Chương 2: Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An với việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn
2.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa của huyện Anh Sơn
Nhắc đến xứ Nghệ, người ta không chỉ nhớ đến mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra các anh hùng dân tộc, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà cịn là mảnh đất sơn thuỷ hữu tình
“Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” (ca dao)
Dọc theo quốc lộ 7A, qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, là đến huyện Anh Sơn. Ngược dòng lịch sử, theo những nghiên cứu khảo cổ học, trong các hang động ở xã Hội Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn và Lĩnh Sơn có những di chỉ văn hóa chứng tỏ Anh Sơn có nguồn gốc người Việt cổ sinh sống thời tiền sử.
Thời nhà Hậu Lê, vùng đất Anh Sơn thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Dưới triều nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia tách thành 2 tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Anh Đơ có thêm huyện Thanh Chương chuyển từ phủ Đức Quang sang. Thời Thành Thái, Phủ Anh Đô đổi tên thành phủ Anh Sơn gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lương và Thanh Chương. Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương.
Huyện Anh Sơn được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hay của Thủ tướng Chính phủ).
Là một huyện có bề dày lịch sử khá lâu đời, nên Anh Sơn cũng có một truyền thống văn hố khá phong phú. Đó là nếp sống nơng thơn với hầu hết người dân sinh sống bằng nghề nông, trồng cây lúa nước, cùng
cư trú và sinh hoạt theo đơn vị làng xã với tính cộng đồng rất cao. Dịp nông nhàn, bà con nông dân đi đánh bắt tôm cá. Đời sống tâm linh ở dây cũng khá đa dạng: một số ít theo đạo cơng giáo, cịn chủ yếu là thờ cúng tổ tiên. Lễ hội thì có Tết Ngun Đán, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, Tết Trung Thu rằm tháng Tám và trước đây có phong tục cúng đình làng vì hầu hết xã nào cũng có đình.
Từ xa xưa, Anh Sơn đã nổi tiếng là đất hiếu học, nhân dân luôn coi trọng việc học hành, khoa cử. Đã có nhiều người, nhiều làng, nhiều dòng họ nổi tiếng về sự đỗ đạt và có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước, làm rạng danh cho quê hương. Anh Sơn cũng là mảnh đất có truyền thống văn hố, nhiều cơng trình kiến trúc, nhiều áng văn thơ đặc sắc được nhân dân sáng tạo từ xưa còn lưu truyền cho đến ngày nay, và càng ngày càng được phát huy. Đây còn là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ xưa đến nay, nhân dân Anh Sơn đều hăng hái, tích cực tham gia, có nhiều đóng góp to lớn về nhân tài vật lực, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Đảng bộ Anh Sơn nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất giữ vững vai trò lãnh đạo, ln trăn trở, tìm tịi, chủ động sáng tạo. Sau 10 ngày có quyết định tách huyện Đảng bộ đã tổ chức Đại hội lần thứ I, đề ra phương hướng để lãnh đạo nhân dân huyện nhà nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt, chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội ổn định đời sống nhân dân, xây dựng quê hương giàu mạnh… Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, nhân dân toàn huyện đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua sơi nổi trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện phong trào hợp tác hố nơng nghiệp, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăm lo công tác xây dựng Đảng và các đồn thể, phát triển văn hố xã hội, củng cố quốc phòng an ninh… Nhờ vậy, mặc dù mới tách huyện, cịn gặp nhiều khó khăn nhưng trong 2 năm 1963-1964, Anh Sơn đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt. Kinh tế tiếp tục phát triển, sản lượng lương thực tăng lên 37.021 tấn, văn hố xã hội có nhiều khởi sắc. Cơng tác quốc
phòng an ninh được giữ vững, giao quân hàng năm đạt trên 1000 người…
Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã gây ra 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Anh Sơn là một trong nhưng nơi bị đánh phá vô cùng ác liệt, hàng ngàn ngôi nhà dân bị phá huỷ, nhiều kho tàng, cơng trình bị tàn phá, hàng trăm người chết và bị thương. Tuy vậy, với truyền thống anh hùng bất khuất nhân dân Anh Sơn đã dũng cảm kiên cường bám làng, bám đồng vừa sản xuất vừa chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ, vừa làm nhiệm vụ chi viện miền Nam. Hàng năm sản lượng lương thực, thực phẩm vẫn không ngừng được tăng lên, các mặt văn hoá, xã hội vẫn phát triển tốt, cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ln được chăm lo. Đất nước thống nhất, đi lên CNXH cùng với cả nước, nhân dân Anh Sơn bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để ổn định tình hình kinh tế-xã hội, tham gia phong trào chung của Tỉnh. Đó là việc di dân, chuyển dân để tăng diện tích canh tác, củng cố hồn chỉnh các cơng trình thuỷ nơng, tham gia cải tạo sơng đào, cống Hiệp Hồ, đào kênh Vách Bắc, hồ Kẻ Gỗ, khai hoang phục hoá, thâm canh tăng năng suất, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ thương mại… Nhờ vậy, cùng với việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương về “Khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”, kinh tế huyện nhà trong 10 năm (1975- 1985) đã có sự ổn định và phát triển. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Sau đại thắng Mùa Xuân 1975 chưa lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh xâm lược từ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Một lần nữa quân dân Anh Sơn lại sẵn sàng đóng góp sức người sức của chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng ngàn thanh niên lại lên đường, hàng trăm tấn gạo, thực phẩm, chăn chiếu khăn màn được đóng góp để phục vụ chiến đấu.
Tổng kết việc tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Anh Sơn đã có hàng vạn gia đình có người đi chiến đấu trong đó có nhiều gia đình có 2-3 người, 5-7 người đi
bộ đội. Anh Sơn cịn đóng góp hàng vạn tấn lương thực, hàng ngàn tấn thực phẩm cho các chiến trường trong 13 cuộc kháng chiến, Anh Sơn có 4038 liệt sỹ, 3448 thương binh, 1414 bệnh binh các loại, có 8 cá nhân, 18 tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “anh hùng thời kỳ đổi mới”. 62 người được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nhờ những tính đó, năm 1996 nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Anh Sơn được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Tháng 12/1986, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Dưới ánh sáng đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn đã thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước hết là việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đề ra và thực hiện 5 chương trình “5Đ” (Đồng, đồi, đường, điện, đô la); thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị,.. sau đó là thực hiện chương trình “5 hố” (Cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn; Lục hố đất trồng đồi núi trọc; Nhựa hố, bê tơng hố giao thơng thuỷ lợi; Xã hội hóa giáo dục và kế hoạch hoá dân số; Phổ cập hoá phương tiện thơng tin nghe nhìn…). Hơn 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, trong đó có 5 năm thực hiện “chương trình 5Đ”, hơn 10 năm thực hiện chương trình “5 hố”, Anh Sơn đã thu được nhiều thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực.