Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc thực hiện nếp sống văn hóa mới ở huyện Anh Sơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 52 - 57)

Chương 2: Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An với việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn

2.3.4 Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc thực hiện nếp sống văn hóa mới ở huyện Anh Sơn.

Để phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới ngày càng đi vào chiều sâu, khắc phục được các yếu kém và hạn chế thì kinh nghiệm được rút đó là cần đề ra những nhiệm vụ, giải pháp sát hợp với điều kiện thực tế của huyện, và thực hiện một cách nghiêm túc. Cụ thể:

- Bám sát định hướng phát triển văn hoá của Đảng; mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo tinh thần Nghị quyết 32- NQ/TW của Bộ Chính trị; với mục tiêu xây dựng con người Anh Sơn có tư tưởng, đạo đức, phẩm chất trong sáng lành mạnh, có lối sống đẹp, nếp sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp ứng xử, có tác phong làm việc công nghiệp, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới theo 5 đức tính mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã đề ra.

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 27-CT/TW và Chỉ thị 15- CT/TU; các quy định của Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, về vấn đề tâm linh, ngoại cảm gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Các cấp uỷ, chính quyền xã cần xác định tầm quan trọng để có nhận thức sâu sắc hơn về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội; từ đó tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là cơng việc thường xun và có sự chỉ đạo tập trung trong từng thời điểm. Phát huy vai trò liên ngành, các tổ chức, đoàn thể trong việc phối hợp, hiệp đồng; tạo sự nhất trí, đồn kết, thể hiện quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; có dự báo tốt và định hướng trước những diễn biến, xu hướng về tâm linh, ngoại cảm.

- Thường xuyên tăng cường tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục với những hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, sáng tạo. Kết hợp việc tun dương, nêu gương các điển hình, mơ hình mẫu là chủ yếu, với việc chọn lọc phê bình, tạo dư luận xã hội phê phán các hiện tượng phơ trương, lãng phí, lạc điệu, các vi phạm, nhằm lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực. Đưa nội dung này vào tiêu chí thi đua tổ chức cơ sở đảng; phân loại cán bộ, đảng viên, công chức và tiêu chuẩn thi đua

của cơ quan, đơn vị; bình xét cơng nhận danh hiệu đối với các làng, các xóm, gia đình văn hố.

- Tiếp tục quan tâm, nâng mức đầu tư cho các thiết chế văn hoá từ huyện, thị trấn đến các xã, làng, bản, nhất là hệ thống nhà văn hoá để đủ điều kiện tổ chức lễ cưới theo nếp sống văn hoá. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực chất các hoạt động xã hội hoá văn hoá nhằm tăng cường đầu tư, bổ sung, hồn thiện các thiết chế văn hố cơ sở, tạo nguồn lực và nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hoá để từng bước cải thiện, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ngày càng cao của nhân dân. Các cấp uỷ, chính quyền và các đồn thể hướng dẫn và quản lý tốt sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo truyền thống.

- Tăng cường sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trung tâm văn hóa thơng tin thể thao huyện đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn phương pháp hoạt động cho cơ sở, chậm nhất là cuối năm 2010 phải mở lớp trung cấp văn hóa quần chúng cho cán bộ xã thị và trung tâm văn hóa.

Đổi mới phương pháp và tăng cường quản lý văn hóa-thơng tin-thể thao trên địa bàn, bảo đảm mơi trường văn hóa lành mạnh, chống các tệ nạn xã hội, chống diễn biến hịa bình trong văn hóa của các thế lực thù địch.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, khơng để xảy ra tình trạng phát tán các văn hố phẩm độc hại, ngồi luồng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển các lễ hội truyền thống, văn hoá lành mạnh phục vụ cho việc cưới, tang theo nếp sống văn minh. Các xã, thị trấn tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm cần nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy định của Trung ương và của Tỉnh.

- Tăng cường sự nêu gương, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và công chức trong thực hiện, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên tham gia các hoạt động mê tín, lan truyền, đưa tin những nội dung về tâm linh, ngoại cảm gây nghi hoặc, hoang mang trong nhân dân.

- Định kỳ kiểm tra, theo dõi những nội dung đã hướng dẫn, triển khai việc thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW và Chỉ thị 15-CT/TU. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình; đồng thời tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân làm tốt.

