Lối sống văn hóa mới của người dân Anh Sơn

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 39 - 44)

Chương 2: Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An với việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn

2.2.2Lối sống văn hóa mới của người dân Anh Sơn

Ngày nay, cuộc sống của người dân ở nơng thơn khơng cịn bó gọn trong lũy tre làng. Mặt phải và trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tới đời sống tinh thần ở từng thơn, xóm và mỗi gia đình của người nơng dân. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã và đang bị xâm hại và mai một một cách đáng lo ngại. Làm gì để bảo tồn, phát triển làm phong phú đời sống tinh thần của người nông dân, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Trước tình hình đó, Bộ chính trị quyết định mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa bằng cách ban hành Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Thơng tư 04 của Bộ Văn hóa Thơng tin; và Tỉnh ủy Nghệ An đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 22 tháng 5 năm 1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thực hiện chỉ thị trên, Đảng bộ và nhân dân huyện Anh Sơn đã phát động phong trào toàn dân xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới. Triển khai phong trào, năm 2002, huyện xây dựng Đề án “xây dựng và phát triển đời sống văn hoá thời kỳ 2002-2010”; thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện. Trong năm 2003, đã chỉ đạo 19 xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức ký cam kết thi đua xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá. Hàng năm, huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách văn hố cơ

sở, bí thư, xóm trưởng các xóm về nội dung xây dựng gia đình văn hố, đơn vị văn hố. Ngành Văn hóa - Thể thao đã phối hợp các đoàn thể, các ngành tổ chức hoạt động lồng ghép với các chương trình: tìm hiểu tiêu chuẩn gia đình văn hố, làng, xóm, đơn vị văn hố, chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình, quy chế dân chủ, dân chủ cơ sở... Phong trào được tuyên truyền sâu rộng thông qua hệ thống thông tin đại chúng, băng rơn, khẩu hiệu, tổ chức đón rước các danh hiệu văn hoá, biểu dương khen thưởng tập thể và cá nhân điển hình, đăng ký bình xét gia đình văn hố, đơn vị văn hố,.. đã thấm sâu tới đại đa số quần chúng nhân dân, là sợi dây đan kết để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá trong giai đoạn hiện nay. Kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm của các phong trào trước đó, phong trào “Tồn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hóa” càng ngày càng có nhiều bước khởi sắc.

Việc xây dựng gia đình văn hố, đơn vị văn hố được triển khai có hiệu quả thơng qua việc đăng ký, bình xét, cơng nhận các danh hiệu; liên hoan, suy tôn, biểu dương những gia đình văn hố tiêu biểu, những gương người tốt việc tốt,.. đã góp phần hình thành lối sống lành mạnh, giữ vững các phong tục tập quán tốt đẹp; xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều nhân tố mới, tạo nên sức sống cho phong trào. Hương ước, quy ước của các xóm, làng, đơn vị được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả.

Thiết chế Văn hóa-Thơng tin-Thể thao đồng bộ từ huyện đến làng bản, khối xóm. Cụ thể:

* Ở Huyện: Về bộ máy tổ chức cán bộ, tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động của phịng Văn hóa-Thơng tin-Thể thao để tham mưu tốt cho ấp ủy, chính quyền về quản lý nhà nước trên các mặt văn hóa, thơng tin, thể thao: với số lượng cán bộ của phịng 3 người đều có trình độ đại học chun ngành. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và các phương tiện cần thiết cho việc quản lý như: vi tính, máy ảnh, đầu video, máy ghi âm. Tiến hành biên chế 12-14 người trong đó có một giám đốc, một đến hai phó giám đốc phụ trách chun mơn về văn hóa, thơng tin,

thể thao. 2/3 cán bộ trung tâm là đại học chuyên ngành còn lại là trung cấp.

Về cơ sở vật chất: Huyện đã xây mới nhà truyền thống, nhà văn hóa thiếu nhi, thư viện; sân vận động được cải tạo, nâng cấp với tổng diện tích sử dụng 16.000 m2; Xây dựng khách sạn Kim Nhan phục vụ cho lễ hội hàng năm và đón khách đến thăm. Đài Phát thanh-Truyền hình huyện nâng cơng suất lên 500W. Nâng cấp các cụm văn hóa gắn với vùng kinh tế của huyện: Cụm văn hóa Đỉnh Sơn cho các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn; Cụm văn hóa Thọ Sơn cho các xã Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn; Cụm văn hóa Tường Sơn cho các xã Hùng Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn; Cụm văn hóa Phúc Sơn cho các xã Thạch Sơn, Phúc Sơn, Vĩnh Sơn; Cụm văn hóa Khai Sơn cho các xã Long Sơn, Khai Sơn; Cụm văn hóa xã Tào Sơn cho các xã Lạng Sơn, Cao Sơn, Lĩnh Sơn và cụm văn hóa Thị trấn. Trên cơ sở phân vùng kinh tế xã hội, các cụm văn hóa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo thắng lợi mục tiêu đề ra của vùng kinh tế.

* Ở xã, thị trấn: Về bộ máy tổ chức cán bộ, kiện tồn bộ máy văn hóa xã thị, có các thành viên trong khối văn hóa xã hội của xã do đồng chí ủy viên Ủy ban Nhân dân xã làm trưởng ban, có trình độ trung cấp văn hóa trở lên. Thành lập trung tâm văn hóa thơng tin-thể thao xã, thị do đồng chí phó ban văn hóa xã làm chủ nhiệm và các thành viên: mặt trận, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… Trung tâm này là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao ở các xã, thị, hướng dẫn các xóm, bản, các cơ quan đơn vị, trường học trong xã, thị hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao theo định hướng của ban văn hóa xã. Thành lập tổ văn hóa-thơng tin-thể thao ở các xóm, bản, khối. Tổ trưởng do nhân dân trong xóm bầu những người có năng khiếu về chun mơn và biết tổ chức các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao ở tại nơi xóm, bản, khối; chế độ chính sách do nhân dân trong xóm, bản quy định.

Về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động: Tổ chức quy hoạch 4000- 6000 m2 đất có vị trí thuận lợi để xây dựng trung tâm văn hóa-thơng tin- thể thao xã, thị (trong đó bao gồm cả hội trường kiêm nhà văn hóa đa

chức năng, sân vận động, cụm vui chơi, tượng đài, vườn hoa, bưu điên…). Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động như: phông màn, cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng Bác Hồ, bộ video, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ… Kinh phí hoạt động trích từ 7-10% ngân sách của xã theo kế hoạch hằng năm.

Nội dung các hoạt động: Thơng tin cổ động, có người phụ trách viết khẩu hiệu, cắt, kẻ, vẽ, tranh cổ động, biên tập tin tức hằng ngày và biết tuyên truyền miệng tốt. Văn nghệ quần chúng, tổ chức tốt các hoạt động của đội văn nghệ-thông tin xã gắn hoạt động văn nghệ với việc tổ chức thơng tin các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp. Thư viện kiêm phịng truyền thống xã, có nội thất trưng bày các hiện vật như tranh ảnh, tư liệu,.. thể hiện được truyền thống lịch sử văn hóa của xã; thư viện xã đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm với nhiều phương thức bổ sung được sách báo…; tổ chức phong trào đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân, xây dựng thư viện xã, xóm bản cho nhân dân. Sinh hoạt câu lạc bộ, thành lập và tổ chức hoạt động các loại hình câu lạc bộ trong xã, thu hút nhiều đối tượng tham gia sinh hoạt. Trong phong trào thể dục thể thao, thành lập các đội bóng của xã, đẩy mạnh “phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Thành lập các câu lạc bộ thể thao, có biện pháp nâng cao thể thao thành tích cao. Mỗi năm một lần tổ chức tốt ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc cho 18 bản trong huyện.

* Ở làng bản khối xóm: Thành lập tổ văn hóa-thơng tin-thể thao xóm, bản, khối do một đồng chí có năng khiếu chun mơn văn hóa thơng tin thể thao phụ trách, xây dựng phong trào văn hóa, thơng tin, thể thao ở xóm. Xây dựng khu văn hóa-thơng tin-thể thao xóm gồm: Nhà văn hóa xóm (trong đó có tủ sách, báo chí, bộ loa máy, phơng màn, ánh sáng, đồ phục vụ nghi lễ,…); Xây dựng cổng chào kiêm bản tin, cụm cổ động. Thành lập các câu lạc bộ gia đình văn hóa, gia đình thể thao để giao lưu sinh hoạt. Xây dựng và thực hiện tốt các quy ước, hương ước sinh hoạt tổ tự quản thường xuyên. Đặc biệt, tiến hành xây dựng 18 nhà

sàn văn hóa cho 18 bản đồng bào dân tộc để nhằm bảo lưu bản sắc văn hóa của vùng đồng bào dân tộc Thái.

