi cuả cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong thời gian tới. Tất cả những nội dung trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên 8 cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tưởng của Người. Đặc biệt là xác định nội dung, quan điểm tưởng Hồ Chí Minh với cách là nền tảng tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lí luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Thực tiễn vừa qua của cách mạng Việt Nam và từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam, và giữ vị trí chỉ đạo đời sống tinh thần, xã hội của nhân dân ta. 1.1.3 Khái niệm văn hoá Khái niệm văn hóa trên thực tế là rất rộng. trong tiếng Việt, từ văn hóa có nhiều cách hiểu, cách dùng khác nhau. Bên cạnh cách hiểu văn hóa theo nghĩa thông thường để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa), hay theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn, theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… Tuy nhiên, ngay cả cách hiểu rộng này trên thế gới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Từ văn hóa được bắt nguồn từ Châu Âu được dịch từ danh từ Lultere của tiếng La tinh có nghĩa là vun trồng, chăm bón, cải thiện. Còn theo nghĩa tiếng Hán, văn hóa được dùng theo nghĩa văn trị, tức là cách cai trị theo hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hóa… Để định nghĩa được khái niệm văn hóa, trước hết cần xác định được đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét tiểu biểu, riêng biệt cần và đủ để phân biệt khái niệm văn hóa với những khái niệm khác. Taylos – nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh cho rằng: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm: tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”[5; 2]. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa lớn của nước ta cho rằng: “theo nghĩa hẹp, văn hóa thường được hiểu như một lĩnh vực của 9 hoạt động và sinh hoạt xã hội bao gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản…), thư viện, câu lạc bộ, bảo tồn, bảo tàng… Theo nghĩa rộng, nói một cách đơn giản, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người”[3; 678]. Trần Ngọc Thêm phân tích cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như là một tập hợp, như là hệ thống giá trị, như hành động, như thuộc tính xã hội…) đã đưa ra khái niệm văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thưc tiễn trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[13; 10]. Xét về thực chất, văn hóa là một giá trị mang tính phổ quát, tổ hợp các yếu tố chân, thiện, mỹ, vì thế văn hóa bao giờ cũng là lý tưởng mục tiêu mà loài người vươn tới. 1.1.4 Khái niệm văn hoá của Hồ Chí Minh Trong mục đọc sách phần cuối tập “Nhật ký trong tù” lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng của đời sốngđòi hỏi của sự sinh tồn”[19; 431]. Tính hiện đại trong quan niệm Hồ Chí Minh về văn hóa chỗ nó khắc phục được tính phiến diện trong quan niệm lâu nay của chúng ta về văn hóa. Văn hóa không chỉ là một hiện tượng tinh thần tách rời đời sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. 10 [...]... “thơ của muôn đời , đã làm “xáo trộn cả nhân loại” bởi những giá trị nhân văn cao quý, tỏa sáng từ một tâm hồn lớn 1.3 Nội dung cơ bản của tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hoá mới Đời sống văn hóa thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba nội dung: đạo dức mới, lối sống mới nếp sống mới Ba nội dung này có quan hệ mật thiết trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu Bởi vì, chỉ có...Như vậy, tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành xuyên suốt tưởng Hồ Chí Minh, từ sự kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1.5 Khái niệm nếp sống văn hóa Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, 2003, thì nếp sống văn hóa là: “sự biểu hiện văn hóa cụ thể của lối sống, là văn hóa ứng... huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An Dưới triều nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia tách thành 2 tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An Phủ Anh Đô có thêm huyện Thanh Chương chuyển từ phủ Đức Quang sang Thời Thành Thái, Phủ Anh Đô đổi tên thành phủ Anh Sơn gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lương và Thanh Chương Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh. .. thì mới thôi Hồ Chí Minh là một người điển hình thống nhất giữa nói và làm và nhiều khi làm nhiều hơn nói Chính Người đã nêu gương về đời sống mới, về thực hành đạo đức cách mạng Đó là một con người của hành động vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và lôi cuốn mọi người cùng làm theo Chương 2: Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An với việc thực hiện tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn hóa mới hiện nay 2.1 Đặc... nếp sống văn hóa tức là nhấn mạnh đến mặt văn hóa của nếp sống, những chuẩn mực khuôn mẫu ứng xử của xã hội mà mỗi cá nhân đã tự ý thức được, các hoạt động ổn định, thường xuyên, thành nếp trong đời sống hằng ngày Xây dựng nếp sống văn hóa phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, vào truyền thống, vào sự phổ biến và giáo dục văn hóa, đặc biệt phụ thuộc vào định hướng lý ng của mỗi nền văn. .. tức là nhen lửa cho đời sống mới [21; 110] 1.3.2 Lối sống mới Lối sống mới Hồ Chí Minh xây dựng cho mọi người và thể hiện ngay chính bản thân mình là lối sống có lý ng cao đẹp, có đạo đức Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại Cùng với việc nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải sửa đổi... áp bức nô lệ, giải phóng giai cấp xây dựng thế giới mới tự do, bình đẳng, bác ái, con người tiến tới xã hội văn minh không có áp bức, bất công, đó là xã hội cộng sản Chính lý ng này đã ảnh hưởng rất lớn đến tưởng ng nói chung và tưởng văn hóa của Người nói riêng Người khẳng định: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu... nhân văn sâu sắc như tưởng vị tha, từ bi bác ái, mong muốn xây dựng một cuộc sống “thẩm mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm” cho dân chúng Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và tiếp nhận tinh hoa nhân ái của đạo Phật Người nói: “Đức Phật là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, Người phải hi sinh tranh đấu diệt lũ ác ma”[21; 197] tưởng nhân văn của đạo Phật đã góp phần hình thành tưởng Hồ Chí Minh. .. trên một nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống nếp sống 1.3.1 Đạo đức mới Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiên: cần, kiệm, liêm, chính” 17 Đây là phẩm... tập trung 19 bản và 8 xã gồm: Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Tam Sơn, Cẩm Sơn, ng Sơn, Hội Sơn và Phúc Sơn Số còn lại là dân tộc Kinh Có 7.256 người theo đạo Công giáo Đồng bào dân tộc Anh Sơn hầu hết sống xen canh xen cư với dân tộc Kinh Với đặc điểm có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên vùng đất Anh Sơn có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc 35 vùng miền đến nay cơ bản . DỤC CHÍNH TRỊ    VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA MỚI Ở HUYỆN ANH SƠN, NGHỆ AN HIỆN NAY. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay Về thực tiễn: Khóa

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thành Duy, Cơ sở khoa học và nền tảng văn hóa của Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 Khác
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
3. Phạm Văn Đồng, Về văn hóa và văn học nghệ thuật, NXB Văn hóa, Hà Nội, năm xuất bản Khác
4. Đời Sống Mới, Nhà xuất bản Trẻ, Nơi xuất bản?, năm xuất bản?. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm xuất bản Khác
5. Hoàng Thị Minh Hoa, Giáo trình Lich sử văn minh thế giới, trường ĐHSP Huế, 2006 Khác
6. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
7. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh- NXB chính trị quốc gia Hà Nội- 2009 Khác
8. Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
9. Đinh Xuân Lâm, Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
10. Nguyễn Trọng Phúc, Các Đại hội Đại biểu Toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam (1930- 2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
11. Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005 Khác
12. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003 Khác
13. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội, 2004 Khác
14. Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
15. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
16. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc ĐCSVN lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
17. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
18. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
19. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
20. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w