Tóm lại, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đến nay đã trải qua gần 30 năm (tính từ năm 1981), như thế đã vắt qua hai thế kỷ, từ những thập niên cuối của thế kỷ XX đến thập niên đầu của thế kỷ này. Riêng đối với người dân huyện Anh Sơn, phong trào thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ Chỉ thị 27-CT/ TW và Thông tư 04 TT/VH của Bộ Văn hóa Thơng tin năm 1998. Hơn 10 năm thực hiện, đó là một hành trình phấn đấu bền bỉ, liên tục với bao thăng trầm, biến đổi nhưng rất phấn khởi tự hào với nhiều thành tựu đạt được, cùng với những ưu điểm và nhược điểm tồn tại khó tránh khỏi như các hoạt động khác. Một trong những cái được nhất, đáng kể nhất, cũng là tâm đắc nhất của những người làm cơng tác văn hóa ở Anh Sơn là xây dựng làng văn hóa. Phong trào này thực sự phát triển từ các thơn, khối, xóm, các đơn vị trong toàn huyện đi lên, đi từ khơng đến có, giờ đây đã trở thành rộng khắp không chỉ trong phạm vi huyện Anh Sơn, mà trên toàn tỉnh và rộng khắp cả nước.

C KẾT LUẬN

Sự nghiệp văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là kho tàng quý báu và là nền tảng để chúng ta phát huy trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước. Tư tưởng của Người về văn hóa nói chung và về xây dựng đời sống văn hóa mới nói riêng mãi mãi soi đường cho thế hệ mai sau học tập, xây dựng cho mình lối sống văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hịa mình vào nền văn hóa thế giới.

Cùng với những tác động tích cực của xu thế tồn cầu hóa đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thì cũng gặp khơng ít khó khăn thử thách về xã hội, nhất là sự mai một về lối sống, nếp sống văn hóa. Nó khơng chỉ tác động đến những trung tâm thành phố lớn mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới bộ mặt của vùng nông thôn, miền núi. Nền kinh tế thị

trường với sự cạnh tranh khốc liệt, sức hút của đồng tiền đã làm cho một bộ phận của tầng lớp nhân dân, trong đó có tầng lớp thanh thiếu niên suy thoái đạo đức, mối quan hệ giữa người với người đang dần mờ nhạt, tệ nạn xã hội lan tràn. Vì thế Đảng ta phải nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung và nếp sống văn hóa nói riêng để đưa ra những biện pháp đúng đắn đưa nền văn hóa tiến lên.

Toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu, kế thừa và phát huy tư tưởng của Người vì mục tiên “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh”, chống lại các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ, gieo rắc văn hóa phẩm đồi trụy vào mọi ngõ ngách, thơn xóm; chống lại lối sống thực dụng, vì đồng tiền, thiếu văn hóa. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, thực hành tiết kiệm khơng xa hoa, lãng phí trong hội họp, cưới xin, tang lễ… Khuynh hướng thi đua trong toàn Đảng, toàn dân đã và đang tạo ra một mơi trường văn hóa lành mạnh, giúp chúng ta đẩy lùi được cái ác và làm cho cái thiện ngày càng sinh sôi nảy nở. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời từ những năm 1947 đã luôn được Đảng và Nhà nước ta vận dụng thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị.

Đất nước đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đang đứng trước nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng giao phó, trong những bước đi đầu tiên này học lại những bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới là một điều rất cần thiết. Ở trong này, ta nhận thấy Người khơng chỉ vạch ra đường lối có tính chiến lược mà còn chỉ đạo việc thực hiện và chính Người là hiện thân của đường lối ấy, với lối sống giản dị, ân cần, hết mực thương yêu nhân dân. Thực tiễn cuộc sống đã kiểm nghiệm và phát triển khơng ngừng, tư tưởng đó là ngọn đuốc soi đường cho lối sống, lối sinh hoạt của người Việt Nam trong mọi thời đại. Học những bài học của Người cũng là cách trở về và làm sống dậy tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Trải qua gần 30 năm (tính từ năm 1981), cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An dù còn những hạn chế nhất định, nhưng phong trào thực sự đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp

huyện, nhất là từ Chỉ thị 27-CT/ TW và Thông tư 04 TT/VH của Bộ Văn hóa Thơng tin năm 1998. Những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng nếp sống mới – gia đình văn hóa theo tư tưởng văn hóa đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một hành trình phấn đấu bền bỉ, liên tục với bao thăng trầm, biến đổi nhưng rất đáng tự hào của Đảng bộ, UBNN và toàn thể nhân dân huyện Anh Sơn, nhất là của những người làm cơng tác văn hóa ở Anh Sơn. Trong đó, thành tựu đáng khích lệ nhất là những kết quả về xây dựng làng văn hóa. Hy vọng trong thời gian tới và tương lai, phong trào này sẽ thực sự phát triển mạnh và sâu rộng với chất lượng cao hơn, bền vững hơn trong toàn huyện Anh Sơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w