Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 27 - 30)

Chương 2: Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An với việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Anh Sơn là một trong 19 huyện, thành phố và thị xã của Nghệ An. Vị trí nằm ở phía Tây Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 105o15 đến 105o50 kinh độ Đông; từ 18o9 đến 19o2 vĩ độ Bắc; Phía Đơng giáp huyện Đơ Lương, Phía Tây giáp huyện Con Cng và có chung 25 km đường biên giới với nước bạn Lào; Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ, Phía Nam giáp huyện Thanh Chương. Diện tích tự nhiên 59.740 ha. Trong đó đất nơng nghiệp 8.801 ha, đất lâm nghiệp 29.319 ha, đất chuyên dùng 2.116 ha, đất ở 656 ha và đất chưa sử dụng 18.848 ha. Anh Sơn địa hình nghiêng dần về phía Đơng. Có hai dãy núi ở 2 bên, giữa có con sơng Lam chạy dài từ đầu đến cuối huyện. Nhân dân ở dọc theo hai bờ sông Lam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều (1310m).

“Lèn Kim Nhan chín tầng mây phủ. Rú Cao Vều ấp ủ tình thương”.

Điểm thấp nhất là ven bãi sông Lam, từ 10- 15 m so với mặt biển. Tuy nhiên, địa hình của huyện vẫn có ba vùng khác nhau:

Vùng ruộng gồm các xã: Long Sơn, Tào Sơn, Lĩnh Sơn, Khai Sơn, Long Sơn và Phúc Sơn. Nhân dân vùng này sống chủ yếu là trồng lúa và các loại cây trồng như lạc, đậu, ngô, khoai, dâu tằm. Ngồi ra chăn ni trâu, bò, lợn, gà và một số ngành nghề khác.

Vùng bãi sơng Lam: có 1.721 ha, bao gồm các xã Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Thạch Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Tam Sơn.

Vùng miền núi: bao gồm các xã Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn. Đất đai vùng này tuy ở dọc sơng Con, Khe Lịa, ruộng đất ít. Nguồn sống chính là sản xuất mía, lạc, đậu, vừng. Theo dọc các sườn núi, bờ khe ven sông Con. Từ trước bà con dân tộc sống theo nghề trồng mét, chăn ni trâu, bị, lợn, gà. Ngồi ra làm nghề khai thác gỗ, củi, nứa, mét…

Ngồi ba vùng trên, cịn có một số xã khơng thuộc vùng nào cả như xã Cao Sơn chuyên sống bằng nghề chè xanh, xã Hội Sơn dân chỉ có một ít ruộng, chủ yếu ở đây đa số sống bằng nghề làm vườn, ao cá, chăn ni trâu, bị, dê, lợn, gà… Có nhiều nguồn rau quả cung cấp cho thị trấn Anh Sơn và hai nhà máy Xi măng của huyện.

Đặc biệt, ở đây ngồi các vùng các xã nói trên, lại có những nơi cần đặc biệt quan tâm. Đó là vùng rừng núi: từ vùng Cao Vều lên đến Môn Mơn, Lục Dạ (Con Cng) có khoảng 10 km2. Thêm vào đó cịn có dãy lèn đá vơi chạy dài từ xã Cao Vều, Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn qua vùng sông Con như Thành Sơn, Thọ Sơn giáp Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Tài ngun đất: Gồm có hai nhóm đất chính đó là đất phù sa và đất feralit.

Đất phù sa: chủ yếu do sông Lam, một phần nhỏ sông Con bồi đắp trải dài theo các xã Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Thạch Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn và Tam Sơn thích hợp với trồng lúa, ngơ, lạc, đậu, khoai.

Đất feralit: tập trung ở các xã Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, thích hợp với việc trồng các loại cây chè, một số các loại cây ăn quả.

Khí hậu: do địa hình phức tạp nên khí hậu ở đây cũng không kém phần phức tạp. Trên địa bàn huyện, nhiệt độ và lượng mưa không đều nhau giữa các vùng. Về mùa đông các xã Vĩnh Sơn, Tào Sơn, Lĩnh Sơn không rét lạnh bằng các xã Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, nhất là vùng Thọ Sơn. Qua theo dõi nhiều năm của các trạm khí tượng Phủ Quỳ, Tân Kỳ, Anh Sơn là vùng tương đối lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng tháng, hàng năm thấp hơn ở các vùng đồng bằng. Anh Sơn được xếp vào vùng khí hậu chung với Tân Kỳ, Nghĩa Đàn. Hằng năm, ba tháng 6, 7, 8 nhất là tháng 7 là những tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình 28,2oC. Lượng mưa trung bình tương đối lớn: 1,525mm, thường gây ra lũ úng vào các tháng 8, 9, 10. Những năm gần đây, lượng mưa trung bình hàng năm vào tháng 9 là 360mm, ba tháng 4, 5, 6 khơ khan, nóng nức, thường có gió mùa Tây Nam (gió Lào) thổi thâu ngày, thâu đêm, gây hạn hán.

Rõ ràng, ở Anh Sơn sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai mùa nóng và lạnh có một khoảng cách khá xa, lượng mưa giữa các mùa ở các vùng có sự chênh lệch nhất định. Đất đai canh tác ở Anh Sơn, thường ở ven sườn núi, các triền sơng, có độ nghiêng khá lớn. Nếu vào các tháng 7, 8, 9 lượng mưa lớn, nước chảy mạnh lớp màu mở của đất đai thường bị rửa trôi xuống các khe suối, rồi đổ ra sông Lam. Lượng phù sa đọng lại để bón cho các đồng ruộng chẳng được bao nhiêu, những năm gần đây do xói mịn của bãi và đồi núi nên nhiều vùng bãi bị cát bồi không sản xuất được. Do đó trồng trọt gặp nhiều khó khăn ở cả các dạng địa hình như đã nói trên.

Tài ngun nước: nguồn nước của con sông Lam, sông Con và sơng Giăng, trong đó chủ yếu là sơng Lam cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

Tài nguyên sinh vật: với diện tích đất lâm nghiệp 29 319 ha, tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm như: lim, táu, kiền kiện, dổi,.. có nhiều loại động vật q hiếm như: voi, bị tót, lợn rừng, hổ, gấu, mang Trường Sơn, khỉ, vượn, rắn.

Tài ngun khống sản: Vùng có nhiều mỏ quặng, than đá. Đặc biệt là mỏ than chạy dài từ khe Hội Nguyên (Tương Dương) đi qua Con Cuông, về đến các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn và xã Thạch Sơn. Đây là một vùng nguyên liệu vơ tận phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện anh sơn, nghệ an hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w