Sự cần thiết phát triển nguồn lực con người ở huyện Nam Đông Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mac lenin vào việc phát huy nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 73)

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2Sự cần thiết phát triển nguồn lực con người ở huyện Nam Đông Thừa Thiên Huế.

Đơng - Thừa Thiên Huế.

Khi nói tới nhân tố con người là nói tới mặt hoạt động của con người - mặt cơ bản nhất, quyết định mọi thuộc tính, mọi biểu hiện đặc trưng của con người. Sự tác động của nhân tố con người có ý nghĩa to lớn đến tồn bộ tiến trình phát triển của lịch sử. Qúa trình hình thành tiến bộ xã hội khơng phải là một q trình tự động, mà phải thông qua hoạt động của đơng đảo mọi người trong xã hội. Vì vậy, phát triển tồn diện con người là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là động lực để phát triển xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, con người không những ngày càng muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng nhiều, đa dạng và được phục vụ chu đáo nhất, mà cịn mong muốn bảo vệ mơi trường sinh thái, bảo vệ mơi trường xã hội lành mạnh, có cuộc sống n vui, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Để giải quyết được các yêu cầu trên, chỉ có con người có trí tuệ mới là nhân tố quyết định trong q trình thực hiện các mục tiêu đó. Chính họ cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học và cơng nghệ tiên tiến thì mới có thể tạo ra những sản phẩm mới có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao, nhằm nâng cao chất lượng cho đời sống của con người và bổ sung các giá trị văn hóa mới vào kho tàng văn hóa của nhân loại. Trong tương lai, khi con người tham gia vào quá trình sản xuất với lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm ngày càng nhiều và trở thành nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, thì sản phẩm làm ra sẽ ngày càng có nhiều trí tuệ trong đó và chiếm tỷ lệ đa số, lúc bấy giờ sản phẩm ấy có thể gọi là sản phẩm tri thức. Con người có tri thức trong nền kinh tế có tri thức ngày càng có ý nghĩa quyết định trong q trình sản xuất và phát triển xã hội. Đối với người lao động hiện nay cũng như trong tương lai, không chỉ dựa vào kinh nghiệm sản xuất mà còn phải dựa vào tri thức khoa học thì mới có thể tạo ra phương thức sản xuất mới kéo theo xã hội

ngày càng phát triển.

Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người so với các nguồn lực khác, Đảng ta đã khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của quá trình CNH, HĐH. Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trị quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cịn hẹp. Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học - kĩ thuật, cơng nghệ… dù có nhiều bao nhiêu thì vẫn là hữu hạn, chúng khơng có sức mạnh tự thân và sẽ cạn kiệt dần trong quá trình khai thác sử dụng của con người. Hơn thế nữa, các nguồn lực này chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi chúng được kết hợp với nguồn lực con người, thơng qua hoạt động có ý thức của con người và được con người sử dụng. Như vây, chỉ có nguồn lực con người mới có khả năng khởi động và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác. Sở dĩ như vậy, vì con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết cải tạo, lợi dụng, khai thác các nguồn lực khác, gắn kết với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Tất nhiên, q trình đó phải phù hợp với quy luật khách quan. Với ý nghĩa đó con người trở thành yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.

Xã hội càng phát triển thì vai trị của con người, đặc biệt là con người có trí tuệ càng quan trọng. Các nhà tương lai học tiên đoán thế kỉ XXI, sẽ là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đó là nguồn lực chủ yếu tạo nên sự tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế tri thức của quốc gia. Trong thế kỷ XXI, tài nguyên thiên nhiên và số lao động phổ thông sẽ mất dần vị trí quan trọng nhất mà thay vào đó là lao động có tri thức.

Việc khẳng định vai trị quyết định của nguồn lực con người so với các nguồn lực khác và xem nó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội

phát triển là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu khơng thấy vai trị quan trọng của các nguồn lực khác đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực ln ln bị quy định bởi các nguồn lực khác. Bởi lẽ, con người là một thực thể tự nhiên, xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ với tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với sức lao động và trí tuệ của mình nhằm cải tạo tự nhiên, tạo ra của cải vật chất ni sống con người. Mặt khác, chính từ thực tiễn cuộc sống và hoạt động lao động sản xuất, con người khơng ngừng phát triển trí tuệ cũng như hồn thiện về thể chất.

Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung và ở hun Nam Đơng nói riêng, việc phát triển nguồn lực con người đảm bảo cả số lượng và chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội là công việc quan trọng hàng đầu.

CNH, HĐH tự bản thân nó ln đặt ra những địi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực với những năng lực và phẩm chất cần thiết. CNH, HĐH ở Nam Đông tiến hành trong điều kiện cịn khó khăn, trình độ cơng nghệ lạc hậu, quy mơ tốc độ nhỏ bé, chậm chạp, vì thế phát triển nguồn lực con người hiện nay ở huyện Nam Đông là yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình này.

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển hiện nay, con người Nam Đông được xem là nhân tố quyết định cho sự thắng lợi ấy. Nhưng với chỉ một số lực lượng lao động đơng, giàu lịng nhiệt tình thì chưa đủ để tạo nên một sự thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong xã hội được. Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiêm vụ đổi mới, phát triển địi hỏi Nam Đơng phải nhanh chóng đào tạo ngay lực lượng lao động có tri thức khoa học, nắm vững chuyên mơn kĩ thuật, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt. Nam Đơng có nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của CNH, HĐH xét ở số lượng, cơ cấu nghề nghiệp và cả chất lượng đều chưa

đáp ứng được yêu cầu của quá trình này. Tình trạng yếu và thiếu trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và nhất là cán bộ khoa học công nghệ là một thực tế. Đây là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp cũng như tổ chức, triển khai q trình CNH, HĐH. Có thể nói sự nghiệp phát triển của huyện diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp…là do sự quy định của nhiều yếu tố, trong đó trước hết tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ này. Trong tổng số lực lượng lao động của toàn huyện, đến nay chỉ có 36% số lao động được qua đào tạo, phần lớn đội ngũ lao động có trình độ cịn rất hạn chế, đa số là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn, kĩ thuật.

Thực tế nguồn nhân lực ấy xét thấy, để đáp ứng của nhu cầu của sự phát triển của quá trình CNH, HĐH thì vấn đề cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực mạnh vả về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Có như vậy, huyện Nam Đơng mới thốt khỏi tình trạng là một huyện nghèo trong tỉnh và của cả nước, vươn lên phát triển với các huyện khác trong cả tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Huyện Nam Đông hiện đang phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội theo cơ cấu Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Trong những năm gần đây, mặc dù còn chậm, song cơ cấu kinh tế của huyện đang dần chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một huyện có cơ cấu Nơng nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực chất là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống, trình độ thấp dựa trên nơng nghiệp là chủ yếu, sang nền kinh tế hiện đại và có trình độ cao. Sự chuyển dịch này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo ra mối quan hệ tác động giữa chúng với nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình giảm dần số lao động nông nghiệp, tăng lao động cơng nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng

cao trình độ văn hóa, chun mơn kĩ thuật, kỹ năng lao động của lực lượng lao động.

Nói cách khác, đó là q trình phân cơng lại lao động trong tồn xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phát triển nguồn lực con người ở huyện Nam Đông phải hướng tới đào tạo lực lượng lao động lành nghề, nắm vững chuyên mơn, kỹ thuật, đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với nghề nghiệp, phục vụ tốt u cầu phân cơng lại lao động trong tồn huyện.

Nam Đơng là huyện có cơng nghiệp chưa phát triển, tốc độ đơ thị hóa chậm, do đó khơng thể hy vọng giải quyết hết lao động trong nông nghiệp bằng cách chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề này cũng đặt ra yêu cầu trong phát triển nguồn lực con người của huyện cần chú trọng đào tạo ngành nghề phù hợp, nhằm cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngay tại địa bàn huyện.

Như vậy, để phát triển nguồn lực con người có hiệu quả địi hỏi trong chiến lược phát triển cần phải có quy hoạch trong đào tạo, định hướng ngành, nghề phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó giáo dục đào tạo lao động kĩ thuật, công nhân lành nghề phải đi trước một bước.

Việc xác định nguồn lực con người là động lực chính, quyết định q trình phát triển kinh tế - xã hội là một hướng đi đúng đắn. Sự cần thiết lúc này của huyện Nam Đông là biến 64% số lao động phổ thơng có trình độ thấp ấy trở thành những người lao động có trình độ chun mơn cơ bản để làm tốt cơng việc của mình khi huyện đang triển khai những dự án công nghiệp với tổng số vốn lớn. Đồng thời, huyện cần có những chiến lược phát triển nguồn lực con người sao cho đảm bảo gắn kết giữa nhu cầu của các doanh nghiệp - thị trường lao động với trình độ của người lao động và q trình đào tạo. Chỉ có thể dựa trên cơ sở của địa phương để đào tạo, khi đó mới đảm bảo phát triển có hiệu quả. Chỉ có con người với trí thức của mình

mới thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời qua đó mang lại những giá trị phục vụ ngày càng tốt hơn với nhu cầu của con người. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ngoài con người với những trí tuệ của mình khơng có một nguồn lực nào có thể sánh ngang với nó. Đầu thế kỷ XX, khi bước vào xây dựng xã hội mới V.I.Lênin đã từng cảnh báo chúng ta: “ Nếu chỉ bằng

nhiệt tình khơng thơi thì người cơng nhân khơng thể làm được gì cả. Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể tiến hành bởi đội ngũ cơng nhân mù chữ. Và nhiệt tình cộng với dốt nát sẽ gây ra sự phá hoại. Hơn thế, người cộng sản muốn hồn thành được sứ mạng của mình thì phải làm giàu bằng trí tuệ mình bằng tổng số tri thức mà nhân loại đã đạt được ”. Thực tế những đòi hỏi ấy xét thấy việc phát triển nguồn lực con người ở Nam Đông hiện nay là rất cần thiết và phải được triển khai ngay.

2.3.Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực con người ở Nam Đông – Thừa Thiên Huế hiện nay.

2.3.1.Phương hướng thực hiện.

Nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của địa phương. Để đảm bảo nguồn lực con người cho sự phát triển Nam Đơng cần phải có những phương hướng và giải pháp phát triển cụ thể để thực hiện. Trong những năm qua, mặc dù đã có sự quan tâm đến việc phát triển nguồn lực con người cho huyện, nhưng cho đến nay so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực con người thì đội ngũ nguồn lực con người vẫn còn chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Vì vây, việc phải nhanh chóng xây dựng và phát triển nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lực con người chất lượng cao có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề phát triển của địa phương. Để có được đội ngũ nguồn lực con người đảm bảo cho sự phát triển đó là cả một q trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Do đó, nhằm phát triển nguồn lực con người Nam Đông cần thực hiện theo một số phương hướng sau:

Người lao động phải được đảm bảo về mặt trí tuệ. Trong xu hướng phát triển của thời đại ngày nay chỉ có con người với năng lực trí tuệ của mình mới tham gia được vào luồng phát triển chung. Hiện nay ở Nam Đơng trình độ văn hóa của nguồn lực con người nhìn chung cịn thấp, do vậy phương hướng phát triển nguồn lực con người đầu tiên của huyện là phải nâng cao trình độ văn hóa, đặc biệt là nguồn lực con người ở nông thôn. Chỉ trên cơ sở một nền dân trí cao mới có khả năng áp dụng tri thức khoa học vào sản xuất, để tạo ra năng suất và chất lượng cao. Tri thức, học vấn sẽ giúp con người tiếp cận và ứng xử linh hoạt trước cái mới. Người có học vấn cao sẽ dễ có cơ hội tìm việc làm hơn và dĩ nhiên họ sẽ lao động có hiệu suất cao hơn người ít học vấn. Hơn thế, phải trên một nền tảng học vấn cao mới đảm bảo chất lượng cho yêu cầu của công việc hiện nay. Một nguồn nhân lực có trình độ cao, chỉ có thể được hình thành trên cơ sở mặt bằng dân trí cao.

Nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn lực con người trên cơ sở: Giữ được thành tích giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và chống tái mù chữ trong bộ phận lao động giản đơn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Những thành tích về giáo dục - đào tạo ở Nam Đông không chỉ ở công tác xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trường học, ở việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, mà ở cơng tác văn hóa giáo dục, biến giáo dục - đào tạo thành sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân. Nam Đơng là một trong những địa phương đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học , xóa mù chữ, và tái mù chữ trong tồn tỉnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo phù hợp với quy

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mac lenin vào việc phát huy nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 73)