* Trong gia đình và dịng họ: Mỗi gia đình tiến hành xây dựng cảnh quan mơi trường sạch đẹp, xây dựng gia đình trở thành gia đình văn hóa, gia đình thể thao, có trách nhiệm với dịng tộc và xóm làng.

Mỗi dịng họ tùy từng điều kiện cụ thể thành lập hội đồng gia tộc, chăm lo giáo dục truyền thống, xây dựng quỹ khuyến học trong họ, tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước. Bản thân mỗi dịng họ đã có quy ước xây dựng dịng họ văn hóa, tiêu biểu như dịng họ Bùi Đức, Trần, Nguyễn Đình…

* Trong các trường học: Cơng tác xã hội hố giáo dục được nâng cao, các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học, phong trào khuyến học ln được chú trọng, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tốt. Lấy nền tảng tinh thần đạo đức mà Hồ Chủ tịch đã căn dặn làm nội dung, đồng thời cũng lấy những lời dạy của Người về công tác đức dục làm phương châm. Tinh thần của phương châm giáo dục đạo đức là: tôn trọng nhân cách học sinh thông qua thuyết phục và hoạt động, thống nhất các tác động giáo dục nhằm tạo ra mội trường thuận lợi cho sự phát triển đạo đức mới. Thực hiện cuộc vận động “hai không” và cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mỗi thầy cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Phong trào thi đua dạy và học được phát động và thực hiện sôi nổi. Tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, vui vẻ, đoàn kết.

Bên cạnh xây dựng và thực hiện thiết chế văn hóa, hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, “xố đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa” cũng được các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Tiêu biểu là cuộc vận động “vì người nghèo” do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phát động thu được 1,7 tỷ đồng, xây dựng 200 nhà đại đoàn kết; huyện đã hồn thành việc xố nhà tranh tre, tạm bợ. Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tạo điều kiện cho hội viên vay vốn trên 40 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách và các dự án; Huyện

đoàn giúp cho thanh niên vay trên 6 tỷ đồng xây dựng mơ hình chăn ni bị, trồng dứa ngun liệu, cây ăn quả... Qua đó đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Phong trào văn hoá, văn nghệ được xã hội hoá sâu rộng. 20 xã, thị trấn và tất cả xóm, khối, cơ quan, trường học có đội văn nghệ. Hàng năm, tiến hành tổ chức Liên hoan Tiếng hát Làng Sen và nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ đã tạo ra phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng sâu rộng. Chi hội văn học nghệ thuật được thành lập làm nịng cốt cho hoạt động sáng tạo văn hố văn nghệ, khôi phục lại câu lạc bộ thơ “Kim Nhan”, nâng cao câu lạc bộ thơ xứ Dừa, Câu lạc bộ thơ người cao tuổi Vĩnh Sơn, Câu lạc bộ nhà giáo hưu trí Lạng Sơn, hát dân ca được thực hiện hiệu quả trong các trường học. Hoạt động văn hóa văn nghệ tại các xóm, khối trong ngày hội, ngày lễ,.. được diễn ra rộng khắp, sôi nổi. Thành lập và ra mắt các câu lạc bộ khác phù hợp với từng thành phần như: Câu lạc bộ không sinh con thứ ba, câu lạc bộ nuôi cá lồng, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ thể thao một hoặc nhiều môn.

Phong trào xây dựng lối sống văn hóa từ khi phát động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dân. Việc xếp loại hay cơng nhận xã, thị, xóm, khối văn hố là để đánh giá, để phấn đấu, tuy chỉ có tính tương đối, ước lệ, nhưng cái cao cả hơn là việc phát huy truyền thống tốt đẹp, giáo dục văn hố ở mọi nhà, mọi xóm, khối... Mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần ý thức được văn hố truyền thống, có lối sống lành mạnh để lưu giữ, phát huy, tô đẹp thêm cuộc sống của người Anh Sơn, và lớn hơn là người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 39 - 44)